06/04/1896: Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên

Nguồn: First modern Olympic Games, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1896, Thế vận hội Olympic, một truyền thống lâu đời của Hy Lạp cổ đại, đã được tái sinh ở Athens 1.500 năm sau khi bị cấm bởi Hoàng đế La Mã Theodosius I. Vào lúc khai mạc Thế vận hội Athens, Vua Georgios I của Hy Lạp và đám đông 60.000 khán giả đã chào đón các vận động viên từ 13 quốc gia đến tham dự cuộc tranh tài quốc tế.

Thế vận hội Olympic lần đầu tiên được tổ chức tại Olympia, thuộc thành bang Elis của Hy Lạp vào năm 776 trước Công nguyên, nhưng nhìn chung mọi người đều chấp nhận rằng Thế vận hội đã tồn tại ít nhất 500 năm tính đến thời điểm đó. Thế vận hội cổ đại, được tổ chức bốn năm một lần, diễn ra trong một lễ hội tôn giáo tôn vinh thần Zeus của Hy Lạp. Continue reading “06/04/1896: Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên”

Điều gì thúc đẩy Việt Nam tái cấu trúc Bộ Công an?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Bộ Công an (BCA) Việt Nam công bố hôm 02/04/2018 rằng Bộ Chính trị đã thông qua một đề án nhằm tái cấu trúc Bộ này. Kế hoạch chi tiết do chính BCA soạn thảo đề xuất bãi bỏ 6 tổng cục hiện có và giảm số đơn vị cấp cục từ 126 như hiện nay xuống còn 60. Cuộc cải cách lớn này ước tính có thể tác động tới khoảng 300 đến 400 tướng tá và quan chức cấp cao của Bộ. Các sĩ quan cấp dưới cũng có thể chịu tác động khi một số người có thể bị điều chuyển khỏi Bộ. Những cải cách cơ cấu tương tự cũng sẽ được áp dụng cho các sở công an tỉnh thành và các đơn vị ở các cấp thấp hơn.

Việc tái cấu trúc nhằm làm cho lực lượng công an trở nên tinh gọn và hiệu quả hơn. Với cấp tổng cục bị bãi bỏ và số lượng các cục giảm xuống, cơ cấu chỉ huy sẽ trực tiếp và nhanh gọn hơn. Ngoài tiết kiệm chi phí, việc tái cấu trúc cũng cho phép BCA chuyên nghiệp hóa các đơn vị công an ở cấp cơ sở bằng cách thay thế các nhân viên ít chuyên môn nghiệp vụ bằng những người được đào tạo tốt hơn từ các đơn vị cấp trên. Continue reading “Điều gì thúc đẩy Việt Nam tái cấu trúc Bộ Công an?”

05/04/1918: Đức kết thúc Chiến dịch Michael trong Thế chiến I

Nguồn: First stage of German spring offensive ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Tướng Erich Ludendorff chính thức kết thúc Chiến dịch Michael, giai đoạn đầu tiên trong cuộc tấn công chính yếu cuối cùng của Đức trong Thế chiến I.

Là cuộc tấn công đáng kể đầu tiên của Đức vào các căn cứ của quân Hiệp ước trên Mặt trận phía Tây trong hơn một năm, Chiến dịch Michael bắt đầu vào ngày 21/03/1918, với một cuộc bắn phá kéo dài 5 tiếng đồng hồ của hơn 9.000 lính pháo binh Đức vào các vị trí của phe Hiệp ước gần sông Somme. Khi ấy, Quân đoàn 5 của Anh, với sự chuẩn bị kém cỏi, đã nhanh chóng bị áp đảo và buộc phải rút lui. Continue reading “05/04/1918: Đức kết thúc Chiến dịch Michael trong Thế chiến I”

Máy bay không người lái và bài toán răn đe ở Biển Đông

Tác giả: Ngô Di Lân

Mặc dù tranh chấp Biển Đông đã nguội đi ít nhiều kể từ sau khủng hoảng giàn khoa HD-981 năm 2014 nhưng một số nguồn tin cho rằng trong hai năm gần đây phía Trung Quốc đã nhiều lần gây áp lực quân sự để buộc Việt Nam phải dừng các dự án hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông với công ty Repsol. Do đó bất chấp những tuyên bố của Bắc Kinh, chúng ta vẫn không thể loại trừ nguy cơ Trung Quốc chủ động sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Một khi Trung Quốc đủ tự tin, rất có thể Tập Cận Bình và các tướng lĩnh của mình sẽ quyết định dùng vũ lực để chiếm thêm đảo và mở rộng quyền kiểm soát của mình ở Biển Đông. Giống như năm 1974 và 1988, họ sẽ cố gắng tạo ra “sự đã rồi” (fait accompli) một cách chớp nhoáng, đẩy các nước láng giềng vào thế phải chọn giữa việc chấp nhận mất đất hoặc leo thang xung đột để chiếm lại vùng lãnh thổ đã mất. Để tránh lâm vào tình huống này các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines phải gửi đi tín hiệu răn đe rõ ràng và đáng tin đến Trung Quốc. Để có thể răn đe hữu hiệu ở Biển Đông các nước này buộc phải cho thấy họ có khả năng kiểm soát leo thang xung đột (conflict escalation) và rất có thể các máy bay không người lái (drones) sẽ là công cụ hữu hiệu nhất cho nhiệm vụ này. Continue reading “Máy bay không người lái và bài toán răn đe ở Biển Đông”

04/04/1884: Người hoạch định cuộc tấn công Trân Châu Cảng ra đời

Nguồn: Yamamoto Isoroku, Japan’s mastermind of the Pearl Harbor attack, is born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Yamamoto Isoroku, chiến lược gia có lẽ là vĩ đại nhất của Nhật Bản và là người đã lên kế hoạch cho cuộc không kích bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, đã ra đời vào ngày này năm 1884.

Tốt nghiệp Học viện Hải quân Nhật Bản năm 1904, Yamamoto làm tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington, D.C., từ năm 1926 đến năm 1927. Trong 15 năm tiếp theo, ông đã được thăng chức nhiều lần, từ thứ trưởng hải quân Nhật Bản đến đô đốc của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản vào tháng 8 năm 1941. Continue reading “04/04/1884: Người hoạch định cuộc tấn công Trân Châu Cảng ra đời”

‘Bên Thắng Cuộc’ chỉ ra hạn chế của Đổi Mới

Một trong những thiếu sót lớn trong lĩnh vực Việt Nam Học của khoảng một thế hệ qua là không có một ghi chép đầy đủ hoặc thực sự uy tín về hiện tượng lịch sử Đổi Mới (Renovation trong tiếng Anh).

Dù đây là định hướng chính sách tháo khoán nhờ đảng-nhà nước khởi xướng ở Đại hội Đảng 6 hay tinh thần cải tổ chung trong cả nước cuối thập niên 1980, thì Đổi mới rõ ràng lực đẩy quan trọng trong đời sống trí thức, văn hóa, chính trị, kinh tế Việt Nam trong hơn 30 năm qua.

Tuy nhiên, các học giả nước ngoài quan tâm chủ đề này có xu hướng chỉ tập trung hạn hẹp vào một số góc cạnh Đổi Mới mà lại không xem xét toàn bộ hiện tượng. Continue reading “‘Bên Thắng Cuộc’ chỉ ra hạn chế của Đổi Mới”

Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Joschka Fischer,The New Fulcrum of the Middle East”, Project Syndicate, 23/12/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên chuyển dịch địa chính trị. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ làm cường quốc dẫn đầu thế giới, hay ít nhất là trở thành đối tác trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng những động lực vĩ mô từ lâu đã định hình khu vực Trung Đông cũng đang thay đổi, và kể cả ở đây, ảnh hưởng của Mỹ có lẽ cũng đang suy giảm.

Chỉ mới một 100 năm trước, Mật ước Sykes-Picot đã phân chia khu vực Trung Đông giữa Pháp và Anh, và thiết lập những ranh giới quốc gia vẫn còn cho tới ngày nay. Nhưng bây giờ trật tự khu vực đang thay đổi. Continue reading “Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan

Nguồn: Japanese launch major offensive against Bataan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, bộ binh Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tấn công quan trọng vào quân Đồng Minh ở Bataan, bán đảo nằm chắn Vịnh Manila của Philippines.

Bắt đầu vào tháng 12/1941 dưới sự chỉ huy của Tướng Masaharu Homma, cuộc xâm lăng của Quân đoàn Nhật Bản thứ 14 đã buộc quân đội của Tướng Douglas MacArthur phải rút từ Manila, thủ đô của Philippines, về Bataan. Một phần nguyên nhân là do chiến lược của MacArthur không tốt. Continue reading “03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan”

Thất nghiệp có thể xuống thấp đến mức nào?

Nguồn:How low can unemployment go”, The Economist, 22/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng về việc làm cho tất cả mọi người là một điều hão huyền.

Cục Dự trữ Liên bang (Fed), tức ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, được Quốc hội giao nhiệm vụ tìm phương án để đạt được toàn dụng lao động. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách không thể tiến hành một cuộc “chiến tranh toàn diện” với thất nghiệp. Thay vào đó, họ tự hỏi: thất nghiệp có thể xuống thấp đến mức nào một cách bền vững? Bốn lần một năm, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại Fed lại đưa ra những mức mà họ nghĩ rằng tại đó thất nghiệp sẽ ổn định trong dài hạn – một con số mà họ cho là vượt khỏi tầm kiểm soát của mình. Ý tưởng về tỷ lệ thất nghiệp “tự nhiên” đó đến từ đâu? Continue reading “Thất nghiệp có thể xuống thấp đến mức nào?”

02/04/1972: Quân đội Bắc Việt kiểm soát một phần Quảng Trị

Nguồn: North Vietnamese troops capture part of Quang Tri, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, những người lính của Sư đoàn 304 Quân đội Bắc Việt, được hỗ trợ bởi các xe tăng do Liên Xô chế tạo và pháo binh hạng nặng, đã giành được quyền kiểm soát nửa phía bắc tỉnh Quảng Trị. Điều này khiến chỉ còn lại thị xã Quảng Trị và Đông Hà là còn đang nằm trong tay quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tư lệnh Sư Đoàn 3 của quân đội Việt Nam Cộng hòa, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, đã chuyển lính của ông tới khu vực thành cổ Quảng Trị, một mục tiêu rõ ràng của quân đội Bắc Việt. Continue reading “02/04/1972: Quân đội Bắc Việt kiểm soát một phần Quảng Trị”

MacArthur: Người mở cửa nước Nhật lần thứ hai

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Nhật trong lịch sử từng hai lần được mở cửa với thế giới phương Tây, nhờ đó nhanh chóng trở thành cường quốc thế giới. Và như một định mệnh, cả hai lần mở cửa ấy đều do người Mỹ chủ động thực hiện.

Nhân vật đầu tiên mở toang cánh cổng mấy nghìn năm đóng kín nước Nhật phong kiến bảo thủ là Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Matthew Perry (1794-1858). Ngày 14/7/1853 hạm đội do ông chỉ huy cặp bến Kurihama (nay là Yokosuka) ở vịnh Tokyo, chuyển tới chính quyền Nhật thư của Tổng thống Mỹ Millard Fillmore yêu cầu Nhật mở cửa thông thương với Mỹ. Chín tháng sau, khi hạm đội Perry quay lại Tokyo, chính quyền Nhật chấp nhận mở cửa, từ đó nước Nhật sang trang lịch sử mới, bắt đầu bước lên con đường hiện đại hóa, nhanh chóng trở thành một cường quốc. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử ấy, năm 1901 người Nhật khánh thành Công viên Perry cùng tượng đài kỷ niệm ông tại chính địa điểm Perry lên bờ lần đầu. Nhưng cuối cùng sự nghiệp hiện đại hóa vẻ vang ấy đã bị thế lực quân phiệt Nhật chôn vùi trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương do họ gây ra. Continue reading “MacArthur: Người mở cửa nước Nhật lần thứ hai”

01/04/1789: Hạ viện Mỹ bầu Chủ tịch đầu tiên

Nguồn: First U.S. House of Representatives elects speaker, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, trong kỳ họp tại thành phố New York, Hạ viện Hoa Kỳ nhiệm kỳ đầu tiên đã có được số đại biểu tối thiểu cần thiết và quyết định bầu nghị sĩ bang Pennsylvania, Frederick Augustus Conrad Muhlenberg, làm Chủ tịch Hạ viện đầu tiên.

Là một mục sư Đạo Luther và cựu chủ tịch Hội nghị toàn bang Pennsylvania nhằm phê chuẩn Hiến pháp Mỹ, Muhlenberg là con của Henry Augustus Muhlenberg và cháu của Johann Conrad Weiser, hai trong số những người Đức hàng đầu tại thuộc địa Pennsylvania. Anh trai của ông, Thiếu tướng John Peter Gabriel Muhlenberg, cũng phục vụ trong Hạ viện đầu tiên. Continue reading “01/04/1789: Hạ viện Mỹ bầu Chủ tịch đầu tiên”

Thượng đỉnh Trump-Kim khó tạo đột phá quan hệ Mỹ-Triều?

Nguồn: Benjamin A. Engel, “The Trump-Kim Summit Is No ‘Nixon to China’ Moment”, The Diplomat, 15/03/2018.

Biên dịch: Nhật Linh

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để hai bên gặp gỡ và thảo luận về phi hạt nhân hóa và các biện pháp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, một số người đã so sánh đây là cơ hội để chính quyền Trump lặp lại thành công như chuyến thăm của Richard Nixon tới Bắc Kinh năm 1972, mở đường cho giai đoạn xoa dịu căng thẳng thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhưng chính quyền Trump thiếu công tác chuẩn bị và sự can dự cá nhân, điều đã khiến chuyến thăm Trung Quốc của Nixon thành công. Những so sánh về cá nhân giữa hai vị tổng thống vừa tích cực lại vừa tiêu cực, với một bình luận nổi bật nhất là của Jeffrey Lewis rằng “chuyến thăm này giống như việc Richard Nixon đến Trung Quốc, nhưng đó là một Nixon có lớn mà không có khôn” Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Kim khó tạo đột phá quan hệ Mỹ-Triều?”

31/03/1492: Người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha

Nguồn: Jews to be expelled from Spain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1492, tại Tây Ban Nha, nhà cầm quyền Công giáo đã ban hành một sắc lệnh hoàng gia trong đó tuyên bố rằng tất cả những người Do Thái từ chối cải đạo sang Công giáo sẽ bị trục xuất khỏi đất nước.

Hầu hết người Tây Ban Nha gốc Do Thái đã chọn con đường lưu vong thay vì từ bỏ tôn giáo và văn hoá của họ, và nền kinh tế Tây Ban Nha đã phải chịu tổn thất nặng nề khi mất đi một phần quan trọng trong lực lượng lao động của mình. Continue reading “31/03/1492: Người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha”

30/03/1870: Tu chính án thứ 15 được thông qua

Nguồn: 15th Amendment adopted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, sau khi được ba phần tư số tiểu bang phê chuẩn, Tu chính án thứ 15, trao quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Phi (nam giới) đã được chính thức thêm vào Hiến pháp Mỹ. Được Quốc Hội thông qua một năm trước, Tu chính án viết rằng, “quyền bỏ phiếu của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị bất kỳ chính quyền liên bang hay tiểu bang nào từ chối vì lý do chủng tộc, màu da, hoặc tình trạng nô lệ trước đó.” Một ngày sau khi Tu chính án thứ 15 được thông qua, Thomas Peterson-Mundy đến  từ Perth Amboy, New Jersey, đã trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên bỏ phiếu theo quy định của tu chính án này. Continue reading “30/03/1870: Tu chính án thứ 15 được thông qua”