24/02/1917: Bức điện Zimmermann được chuyển cho Hoa Kỳ

Nguồn: Zimmermann Telegram presented to U.S. ambassador, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917 – trong Thế chiến I, chính quyền Anh đã trao cho Walter H. Page, đại sứ Hoa Kỳ tại Anh, một bản sao của “Bức điện Zimmermann” (Zimmermann Telegram) – một bức điện được mã hóa gửi bởi Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann cho Đại sứ Đức tại Mexico là Bá tước Johann von Bernstorff.

Trong bức điện do tình báo Anh chặn được và giải mã vào đầu tháng 01/1917, Zimmermann chỉ thị rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Đức và Mỹ, có thể đề nghị Mexico tham gia cuộc chiến và trở thành đồng minh của Đức. Đổi lại, Đức cam kết sẽ trả lại cho Mexico các vùng lãnh thổ bị mất, gồm Texas, New Mexico và Arizona. Continue reading “24/02/1917: Bức điện Zimmermann được chuyển cho Hoa Kỳ”

12/02/1917: Thuyền buôn Lyman M. Law của Mỹ bị Áo đánh chìm

Nguồn: American schooner Lyman M. Law is sunk, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, tàu ngầm U-35 của Áo đã kích nổ và đánh chìm thuyền buồm Lyman M. Law của Mỹ trên Địa Trung Hải, ngoài khơi Cagliari, Sardinia. Ngày 06/01/1917, thuyền Lyman M. Law do S.W. McDonough chỉ huy đã bắt đầu hành trình cuối cùng của nó từ Stockton, Maine, với 10 thủy thủ và chở theo 60.000 bó gỗ đóng thuyền.

Con thuyền đang trên hành trình qua Đại Tây Dương để đến Palermo, Ý, thì bị chặn vào sáng ngày 12/02. Người Áo đã ra lệnh cho thủy thủ đoàn gồm tám người Mỹ và hai người Anh rời khỏi thuyền trước khi quả bom được kích nổ, đốt cháy con thuyền gỗ nặng 1.300 tấn và làm nó chìm dần. Thủy thủ đoàn không bị thương và đã được đưa đến thị trấn Cagliari ven biển, nơi họ được trả tự do. Continue reading “12/02/1917: Thuyền buôn Lyman M. Law của Mỹ bị Áo đánh chìm”

06/02/1917: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu chở khách của Mỹ

Nguồn: German sub sinks U.S. passenger ship California, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, một tàu ngầm Đức đã phóng ngư lôi và đánh chìm tàu chở khách California của hãng Anchor Line ở ngoài khơi bờ biển Ireland. Vụ tấn công diễn ra chỉ ba ngày sau bài phát biểu ngày 03/02/1917 của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson, trong đó ông tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức và cảnh báo rằng chiến tranh sẽ xảy ra nếu lợi ích hàng hải của Mỹ bị đe dọa một lần nữa. Continue reading “06/02/1917: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu chở khách của Mỹ”

15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết

Nguồn: Rebel leaders are murdered in failed coup in Berlin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, một cuộc đảo chính ở Berlin được phát động bởi một nhóm các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa cực đoan đã bị đàn áp dã man bởi các đơn vị bán quân sự cánh hữu từ ngày 10/01 đến 15/01/1919. Hai thủ lĩnh của nhóm là Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg đã bị sát hại.

Cuộc chiến dai dẳng, không có khả năng chiến thắng của Đức với đỉnh điểm là việc ký hiệp ước đình chiến vào tháng 11/1918 cùng tình trạng ảm đạm ở hậu phương, bao gồm việc thiếu lương thực nghiêm trọng, đã khiến những người Đức theo chủ nghĩa xã hội quay lưng lại với Đảng Dân chủ Xã hội – đảng từng ủng hộ nỗ lực chiến tranh vào năm 1914 với hy vọng chiến thắng của Đức sẽ đem đến cải cách. Dù vẫn là đảng lớn nhất trong quốc hội liên bang, song số đảng viên của Đảng Dân chủ Xã hội đã giảm từ một triệu vào năm 1914 xuống còn khoảng 250.000 người vào năm 1917. Continue reading “15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết”

18/12/1916: Trận Verdun kết thúc

Nguồn: Battle of Verdun ends, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1916, Trận Verdun – trận chiến dài nhất của Thế chiến I – đã kết thúc sau mười tháng với gần một triệu thương vong từ cả Đức và Pháp. 

Trận Verdun bắt đầu vào ngày 21 tháng 2 sau khi quân Đức, chỉ huy bởi Tham mưu trưởng Erich von Falkenhayn, phát triển một kế hoạch tấn công thành phố pháo đài Verdun trên Sông Meuse ở Pháp. Falkenhayn cho rằng quân Pháp dễ bị tổn thương hơn quân Anh và rằng một thất bại lớn ở Mặt trận phía Tây sẽ buộc quân Đồng minh mở các cuộc đàm phán hòa bình. Continue reading “18/12/1916: Trận Verdun kết thúc”

13/12/1914: Đức pháo kích hai thành phố cảng của Anh

Nguồn: Germans bombard English ports of Hartlepool and Scarborough, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào khoảng 8 giờ sáng ngày này năm 1914, các tàu tuần dương Đức từ Hạm đội Trinh sát của Franz von Hipper đã khiến hải quân Anh bất ngờ bằng cách bắt đầu pháo kích dữ dội vào Hartlepool và Scarborough, hai thành phố cảng của Anh trên Biển Bắc.

Cuộc tấn công kéo dài khoảng một tiếng rưỡi, giết chết hơn 130 dân thường và làm bị thương 500 người khác. Báo chí Anh sau đó đã chỉ trích vụ việc như một ví dụ nữa về sự tàn bạo của người Đức. Thế nhưng, hải quân Đức xem hai thành phố cảng là những mục tiêu phù hợp bởi đây là những thành phố được phòng thủ kiên cố. Continue reading “13/12/1914: Đức pháo kích hai thành phố cảng của Anh”

02/12/1917: Nga đạt thỏa thuận đình chiến với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Russia reaches armistice with the Central PowersHistory.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, một lệnh ngừng bắn chính thức đã được tuyên bố trên khắp khu vực giao chiến giữa Nga và Liên minh Trung tâm, một ngày sau khi phe Bolshevik giành quyền kiểm soát tổng hành dinh quân đội Nga tại Mogilev.

Ngay sau khi giành quyền lực ở Nga vào tháng 11/1917, lực lượng Bolshevik do Vladimir Lenin lãnh đạo đã tiếp cận các nước thuộc Liên minh Trung tâm để sắp xếp một hiệp ước đình chiến và rút khỏi cuộc chiến mà họ cho là cản trở kế hoạch cung cấp lương thực và đất đai cho những nông dân Nga nghèo khó. Continue reading “02/12/1917: Nga đạt thỏa thuận đình chiến với Liên minh Trung tâm”

11/11/1921: Khánh thành Mộ Liệt sĩ Vô danh trong Thế chiến I

Nguồn: Dedication of the Tomb of the Unknowns, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Đúng ba năm sau khi Thế chiến I kết thúc, Mộ Liệt sĩ Vô danh đã được khánh thành tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Virginia trong lễ kỷ niệm Ngày Hiệp ước Đình chiến, chủ trì bởi Tổng thống Warren G. Harding.

Hai ngày trước đó, một lính Mỹ vô danh tử trận trong Thế chiến I đã được đưa từ một nghĩa trang quân đội ở Pháp về thủ đô. Vào Ngày Hiệp ước Đình Chiến, với sự hiện diện của Tổng thống Harding và các quan chức chính phủ, quân đội và quan chức quốc tế, người lính này đã được chôn cất với nghi thức trang trọng nhất bên cạnh Khu tưởng niệm. Khi người lính được hạ xuống nơi an nghỉ cuối cùng, một lớp đất dày 5 cm mang về từ Pháp đã được đặt bên dưới quan tài của anh để người lính có thể yên nghỉ vĩnh hằng trên mảnh đất anh đã ngã xuống. Continue reading “11/11/1921: Khánh thành Mộ Liệt sĩ Vô danh trong Thế chiến I”

02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái

Nguồn: Balfour Declaration letter written, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Arthur James Balfour đã viết một lá thư quan trọng cho công dân gốc Do Thái nổi tiếng nhất Anh Quốc, Nam tước Lionel Walter Rothschild, bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ nước này đối với việc thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine. Bức thư sau này được gọi là Tuyên bố Balfour (Balfour Declaration). Continue reading “02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái”

28/10/1918: Thủy thủ Đức tiến hành binh biến

Nguồn: German sailors begin to mutiny, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1918, các thủy thủ thuộc Hạm đội Biển khơi Đức đã kiên quyết từ chối ra khơi để thực hiện một cuộc tấn công cuối cùng vào hải quân Anh theo lệnh của Bộ Hải quân Đức, phản ánh tâm trạng thất vọng và nản chí của nhiều người bên phía Liên minh Trung tâm trong những ngày cuối cùng của Thế chiến I.

Vào tuần cuối của tháng 10/1918, ba trong số các nước thuộc Liên minh Trung tâm – Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman – đang đàm phán với phe Hiệp ước về thỏa thuận ngừng bắn, trong khi nước thứ tư, Bulgaria, đã đạt được một thỏa thuận như vậy vào cuối tháng 9. Khi sự kết thúc của cuộc chiến đã ở trước mắt, bộ chỉ huy hải quân Đức – dẫn đầu bởi tham mưu trưởng Reinhardt Scheer – đã quyết định thực hiện nỗ lực cuối cùng nhằm chống lại người Anh ở Biển Bắc trong một bước đi tuyệt vọng để khôi phục lại uy tín của hải quân Đức. Continue reading “28/10/1918: Thủy thủ Đức tiến hành binh biến”

24/10/1917: Trận Caporetto

Nguồn: Battle of Caporetto, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, liên quân Đức và Áo-Hung đã giành được một trong những chiến thắng áp đảo nhất của Thế chiến I, tàn phá nước Ý dọc theo bờ bắc của sông Isonzo trong Trận Caporetto, hay còn gọi là Trận Isonzo thứ mười hai, hoặc Trận Karfreit (theo tên gọi của người Đức).

Tính đến mùa thu năm 1917, chiến lược tấn công liên tiếp tại khu vực sông Isonzo của Tổng Tư lệnh Ý, Luigi Cadorna – gồm 11 cuộc tấn công của người Ý kể từ tháng 05/1915 trước khi Áo tiến vào Caporetto – đã khiến người Ý thiệt hại nặng nề, trong khi họ chỉ tiến thêm được khoảng 7 dặm, tương đương một phần ba quãng đường hướng đến mục tiêu ban đầu của họ, thành phố Trieste trên bờ biển Adriatic. Continue reading “24/10/1917: Trận Caporetto”

22/10/1914: Đức chiếm Langemarck trong Trận Ypres đầu tiên

Nguồn: Germans capture Langemarck during First Battle of Ypres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong cuộc đối đầu tay đôi kéo dài hai ngày đầy khốc liệt, quân Đức đã chiếm được thị trấn Flemish, Langemarck từ tay quân phòng vệ Bỉ và Anh trong Trận Ypres đầu tiên.

Chiến hào được xây dựng kể từ mùa thu năm 1914 giữa thị trấn Ypres (phía Anh) và Menin và Roulers (phía Đức) – được gọi là Công sự Ypres (Ypres salient). Nơi đây diễn ra một trong những trận chiến khốc liệt nhất trong Thế chiến I, bắt đầu vào tháng 10/1914, gọi là Trận Ypres đầu tiên. Trận đánh, được phát động vào ngày 19/10, là một nỗ lực của người Đức nhằm buộc người Anh hoàn toàn rút khỏi khu công sự, từ đó dọn đường cho lính Đức chiếm đóng bờ biển Bỉ – vị trí quan trọng giúp tiếp cận Eo biển Manche, và xa hơn là Biển Bắc. Continue reading “22/10/1914: Đức chiếm Langemarck trong Trận Ypres đầu tiên”

14/10/1918: Adolf Hitler bị thương trong Thế chiến I

Nguồn: Adolf Hilter wounded in British gas attack, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Trong số những người Đức bị thương tại Ypres Salient, Bỉ, ngày 14/10/1918, có Hạ sĩ Adolf Hitler. Ông đã bị một quả đạn hơi của Anh làm mù tạm thời và được đưa đến một bệnh viện quân đội Đức tại Pasewalk, Pomerania.

Thời trẻ, Hitler từng được gọi đi nghĩa vụ quân sự ở Áo nhưng ông từ chối vì không đủ thể lực. Trong thời gian sống ở Munich vào giai đoạn đầu của Thế chiến I – mùa hè năm 1914, ông đã xin và nhận được sự cho phép đặc biệt để nhập ngũ như một người lính Đức. Là thành viên của Trung đoàn Bộ binh Dự bị Bavaria thứ 16, Hitler đã tới Pháp vào tháng 10/1914. Ông đã chứng kiến sự khốc liệt của Trận Ypres I, được trao huy chương Chữ thập Sắt vào tháng 12 vì đã đưa một đồng đội bị thương đến nơi an toàn. Continue reading “14/10/1918: Adolf Hitler bị thương trong Thế chiến I”

26/09/1918: Chiến dịch Meuse-Argonne bắt đầu

Nguồn: Meuse-Argonne offensive opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 5 giờ 30 phút sáng ngày này năm 1918, sau một cuộc oanh tạc kéo dài sáu tiếng kể từ đêm hôm trước, hơn 700 xe tăng của quân Hiệp Ước, theo sát bởi bộ binh, đã tiến vào căn cứ của Đức trong Rừng Argonne nằm dọc theo Sông Meuse.

Trên đà thành công của các cuộc tấn công trước đó của phe Hiệp Ước tại Amiens và Albert trong mùa hè năm 1918, chiến dịch Meuse-Argonne, được thực hiện bởi 37 sư đoàn của Pháp và Mỹ, thậm chí còn tham vọng hơn. Với mục đích tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn Quân số 2 của Đức, Tư lệnh Tối cao phe Hiệp Ước, Ferdinand Foch, đã ra lệnh cho Tướng John J. Pershing lên nắm quyền chỉ huy tổng thể cuộc tấn công. Lực lượng Viễn chinh Mỹ (AEF) của Pershing sẽ đóng vai trò tấn công chủ lực, trong chiến dịch lớn nhất của Mỹ trong Thế chiến I. Continue reading “26/09/1918: Chiến dịch Meuse-Argonne bắt đầu”

11/09/1915: Hội nghị Zimmerwald kêu gọi chấm dứt Thế chiến I

Nguồn: Zimmerwald Conference issues a call for immediate peace, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1915, tại Zimmerwald ở Thụy Sĩ, các đại biểu tham dự Hội nghị Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa lần thứ nhất đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức Thế chiến I. Ngay cả khi xung đột kéo dài trên các chiến hào của Mặt trận phía Tây và cuộc chiến trên không tăng cường với các cuộc không kích của Đức vào London và các vùng xung quanh, một nhóm các nhà hoạt động chống chiến tranh và các nhà xã hội chủ nghĩa tận tụy đã tập trung tại Thụy Sĩ từ ngày 5 đến 11 tháng 9 năm 1915, tại Hội nghị Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa lần đầu tiên. Continue reading “11/09/1915: Hội nghị Zimmerwald kêu gọi chấm dứt Thế chiến I”

04/09/1918: Hoa Kỳ can thiệp vào nội chiến Nga

Nguồn: American troops land at Archangel, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1918, quân đội Hoa Kỳ đã đổ bộ vào Archangel, thuộc miền bắc nước Nga. Cuộc đổ bộ là một phần trong chiến dịch can thiệp của quân Đồng minh vào cuộc nội chiến bùng lên ở nước Nga sau khi diễn ra cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 dẫn đến sự thoái vị của Sa hoàng Nicholas II và thành lập chính phủ lâm thời; việc Vladimir Lenin và Đảng Bolshevik xã hội chủ nghĩa cấp tiến của ông lên nắm quyền; và cuối cùng, việc Nga rút khỏi lực lượng Đồng minh trong Thế chiến I.

Đến mùa xuân năm 1918, sau khi Hiệp ước Brest-Litovsk chấm dứt nỗ lực chiến tranh của Nga chống lại phe Liên minh Trung tâm (Central Powers),  nước này đã bị cuốn vào một cuộc xung đột nội bộ dữ dội. Những người ủng hộ nhóm Bolsheviks – được gọi là Hồng quân – đối đầu với Bạch vệ, lực lượng chống Bolshevik trung thành với chính phủ lâm thời, trong một cuộc đấu tranh quyền lực nhằm xác định tiến trình tương lai của nhà nước Nga. Continue reading “04/09/1918: Hoa Kỳ can thiệp vào nội chiến Nga”

19/08/1919: Wilson vận động Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước Versailles

Nguồn: President Wilson appears before the Senate Foreign Relations Committee, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1919, trong một động thái khác với thông lệ, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã xuất hiện trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để tranh luận nhằm ủng hộ việc phê chuẩn Hiệp ước Versailles, hòa ước chấm dứt Thế chiến I.

Trước đó, vào ngày 08 tháng 07, Wilson đã trở về từ Paris, Pháp, nơi các điều khoản của hiệp ước đã được thảo luận trong sáu tháng đầy căng thẳng. Hai ngày sau, ông đến trước Thượng viện Hoa Kỳ để trình bày Hiệp ước Versailles, bao gồm cả hiệp ước về Hội Quốc Liên (League of Nations), tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tế mà Wilson đã hình dung trong bài phát biểu nổi tiếng “Mười Bốn Điểm” (Four Fourteen Points) của ông năm 1918 và đã đấu tranh rất kiên quyết ủng hộ nó ở Paris. “Liệu các ngài có dám từ chối nó?”, ông hỏi các thượng nghị sĩ, “và làm tan nát trái tim của cả thế giới không?” Continue reading “19/08/1919: Wilson vận động Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước Versailles”

15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức

Nguồn: Japan gives ultimatum to Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, chính phủ Nhật đã gửi tối hậu thư tới Đức, yêu cầu tất cả các tàu Đức phải rút khỏi vùng biển của Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời giao lại quyền kiểm soát Thanh Đảo – căn hải quân nước ngoài lớn nhất của Đức, nằm trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc – cho người Nhật trước trưa ngày 23/08.

Ngày 06/08 trước đó, một ngày sau khi Anh tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Ngoại trưởng Anh, Sir Edward Gray, đã kêu gọi hỗ trợ từ hải quân Nhật trong việc săn lùng các tàu buôn Đức có vũ trang. Nhật Bản vui vẻ đồng ý, xem chiến tranh chính là cơ hội tuyệt vời để theo đuổi tư lợi ở Viễn Đông. Như lời chính khách Nhật Bản Inoue Karou, “cuộc chiến là sự trợ giúp của thượng đế cho sự hưng thịnh của vận mệnh nước Nhật.” Do đó, người Nhật vội vã thực hiện thỏa thuận liên minh năm 1902 của họ với Anh, đưa ra tối hậu thư vào ngày 15/08. Continue reading “15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức”

29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín

Nguồn: Kaiser Wilhelm of Germany and Czar Nicholas of Russia exchange telegrams, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào đầu giờ chiều ngày này năm 1914, Sa hoàng Nicholas II của Nga và người anh em họ của ông, Hoàng đế Wilhelm II của Đức, bắt đầu một cuộc trao đổi điện tín liên tục liên quan đến cuộc chiến vừa mới nổ ra ở vùng Balkan và khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn châu Âu.

Một ngày trước đó, Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia, một tháng sau vụ ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ ông tại Sarajevo bởi một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia. Trước khi xảy ra vụ ám sát, Đức đã hứa với Áo-Hung sẽ hỗ trợ vô điều kiện trong bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Serbia, bất kể việc đồng minh hùng mạnh của Serbia, tức Nga, có bước vào cuộc xung đột này hay không. Continue reading “29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín”

16/06/1918: Trận Sông Piave

Nguồn: Battle of the Piave River, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Trận Sông Piave đã nổ ra trên Mặt trận Ý, đánh dấu cuộc tấn công lớn cuối cùng của quân đội Áo-Hung tại Ý trong Thế chiến I.

Sau khi Nga lâm vào tình trạng hỗn loạn và rút khỏi cuộc chiến vào đầu năm 1918, Đức bắt đầu gây sức ép với đồng minh của mình là Áo-Hung, buộc họ phải dồn nhiều nguồn lực hơn để chống lại Ý. Cụ thể, Đức chủ trương mở một cuộc tấn công lớn dọc theo sông Piave, nằm cách các trung tâm đô thị quan trọng của Ý như Venice, Padua và Verona chỉ vài kilomet. Không chỉ đẩy mạnh tấn công nhằm bù đắp việc người Nga rút lui, trận đánh này còn được mong đợi sẽ tiếp nối thành công của chuỗi chiến dịch do Đức dẫn đầu tại Caporetto hồi mùa thu 1917. Continue reading “16/06/1918: Trận Sông Piave”