13/07/1930: World Cup đầu tiên được tổ chức

1930-world-cup

Nguồn:First World Cup,” History.com (truy cập ngày 12/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 13 tháng 7 năm 1930, Pháp đánh bại Mexico với tỷ số 4-1 và Hoa Kỳ đánh bại Bỉ với tỷ số 3-0 là những trận bóng đầu tiên của Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup), được tổ chức tại thành phố chủ nhà Montevideo, Uruguay. Từ đó, World Cup đã trở thành sự kiện thể thao được theo dõi nhiều nhất trên thế giới.

Sau khi bóng đá bị loại khỏi chương trình thi đấu của Thế vận hội Mùa hè 1932 tại Los Angeles, chủ tịch FIFA Jules Rimet đã giúp tổ chức một giải đấu quốc tế vào năm 1930. Trước sự thất vọng của các cầu thủ châu Âu, Uruguay, quốc gia liên tiếp dành huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa hè 1924 tại Paris và Thế vận hội Mùa hè 1928 tại Amsterdam, đã được chọn để đăng cai World Cup đầu tiên. Continue reading “13/07/1930: World Cup đầu tiên được tổ chức”

12/07/1990: Boris Yeltsin rời bỏ ĐCS Liên Xô

Boris-Yeltsin-right-with--007

Nguồn:Yeltsin resigns from Communist Party,” History.com (truy cập ngày 11/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, chỉ hai ngày sau khi Mikhail Gorbachev tái đắc cử chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Boris Yeltsin, tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Liên bang Nga, thông báo ông sẽ rời khỏi Đảng. Hành động của Yeltsin là một đòn nghiêm trọng đối với những nỗ lực của Gorbachev nhằm giữ lại một Liên Xô đang tan rã.

Vào tháng 7 năm 1990, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đã gặp nhau tại đại hội để thảo luận và tiến hành bầu cử. Gorbachev, người đã lên nắm quyền ở Liên Xô từ năm 1985, phải chịu đựng một cuộc tấn công nặng nề của những người theo đường lối cứng rắn trong Đảng Cộng sản. Họ tin rằng những cải cách chính trị và kinh tế của ông đang hủy hoại sự kiểm soát của Đảng đối với đất nước. Continue reading “12/07/1990: Boris Yeltsin rời bỏ ĐCS Liên Xô”

11/07/1995: Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

screen-shot-2015-05-03-at-9-41-00-pm-1030x527

Nguồn:US establishes diplomatic relations with Vietnam,” History.com (truy cập ngày 10/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1995, hơn hai thập niên sau khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam, đề cập tới sự hợp tác của Việt Nam trong việc tìm kiếm 2.238 người Mỹ nằm trong danh sách mất tích trong Chiến tranh Việt Nam (như một lý do cho quyết định này).

Việc bình thường hóa của Hoa Kỳ với quốc gia cựu thù bắt đầu từ đầu năm 1994, khi tổng thống Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm với Việt Nam. Bất chấp việc dỡ bỏ lệnh cấm vận, hàng rào thuế quan cao vẫn tiếp tục được áp lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nước đang chờ được trao quy chế “tối huệ quốc,” một quy chế thương mại của Hoa Kỳ mà Việt Nam có thể đạt được sau khi mở rộng chương trình cải cách thị trường tự do. Continue reading “11/07/1995: Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam”

10/07/1990: Gorbachev tái đắc cử Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô

95e07d3e5d85f093f0102495c5d3b4729e47d229

Nguồn:Gorbachev re-elected as head of Communist Party,” History.com (truy cập ngày 08/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, như một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ đối với những cải cách kinh tế và chính trị sâu rộng của mình, Mikhail Gorbachev đã đứng vững trước nhiều lời chỉ trích nặng nề từ các đối thủ chính trị và tái đắc cử chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô với đa số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, chiến thắng của Gorbachev chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991.

Gorbachev lên nắm quyền ở Liên Xô vào năm 1985 và ngay lập tức bắt đầu thúc đẩy cải cách trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Liên Xô. Trong nước, ông ủng hộ sự tự do kinh tế lớn hơn và theo hướng kinh tế thị trường tự do trong một số lĩnh vực nhất định. Ông cũng yêu cầu tự do chính trị lớn hơn, và trả tự do cho một số lượng lớn tù nhân chính trị. Trong chính sách đối ngoại, Gorbachev tìm cách làm tan băng Chiến tranh Lạnh trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Continue reading “10/07/1990: Gorbachev tái đắc cử Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô”

09/07/1960: Xô – Mỹ đe dọa nhau về tình hình Cuba

DB4751D2-EDDD-41DF-B94DA5698A8BDD5D

Nguồn:Khrushchev and Eisenhower trade threats over Cuba,” History.com (truy cập ngày 08/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1960, Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower và Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô (Thủ tướng) Nikita Khrushchev đã trực tiếp đưa ra những lời đe dọa về tương lai của Cuba. Trong những năm sau đó, Cuba đã trở thành tiêu điểm nguy hiểm  của cuộc cạnh tranh thời Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.

Vào tháng Giêng năm 1959, nhà cách mạng Cuba Fidel Castro đã lật đổ chế độ độc tài lâu năm của Fulgencio Batista. Mặc dù Hoa Kỳ công nhận chính quyền mới của Castro, nhưng nhiều thành viên trong chính phủ Eisenhower vẫn còn những hoài nghi sâu sắc liên quan đến định hướng chính trị của nhà lãnh đạo mới đầy lôi cuốn của Cuba. Continue reading “09/07/1960: Xô – Mỹ đe dọa nhau về tình hình Cuba”

08/07/1994: “Lãnh tụ vĩ đại” của Triều Tiên qua đời

kim-il-sung

Nguồn:North Korea’s ‘Great Leader’ dies,” History.com (truy cập ngày 07/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), nhà độc tài cộng sản Bắc Triều Tiên lên nắm quyền từ năm 1948, qua đời sau một cơn đau tim ở tuổi 82.

Trong những năm 1930, Kim chiến đấu chống lại sự chiếm đóng bán đảo Triều Tiên của Nhật Bản và được chính quyền Xô viết tuyển chọn, ông được đến Liên Xô để huấn luyện về quân sự và chính trị. Sau đó, ông trở thành một người cộng sản và chiến đấu trong Hồng quân Liên Xô trong Thế Chiến II.

Năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai vùng ảnh hưởng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, và vào năm 1948, Kim trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên). Với hi vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực, Kim đã phát động một cuộc xâm lược Nam Triều Tiên vào tháng 6 năm 1950, châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Triều Tiên, và kết thúc trong bế tắc trong năm 1953. Continue reading “08/07/1994: “Lãnh tụ vĩ đại” của Triều Tiên qua đời”

07/07/1942: Đức quyết định thí nghiệm y học trên tù nhân Do Thái

34805

Nguồn:Himmler decides to begin medical experiments on Auschwitz prisoners,” History.com (truy cập ngày 06/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1942, Heinrich Himmler, người đứng sau nạn diệt chủng của Đức Quốc xã, cùng với ba người khác, trong đó có một bác sĩ, đã quyết định sẽ bắt đầu tiến hành thí nghiệm trên các nữ tù nhân bị giam giữ trong trại tập trung Auschwitz và khảo sát việc mở rộng những thí nghiệm này trên nam giới.

Himmler, kiến trúc sư của chương trình thảm sát người Do Thái ở châu Âu của Hitler, đã triệu tập một hội nghị ở Berlin để thảo luận về những triển vọng cho việc sử dụng tù nhân trong các trại tập trung làm đối tượng cho các cuộc thí nghiệm y học. Trong số những người tham gia hội nghị có trưởng cơ quan Thanh tra trại tập trung, đại tướng thuộc lực lượng Đội cận vệ (SS) Richard Glücks (bác sĩ trưởng), Thiếu tướng SS Karl Gebhardt, và giáo sư Carl Clauberg (một trong những bác sĩ phụ khoa hàng đầu của Đức). Continue reading “07/07/1942: Đức quyết định thí nghiệm y học trên tù nhân Do Thái”

06/07/1967: Nội chiến Nigeria bùng nổ

Colonel-Ojukwu-military-g-007

Nguồn:Civil war in Nigeria,” History.com (truy cập ngày 05/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1967, chỉ năm tuần sau khi tách khỏi Nigeria, nước Cộng hòa Biafra ly khai đã bị các lực lượng chính phủ Nigeria tấn công, mở ra cuộc nội chiến ở đất nước này.

Năm 1960, Nigeria giành được độc lập từ Anh. Sáu năm sau, người Hausas theo Hồi giáo ở miền Bắc Nigeria bắt đầu tàn sát tộc người Igbos theo Cơ đốc giáo trong khu vực, khiến hàng chục ngàn người Igbos phải bỏ chạy về miền Đông, nơi tộc người của họ chiếm đa số. Người Igbos cho rằng chính phủ quân sự hà khắc của Nigeria sẽ không cho họ cơ hội phát triển, thậm chí là cả tồn tại, vì thế mà đến ngày 30 tháng 5 năm 1967, Trung tá Odumegwu Ojukwu cùng một số đại diện không phải là người Igbos khác trong khu vực đã thành lập nên nước Cộng hòa Biafra, bao gồm một số tiểu bang của Nigeria. Continue reading “06/07/1967: Nội chiến Nigeria bùng nổ”

05/07/1950: Lính Mỹ đầu tiên tử trận trong Chiến tranh Triều Tiên

083857-inspection-951

Nguồn:First U.S. fatality in the Korean War,” History (Truy cập ngày 07/05/2015).

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1950, ở gần thành phố Sojong, Hàn Quốc, binh nhì bộ binh Kenneth Shadrick, đến từ Skin Fork, Tây Virginia, đã trở thành lính Hoa Kỳ đầu tiên được ghi nhận là thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên. Shadrick là thành viên một đội súng chống tăng bazooka. Sau khi nã đạn vào một xe tăng do Liên Xô chế tạo, anh đã bị đạn súng máy của đối phương bắn gục khi đang ngước đầu lên nhắm mục tiêu.

Khi Thế chiến thứ hai bước đến hồi kết, “tam hùng” cường quốc Đồng minh – Hoa Kỳ, Liên Xô và Anh Quốc – đã đồng ý phân chia Triều Tiên thành hai vùng đóng quân tách biệt và tạm thời quản lý đất nước này. Triều Tiên bị chia cắt dọc theo vĩ tuyến 38, với quân Liên Xô đóng ở phía Bắc và lực lượng Hoa Kỳ đóng ở phía Nam. Đến năm 1949, hai chính quyền riêng biệt đã được thành lập. Cả Hoa Kỳ lẫn Liên Xô đền rút phần lớn quân đội ra khỏi Bán đảo Triều Tiên. Cả hai bờ vĩ tuyến 38 đều đầy ắp những công sự phòng thủ. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc không được chuẩn bị để đương đầu với một dòng thác quân lính Bắc Triều Tiên và xe tăng do Liên Xô chế tạo tràn qua biên giới vào ngày 25 tháng 6 năm 1950. Continue reading “05/07/1950: Lính Mỹ đầu tiên tử trận trong Chiến tranh Triều Tiên”

Woodrow Wilson – Tổng thống Mỹ theo chủ nghĩa lý tưởng

131025102010-woodrow-wilson-story-top

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 4/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Wilson là vị tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ. Ông là người đẩy mạnh sự can dự của Mỹ trong các vấn đề thế giới hơn hẳn các tổng thống tiền nhiệm. Tầm nhìn mang tính lý tưởng hóa của ông góp phần vào sự thành lập Hội Quốc Liên.

Thomas Woodrow Wilson sinh ngày 28 tháng 12 năm 1856 tại Staunton, bang Virginia. Cha ông là một mục sư của Giáo Hội Trưởng lão[1] (Presbyterian). Wilson lớn lên tại Georgia và South Caroline trong bối cảnh của cuộc Nội chiến Mỹ. Ông theo học ở trường Đại học Princeton và không lâu sau trở thành luật sư. Sau đó ông đạt được học vị tiến sĩ về lịch sử và khoa học chính trị tại Đại học John Hopkins.

Với một sự nghiệp học thuật thành công, Wilson trở thành chủ tịch Đại học Princeton từ năm 1902 đến 1910. Ông gây được sự chú ý từ những nỗ lực cải cách và được đảng Dân chủ bang New Jersey mời tranh cử chức thống đốc năm 1910. Thắng lợi trong cuộc tranh cử là khởi đầu cho sự nghiệp chính trị của Wilson. Năm 1912, ông đại diện cho đảng Dân chủ đắc cử tổng thống. Continue reading “Woodrow Wilson – Tổng thống Mỹ theo chủ nghĩa lý tưởng”

02/07/1964: Tổng thống Johnson ký Đạo luật Quyền Dân sự

MEMO-master675

Nguồn:Johnson signs Civil Rights Act,” History.com (truy cập ngày 30/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã phê chuẩn Đạo luật Quyền Dân sự lịch sử trong một buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc từ Nhà Trắng.

Trong vụ kiện cột mốc giữa Brown và Hội đồng Giáo dục năm 1954 (Brown v. Board of Education of Topeka), Tối cao Pháp viện Mỹ đã phán quyết rằng sự phân biệt chủng tộc trong các trường học là vi hiến. Mười năm sau đó đã chứng kiến nhiều bước tiến lớn trong phong trào dân quyền của người Mỹ gốc Phi, khi các cuộc biểu tình bất bạo động giành được sự ủng hộ của hàng ngàn người. Những cột mốc đáng nhớ trong cuộc đấu tranh này bao gồm cuộc tẩy chay xe buýt ở Montgomery năm 1955 – nổi lên sau khi một cư dân của Alabama là bà Rosa Parks từ chối nhường ghế cho một người phụ nữ da trắng trên chiếc xe buýt công cộng của thành phố – và bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ” nổi tiếng của mục sư Martin Luther King, Jr. trước cuộc biểu tình gồm hàng trăm ngàn người ở Washington, D.C. năm 1963. Continue reading “02/07/1964: Tổng thống Johnson ký Đạo luật Quyền Dân sự”

01/07/1997: Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc

Jiang Zemin shakes hands with Charles, Prince of Wales at the handover ceremony for Hong Kong at the Hong Kong Convention and Exhibition Centre, at midnight of 30 June 1997.

Nguồn:Hong Kong returned to China,” History.com (truy cập ngày 30/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 7 năm 1997, Hồng Kông được trao trả lại cho chính quyền Trung Quốc trong một buổi lễ có sự hiện diện của Thủ tướng Anh Tony Blair, Thái tử Charles, Thân vương xứ Wales, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, và Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright. Trừ việc vài ngàn người Hồng Kông đã phản đối việc trao trả này thì buổi lễ đã diễn ra trang trọng và hòa bình.

Năm 1839, nước Anh xâm lược Trung Quốc để đè bẹp những người phản đối sự can thiệp của Anh vào các vấn đề kinh tế, xã hội, và chính trị của đất nước này. Một trong những hành động đầu tiên của người Anh trong chiến tranh là đánh chiếm Hồng Kông, một hòn đảo nhỏ thưa thớt người nằm ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc. Năm 1841, Trung Quốc đã nhượng lại hòn đảo cho người Anh bằng việc ký Hiệp định Xuyên Tị (Convention of Chuenpi – nghĩa đen là “hiệp định xỏ mũi”), và đến năm 1812 Hiệp ước Nam Kinh được ký, chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất. Continue reading “01/07/1997: Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc”

29/06/1966: Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội, Hải Phòng

cv64-a1e

Nguồn:Vietnam air war escalates,” History.com (truy cập ngày 28/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1966, trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Mỹ ném bom các trung tâm dân cư lớn của miền Bắc Việt Nam là Hà Nội và Hải Phòng, phá hủy các kho chứa dầu nằm gần hai thành phố. Quân đội Mỹ hi vọng rằng bằng cách ném bom Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, và Hải Phòng, cảng lớn nhất miền Bắc, các lực lượng cộng sản sẽ bị tước đi các nguồn cung ứng quân sự cần thiết và kéo theo là cả khả năng tiếp tục cuộc chiến.

Năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bắt đầu gửi một lượng lớn nhân viên quân sự tới Việt Nam để củng cố chế độ chuyên quyền kém hiệu quả ở miền Nam Việt Nam để chống lại các lực lượng cộng sản miền Bắc. Ba năm sau, sau khi chính phủ miền Nam Việt Nam sụp đổ, Tổng thống Lyndon B. Johnson ra lệnh rải bom hạn chế lên miền Bắc Việt Nam, và Quốc hội đã cho phép Mỹ sử dụng bộ binh để tham chiến. Continue reading “29/06/1966: Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội, Hải Phòng”

28/06/1948: Nam Tư bị khai trừ khỏi COMINFORM

U1398457-24

Nguồn:Yugoslavia expelled from COMINFORM,” History.com (Truy cập ngày 27/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1948, Liên Xô đã khai trừ Nam Tư khỏi Cục Thông tin Cộng sản Quốc tế (COMINFORM) vì lập trường của nước này về cuộc Nội chiến Hy Lạp (1946–49). Việc trục xuất này là bằng chứng cụ thể của sự chia cắt vĩnh viễn diễn ra giữa Liên Xô và Nam Tư.

Liên Xô thành lập COMINFORM vào năm 1947 nhằm điều phối các đảng cộng sản ở Liên Xô, Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Ý, Pháp, Tiệp Khắc, Romania, và Nam Tư. Hầu hết các nhà quan sát phương Tây cho rằng tổ chức này là sự kế thừa của Quốc tế Cộng sản (vốn đã bị Liên Xô giải thể từ năm 1943 nhằm xoa dịu những đồng minh chiến tranh của Liên Xô là Hoa Kỳ và Vương quốc Anh). Continue reading “28/06/1948: Nam Tư bị khai trừ khỏi COMINFORM”

27/06/1950: Liên Hợp Quốc chấp thuận dùng vũ lực quân sự với Bắc Triều Tiên

KOREAN WAR

Nguồn:U.N. approves armed force to repel North Korea,” History.com (truy cập ngày 26/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1950, chỉ hai ngày sau khi các lực lượng Bắc Triều Tiên cộng sản tràn xuống miền Nam Triều Tiên, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết được đưa ra bởi Hoa Kỳ nhằm kêu gọi sử dụng vũ lực quân sự để đẩy lùi những kẻ Bắc Triều Tiên xâm lược. Động thái này cho Hoa Kỳ cái cớ để can thiệp vào cuộc xung đột và đây cũng là lần đầu tiên Hội đồng Bảo an chấp thuận việc sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết xung đột quốc tế.

Ngày 25 tháng 6 năm 1950, Bắc Triều Tiên bắt đầu tấn công Nam Triều Tiên. Mặc dù một số nhân viên quân sự của Mỹ cũng đang có mặt ở Nam Triều Tiên, các lực lượng Bắc Triều Tiên vẫn nhanh chóng tiến quân. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ban hành một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn và chấm dứt cuộc xâm lược của Bắc Triều Tiên gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên đã bác bỏ nghị quyết này vì cho nó là “bất hợp pháp.” Continue reading “27/06/1950: Liên Hợp Quốc chấp thuận dùng vũ lực quân sự với Bắc Triều Tiên”

26/06/1945: Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký

declarationun

Nguồn:U.N. Charter signed,” History.com (truy cập ngày 25/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, trong khán phòng của Nhà hát Herbst ở San Francisco, các đại biểu đến từ 50 quốc gia đã ký vào bản Hiến chương Liên Hợp Quốc, thành lập nên tổ chức quốc tế với vai trò cứu “những thế hệ sau khỏi thảm họa của chiến tranh.” Hiến chương Liên Hợp Quốc được phê chuẩn ngày 24 tháng 10 cùng năm, và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đầu tiên được triệu tập ở Luân Đôn vào ngày mùng 10 tháng 1 năm 1946.

Bất chấp sự thất bại của Hội Quốc Liên trong việc phân xử những xung đột dẫn đến Thế chiến II, đầu năm 1942, các nước Đồng Minh vẫn đề nghị thành lập một cơ quan quốc tế mới để duy trì hòa bình trong thế giới thời hậu chiến. Ý tưởng thành lập Liên Hợp Quốc bắt đầu được đưa ra từ tháng 8 năm 1941 khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill ký bản Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó bao gồm một bộ nguyên tắc hợp tác quốc tế trong vấn đề duy trì hòa bình và an ninh. Continue reading “26/06/1945: Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký”

25/06/1950: Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ

military-trucks-crossing-38th-parallel

Nguồn:Korean War begins,” History.com (truy cập ngày 24/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1950, các lực lượng vũ trang của quân đội Bắc Triều Tiên cộng sản đã đổ vào Nam Triều Tiên (Hàn Quốc), châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Hành động dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ nhanh chóng can thiệp để bảo vệ Hàn Quốc và bắt đầu một cuộc chiến đẫm máu và mệt mỏi trong suốt ba năm sau đó.

Triều Tiên, từng là thuộc địa của Nhật Bản, đã bị chia cắt thành hai miền chiếm đóng sau Thế chiến II. Quân đội Hoa Kỳ tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản ở Nam Triều Tiên, trong khi Liên Xô làm điều tương tự ở miền Bắc. Tuy nhiên, cũng như ở nước Đức, những khu vực “tạm thời” nhanh chóng bị chia cắt vĩnh viễn. Liên Xô hỗ trợ cho việc thiết lập một chế độ cộng sản ở Bắc Triều Tiên, trong khi Hoa Kỳ trở thành nguồn bảo trợ quân sự và tài chính chủ yếu cho Nam Triều Tiên. Continue reading “25/06/1950: Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ”

23/06/1967: Johnson gặp Kosygin bàn về Việt Nam

640px-Glassboro-meeting1967

Nguồn:Lyndon B. Johnson meets with Aleksei Kosygin,” History.com (truy cập ngày 22/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hi vọng về một mối quan hệ tốt hơn giữa Hoa Kỳ và Liên Xô được đẩy lên cao khi vào ngày này năm 1967, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Liên Xô Aleksei Kosygin ở Glassboro, tiểu bang New Jersey, trong một hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày (được gọi là Hội nghị thượng đỉnh Glassboro). Tuy nhiên, hội nghị đã không đạt được kết quả chắc chắn nào khi các vấn đề về Việt Nam và Trung Đông tiếp tục chia rẽ hai siêu cường của thế giới.

Cuộc gặp mặt giữa Johnson và Kosygin là lần đầu tiên một Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Thủ tướng) của Liên Xô gặp gỡ một Tổng thống Mỹ kể từ sau cuộc gặp mặt giữa Nikita Khrushchev và Tổng thống Dwight D. Eisenhower năm 1959. Quan hệ giữa hai nước lúc này đang rất căng thẳng. Trung Đông tiếp tục là một vấn đề khó khăn cho nước Mỹ khi Mỹ phải dành một khoản viện trợ kinh tế và quân sự khổng lồ cho Israel, Liên Xô lại cố gắng gấp đôi số viện trợ đó cho các quốc gia Ả Rập. Continue reading “23/06/1967: Johnson gặp Kosygin bàn về Việt Nam”

22/06/1941: Đức mở Chiến dịch Barbarossa, xâm lược Liên Xô

542567045

Nguồn:Germany launches Operation Barbarossa—the invasion of Russia,” History.com (truy cập ngày 21/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, hơn 3 triệu quân Đức đã tiến hành xâm lược Liên Xô trong ba chiến dịch tấn công song song với một lực lượng xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới. 19 sư đoàn xe tăng, 3.000 xe tăng, 2.500 máy bay, cùng 7.000 khẩu pháo đã đổ vào một mặt trận kéo dài ngàn dặm trong khi Hitler tham chiến ở một mặt trận thứ hai.

Bất chấp việc Đức và Liên Xô đã ký một “hiệp ước bất tương xâm” năm 1939, theo đó cả hai cùng đảm bảo mỗi nước có một khu vực ảnh hưởng nhất định mà không bị can thiệp, sự ngờ vực giữa hai nước vẫn ở mức cao. Khi Liên Xô xâm lược Rumania năm 1940, Hitler đã nhận thấy mối đe dọa tới nhà cung cấp dầu khu vực Balkan của mình. Ông lập tức phản ứng bằng cách điều 2 sư đoàn xe bọc thép và 10 sư đoàn bộ binh vào Ba Lan, đặt ra mối đe dọa tương tự với Liên Xô. Tuy nhiên, động thái phòng vệ ban đầu này đã chuyển thành một kế hoạch tấn công phủ đầu của người Đức. Continue reading “22/06/1941: Đức mở Chiến dịch Barbarossa, xâm lược Liên Xô”

21/06/1788: Hiến pháp Mỹ được phê chuẩn

shutterstock_72889642

Nguồn:U.S. Constitution ratified,” History.com (truy cập ngày 20/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1788, New Hampshire đã trở thành tiểu bang thứ chín và là tiểu bang cần thiết cuối cùng phê chuẩn Hiến pháp của Hoa Kỳ để đưa văn bản này trở thành luật của xứ sở (the law of the land).

Đến năm 1786, những khiếm khuyết trong Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation) thời hậu Cách mạng Mỹ đã lộ rõ, chẳng hạn như việc thiếu một cơ quan trong ương phụ trách thương mại trong nước và nước ngoài. Quốc hội đã thông qua một kế hoạch soạn thảo một bản hiến pháp mới, và đến ngày 25 tháng 5 năm 1787, Hội nghị Lập hiến được triệu tập tại Hội trường Độc lập ở Philadelphia. Ngày 17 tháng 9 năm 1787 , sau ba tháng thảo luận dưới sự giám sát của Chủ tịch Hội nghị George Washington, bản Hiến pháp mới của nước Mỹ, thứ tạo ra một chính phủ liên bang mạnh mẽ với một hệ thống kiềm chế và đối trọng phức tạp, được ký bởi 38 trên 41 đại biểu có mặt tại lễ bế mạc Hội nghị. Theo Điều VII của Hiến pháp, nó sẽ không được thừa nhận khi chưa nhận được sự phê chuẩn của 9 trên 13 tiểu bang. Continue reading “21/06/1788: Hiến pháp Mỹ được phê chuẩn”