10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I

Nguồn: New York City parade honors World War I veterans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1919, gần một năm sau khi một thỏa thuận đình chiến chính thức chấm dứt Thế chiến I, thành phố New York đã tổ chức một cuộc diễu hành để chào đón Tướng John J. Pershing, Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Mỹ (AEF), và khoảng 25.000 binh sĩ đã phục vụ trong Sư đoàn 1 của AEF trên Mặt trận phía Tây.

Hoa Kỳ, vốn duy trì sự trung lập vào thời điểm Thế chiến I nổ ra ở châu Âu vào mùa hè năm 1914, đã tuyên chiến với Đức vào tháng 04 năm 1917. Mặc dù ban đầu Hoa Kỳ chỉ có thể tập trung được khoảng 100.000 người để gửi đến Pháp dưới quyền chỉ huy của Pershing vào mùa hè năm đó, Tổng thống Woodrow Wilson đã nhanh chóng thông qua một chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Continue reading “10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I”

09/09/1914: Mỹ yêu cầu Áo-Hung triệu hồi đại sứ

Nguồn: U.S. Secretary of State Lansing demands recall of Austro-Hungarian ambassador, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong một bức thư viết cho chính quyền Đế quốc Áo-Hung, Ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing yêu cầu chính quyền Áo-Hung triệu hồi Constantin Dumba, Đại sứ nước này ở Washington, D.C.

Ở thời điểm đó, chỉ một tháng sau khi Thế chiến I bùng nổ, Mỹ là một nước trung lập trong trận chiến giữa phe Đồng minh Hiệp ước và phe Liên minh Trung tâm, khi ấy gồm cả Áo-Hung. Dumba, người giữ chức Đại sứ tại Mỹ kể từ tháng 05/1913, trước đó đã không giành được sự ủng hộ của những người đồng cấp ở Washington vì Áo-Hung đưa ra chính sách “phục hồi quốc tịch” (rehabilitation) cho những cựu công dân Áo-Hung đang sống ở nước ngoài – những người đã trốn nghĩa vụ quân sự bắt buộc của họ – miễn là họ đồng ý phục vụ trong quân đội thời chiến nếu họ trở về Áo-Hung. Continue reading “09/09/1914: Mỹ yêu cầu Áo-Hung triệu hồi đại sứ”

06/09/1915: Xe tăng đầu tiên được sản xuất

Nguồn: First tank produced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, mẫu xe tăng nguyên bản có biệt danh là Little Willie đã được hoàn tất tại dây chuyền lắp ráp ở Anh. Little Willie hoàn toàn không phải là một thành công sau một đêm. Nặng 14 tấn, chiếc xe đã bị mắc kẹt giữa các chiến hào và chỉ có thể trườn qua địa hình gồ ghề với vận tốc hai dặm một giờ. Tuy nhiên, người ta đã có nhiều cải tiến so với nguyên mẫu ban đầu và xe tăng cuối cùng đã làm thay đổi tình hình tại các chiến trường.

Người Anh phát triển xe tăng nhằm đối phó với chiến tranh chiến hào (trench warfare) của Thế chiến I. Năm 1914, một đại tá của quân đội Anh tên là Ernest Swinton đã cùng với William Hankey, Thư ký Ủy ban Quốc phòng Hoàng gia, cố gắng thuyết phục mọi người ý tưởng về một chiếc xe bọc thép có bánh xe dạng băng chuyền có thể đâm xuyên qua phòng tuyến kẻ thù và vượt qua các địa hình khó khăn. Continue reading “06/09/1915: Xe tăng đầu tiên được sản xuất”

03/09/1914: Giáo hoàng Benedict XV được bầu

Nguồn: Pope Benedict XV named to papacy, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, chỉ một tháng sau khi Thế chiến I bùng nổ, Giacomo della Chiesa được bầu chọn làm Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo La Mã, trở thành Đức Giáo hoàng Benedict XV.

Là một người gốc quý tộc ở Genoa, Italy, và đã phục vụ trong vai trò một hồng y kể từ tháng 05 năm trước đó, Benedict đã kế nhiệm Đức giáo hoàng Pius X, người đã qua đời vào ngày 20 tháng 08 năm 1914. Ông được bầu bởi một hội đồng bao gồm các hồng y đến từ các quốc gia nằm về cả hai phía của chiến tuyến, bởi vì ông đã tuyên bố sự trung lập tuyệt đối trong cuộc xung đột. Continue reading “03/09/1914: Giáo hoàng Benedict XV được bầu”

01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc 

NguồnSoldier recounts brush with poison gasHistory.com 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, một người lính Mỹ tên Stull Holt đã viết một lá thư kể về những trải nghiệm chiến trường của mình trên Mặt trận phía Tây tại Verdun, Pháp.

Sinh ra tại Thành phố New York vào năm 1896, Holt tham gia phục vụ trong Thế chiến I với vị trí tài xế lái xe cứu thương cho Quân Y Hoa Kỳ (American Ambulance Field Service). Sau đó ông gia nhập Không Quân (American Air Service), nhận nhiệm vụ phi công đầu tiên với tư cách là trung úy.  Continue reading “01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc “

31/08/1916: Lính tình nguyện người Mỹ bị giết trong Trận Somme

Nguồn: American soldier Harry Butters killed in the Battle of the Somme, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, Harry Butters, một người lính Mỹ phục vụ trong quân đội Anh trong Thế chiến I, bị giết bởi một quả bom Đức trong Trận Somme, khi đang chiến đấu để bảo vệ thị trấn Guillemont, Pháp.

Là con trai của một nhà công nghiệp nổi tiếng ở San Francisco, Butters được nuôi dạy một phần ở Anh và theo học tại trường Beaumont College, một học viện dòng Tên ở Old Windsor. Sau đó, anh gia nhập Học viện Phillips Exeter ở Exeter, New Hampshire, trước khi thừa hưởng tài sản của cha mình sau khi ông qua đời vào năm 1906 và chuyển về California, nơi anh làm việc trong một thời gian cho Standard Oil và mua trang trại của riêng mình. Continue reading “31/08/1916: Lính tình nguyện người Mỹ bị giết trong Trận Somme”

28/08/1914: Trận Vịnh Heligoland

Nguồn: Battle of Heligoland Bight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Thế chiến I chính thức lan từ đất liền ra biển khi trận chiến hải quân lớn đầu tiên đã diễn ra giữa các tàu của Anh và Đức ở Biển Bắc, gần bờ biển phía bắc nước Đức.

Trận chiến diễn ra ở vùng nước nửa kín là Vịnh Heligoland, vốn được sử dụng làm căn cứ của Hạm đội Đại dương của Đức (German High Seas Fleet), đồng thời nơi đây cũng là xuất phát điểm tốt cho các cuộc tấn công chống lại Quần đảo Anh. Tuy nhiên, hạm đội Đức hiếm khi mạo hiểm ra xa cảng. Chỉ huy người Anh Reginald Tyrwhitt được giao nhiệm vụ dẫn đầu một hạm đội nhỏ tàu Anh, bao gồm hai tàu tuần dương hạng nhẹ, FearlessArethusa, cùng một số tàu khu trục, đến dụ các tàu Đức đuổi theo họ ra biển, nơi một lực lượng Anh lớn hơn, được chỉ huy bởi Phó Đô đốc Sir David Beatty, đợi sẵn để chiến đấu. Continue reading “28/08/1914: Trận Vịnh Heligoland”

25/08/1914: Đức thiêu rụi thị trấn Louvain của Bỉ

Nguồn: Germans burn Belgian town of Louvain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong tháng đầu tiên của Thế chiến I, quân Đức đã bắt đầu đóng quân tại làng Louvain của Bỉ . Chỉ trong vòng năm ngày, họ đã thiêu rụi và cướp phá nhiều thị trấn, thảm sát hàng trăm thường dân.

Nằm giữa thủ đô Brussels và thị trấn Liege, nơi diễn ra giao tranh nặng nề trong những tuần đầu tiên khi người Đức xâm lược, trong con mắt dư luận quốc tếLouvain trở thành biểu tượng cho bản chất tàn bạo kinh hoàng của cỗ máy chiến tranh Đức. Từ những ngày đầu tiên họ xâm lược nước Bỉ, vi phạm tính trung lập của quốc gia nhỏ bé này trên con đường tiến đánh nước Pháp, người Đức đã chiếm đóng và phá hủy nhiều vùng nông thôn và làng mạc dọc đường hành quân, giết chết một số lượng lớn dân thường, gồm cả phụ nữ và trẻ em. Continue reading “25/08/1914: Đức thiêu rụi thị trấn Louvain của Bỉ”

22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới

Nguồn: Heavy casualties suffered in the Battles of the Frontiers, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, khi các lực lượng Pháp và Đức đối đầu nhau trên Mặt trận phía Tây trong tháng mở màn Thế chiến I, những cuộc chạm trán riêng lẻ của ngày hôm trước biến thành một trận chiến toàn diện trong các khu rừng thuộc Ardennes và tại Charleroi, gần ngã ba sông Sambre và Meuse.

Cuốn nhật ký của một người lính Đức đã mô tả sự hỗn loạn khủng khiếp của ngày hôm đó trên các chiến tuyến ở Tintigny, gần Ardennes, nơi Tập đoàn quân số 4 và số 5 của Đức đang chiến đấu chống lại các Tập đoàn quân số 3 và số 4 của Pháp. “ Không thể tưởng tượng được điều gì khủng khiếp hơn…Chúng tôi tiến quân quá nhanh – một người dân đã bắn vào chúng tôi – anh ta bị bắn ngay lập tức – chúng tôi được lệnh tấn công cánh của đối phương trong một rừng sồi – chúng tôi đã mất phương hướng – đội quân rơi vào tình thế nguy hiểm – kẻ địch đã nổ súng – đạn rơi xuống đầu chúng tôi như mưa đá.” Continue reading “22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới”

20/08/1932: Công bố tượng đài tôn vinh binh sĩ tử trận trong Thế chiến I

Nguồn: German artist unveils monument honoring soldiers killed in World War I, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1932, tại Flanders, Bỉ, nghệ sĩ người Đức Kathe Kollwitz công bố tượng đài mà bà đã tạo ra để tưởng niệm con trai bà, Peter, cùng với hàng trăm ngàn binh lính khác đã bị giết trên chiến trường Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sinh năm 1867 tại Koningsberg, Đông Phổ, Kollwitz được dạy học riêng ở nhà và được cử đi học nghệ thuật ở Berlin, một sự giáo dục tiến bộ bất thường đối với một phụ nữ vào những năm 1880. Continue reading “20/08/1932: Công bố tượng đài tôn vinh binh sĩ tử trận trong Thế chiến I”

17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ

Nguồn: Russian troops invade East Prussia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Nga bắt đầu tiến vào Đông Phổ, hoàn thành lời hứa của Nga với đồng minh của mình là Pháp trong việc tấn công Đức từ phía đông càng sớm càng tốt nhằm chuyển hướng quân lực của Đức và giảm áp lực lên Pháp trong những tuần đầu của Thế chiến I.

Tập đoàn quân số 1 của Nga, được chỉ huy bởi Pavel Rennenkampf, và Tập đoàn quân số 2, do Aleksandr Samsonov dẫn đầu, tiến quân theo đội hình hai nhánh – cách nhau bởi hồ Masurian, trải dài hơn 100 km – với mục tiêu là cuối cùng tập hợp và kẹp chặt Tập đoàn quân số 8 của Đức ở giữa. Continue reading “17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ”

16/08/1917: Trận Langemarck bắt đầu

Nguồn: Battle of Langemarck, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, quân Đồng Minh đã bắt đầu đợt tấn công mới trong một chiến dịch được phát động từ cuối tháng 7 tại Flanders, Bỉ. Trong trận đánh được biết đến là Trận Ypres Thứ Ba, hay đơn giản hơn là Trận Passchendaele, theo tên ngôi làng nơi diễn ra giao tranh dữ dội nhất, quân đội Anh đã chiếm được làng Langemarck từ tay người Đức.

Trận đánh đầy tham vọng, được lên kế hoạch tỉ mỉ, diễn ra dưới sự dẫn dắt của Chỉ huy trưởng người Anh, Sir Douglas Haig, bắt đầu vào ngày 31/07 với cuộc tấn công của Anh và Pháp vào các vị trí của quân Đức gần làng Passchendaele, Flanders – chiến trường Ypres Salient. Sau đợt tấn công đầu tiên đạt được ít thành công hơn dự đoán, mưa lớn và bùn lầy đã cản đường bộ binh và pháo binh của Đồng minh, ngăn không cho họ tấn công mãi cho đến tuần thứ hai của tháng 8. Continue reading “16/08/1917: Trận Langemarck bắt đầu”

11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar

Nguồn: Weimar Constitution adopted in Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Friedrich Ebert, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội (Social Democratic Party) và Chủ tịch Lâm thời Nghị viện Đức (Reichstag), đã ký thành luật một hiến pháp mới, được gọi là Hiến pháp Weimar, chính thức tạo ra nền dân chủ nghị viện đầu tiên ở Đức.

Ngay cả trước khi Đức thừa nhận thất bại của mình dưới tay các cường quốc Hiệp Ước trên chiến trường Thế chiến I, nước này đã phải đối mặt với bất mãn và hỗn loạn, khi những người dân Đức kiệt sức và đói khổ bày tỏ nỗi thất vọng và giận dữ qua những cuộc đình công quy mô lớn của công nhân và những cuộc nổi loạn trong lực lượng vũ trang. Continue reading “11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar”

05/08/1914: Trận đánh đầu tiên của Thế chiến I

Nguồn: German assault on Liege begins first battle of World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, quân đội Đức khởi động cuộc tấn công vào thành phố Liege ở Bỉ, vi phạm địa vị trung lập của quốc gia này và bắt đầu trận đánh đầu tiên của Thế chiến I.

Trước đó, ngày 04/08, tập đoàn quân số 1, 2 và 3 của Đức – gồm khoảng 34 sư đoàn – đang tiến tới biên giới Đức, sẵn sàng chuyển quân sang Bỉ. Tổng cộng đã có bảy tập đoàn quân Đức, với tổng số 1,5 triệu binh sĩ, đã được tập hợp dọc theo biên giới với Bỉ và Pháp, sẵn sàng thực hiện Kế hoạch Schlieffen – kế hoạch càn quét, tiến quân qua Bỉ để tới Pháp, được soạn thảo bởi cựu Tư lệnh Đức Alfred von Schlieffen. Tập đoàn quân số 2, chỉ huy bởi Nguyên soái Karl von Bulow, được giao nhiệm vụ chiếm thành phố Liege, nằm ở cửa ngõ vào Bỉ từ Đức. Được xây dựng trên một sườn dốc cao 152m, đi từ sông Meuse, rộng khoảng 200 thước Anh, và được bảo vệ bởi 12 pháo đài có vũ trang hạng nặng – sáu trong số đó nằm ở hai bên bờ sông, trải dài dọc theo chu vi 30 dặm — Liege được nhiều người cho là nơi được phòng vệ vững chắc nhất ở châu Âu. Continue reading “05/08/1914: Trận đánh đầu tiên của Thế chiến I”

11/07/1918: Cuộc tấn công cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: German command makes final plans for renewed offensive on the Western Front, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, bất chấp một đại dịch cúm chết người lan rộng trong quân đội Đức, Tư lệnh Tối cao Đức vẫn quyết định tiếp tục lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới nhắm vào quân Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây vào mùa hè năm 1918, kế hoạch cuối cùng của họ.

Dịch cúm Tây Ban Nha, một chủng cúm mạnh bất thường, đã lan rộng khắp Bắc Mỹ, châu Âu và cuối cùng trên toàn thế giới vào năm 1918, cướp đi hàng triệu mạng sống. Thế chiến I, với sự dịch chuyển mạnh mẽ của các đội quân trong những khu vực gần kề, dưới những điều kiện khắc nghiệt, chắc chắn đóng vai trò là một nhân tố trong đại dịch này. Continue reading “11/07/1918: Cuộc tấn công cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây”

23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên

Nguồn: First Battle of the Isonzo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, đúng một tháng sau khi tuyên chiến với Áo-Hung, quân Ý đã tấn công các vị trí do Áo-Hung nắm giữ gần Sông Isonzo, phía Đông mặt trận Ý. Sự kiện này sẽ trở thành trận đầu tiên trong số 12 trận chiến Isonzo trong Thế chiến I.

Trong tất cả các mặt trận của Thế chiến I, đất Ý là nơi ít phù hợp nhất, không chỉ cho các hoạt động tấn công quân sự mà còn cho bất kỳ hình thức chiến tranh nào. Bốn phần năm đường biên giới dài 600 km của Ý với Áo-Hung là đồi núi, với một số đỉnh núi cao hơn 3.000 mét. Mặc dù vậy, vị chỉ huy người Ý, Luigi Cadorna, vẫn muốn đáp ứng yêu cầu của chính phủ – cũng như của các Đồng minh phe Hiệp ước khác – bằng cách chiếm thêm nhiều lãnh thổ nhằm chống lại Áo-Hung khi tuyên bố chiến tranh vào ngày 23/05/1915. Continue reading “23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên”

18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois

Nguồn: French troops halt fighting in Artois region, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, sau vài tuần chiến đấu dữ dội, bao gồm cả chiến đấu giáp lá cà man rợ, nhưng ít thành công, quân đội Pháp đã dừng các cuộc tấn công của họ vào các chiến hào Đức ở vùng Artois thuộc Pháp.

Artois, nằm ở miền bắc nước Pháp giữa Picardy và Flanders, gần Eo biển Manche, là một chiến trường quan trọng mang tính chiến lược trong Thế chiến I và đã chứng kiến ​​những cuộc giao tranh dữ dội trong suốt cuộc xung đột. Trong suốt năm 1915, các cuộc tấn công quan trọng nhất của quân đội Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây đã diễn ra ở Artois. Continue reading “18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois”

16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp

Nguồn: Marshal Petain becomes premier of occupied France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thống chế Henri-Philippe Petain, anh hùng Thế chiến I, đã trở thành Thủ tướng của chính phủ Vichy, Pháp.

Khi người Đức ngày càng chiếm được nhiều lãnh thổ Pháp hơn, Nội các Pháp ngày càng tuyệt vọng mong chờ giải pháp cho cuộc khủng hoảng này. Thủ tướng Paul Reynaud vẫn lạc quan hy vọng, từ chối yêu cầu đình chiến, đặc biệt là khi nước Pháp đã nhận được sự bảo đảm từ Anh rằng cả hai sẽ cùng chiến đấu, và người Anh vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu với Đức ngay cả khi Pháp đã hoàn toàn bị đánh bại. Nhưng những thành viên khác trong chính quyền đã quá chán nản và chỉ muốn có hòa bình. Reynaud từ chức để phản đối. Phó Thủ tướng của ông, Henri Petain, đã thành lập một chính phủ mới và yêu cầu đình chiến – thực ra là đầu hàng – người Đức. Continue reading “16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp”

15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp

Nguồn: U.S. Congress passes Espionage Act, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, khoảng hai tháng sau khi Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Gián điệp.

Được thực thi chủ yếu bởi A. Mitchell Palmer, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson, Đạo luật Gián điệp về cơ bản sẽ tội phạm hóa bất kỳ hành vi nào truyền tải thông tin nhằm can thiệp vào việc thực hiện nỗ lực chiến tranh của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ hoặc tạo điều kiện thành công cho những kẻ thù của đất nước. Bất cứ ai bị kết tội có hành vi như vậy sẽ bị phạt 10.000 USD và 20 năm tù giam. Continue reading “15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp”

13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand

Nguồn:  Kaiser Wilhelm concludes meeting with Archduke Franz Ferdinand, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Hoàng đế Wilhelm II của Đức rời Konopischt, Bohemia (ngày nay là Cộng hòa Séc), khu săn bắn và nghỉ dưỡng đồng quê của Thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung, sau một chuyến thăm cuối tuần. Mặc dù bề ngoài Wilhelm đến để chiêm ngưỡng những khu vườn xa hoa ở Konopischt, nhưng thực tế ông và Franz Ferdinand muốn thảo luận về những bất an của Áo-Hung về tình trạng cân bằng quyền lực mong manh trong khu vực Balkan hỗn loạn.

Năm 1908, Áo-Hung đã sát nhập Bosnia-Herzegovina, vốn chính thức vẫn là một tỉnh của Đế chế Ottoman, và là nơi sinh sống không chỉ của người Bosnia mà còn cả người Croat và người Serb. Serbia phản ứng giận dữ với việc sát nhập, lập luận rằng nếu Bosnia không nằm dưới sự cai trị của người Thổ thì nó nên được cai trị bởi bởi Serbia. Continue reading “13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand”