26/06/1917: Những người lính Mỹ đầu tiên đến Pháp

Nguồn: First U.S. troops arrive in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong Thế chiến I, 14.000 lính bộ binh Mỹ đầu tiên đã đến Pháp tại cảng Saint-Nazaire. Địa điểm đổ bộ đã được giữ bí mật, vì mối đe dọa từ tàu ngầm Đức, nhưng vào thời điểm lính Mỹ xếp hàng để thực hiện nghi lễ đầu tiên trên đất Pháp, một đám đông nhiệt tình đã tập trung để chào đón họ. Tuy nhiên, Doughboys (Mấy cậu trai bột mì) – tên gọi mà người Anh dành cho lính Mỹ còn non trẻ – là một lực lượng không được đào tạo, trang bị kém, và chưa sẵn sàng cho những khó khăn của chiến trường dọc theo Mặt trận phía Tây. Continue reading “26/06/1917: Những người lính Mỹ đầu tiên đến Pháp”

25/06/1915: Đức thừa nhận sử dụng khí độc tại Ypres

Nguồn: Germans release statement on use of poison gas at Ypres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, báo chí Đức đã đăng một tuyên bố chính thức từ bộ chỉ huy chiến tranh của đất nước, đề cập đến việc Đức sử dụng khí độc khi bắt đầu Trận Ypres II hai tháng trước đó.

Việc Đức xả hơn 150 tấn khí clo gây chết người nhắm vào hai sư đoàn thuộc địa của Pháp tại Ypres, Bỉ vào ngày 22/04/1915, đã gây sốc và kinh hoàng cho các đối thủ Đồng minh Hiệp ước của họ trong Thế chiến I, đồng thời gây ra làn sóng giận dữ phải đối những gì được coi là hành vi dã man không thể bào chữa, ngay cả trong bối cảnh chiến tranh. Continue reading “25/06/1915: Đức thừa nhận sử dụng khí độc tại Ypres”

04/06/1916: Chiến dịch Brusilov

Nguồn: Brusilov Offensive begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Trận Lutsk đã đánh dấu khởi đầu của Chiến dịch Brusilov, chiến dịch tấn công lớn nhất và thành công nhất của quân phe Hiệp ước trong Thế chiến I.

Khi thành phố-pháo đài Verdun, Pháp, bị quân Đức bao vây vào tháng 02/1916, người Pháp đã đề nghị hai thành viên phe Hiệp ước còn lại, Anh và Nga, tiến hành tấn công vào các khu vực khác để buộc Đức phải chuyển hướng nguồn lực cũng như sự chú ý của họ khỏi chiến trường Verdun. Trong khi người Anh còn đang lên kế hoạch cho cuộc tấn công mà họ dự kiến sẽ phát động gần sông Somme vào đầu tháng 7, thì người Nga đã có phản ứng nhanh hơn – một cuộc tấn công thất bại vào tháng 3 tại Hồ Narocz, trong đó lính Nga bị quân Đức tàn sát hàng loạt mà không mang lại tác động đáng kể nào đối với tình hình Verdun. Tuy nhiên, Nga còn âm mưu một cuộc tấn công nghi binh khác ở khu vực phía bắc của Mặt trận phía Đông, gần Vilna (thuộc Ba Lan ngày nay). Continue reading “04/06/1916: Chiến dịch Brusilov”

28/05/1918: Quân Mỹ chiến thắng tại Cantigny

Nguồn: U.S. troops score victory at Cantigny, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trong cuộc tấn công kéo dài đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến I, lực lượng phe Hiệp ước gồm một lữ đoàn gần 4.000 binh sĩ Mỹ đã đánh vào ngôi làng Cantigny, trên sông Somme ở Pháp, chiếm được nó từ tay Đức.

Dù Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I, theo phe Hiệp ước, kể từ tháng 04/1917, họ vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ để gửi một số lượng quân đáng kể ra chiến trường mãi cho đến một năm sau. Tuy nhiên, đến tháng 05/1918, một số lượng lớn lính Mỹ đã đến Pháp, vừa kịp lúc để đối mặt với sự dữ dội từ chiến dịch tấn công mùa xuân lớn của Đức. Continue reading “28/05/1918: Quân Mỹ chiến thắng tại Cantigny”

30/04/1917: Trận Boot giữa liên quân Anh-Ấn với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Battle of the Boot takes place between Anglo-Indian and Turkish forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Trận Boot đã đánh dấu sự kết thúc Chiến dịch Samarrah của quân đội Anh, vốn được liên quân Anh-Ấn triển khai một tháng trước đó theo lệnh của toàn quyền chỉ huy khu vực, Sir Frederick Stanley Maude, nhắm vào tuyến đường sắt quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Samarra, cách Baghdad khoảng 130 km về phía bắc, thuộc vùng Lưỡng Hà (Iraq ngày nay).

Khi vừa chiếm được Baghdad, Maude quyết định sẽ không nghỉ ngơi, mà nhanh chóng củng cố các vị trí phe Hiệp ước ở phía bắc, nơi lực lượng của chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ Khalil Pasha đang đóng quân sau khi rút lui khỏi Baghdad, để chờ quân tiếp viện từ Ba Tư. Trong Chiến dịch Samarrah, bắt đầu vào ngày 13/03/1917, khoảng 45.000 lính tiền tuyến Anh-Ấn đã được lệnh di chuyển đến sông Tigris, về hướng đường sắt tại Samarra. Continue reading “30/04/1917: Trận Boot giữa liên quân Anh-Ấn với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ”

26/04/1915: Italy tham gia phe Hiệp ước

Nguồn: Allies sign Treaty of London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, sau khi nhận được hứa hẹn trao cho những phần lãnh thổ lớn, Italy đã ký Hiệp ước London, cam kết tham gia Thế chiến I về phía phe Hiệp ước.

Nguy cơ chiến tranh ngày một gần kề, vào tháng 07/1914, quân đội Italy dưới sự chỉ huy của Tổng Tư lệnh Luigi Cadorna đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại Pháp, vì bấy giờ Italy đang là thành viên trong Liên minh Ba bên với Đức và Áo-Hung. Tuy nhiên, theo các điều khoản của thỏa thuận liên minh, Italy chỉ có nghĩa vụ bảo vệ các đồng minh của mình nếu một trong số họ bị tấn công trước. Thủ tướng Italy Antonio Salandra coi tối hậu thư của Áo-Hung đối với Serbia vào cuối tháng đó là một hành động xâm lược, nên đã tuyên bố rằng Italy không có nghĩa vụ liên minh, và chính thức trở nên trung lập. Continue reading “26/04/1915: Italy tham gia phe Hiệp ước”

17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu

Nguồn: Second Battle of Gaza begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong lúc cuộc tấn công lớn của phe Hiệp ước do Robert Nivelle lãnh đạo đang thất bại thảm hại ở Mặt trận phía Tây, các lực lượng Anh ở Palestine đã lần thứ hai nỗ lực chiếm thành phố Gaza từ tay quân đội Đế chế Ottoman.

Sau khi người Anh thất bại trong cuộc tấn công vào Gaza ngày 26/03/1917, Sir Archibald Murray, chỉ huy các lực lượng Anh trong khu vực, đã tuyên bố sai sự thật rằng trận chiến rõ ràng là một chiến thắng của phe Hiệp ước, nói rằng tổn thất của người Thổ thực chất cao gấp ba lần. Nhưng thật ra, tổn thất 2.400 người của Ottoman chắc chắn thấp hơn đáng kể so với tổng số thương vong 4.000 người của Anh. Chính hành động này khiến Bộ Chiến tranh ở London tin rằng quân đội của họ sắp sửa có bước đột phá đáng kể ở Palestine, và ra lệnh cho Murray ngay lập tức tiếp tục cuộc tấn công. Continue reading “17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu”

12/04/1917: Canada chiếm được Sườn núi Vimy

Nguồn: Canadians capture Vimy Ridge in northern France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sau ba ngày chiến đấu ác liệt và chịu hơn 10.000 thương vong, Quân đoàn Canada đã chiếm được khu vực Sườn núi Vimy ở miền bắc nước Pháp, trước đây do quân Đức trấn giữ.

Nhiều nhà sử học xem chiến thắng tại Sườn núi Vimy trong Thế chiến I là một khoảnh khắc vĩ đại đối với Canada, khi nước này thoát khỏi cái bóng của Anh, và đạt được thành tích quân sự của riêng mình. Nhờ chiến thắng này – bất chấp những thất bại trong đợt tấn công lớn hơn của phe Hiệp ước – lực lượng Canada đã xây dựng được cho mình danh tiếng về tính hiệu quả và sức mạnh trên chiến trường. Continue reading “12/04/1917: Canada chiếm được Sườn núi Vimy”

13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ

Nguồn: League of Nations recognizes perpetual Swiss neutrality, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên – tổ chức quốc tế được thành lập tại hội nghị hòa bình Versailles sau Thế chiến I – đã chính thức công nhận tình trạng trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ vẫn là một liên minh lỏng lẻo của các cộng đồng nói tiếng Đức, Pháp và Ý mãi cho đến năm 1798, khi người Pháp, dưới thời Napoléon Bonaparte, chinh phục và thống nhất đất nước với tên gọi Cộng hòa Helvetic, sau đó áp đặt một hiến pháp được thực thi bởi quân Pháp đang chiếm đóng. Luôn vấp phải sự căm phẫn của người dân Thụy Sĩ, sự chiếm đóng của Pháp đã kết thúc vào năm 1803, khi Napoléon đồng ý với một hiến pháp mới được Thụy Sĩ phê chuẩn và ra lệnh rút quân về nước. Hội nghị Vienna năm 1815 – sự kiện xác lập các đường biên giới của Châu Âu cho đến khi Thế chiến I bùng nổ gần một thế kỷ sau – đã công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ. Continue reading “13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ”

08/01/1916: Phe Hiệp ước rút lui khỏi Gallipoli

Nguồn: Allies retreat from Gallipoli, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, lực lượng Hiệp ước đã rút lui hoàn toàn khỏi Bán đảo Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc một cuộc đổ bộ thảm khốc vào Đế chế Ottoman. Chiến dịch Gallipoli đã gây ra 250.000 thương vong cho phe Hiệp ước và làm suy giảm đáng kể uy tín của bộ chỉ huy Hiệp ước. Thương vong về phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng vào khoảng tương đương.

Đầu năm 1915, chính phủ Anh quyết định giúp giảm bớt áp lực của Thổ Nhĩ Kỳ lên người Nga ở mặt trận Kavkaz bằng cách giành quyền kiểm soát Eo biển Dardanelles, Bán đảo Gallipoli và sau cùng là Istanbul. Từ đó, họ có thể gây áp lực lên Áo-Hung, buộc các cường quốc phê Liên minh Trung tâm phải di chuyển quân khỏi mặt trận phía tây. Bộ trưởng Hải quân lúc bấy giờ, Winston Churchill, đã ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch này, và sang tháng 02/1915, các tàu của Pháp và Anh bắt đầu bắn phá các pháo đài phòng vệ Dardanelles. Continue reading “08/01/1916: Phe Hiệp ước rút lui khỏi Gallipoli”