25/09/1775: Ethan Allen, người sáng lập thuộc địa Vermont, bị bắt

Nguồn: Ethan Allen is captured, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1775, Đại tá của Quân đội Lục địa là Ethan Allen đã bị quân Anh bắt sau khi huỷ một cuộc tấn công được hoạch định sơ sài và sai thời điểm vào thành phố Montreal do Anh kiểm soát. Sau khi được xác định là sĩ quan của Quân đội Lục địa, Allen đã bị bắt giam và đưa đến Anh để hành quyết.

Mặc dù Allen cuối cùng đã thoát khỏi việc bị xử tử do chính phủ Anh lo sợ sự trả thù từ các thuộc địa Mỹ, song ông đã bị giam tại Anh hơn hai năm cho tới khi được đưa trở về Hoa Kỳ vào ngày 06/05/1778 trong một cuộc trao đổi tù binh. Sau đó, Allen trở lại Vermont và được phong thiếu tướng trong lực lượng dân quân Vermont. Continue reading “25/09/1775: Ethan Allen, người sáng lập thuộc địa Vermont, bị bắt”

Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?

Nguồn: Michael Oren, “A Triumph for Peace Is a Humiliation for the ‘Peace Industry’”, WSJ, 23/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Hiệp định Abraham, được ký bởi Israel, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), là một thắng lợi lớn cho hòa bình ở Trung Đông và là một thất bại lớn cho “ngành công nghiệp hòa bình”. Gồm các viện nghiên cứu chính sách và các tổ chức phi chính phủ theo xu hướng tự do, hầu như toàn bộ giới học giả và truyền thông, và một nhóm các cựu quan chức, các nhà bình luận và nhà từ thiện, ngành công nghiệp này từ lâu đã khẳng định rằng không thể đạt được hòa bình giữa các nước Ả Rập và Israel nếu không có nhượng bộ lãnh thổ của Israel, việc ngừng  xây dựng khu định cư và thành lập một nhà nước Palestine. “Sẽ không có tiến bộ và các hòa ước riêng lẻ với thế giới Ả Rập nếu không có. . . hòa bình với Palestine,” Ngoại trưởng John Kerry đã nói như vậy với Viện Brookings vào năm 2016. “Đó là một thực tế khó khăn”. Continue reading “Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?”

23/09/1779: John Paul Jones buộc hai tàu chiến Anh đầu hàng

Nguồn: John Paul Jones wins in English waters, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1779, trong Cách mạng Mỹ, tàu Hoa Kỳ Bonhomme Richard do John Paul Jones chỉ huy đã chiến thắng trong một cuộc giao tranh cam go với các tàu chiến Anh là SerapisCountess of Scarborough ở ngoài khơi bờ biển phía đông nước Anh.

Sinh ra ở Scotland, John Paul Jones tới Mỹ lần đầu khi làm công việc dọn dẹp trên tàu và sống một thời gian tại Fredericksburg, Virginia, nơi anh trai ông làm việc. Sau đó, ông phục vụ trên các tàu nô lệ và tàu buôn, nơi ông đã thể hiện được khả năng làm thủy thủ của mình. Sau khi giết một thủy thủ cùng tàu trong lúc đàn áp một cuộc binh biến, ông đã trở lại các thuộc địa tại Mỹ để thoát khỏi sự truy tố của Anh. Continue reading “23/09/1779: John Paul Jones buộc hai tàu chiến Anh đầu hàng”

Cải cách kinh tế Trung Quốc đang đi thụt lùi

Nguồn: Kevin Rudd & Daniel Rosen, “China Backslides on Economic Reform”, WSJ, 23/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới hiễn vẫn báo cáo tăng trưởng dương. Trung Quốc là nước đầu tiên bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và cũng là nước đầu tiên vượt qua, đạt mức tăng trưởng 3,2% trong quý gần đây nhất trong khi Hoa Kỳ giảm 9,5% và các nền kinh tế tiên tiến khác phải chịu mức giảm hai con số. Giám sát công nghệ cao, xét nghiệm toàn diện và các biện pháp ngăn chặn tích cực từ trên xuống đã giúp Trung Quốc kiểm soát được virus trong khi các nước khác vẫn đang phải vật lộn. Trung Quốc thậm chí có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế dương theo năm trong năm 2020.

Sự phục hồi này là có thật, nhưng đằng sau những con số ngắn hạn, sự khởi động lại nền kinh tế vẫn còn nhiều điều đáng ngờ. Sự bứt phá về tăng trưởng của Trung Quốc không phải là sự khởi đầu của một sự phục hồi mạnh mẽ mà chỉ là sự phục hồi không đồng đều được thúc đẩy bởi xây dựng cơ sở hạ tầng. Dữ liệu Quý II cho thấy sự mất cân bằng tương tự ở các quốc gia khác đang phải vật lộn với virus: Đầu tư đóng góp 5 điểm phần trăm vào tăng trưởng, trong khi tiêu dùng giảm, âm 2,3 điểm. Continue reading “Cải cách kinh tế Trung Quốc đang đi thụt lùi”

Liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ở lại sau Đại hội 13?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào đầu năm tới, ông Nguyễn Phú Trọng, người năm nay 76 tuổi và đã giữ chức Tổng bí thư hai nhiệm kỳ liên tiếp, được nhiều người nhận định là sẽ nghỉ hưu do tuổi cao, sức yếu và đã hết giới hạn nhiệm kỳ. Tuy nhiên, khả năng ông Trọng ở lại thêm một thời gian nữa sau đại hội đã được một số cử triquan chức đảng nêu ra gần đây. Các nhà quan sát chính trị cũng đã bắt đầu thảo luận về khả năng này. Các diễn biến kể trên đặt ra hai câu hỏi quan trọng: Tại sao ông Trọng có thể muốn tiếp tục ở lại? Và điều gì sẽ cản trở hoặc tạo điều kiện cho một kịch bản như vậy? Continue reading “Liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ở lại sau Đại hội 13?”

Nhật ký Bắc Kinh (13/07/2020): Tương lai liên minh Trung – Triều

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Bảy vừa rồi là một ngày kỷ niệm quan trọng đối với Trung Quốc và Triều Tiên.

Ngày 11 tháng 7 năm 1961, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) đã ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ Trung-Triều tại Bắc Kinh.

Hiệp ước này trên thực tế đã thiết lập một liên minh quân sự, vì Trung Quốc có nghĩa vụ giúp đỡ Triều Tiên nếu nước này bị tấn công, và ngược lại.

Tháng 10 năm 1950, Mao Trạch Đông, người cha lập quốc của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cộng sản, quyết định tham gia Chiến tranh Triều Tiên theo sự thúc giục của Kim. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (13/07/2020): Tương lai liên minh Trung – Triều”

21/09/1939: Tổng thống Roosevelt đề nghị sửa đổi Đạo luật Trung lập

Nguồn: FDR urges repeal of Neutrality Act embargo provisions, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1939, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt (FDR) đã đề nghị Quốc hội sửa đổi Các Đạo luật Trung lập – gồm một loạt luật được ban hành trước đó trong cùng thập niên. Roosevelt hy vọng sẽ gỡ bỏ được lệnh cấm viện trợ quân sự cho các quốc gia ở châu Âu đang đối mặt với sự tấn công dữ dội của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Vào các năm 1936 và 1937, Các Đạo luật Trung lập đã được mở rộng với nội dung hạn chế bán vũ khí và vật tư chiến tranh trong thời kỳ nước Mỹ vẫn theo đuổi chủ nghĩa biệt lập. Tuy nhiên, vào năm 1939, mối đe dọa gia tăng đối với nền dân chủ ở Tây Âu và lực lượng ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc đã thúc đẩy Roosevelt nới lỏng những lệnh cấm này. FDR cảnh báo trước Quốc hội rằng châu Âu đang tiến gần đến một cuộc xung đột toàn cầu lần thứ hai. Continue reading “21/09/1939: Tổng thống Roosevelt đề nghị sửa đổi Đạo luật Trung lập”

Bài học từ COVID-19: Hiểm hoạ của công nghệ chỉnh sửa gen

Nguồn:  Vivek Wadhwa, “The Genetic Engineering Genie Is Out of the Bottle, Foreign Policy, 11/9/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trận đại dịch tiếp theo có thể được tạo ra trong ga-ra để xe của một ai đó, chỉ cần sử dụng những kỹ thuật di truyền giá thành thấp và phổ biến.

Là người thường đưa ra những thuyết âm mưu, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng virus gây ra COVID-19 do con người cố tình tạo ra hoặc do một tai nạn trong phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Việc virus bị phát tán không loại trừ khả năng là do một tai nạn nhưng trong trường hợp này, tác nhân gây bệnh không phải là một tổ hợp các loại virus đã biết như thường thấy đối với những thứ được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Một bài báo của tạp chí Nature Medicine từng kết luận: “Nếu ai đó đang tìm cách tạo ra một chủng coronavirus mới như một mầm bệnh thì họ sẽ tạo ra nó trên cơ sở của một loại virus gây bệnh đã được biết đến.” Continue reading “Bài học từ COVID-19: Hiểm hoạ của công nghệ chỉnh sửa gen”

Giải pháp nào để thế giới vượt qua khủng hoảng Covid-19?

Tác giả: Tạ Hoàng Tấn

Thế giới của chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mang tính thảm họa: Đại dịch Covid-19. Trong lịch sử thế giới hiện đại, chưa từng có một thời khắc nào mà loài người chúng ta phải đối diện với một cuộc khủng hoảng có quy mô rộng lớn đến như thế. Đại dịch Covid-19 đã tấn công loài người chúng ta trên khắp các chiến tuyến: Từ thành thị đến nông thôn, từ vùng biển đến vùng trời, từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu sang châu Mỹ… Không một vùng đất nào của Địa Cầu thoát khỏi sự kiềm tỏa của Đại dịch Covid-19. Đây thật sự là một cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 hầu như phá hủy hạ tầng y tế của nhiều quốc gia: Bệnh viện bị quá tải, máy thở không đủ để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, khẩu trang không đủ cho người dân, đồ bảo hộ không đủ cho nhân viên y tế, hệ thống xét nghiệm không theo kịp tốc độ lây nhiễm… Chính vì những lý do này mà số ca nhiễm và số ca tử vong không ngừng gia tăng. Continue reading “Giải pháp nào để thế giới vượt qua khủng hoảng Covid-19?”

Sự chấm dứt kỷ nguyên dầu mỏ đã đến?

Nguồn:Is it the end of the oil age?”, The Economist, 17/09/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dầu đã cung cấp năng lượng cho thế kỷ 20 – ô tô, chiến tranh, nền kinh tế và cả địa chính trị của nó. Giờ đây, thế giới đang rơi vào một sốc năng lượng vốn đẩy nhanh sự dịch chuyển sang một trật tự mới. Khi covid-19 tấn công nền kinh tế toàn cầu vào đầu năm nay, nhu cầu dầu đã giảm hơn 1/5 và giá giảm mạnh. Kể từ đó, đã có một sự hồi phục phập phồng, nhưng việc quay trở lại thế giới cũ là khó xảy ra. Các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang buộc phải đối mặt với những điểm yếu của họ. ExxonMobil đã bị loại khỏi Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones nơi họ đã là thành viên từ năm 1928. Các quốc gia dầu lửa như Ả Rập Xê Út cần giá dầu ở mức 70-80 USD/thùng để cân bằng ngân sách của họ. Hôm nay giá dầu đang tăng chỉ ở mức 40 đô la.

Continue reading “Sự chấm dứt kỷ nguyên dầu mỏ đã đến?”

18/09/1862: Quân Hợp bang miền Nam rút khỏi Antietam

Nguồn: Union General George B. McClellan lets Confederates retreat from Antietam, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1862, quân của Tướng Robert E. Lee phe Hợp bang miền Nam đã rút lui khỏi Antietam Creek, gần Sharpsburg, Maryland, và trở lại Virginia. Một ngày trước đó, trong Trận Antietam, quân của Lee đã đối đầu với quân của Tướng George B. McClellan trong trận đánh kéo dài một ngày và là trận đẫm máu nhất trong Nội chiến Hoa Kỳ. Quân Hợp bang đã lâm vào thế bế tắc, song mức độ tổn thất lớn đã buộc Lee phải từ bỏ việc tấn công Maryland.

Điểm đáng chú ý của trận đánh không phải là việc Lee rút lui mà là McClellan không truy đuổi. Khi Lee tạo lập tuyến phòng thủ phía trên Antietam Creek vào ngày 16/09, ông chỉ có khoảng 43.000 quân. Tới ngày 17/09, McClellan đã có khoảng 50.000 quân sẵn sàng chiến đấu với nhiều quân nữa đang trên đường tới. Continue reading “18/09/1862: Quân Hợp bang miền Nam rút khỏi Antietam”

Nhật ký Bắc Kinh (10/07/20): Dấu hiệu mâu thuẫn Lý Khắc Cường – Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary”, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Từ những bình luận gần đây của Thủ tướng Lý Khắc Cường, tôi có cảm giác con đường phục hồi của Trung Quốc hậu coronavirus có thể sẽ không ổn định như kỳ vọng.

“Các nhà máy tôi gặp trên đường đi đều không hoạt động”, ông Lý nói vào hôm thứ Hai khi ông đến thăm một công ty ở tỉnh Quý Châu miền tây nam. “Tôi muốn các anh tăng cường sản xuất tại các nhà máy này và thuê thêm nhiều lao động nhập cư trong khu vực.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (10/07/20): Dấu hiệu mâu thuẫn Lý Khắc Cường – Tập Cận Bình”

Biểu tình ở Hồng Kông đã ‘truyền lửa’ cho giới trẻ Thái Lan như thế nào?

Nguồn: “Thailand protests: how Hong Kong and the Hunger Games inspired revolution of Thais”, South China Morning Post, 25/07/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tại tổ chức có tên gọi “Bad Student Union – Nhóm sinh viên xấu”, sinh viên 18 tuổi Min đang thu thập những lời phàn nàn của các học sinh trên khắp Thái Lan qua Twitter và Instagram tố cáo giáo viên tại các trường công lập đã có những hành động làm tổn thương họ từ các hình phạt trên thân thể học sinh đến việc buộc cắt tóc để làm dấu cho những sai phạm nhỏ tại trường học.

Nhưng hầu hết các phàn nàn cần giải quyết mà Min đăng trên tài khoản @BadStudent_ Twitter chủ yếu là về nỗi sợ của học sinh đối với kiểu tóc bắt buộc tại trường học, thể hiện qua bài hát nak rien bằng tiếng Thái. Học sinh nam sẽ để tóc theo kiểu quân đội, phía sau đầu và hai bên thái dương cắt sát, phần tóc ở trên để dài hơn một chút. Học sinh nữ để tóc ngắn ngang tai không mấy cuốn hút. Continue reading “Biểu tình ở Hồng Kông đã ‘truyền lửa’ cho giới trẻ Thái Lan như thế nào?”

Thực hư về ‘Ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc

Tác giả: Chen Dingding | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tạp chí The Diplomat số ra ngày 09/09/2020 có bài “Phải chăng Trung Quốc thực sự bắt đầu theo đuổi ‘Ngoại giao chiến lang’?” [Is China Really Embracing ‘Wolf Warrior’Diplomacy].

Bị kích thích bởi các thông tin sai lầm trong thời kỳ đại dịch COVID-19, quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục rạn nứt. Có một quan điểm thường thấy ở Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tiến hành cái gọi là “Ngoại giao chiến lang” [‘Wolf Warrior’ Diplomacy, hay “ngoại giao chiến binh sói”]. Thuật ngữ này dường như đã trở thành một từ ngữ thông dụng (ở phương Tây) chỉ trích phong cách đối đầu thẳng thắn của các quan chức ngoại giao Trung Quốc. Tại phương Tây đang dần hình thành sự đồng thuận cho rằng trên chính trường quốc tế, Trung Quốc đang chuyển từ thái độ mềm mỏng sang cứng rắn. Tuy nhiên, trước sự thịnh hành của thuyết “Ngoại giao chiến lang”, chúng ta nên suy ngẫm xem cách nói này có đúng không. Continue reading “Thực hư về ‘Ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc”

16/09/1893: Người định cư chạy đua giành đất tại Oklahoma

Nguồn: Settlers race to claim land in Oklahoma, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1893, cuộc chạy đua lớn nhất trong lịch sử đã bắt đầu với hơn 100.000 người đổ về Dải Cherokee của Oklahoma để giành giật những mảnh đất quý giá từng thuộc về người Mỹ bản địa. Sau khi phát súng hiệu vang lên, cuộc đua điên cuồng bắt đầu. Dùng ngựa và xe kéo, những người tiên phong nóng lòng muốn chiếm đất đã tiến về phía trước để đánh dấu quyền sở hữu đối với những mẫu đất tốt nhất.

Trớ trêu là không lâu trước đó, chính vùng đất này từng bị xem là sa mạc vô giá trị. Những nhà thám hiểm đầu tiên của Oklahoma tin rằng lãnh thổ này quá khô cằn và ít cây để người da trắng có thể định cư, song một số lại cho rằng đây có thể là một nơi hoàn hảo để tái định cư người da đỏ khi các vùng đất trù phú, màu mỡ của họ ở vùng Đông Nam đang ngày càng bị người da trắng dòm ngó. Continue reading “16/09/1893: Người định cư chạy đua giành đất tại Oklahoma”

Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam

LTS: Thiếu tướng, TS. Đỗ Lê Chi là người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chính trị quốc tế, nhất là những vấn đề chiến lược, liên quan đến nước lớn. Những nhận xét, đánh giá của ông thường độc đáo, sâu sắc và có tính đột phá. Cuộc trả lời phỏng vấn mà ông dành riêng cho VietTimes là bài mở đầu cho việc trích đăng loạt bài từ cuốn sách Việt Nam trước tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành.

Ông Donald Trump sẽ tiếp tục giành chiến thắng

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây, về cơ hội trúng cử của đương kim Tổng thống D. Trump, ứng cử viên đảng Dân chủ J. Biden?

TS. Đỗ Lê Chi: Trước khi phân tích về cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11/2020 sắp tới, chúng ta nhìn lại một chút về cuộc bầu cử năm 2016. Khi đó bản thân ông Trump chưa chuẩn bị sẵn tâm thế để làm tổng thống. Hay nói cách khác, khi ra tranh cử ông cũng không thực sự nghĩ mình sẽ là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Continue reading “Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam”

Tình cảnh khó xử của Y học cổ truyền Trung Quốc

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Y học dân tộc cổ truyền Trung Quốc (gọi tắt là Trung Y) đang đứng trước tình trạng khó xử. Dù Trung Y đã có hàng nghìn năm lịch sử và được gọi là “quốc thuật” của Trung Quốc, song bao thế hệ người Trung Quốc từng được Trung Y điều trị cứu chữa thì lại không hiểu gì mấy về nó và càng ngày càng xa lạ với nó, thậm chí không ít người cho nó là y thuật phù thủy hoặc y thuật của thánh thần, có người gọi Trung Y là “thuật chữa khỏi bệnh một cách vớ vẩn”.

“Khoa học” đã bóp méo và cắt xén y học cổ truyền Trung Quốc

Từ lâu Lỗ Tấn đã phán cho Trung Y một tên gọi là “kẻ bịp bợm cố ý hoặc không cố ý”. Dĩ nhiên, sau khi Lỗ Tấn học các sách Tây Y về sinh lý, giải phẫu ông mới nói thế. Continue reading “Tình cảnh khó xử của Y học cổ truyền Trung Quốc”

14/09/1847: Lính Mỹ chiếm Thành phố Mexico

Nguồn: General Winfield Scott captures Mexico City, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1847, trong Chiến tranh Mexico – Mỹ, lực lượng Hoa Kỳ do Tướng Winfield Scott lãnh đạo đã tiến vào Thành phố Mexico và giương cao cờ Mỹ trên Lâu đài Chapultepec, khép lại cuộc tấn  dữ dội bắt đầu bằng cuộc đổ bộ vào Vera Cruz sáu tháng trước đó.

Chiến tranh Mexico-Mỹ bắt đầu với tranh chấp về việc chính phủ Hoa Kỳ sáp nhập Texas năm 1845. Tháng 01/1846, Tổng thống James K. Polk, một người ủng hộ mạnh mẽ việc mở rộng lãnh thổ về phía tây, đã ra lệnh cho Tướng Zachary Taylor chiếm đóng lãnh thổ tranh chấp nằm giữa sông Nueces và sông Rio Grande. Lính Mexico đã tấn công lực lượng của Taylor, và vào ngày 13/05/1846, Quốc hội đã thông qua việc tuyên chiến với Mexico. Continue reading “14/09/1847: Lính Mỹ chiếm Thành phố Mexico”

Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra trong lĩnh vực tình báo

Nguồn: Anthony Vinci, “The Coming Revolution in Intelligence Affairs”, Foreign Affairs, 31/08/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trí tuệ nhân tạo và các hệ thống tự hành sẽ thay đổi hoạt động tình báo như thế nào?

Trong suốt chiều dài lịch sử, con người vẫn luôn theo dõi lẫn nhau. Để tìm hiểu những gì người khác đang làm hoặc dự định làm, người ta giám sát, theo dõi và nghe trộm bằng cách sử dụng các công cụ và không ngừng cải tiến chúng, tuy vậy nó không bao giờ thay thế được con người. Trí tuệ nhân tạo (AI) và các hệ thống tự động đang thay đổi tất cả những điều đó. Trong tương lai, máy móc sẽ theo dõi máy móc để biết máy móc khác đang làm gì hoặc dự định làm gì. Công việc tình báo vẫn sẽ bao gồm đánh cắp và bảo vệ bí mật, nhưng cách thức thu thập, phân tích và phổ biến những bí mật đó về cơ bản sẽ khác. Continue reading “Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra trong lĩnh vực tình báo”

Cornelius Drebbel: Nhà phát minh người Hà Lan chế tạo tàu ngầm

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Cornelius Drebbel (1572 – 1633) là một nhà phát minh người Hà Lan với nhiều sáng chế, trong đó có chiếc tàu ngầm đầu tiên.

Cornelius Drebbel sinh năm 1572 tại Alkmaar, Hà Lan. Ông có trình độ học vấn cơ bản và ban đầu Drebbel đã tập sự tại phòng làm việc của một họa sĩ và thợ điêu khắc tên là Hendrick Goltzius, người nhiều khả năng đã giúp ông làm quen với thuật giả kim. Drebbel ngày càng trở nên quan tâm tới các phát minh, và khi danh tiếng tăng lên, ông đã gây được sự chú ý với vị vua mới của Anh là James I – người muốn tập hợp các nhà thám hiểm, nhà thần học, nhà kinh tế và nhà giả kim về làm việc cho ông trong triều đình. Vì vậy, James I đã mời Drebbel tới Anh vào năm 1604. Continue reading “Cornelius Drebbel: Nhà phát minh người Hà Lan chế tạo tàu ngầm”