Tại sao Trung Quốc nên lo lắng về phản ứng của châu Á đối với AUKUS?

Nguồn: Derek Grossman, “Why China Should Worry About Asia’s Reaction to AUKUS,” Foreign Policy, 12/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay cả một số quốc gia không liên kết cũng có tín hiệu ủng hộ một cách thận trọng.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại San Diego vào tháng trước, ba nhà lãnh đạo đã công bố bước quan trọng tiếp theo cho Hiệp ước An ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS). Australia sẽ mua ít nhất ba, có thể là năm, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia từ Mỹ, và sau cùng, họ sẽ cùng với Anh triển khai một lớp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới do ba quốc gia cùng phát triển. Continue reading “Tại sao Trung Quốc nên lo lắng về phản ứng của châu Á đối với AUKUS?”

23/04/1969: Sirhan Sirhan nhận án tử hình vì ám sát Robert F. Kennedy

Nguồn: Sirhan Sirhan receives death penalty for assassination of Robert F. Kennedy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Sirhan Sirhan đã nhận bản án tử hình sau khi bị kết tội ám sát chính trị gia Robert F. Kennedy. Năm 1972, bản án của hắn được giảm xuống tù chung thân sau khi California bãi bỏ án tử hình.

Rạng sáng ngày 5/6/1968, Robert Kennedy, thượng nghị sĩ của New York, người vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ giành vị trí ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ ở California, đã có bài phát biểu chiến thắng trong phòng khiêu vũ của Khách sạn Ambassador ở Los Angeles. Continue reading “23/04/1969: Sirhan Sirhan nhận án tử hình vì ám sát Robert F. Kennedy”

22/04/1778: John Paul Jones dẫn đầu cuộc đột kích của Mỹ vào Whitehaven

Nguồn: John Paul Jones leads American raid on Whitehaven, England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, lúc 11 giờ tối, Chỉ huy John Paul Jones đã dẫn đầu một nhóm nhỏ gồm hai chiếc thuyền từ tàu của ông, USS Ranger, tấn công một cảng cạn ở Whitehaven, Anh, nơi mà theo lời kể của chính ông, có 400 tàu buôn của Anh đang thả neo. Jones hy vọng sẽ kịp đến cảng lúc nửa đêm, khi thủy triều xuống, vì đó là lúc các con tàu dễ bị tổn thương nhất. Continue reading “22/04/1778: John Paul Jones dẫn đầu cuộc đột kích của Mỹ vào Whitehaven”

20/04/1902: Marie và Pierre Curie phân lập radium thành công

Nguồn: Marie and Pierre Curie isolate radium, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1902, Marie và Pierre Curie đã phân lập thành công muối radium phóng xạ từ pitchblende (quặng uraninite) trong phòng thí nghiệm của họ ở Paris. Năm 1898, vợ chồng Curie phát hiện ra sự tồn tại của các nguyên tố radium và polonium trong nghiên cứu về pitchblende của họ. Một năm sau khi cô lập được radium, hai người đã chia sẻ Giải Nobel Vật lý năm 1903 với nhà khoa học người Pháp A. Henri Becquerel vì những nghiên cứu mang tính đột phá của họ về phóng xạ. Continue reading “20/04/1902: Marie và Pierre Curie phân lập radium thành công”

Mặt trận thứ hai của Putin: Kiểm soát người dân Nga

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Putin’s Second Front,” Foreign Affairs, 07/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành cuộc chiến giành lấy tinh thần của người Nga.

Trong hơn hai thập niên qua, những người dân thường ở nước Nga của Vladimir Putin chí ít cũng có thể tin tưởng vào một quyền cơ bản: quyền được thụ động. Chừng nào họ còn sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ trước nạn tham nhũng của tầng lớp chóp bu và sự cai trị không hồi kết của chế độ Putin, thì họ không bắt buộc phải thể hiện rằng mình tích cực ủng hộ chính phủ. Họ không quan tâm nước Nga đang làm gì trên thế giới. Chỉ cần họ không can thiệp vào công việc của giới thượng lưu, họ được tự do sống cuộc sống của mình. Continue reading “Mặt trận thứ hai của Putin: Kiểm soát người dân Nga”

18/04/2014: Ngày chết chóc nhất trên Đỉnh Everest

Nguồn: Mt. Everest sees its single deadliest day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, 16 hướng dẫn viên leo núi người Nepal, hầu hết là người dân tộc Sherpa, đã thiệt mạng trong trận tuyết lở trên Núi Everest. Sự kiện này là vụ tai nạn chết người nghiêm trọng nhất trong lịch sử của Dãy Himalaya, cao hơn 8.800m so với mực nước biển, nằm tại biên giới giữa Nepal và Trung Quốc.

Trận tuyết lở xảy ra vào khoảng 6:30 sáng, chôn vùi nhóm hướng dẫn viên Sherpa tại khu vực nổi tiếng là nguy hiểm của Everest, Khumbu Icefall, nằm ở độ cao khoảng 5.790m. Vào thời điểm đó, những người Sherpa này đang vận chuyển rất nhiều thiết bị cho các đoàn khách thám hiểm. Continue reading “18/04/2014: Ngày chết chóc nhất trên Đỉnh Everest”

Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why Xi Jinping did not meet Taiwan’s ex-president,” Nikkei Asia, 13/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hữu ích của Mã Anh Cửu đối với Bắc Kinh có thể đang suy giảm.

Trong lúc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California vào tuần trước, người tiền nhiệm của bà, Mã Anh Cửu, đã xuất hiện ở Trung Quốc đại lục.

Thoạt tiên, có vẻ như Trung Quốc đang trải thảm đỏ chào đón Mã – cựu tổng thống Đài Loan đầu tiên đặt chân lên đại lục. Nhưng khi chuyến đi kết thúc, người ta lại bắt đầu nghĩ đến câu thành ngữ tiếng Trung “đầu rồng, đuôi rắn.” Mọi chuyện đã khởi đầu khá tốt đẹp, nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Continue reading “Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?”

ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P2)

Nguồn: Kishore Mahbubani, “Asia’s Third Way,” Foreign Affairs, Tháng 3-Tháng 4/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

ĐẦU TÀU PHƯƠNG NAM

Cách tiếp cận của ASEAN trong việc quản lý cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ là bài học cho các nước đang phát triển. Khi Trung Quốc tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư với các quốc gia thuộc phương Nam, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng cách tiếp cận thực dụng tương tự để cân bằng các mối quan tâm của Bắc Kinh và Washington. Điều này không có gì bất ngờ. Nhiều nước đang phát triển tôn trọng và ngưỡng mộ những thành tựu của ASEAN và coi kinh nghiệm của khu vực là kim chỉ nam cho họ. Continue reading “ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P2)”

16/04/1947: Nổ phân bón khiến 581 người thiệt mạng ở Texas

Nguồn: Fertilizer explosion kills 581 in Texas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra trong quá trình chất phân bón lên tàu chở hàng Grandcamp tại một bến tàu ở Thành phố Texas, bang Texas. Gần 600 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương, còn con tàu bị nổ tung thành từng mảnh.

Ammonium nitrate đã được Quân đội Mỹ sử dụng làm chất nổ trong Thế chiến II và sau khi chiến tranh kết thúc, người ta vẫn tiếp tục sản xuất loại hóa chất này vì nó được phép dùng làm phân bón. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa trong quá trình vận chuyển hóa chất đã trở nên lỏng lẻo hơn rất nhiều trong những năm sau chiến tranh. Continue reading “16/04/1947: Nổ phân bón khiến 581 người thiệt mạng ở Texas”

ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P1)

Nguồn: Kishore Mahbubani, “Asia’s Third Way,” Foreign Affairs, Tháng 3-Tháng 4/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

ASEAN đã tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc như thế nào?

Cuộc cạnh tranh địa chính trị đang định hình thời đại của chúng ta là cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong lúc căng thẳng gia tăng xoay quanh vấn đề thương mại và Đài Loan, cùng nhiều vấn đề khác, có thể hiểu được tại sao nhiều quốc gia lại ngày càng lo ngại về một tương lai được định hình bởi sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Tuy nhiên, một khu vực đã tự tạo ra con đường hòa bình và thịnh vượng xuyên qua kỷ nguyên lưỡng cực này. Nằm ở trung tâm địa lý của cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, Đông Nam Á không chỉ cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh và Washington, đi dây ngoại giao để giữ vững lòng tin của cả hai bên, mà còn khiến Trung Quốc và Mỹ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và phát triển của mình. Continue reading “ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P1)”

15/04/1920: Vụ án Sacco-Vanzetti thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ

Nguồn: The Sacco-Vanzetti case draws national attention, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, một nhân viên tiền lương và một nhân viên bảo vệ đã bị giết trong một vụ cướp có vũ trang xảy ra ngay giữa buổi chiều tại một công ty giày ở South Braintree, Massachusetts. Vụ án tưởng chừng bình thường này đã phát triển thành một trong những phiên tòa nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, đồng thời là bước ngoặt đối với việc phát hiện tội phạm qua bằng chứng pháp y. Continue reading “15/04/1920: Vụ án Sacco-Vanzetti thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ”

Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?

Nguồn: Andrew Moore, “How AI Could Revolutionize Diplomacy,” Foreign Policy, 21/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ ChatGPT đến điện toán lượng tử, các công nghệ mới nổi sẽ cung cấp các công cụ mới để kiến tạo hòa bình.

Đã hơn một năm kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine, có rất ít dấu hiệu cho thấy xung đột sẽ sớm kết thúc. Thành công của Ukraine trên chiến trường đã được hỗ trợ bởi việc sử dụng sáng tạo các công nghệ mới, từ máy bay không người lái đến các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mã nguồn mở. Nhưng sau cùng thì, cuộc chiến ở Ukraine – giống như bất kỳ cuộc chiến nào khác – sẽ kết thúc bằng đàm phán. Và dù cuộc xung đột đã thúc đẩy những cách tiếp cận mới đối với chiến tranh, thì các phương pháp ngoại giao vẫn đang bị mắc kẹt ở thế kỷ 19. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?”

13/04/2017: Mỹ thả “Mẹ của các loại bom” xuống khu phức hợp của ISIS

Nguồn: U.S. military drops “Mother of All Bombs” on ISIS tunnel complex, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, lực lượng Mỹ tại Afghanistan đã thả một trong những vũ khí phi hạt nhân lớn nhất từng được quân đội nước này sử dụng. “Mẹ của các loại bom” (Mother of All Bombs) đã tấn công khu phức hợp đường hầm của Nhà nước Hồi giáo ISIS với sức công phá tương đương 11 tấn thuốc nổ. Hơn 90 chiến binh Hồi giáo đã chết trong vụ ném bom. Continue reading “13/04/2017: Mỹ thả “Mẹ của các loại bom” xuống khu phức hợp của ISIS”

Tại sao Đài Loan quan trọng với thế giới?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Taiwan matters to the world,” Financial Times, 10/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh là cái giá có thể chấp nhận được để bảo vệ một nền dân chủ châu Á đang phát triển mạnh mẽ.

Mỹ có nên bảo vệ Đài Loan? Đây không phải là một cuộc tranh luận trừu tượng. Cuối tuần qua, Bắc Kinh đã mô phỏng các đợt tấn công ném bom nhắm vào hòn đảo, trong khi lực lượng hải quân của họ bao vây Đài Loan.

Để đối phó với việc Trung Quốc liên tục leo thang áp lực quân sự lên hòn đảo, Tổng thống Joe Biden đã hứa – bốn lần – rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công của Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Đài Loan quan trọng với thế giới?”

11/04/1951: Tổng thống Truman bãi nhiệm Tướng MacArthur

Nguồn: President Truman relieves General MacArthur of duties in Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong cuộc đối đầu quân sự-dân sự có lẽ là nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, Tổng thống Harry S. Truman đã bãi nhiệm Tướng Douglas MacArthur khỏi vị trí Tổng tư lệnh lực lượng Mỹ tại Bán đảo Triều Tiên. Việc sa thải MacArthur đã gây ra một làn sóng phản đối trong công chúng Mỹ, nhưng Truman vẫn cam kết coi cuộc xung đột ở Triều Tiên là một “cuộc chiến có giới hạn.” Continue reading “11/04/1951: Tổng thống Truman bãi nhiệm Tướng MacArthur”

Tại sao Lý Cường muốn Trung Quốc cải thiện quan hệ với Nhật?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s Li Qiang orchestrates warm welcome for Hayashi,” Nikkei Asia, 04/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tân thủ tướng Trung Quốc cần quan hệ tốt hơn với Nhật Bản để phục hồi nền kinh tế

Chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cuối tuần qua – chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một ngoại trưởng Nhật sau ba năm – đã không có nhiều bức ảnh vui vẻ.

Nhưng xét đến mối quan hệ đang căng thẳng giữa hai nước, Bắc Kinh đã chào đón Hayashi tương đối nồng nhiệt. Continue reading “Tại sao Lý Cường muốn Trung Quốc cải thiện quan hệ với Nhật?”

09/04/2005: Thái tử Charles và Camilla Parker Bowles kết hôn

Nguồn: Prince Charles and Camilla Parker Bowles wed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, gần tám năm sau khi Công nương Diana qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi khiến cả thế giới thương tiếc, Thái tử Charles, chồng cũ của bà đồng thời là người thừa kế ngai vàng nước Anh, đã kết hôn với người tình lâu năm, Camilla Parker Bowles. Đám cưới đã được tổ chức một cách riêng tư tại Windsor Guildhall, cách London 30 dặm. Buổi lễ ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 8/4, nhưng đã phải dời lại để không trùng với tang lễ của Giáo hoàng John Paul II. Continue reading “09/04/2005: Thái tử Charles và Camilla Parker Bowles kết hôn”

08/04/1904: Anh và Pháp ký Hiệp ước Thân mật

Nguồn: Britain and France sign Entente Cordiale, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1904, khi Thế chiến I chỉ còn 10 năm nữa là sẽ nổ ra ở châu Âu, Anh và Pháp đã ký một thỏa thuận, sau này được gọi là Hiệp ước Thân mật (Entente Cordiale), giải quyết các tranh chấp thuộc địa có từ lâu đời ở Bắc Phi và thiết lập một sự hiểu biết ngoại giao giữa hai nước. Continue reading “08/04/1904: Anh và Pháp ký Hiệp ước Thân mật”

06/04/1832: Chiến tranh Black Hawk bắt đầu

Nguồn: Black Hawk War begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1832, quyết tâm chống lại sự hiện diện ngày càng lớn của những người da trắng châu Âu định cư trên các vùng đất truyền thống của bộ lạc mình, chiến binh người Sauk, có biệt danh là Black Hawk, đã bị cuốn vào một cuộc chiến với nước Mỹ.

Được người trong bộ lạc gọi là Ma-ka-tai-me-she-kia-kiak, Black Hawk sinh năm 1767 tại làng Saukenuk thuộc bang Illinois ngày nay. Ông đã nhanh chóng nổi tiếng là một chiến binh ngoan cường và dũng cảm trong các cuộc giao tranh thường xuyên nổ ra giữa người Sauk và kẻ thù chính của họ, tộc Osage. Tuy nhiên, đến đầu những năm 1800, Black Hawk bắt đầu nhận ra rằng mối đe dọa thực sự đối với bộ lạc của ông là lượng người da trắng đổ về khu vực này ngày một nhiều. Continue reading “06/04/1832: Chiến tranh Black Hawk bắt đầu”

Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh

Nguồn: John Pomfret và Matt Pottinger, “Xi Jinping Says He Is Preparing China for War,” Foreign Affairs, 29/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và thế giới nên lưu tâm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông đang chuẩn bị cho chiến tranh. Tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nó vào tháng 3, Tập đã lồng ghép chủ đề sẵn sàng tham chiến vào bốn bài phát biểu riêng biệt. Thậm chí trong một bài phát biểu, ông còn nói với các tướng lĩnh rằng “hãy dám đánh.” Chính phủ của ông cũng vừa tuyên bố tăng 7,2% ngân sách quốc phòng, vốn đã tăng gấp đôi trong thập niên vừa qua, đồng thời công bố các kế hoạch giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh còn tiết lộ các luật mới về quân sự, các hầm trú ẩn phòng không mới ở các thành phố nằm dọc Eo biển Đài Loan, và các văn phòng “Huy động Quốc phòng” mới trên toàn quốc. Continue reading “Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh”