16/05/1918: Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo luật chống Nổi loạn

Nguồn: U.S. Congress passes Sedition Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật chống Nổi loạn (Sedition Act), một bộ luật được thiết kế để bảo vệ sự tham gia của nước Mỹ vào Thế chiến I.

Cùng với Đạo luật Gián điệp (Espionage Act) ban hành một năm trước đó, Đạo luật chống Nổi loạn được xây dựng phần lớn bởi A. Mitchell Palmer, Tổng Chưởng lý dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Đạo luật Gián điệp, được thông qua ngay sau khi Mỹ tham chiến vào đầu tháng 04/1917, tuyên bố rằng mọi hành vi truyền đạt thông tin nhằm can thiệp vào nỗ lực chiến tranh của lực lượng vũ trang Mỹ hoặc thúc đẩy thành công của kẻ thù đều bị xem là phạm tội. Continue reading “16/05/1918: Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo luật chống Nổi loạn”

14/04/1918: Trận không chiến đầu tiên của Mỹ ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: American pilots engage in first dogfight over the western front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sáu ngày sau khi được chỉ định nhiệm vụ đầu tiên tại Mặt trận phía Tây, hai phi công từ Phi đội Hàng không Số 1 (U.S. First Aero Squadron) của Mỹ đã có cuộc không chiến đầu tiên với máy bay địch.

Trong một trận chiến diễn ra gần như ngay phía trên sân bay của phe Hiệp ước tại Toul, Pháp, hai phi công người Mỹ, Douglas Campbell và Alan Winslow, đã bắn hạ thành công 2 chiếc máy bay hai chỗ của Đức. Đến cuối tháng 5, Campbell đã bắn hạ tổng cộng 5 máy bay địch, trở thành người Mỹ đầu tiên đủ điều kiện nhận danh hiệu “Phi công Át chủ bài” (flying Ace) trong Thế chiến I. Continue reading “14/04/1918: Trận không chiến đầu tiên của Mỹ ở Mặt trận phía Tây”

09/04/1918: Trận Lys bắt đầu

Nguồn: Battle of the Lys begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, quân Đức đã phát động Chiến dịch Georgette (Operation Georgette) – giai đoạn thứ hai của cuộc tấn công mùa xuân cuối cùng của họ nhắm vào các vị trí của quân phe Hiệp ước ở Armentieres, Pháp, trên sông Lys.

Ngày 21/03/1918, quân Đức dưới quyền tổng tham mưu trưởng Erich Ludendorff đã phát động một cuộc tấn công lớn đầu tiên vào Mặt trận phía Tây trong hơn một năm, tấn công phe Hiệp ước ở vùng sông Somme của Pháp và nhắm thẳng những khẩu pháo khổng lồ của họ vào Paris. Tuy nhiên, đến cuối tháng 3, phe Hiệp ước đã đủ sức ngăn chặn được đội quân đã kiệt sức của Ludendorff, một phần nhờ vào lực lượng tiếp viện gồm hàng ngàn lính Mỹ. Tính đến thời điểm Ludendorff ra lệnh dừng tấn công vào ngày 05/04, người Đức đã giành được gần 40 dặm lãnh thổ. Continue reading “09/04/1918: Trận Lys bắt đầu”

11/02/1918: Tướng Nga Kaledin tự sát

Nguồn: Russia’s General Kaledin commits suicide, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, Tướng Nga Alexei Maximovitch Kaledin, một chỉ huy của lực lượng Nga trong Thế chiến I và là đối thủ kiên định của những người Bolshevik, đã tự sát.

Kaledin, sinh năm 1861, là con trai của một sĩ quan người Cossack vùng sông Don (Don Cossack). Người Cossack, một nhóm nông dân-quân nhân bao gồm phần lớn những người gốc Nga và Ukraine sống chủ yếu trên các thảo nguyên kéo dài từ phía bắc Biển Đen và dãy Caucasus đến dãy Altai ở Siberia phía đông, đã thành lập nước cộng hòa Don Cossack gần như độc lập dọc theo Sông Don vào năm 1635. Vào giữa thế kỷ 19, nó được chính quyền Nga hoàng tiếp quản, chính quyền này đã ban cho người Cossack các đặc quyền để đổi lấy sự phục vụ của họ trong quân đội. Trong những năm sau đó, Nga đã sử dụng các đội quân Cossack nhằm tuần tra biên giới và dập tắt tình trạng bất ổn nội bộ, bao gồm cả việc đàn áp cuộc Cách mạng năm 1905. Continue reading “11/02/1918: Tướng Nga Kaledin tự sát”

08/01/1918: Wilson công bố Chương trình 14 Điểm

Nguồn: Wilson announces his 14 Points, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trong một bài phát biểu trước cuộc họp chung của lưỡng viện Quốc Hội, Tổng thống Woodrow Wilson đã thảo luận về các mục tiêu của Mỹ trong Thế chiến I và phác thảo “Chương trình 14 Điểm” nhằm đạt được một nền hòa bình lâu dài ở châu Âu. Đề xuất này kêu gọi các điều khoản hiệp ước hòa bình không ích kỷ từ phe Hiệp ước chiến thắng, khôi phục các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng trong chiến tranh, cũng như quyền dân tộc tự quyết, và thành lập một thể chế quốc tế hậu chiến để giải quyết xung đột trong tương lai. Bài phát biểu đã được dịch và phân phát cho các binh sĩ và công dân của Đức, Áo-Hung. Nó đã đóng góp đáng kể vào việc các nước này đồng ý đình chiến vào tháng 11/1918. Continue reading “08/01/1918: Wilson công bố Chương trình 14 Điểm”

30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước

Nguồn: Ottoman Empire signs treaty with Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên chiến hạm Anh Agamemnon thả neo tại cảng Mudros thuộc đảo Lemnos trên biển Aegean, đại diện của Vương quốc Anh và Đế chế Ottoman đã ký một hiệp ước đình chiến đánh dấu việc chấm dứt sự tham gia của Ottoman trong Thế chiến I.

Mặc dù Đế quốc Ottoman – trong giai đoạn đang tương đối suy giảm vị thế kể từ cuối thế kỷ 16 – thoạt đầu đã chọn vị trí trung lập trong Thế chiến I, họ sớm liên minh với Đức và tham chiến bên phía phe Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1914. Người Thổ đã chiến đấu quyết liệt và bảo vệ thành công Bán đảo Gallipoli trước cuộc xâm lược khổng lồ của phe Hiệp Ước hồi năm 1915-1916, nhưng vào năm 1918, họ bị đánh bại bởi quân Anh và Nga. Đồng thời, tác động kết hợp từ một cuộc nổi loạn ở thế giới Ả Rập đã hủy diệt nền kinh tế Ottoman, đất đai bị tàn phá, sáu triệu người thiệt mạng và hàng triệu người khác bị chết đói. Continue reading “30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước”

01/10/1918: Khủng hoảng ở Đức

Nguồn: Crisis in Germany, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, lúc 4 giờ sáng, Max von Baden đến Berlin để nhậm chức thủ tướng mới của Đức sau khi xung đột giữa quân đội Đức và lãnh đạo chính phủ khiến người tiền nhiệm của ông, Georg von Hertling, từ chức.

Mặc dù phe Đồng minh đã phá vỡ Phòng tuyến Hindenburg – khu vực phòng thủ được gia cố vững chắc và được coi là tuyến phòng thủ cuối cùng của quân Đức trên Mặt trận phía Tây – vào những ngày cuối cùng của tháng 09 năm 1918, các lực lượng Đức nhìn chung vẫn tiếp tục cố thủ. Tuy nhiên, tin tức về việc đồng minh của Đức là Bulgaria đã được trao cho một thỏa thuận đình chiến đã khiến chỉ huy Tổng cục Hậu cần Đức Erich Ludendorff mất đi tinh thần một thời gang thép của mình. Continue reading “01/10/1918: Khủng hoảng ở Đức”

18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu

Nguồn: Battle of Epehy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, gần làng Epehy của Pháp, Tập đoàn quân số 4 của Anh, được chỉ huy bởi Sir Henry Rawlinson, đã tấn công các tiền đồn của Đức tại Phòng tuyến Hindenburg, tuyến phòng thủ cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Được người Anh đặt tên theo vị Tổng Tư lệnh của Đức, Paul von Hindenburg – trong khi người Đức gọi nó là Phòng tuyến Siegfried – Phòng tuyến Hindenburg là một tuyến phòng thủ bán kiên cố mà Hindenburg ra lệnh dựng lên, chỉ vài dặm đằng sau chiến tuyến của Đức, vào cuối năm 1916. Continue reading “18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu”

30/08/1918: Vladimir Lenin bị ám sát hụt

Nguồn: Vladimir Lenin shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sau bài phát biểu tại một nhà máy ở Moskva, lãnh đạo Liên Xô Vladimir Lenin đã bị bắn hai lần bởi Fanya Kaplan, một thành viên của đảng Cách mạng Xã hội. Dù bị thương nặng, Lenin vẫn sống sót sau vụ tấn công. Vụ ám sát hụt đã khơi mào một làn sóng trả thù của phe Bolshevik chống lại các đảng viên Cách mạng Xã hội cũng như các đối thủ chính trị khác. Hàng ngàn người đã bị xử tử khi nước Nga chìm sâu trong nội chiến.

Sinh năm 1870 với tên gọi Vladimir Ilich Ulyanov, Lenin đã được dẫn dắt tới cuộc cách mạng sau khi anh trai ông bị hành quyết năm 1887 vì âm mưu ám sát Sa hoàng Alexander III. Ông học luật và bắt đầu hành nghề tại Petrograd (nay là St. Petersburg), nơi ông kết giao với các nhóm Marxist cách mạng. Năm 1895, ông giúp tổ chức các nhóm Marxist ở thủ đô thành “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, một nỗ lực nhằm thu hút giai cấp công nhân đi theo sự nghiệp Marxist. Vào tháng 12 năm 1895, Lenin và các lãnh đạo khác của Liên hiệp bị bắt. Lenin bị bỏ tù trong một năm và sau đó bị lưu đày ở Siberia với thời hạn ba năm. Continue reading “30/08/1918: Vladimir Lenin bị ám sát hụt”

17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ

Nguồn: Russian troops invade East Prussia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Nga bắt đầu tiến vào Đông Phổ, hoàn thành lời hứa của Nga với đồng minh của mình là Pháp trong việc tấn công Đức từ phía đông càng sớm càng tốt nhằm chuyển hướng quân lực của Đức và giảm áp lực lên Pháp trong những tuần đầu của Thế chiến I.

Tập đoàn quân số 1 của Nga, được chỉ huy bởi Pavel Rennenkampf, và Tập đoàn quân số 2, do Aleksandr Samsonov dẫn đầu, tiến quân theo đội hình hai nhánh – cách nhau bởi hồ Masurian, trải dài hơn 100 km – với mục tiêu là cuối cùng tập hợp và kẹp chặt Tập đoàn quân số 8 của Đức ở giữa. Continue reading “17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ”

11/07/1918: Cuộc tấn công cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: German command makes final plans for renewed offensive on the Western Front, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, bất chấp một đại dịch cúm chết người lan rộng trong quân đội Đức, Tư lệnh Tối cao Đức vẫn quyết định tiếp tục lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới nhắm vào quân Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây vào mùa hè năm 1918, kế hoạch cuối cùng của họ.

Dịch cúm Tây Ban Nha, một chủng cúm mạnh bất thường, đã lan rộng khắp Bắc Mỹ, châu Âu và cuối cùng trên toàn thế giới vào năm 1918, cướp đi hàng triệu mạng sống. Thế chiến I, với sự dịch chuyển mạnh mẽ của các đội quân trong những khu vực gần kề, dưới những điều kiện khắc nghiệt, chắc chắn đóng vai trò là một nhân tố trong đại dịch này. Continue reading “11/07/1918: Cuộc tấn công cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây”

13/04/1918: Đức chiếm đóng Helsinki, Phần Lan

Nguồn: Germans capture Helsinki, Finland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, nằm trong kế hoạch ủng hộ Phần Lan và chính phủ dân chủ đại nghị mới thành lập của họ, quân đội Đức đã giành quyền kiểm soát Helsingfors (Helsinki) từ phe Hồng vệ, một đội quân bao gồm những người Phần Lan ủng hộ phe Bolshevik Nga.

Phần Lan, vốn nằm dưới sự kiểm soát của Nga từ năm 1809, đã nắm lấy cơ hội trong cuộc Cách mạng Nga vào năm 1917 (bao gồm cả việc thoái vị của Sa hoàng Nicholas II vào tháng 3 và cuộc đảo chính giành chính quyền của Vladimir Lenin và những người Bolshevik vào tháng 11) để tuyên bố độc lập vào tháng 12 năm đó. Continue reading “13/04/1918: Đức chiếm đóng Helsinki, Phần Lan”

05/04/1918: Đức kết thúc Chiến dịch Michael trong Thế chiến I

Nguồn: First stage of German spring offensive ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Tướng Erich Ludendorff chính thức kết thúc Chiến dịch Michael, giai đoạn đầu tiên trong cuộc tấn công chính yếu cuối cùng của Đức trong Thế chiến I.

Là cuộc tấn công đáng kể đầu tiên của Đức vào các căn cứ của quân Hiệp ước trên Mặt trận phía Tây trong hơn một năm, Chiến dịch Michael bắt đầu vào ngày 21/03/1918, với một cuộc bắn phá kéo dài 5 tiếng đồng hồ của hơn 9.000 lính pháo binh Đức vào các vị trí của phe Hiệp ước gần sông Somme. Khi ấy, Quân đoàn 5 của Anh, với sự chuẩn bị kém cỏi, đã nhanh chóng bị áp đảo và buộc phải rút lui. Continue reading “05/04/1918: Đức kết thúc Chiến dịch Michael trong Thế chiến I”

23/03/1918: Paris trúng đạn từ vũ khí mới của Đức

Nguồn: Paris hit by shells from new German gun, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, lúc 7 giờ 20 phút sáng, một vụ nổ tại Place de la Republique ở Paris đã đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên của một khẩu súng Đức mới.

Loại súng mà sau này được gọi là Paris Kanone (Đại bác Paris) được sản xuất bởi hãng Krupps, có cỡ nòng 210mm và chiều dài nòng là 118 ft (36m). Nó có thể bắn đạn đi xa đến khoảng cách ấn tượng là 130.000 ft (39,6 km) trong không khí. Trong số đại bác bắn vào Paris ngày hôm ấy, có ba khẩu đặt tại một bãi súng ở Crépy-en-Laonnaise, cách đó 74 dặm (119km). Continue reading “23/03/1918: Paris trúng đạn từ vũ khí mới của Đức”

27/12/1918: Ba Lan chống lại Đức ở Poznan

Nguồn: Poles take up arms against German troops in Poznan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sau thất bại của người Đức, các thành viên Cảnh vệ Nhân dân (People’s Guard), tổ chức quân đội của người Ba Lan, đã cùng với các tình nguyện viên – nhiều người trong số họ là cựu chiến binh trong Thế chiến I – đã chiến đấu chống lại quân Đức đang chiếm đóng tại thành phố công nghiệp chủ chốt của nước họ, Poznan.

Vào đầu Thế chiến I, gần 3/4 Ba Lan nằm dưới sự kiểm soát của Nga; phần còn lại của đất nước do Đức và Áo-Hung thống trị. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến giữa Nga và Liên minh Trung tâm, người Ba Lan đã chiến đấu cho cả hai phía. Khi Đế quốc Nga sụp đổ vào tháng 03/1917, phe Bolshevik đã công nhận quyền tự trị của Ba Lan (khi đó đang bị Nga chiếm đóng) và một chính phủ lâm thời được thành lập ở Paris. Tuy nhiên, cuối năm đó, Đức đã hoàn toàn kiểm soát được đất nước này. Continue reading “27/12/1918: Ba Lan chống lại Đức ở Poznan”

11/11/1918: Thế chiến I chấm dứt

The_Signing_of_Peace

Nguồn:World War I ends,” History.com (truy cập ngày 10/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1918, cuộc Đại Chiến (Great War – tên gọi ban đầu của Thế chiến I) chấm dứt. Lúc 5 giờ sáng ngày hôm đó, vốn đã suy kiệt về cả nhân lực lẫn vật lực và phải đối mặt với một cuộc xâm lược sắp diễn ra, Đức ký một thỏa thuận ngừng bắn với phe Hiệp ước (Anh, Pháp, và Đế quốc Nga, sau này có thêm Hoa Kỳ và một số quốc gia khác) trong một toa tàu bên ngoài Compiègne, Pháp. Thế chiến I đã tước đi sinh mạng của hơn 9 triệu binh lính và khiến 21 triệu người bị thương, trong đó Đức, Nga, Áo-Hung, Pháp, và Anh mỗi nước đã mất gần 1 triệu người hoặc hơn. Bên cạnh đó còn có ít nhất 5 triệu dân thường đã chết vì bệnh tật, đói khát, hoặc bom đạn. Continue reading “11/11/1918: Thế chiến I chấm dứt”