Liệu Emmanuel Macron có thành công?

Nguồn: Dani Rodrik, “Can Macron Pull it Off?”, Project Syndicate, 09/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Quý An | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng của Emmanuel Macron trước Marine Le Pen cũng là chiến thắng tốt lành cần thiết của những người ủng hộ một xã hội mở, tự do và dân chủ trước những người bài ngoại theo chủ nghĩa bản địa. Nhưng cuộc chiến chống lại chủ nghĩa dân tuý hữu khuynh vẫn còn khá xa xôi mới đến đích chiến thắng.

Le Pen dành được hơn 1/3 số phiếu ở vòng bầu cử thứ hai, mặc dù chỉ có một đảng ngoài đảng Mặt trận Dân tộc của chính bà là đảng Debout la France – một đảng nhỏ của Nicolas Dupont Aignan – ủng hộ bà. Tỉ lệ tham gia bầu cử giảm rõ rệt so với kỳ bầu cử trước, cho thấy một lượng lớn các cử tri chán chường trước tình hình. Nếu Macron thất bại trong nhiệm kỳ 5 năm tới của mình, Le Pen và những người theo chủ nghĩa dân tuý bản địa sẽ trở lại mạnh mẽ hơn để báo thù ở châu Âu và nhiều nơi khác. Continue reading “Liệu Emmanuel Macron có thành công?”

Ba cái đáng sợ của người Nhật

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tâm trạng tôi có chút nặng nề khi đặt bút viết đầu đề cho bài báo này.

Trung Quốc và Nhật Bản nhìn nhau qua biển, là hàng xóm cách nhau một lạch nước hẹp. Ngày xưa Nhật từng là học trò trung thành, thật thà nhất của Trung Quốc. Sau Duy Tân Minh Trị, Nhật từng là kẻ địch hung ác nhất của Trung Quốc. Ngày nay Nhật và Trung Quốc là đối thủ tiền định trong một hiệp đấu định mệnh. Đông Á và Tây Thái Bình Dương chỉ có một bá chủ, một núi không thể có hai hổ.

Rõ ràng, hiểu biết Nhật Bản, hiểu biết đối thủ, biết mình biết người là việc rất có ý nghĩa. Continue reading “Ba cái đáng sợ của người Nhật”

Johnson, Westmoreland và Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gregory Daddis, “Johnson, Westmoreland and the ‘Selling’ of Vietnam”, The New York Times, 09/05/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tính đến đầu năm 1967, quân đội Mỹ và đồng minh vẫn kẹt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan tại Việt Nam.  Trước công luận, các tướng lĩnh tuyên bố cuộc chiến đang tiến triển tích cực; nhưng các quan chức Quân đội lại rỉ tai các phóng viên rằng cuộc chiến “còn lâu mới đi đến hồi kết”. Hơn nữa, truyền thông còn tăng cường nhấn mạnh vào sự bối rối của chính Lyndon B. Johnson. Một nhà báo thậm chí còn cho rằng ngài tổng thống đang cảm thấy “dằn vặt do sự trì trệ” trong việc huy động nguồn lực cho cuộc chiến.

Luôn chú ý đến các xu hướng chính trị trong nước, vào mùa xuân năm đó ngài tổng thống đã phản ứng bằng chiến dịch kéo dài một năm không chỉ nhằm “vận động” cho chính sách Đông Nam Á của mình, mà còn bác bỏ các cáo buộc rằng cuộc chiến đang bế tắc ở Việt Nam. Johnson bắt đầu chuyến đi tranh cử vào tháng Tư bằng việc đưa Tư lệnh Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự tại Việt Nam, Tướng William Westmoreland, đi cùng để báo cáo về tiến triển của cuộc chiến. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ một vị tổng thống phải triệu hồi một chỉ huy trên chiến trường trong thời chiến để thay mặt chính quyền giải trình. Continue reading “Johnson, Westmoreland và Chiến tranh Việt Nam”

Định mệnh chiến tranh? Trung Quốc, Hoa Kỳ, và bẫy Thucydides

Nguồn: Gideon Rachman, “Destined for War? China, America, and the Thucydides Trap,” Financial Times, 31/03/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi Tập Cận Bình chuẩn bị gặp Donald Trump ở Florida vào tuần tới, các nhân viên của ông rất có thể sẽ muốn có một bản bông của cuốn sách quan trọng mới của Graham Allison về quan hệ Mỹ-Trung mang một nhan đề u ám: Destined for War (“Định mệnh chiến tranh”).

Vị chủ tịch Trung Quốc đã quen thuộc với các tác phẩm của Allison, một giáo sư ngành quản trị chính quyền tại Đại học Harvard. Tháng 11 năm 2013, tôi tham dự một cuộc họp với Chủ tịch Tập tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, nơi ông Tập nói với một nhóm khách người phương Tây rằng “Tất cả chúng ta đều phải cùng nỗ lực để tránh bẫy Thucydides.” Continue reading “Định mệnh chiến tranh? Trung Quốc, Hoa Kỳ, và bẫy Thucydides”

Trung Quốc vẫn chưa thắng trên Biển Đông

Nguồn: Walter Lohman, “China hasn’t won yet in the South China Sea”GIS Reports Online 06/06/2017.

Biên dịch: Bùi Ngọc Hà | Hiệu đính: Huệ Việt

Trung Quốc đã thực hiện được nhiều hoạt động trên Biển Đông – xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo, trang bị vững chắc về kinh tế và yêu sách chủ quyền lãnh thổ. Những diễn biến đó đã khiến nhiều người tin rằng quốc gia này đang nắm được lợi thế trong cuộc chiến địa chính trị cam go. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn thì thấy Trung Quốc còn rất xa mới có thể hoàn thành được những mục tiêu của mình – thậm chí Trung Quốc còn có một số thất bại nghiêm trọng.

Để biết liệu Trung Quốc đã đạt được những mục tiêu của mình hay chưa, trước hết ta phải hiểu những mục tiêu đó là gì. Có ba điều Bắc Kinh muốn đảm bảo ở Biển Đông. Đó là: chủ quyền, ưu thế chiến lược và lợi ích kinh tế. Continue reading “Trung Quốc vẫn chưa thắng trên Biển Đông”

Mô hình ‘một đất nước, hai chế độ’ thất bại ở Hồng Kông

Nguồn: Minxin Pei, “One Country, One System,” Project Syndicate, 29/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 7 này đánh dấu 20 năm Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, dưới một mô hình được gọi là “một đất nước, hai chế độ.” Nhưng một câu hỏi không thể tránh khỏi sẽ phủ bóng lên các lễ kỷ niệm chính thức: Có thật là có gì để kỷ niệm hay không?

Nếu chúng ta hỏi Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư của mô hình “một đất nước, hai chế độ,” rằng lễ kỷ niệm 20 năm cuộc trao trả sẽ như thế nào, có lẽ ông sẽ nói rằng các cư dân Hồng Kông sẽ nâng ly chúc mừng sự thịnh vượng và tự do của mình. Về phần mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thể hiện sự đáng tin cậy và khả năng quản trị của mình, qua đó cuối cùng cũng xoa dịu được “dàn đồng ca” của những người bi quan đã nghi ngờ Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự chân thành trong những lời hứa hẹn của Đảng đối với Hồng Kông. Continue reading “Mô hình ‘một đất nước, hai chế độ’ thất bại ở Hồng Kông”

Lý do gia tăng khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ

Nguồn: Michael Clarke, “Does China have itself to blame for the trans-nationalisation of Uyghur terrorism?”, East Asia Forum, 30/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 15/02/2017, ba kẻ khủng bố người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) đã dùng dao tấn công một khu vực dân cư ở thị trấn Pishan, huyện Khotan thuộc Khu tự trị Tân Cương, làm chết năm người. Ngay sau vụ tấn công, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt cuộc tuần hành đông người tuyên thệ chống khủng bố vào các ngày 16-17/02 tại thủ phủ Urumqi và các thành phố lớn ở miền Nam là Kashgar và Khotan.

Ngày 27/02, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tung ra một đoạn video tuyên truyền mô tả “khung cảnh cuộc sống của những người di cư từ vùng Đông Turkistan (Tân Cương) đến Vương quốc Hồi giáo (Caliphate)”. Trong đoạn phim, một chiến binh người Duy Ngô Nhĩ đe dọa biến Trung Quốc thành “biển máu” để trả thù cho sự đàn áp người Hồi giáo của Trung Quốc ở Tân Cương. Continue reading “Lý do gia tăng khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ”

Sự nguy hiểm khi Trump giao toàn quyền cho quân đội

Nguồn: Stephen Holmes, “Trump’s Dangerous Blank Check”, Project Syndicate, 19/04/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định thả siêu bom nặng 11 tấn, vốn được mệnh danh là “Bom mẹ”, xuống một vị trí nhỏ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) ở khu vực hẻo lánh của Afghanistan cho thấy sự thiếu gắn kết trong chính sách chống khủng bố của Mỹ. Như nhiều nhà bình luận đã chỉ ra, đó là một trường hợp nữa mà tính chiến thuật đã nuốt chửng chiến lược – kiểu làm chính sách đã được diễn tập một tuần trước đó tại Syria và có thể dẫn tới thảm họa nếu tiếp tục được thử, ví dụ như với bán đảo Triều Tiên.

Cụ thể hơn, vụ tấn công tại Afghanistan là một minh chứng của việc để phương tiện quân sự quyết định mục đích của chính sách. Thay vì xác định các mối đe dọa an ninh quốc gia khẩn cấp và cân nhắc cách thức đối phó, các tư lệnh quân đội Mỹ dường như đã nghiên cứu kỹ về kho vũ khí chưa được sử dụng của Mỹ, tìm thấy “Bom mẹ”, và tìm kiếm một địa điểm để phô trương sức mạnh của nó. Continue reading “Sự nguy hiểm khi Trump giao toàn quyền cho quân đội”

Cuộc tấn công làm thay đổi cuộc chiến ở Syria?

Nguồn: Omar Ashour, “A Game Changer for Syria?”, Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép một cuộc tấn công quân sự vào một sân bay ở Syria, nơi từ đây một cuộc tấn công hóa học đã được chế độ Bashar al-Assad phát động. Cuộc không kích đó đánh dấu một bước ngoặt đáng kể so với chính sách Syria bị nhiều người phê phán của cựu Tổng thống Barack Obama. Nó có thể làm thay đổi các quy tắc can dự vào cuộc xung đột Syria, nếu không là toàn bộ chiều hướng cuộc xung đột đó.

Việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại quân nổi dậy và thường dân ở Trung Đông không phải là một hiện tượng mới, và các chế độ Ả-rập và Baathist – với mối liên hệ gần gũi về tư tưởng với chủ nghĩa quốc xã và chủ nghĩa phát xít của họ, là những thủ phạm phổ biến nhất. Dưới thời Gamal Abdel Nasser, quân đội Ai Cập thường xuyên sử dụng vũ khí hoá học chống lại các đội quân du kích Yemen và dân làng không vũ trang từ năm 1963 đến năm 1967. Quân đội của Saddam Hussein cũng thường xuyên sử dụng vũ khí hóa học chống lại người Iran, người Kurd Iraq và cả người Shia chiếm đa số của Iraq, từ năm 1983 đến năm 1991. Continue reading “Cuộc tấn công làm thay đổi cuộc chiến ở Syria?”

1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam

Nguồn: Ron Milam, “1967: The Era of Big Battles in Vietnam”, The New York Times, 10/01/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tới đầu năm 1967, có khoảng 490.000 lính Mỹ tại miền nam Việt Nam, cùng khoảng 850.000 quân Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc và các nước đồng minh khác. Và người dân cùng các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ bắt đầu ôm mộng lớn. Họ tin rằng, 1967 sẽ là năm tiêu diệt được cả những người miền Nam chiến đấu trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và các đồng minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của họ, những người đã thâm nhập vào miền Nam. Continue reading “1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam”

Hiệp định khí hậu Paris có bất công với nước Mỹ không?

Nguồn: Peter Singer, “Is the Paris Accord Unfair to America?Project Syndicate, 05/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi thông báo rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Donald Trump đã biện minh cho động thái này bằng cách nói rằng “vấn đề mấu chốt là Hiệp định Paris rất không công bằng, ở mức độ lớn nhất, đối với Hoa Kỳ.” Có phải vậy hay không?

Để đánh giá tuyên bố của Trump, chúng ta cần hiểu rằng khi hỏi các nước nên cắt giảm bao nhiêu lượng phát thải khí nhà kính là chúng ta đang thảo luận về cách phân phối một nguồn tài nguyên có hạn. Điều đó giống như chúng ta thảo luận về cách chia một cái bánh táo khi những người đói khát hơn muốn có miếng bánh lớn hơn số miếng bánh lớn sẵn có.

Đối với biến đổi khí hậu, chiếc bánh này là khả năng hấp thụ khí thải của khí quyển mà không gây ra sự thay đổi thảm khốc đối với khí hậu của hành tinh chúng ta. Những người muốn có miếng bánh lớn là những nước muốn phát thải một lượng lớn khí nhà kính. Continue reading “Hiệp định khí hậu Paris có bất công với nước Mỹ không?”

Tình hình an ninh Biển Đông: Vấn đề và cơ chế hợp tác

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

An ninh biển là một bộ phận cấu thành của an ninh quốc gia ven biển, quốc gia đảo và quốc gia quần đảo trên thế giới, ở phạm vi rộng hơn nó còn là bộ phận cấu thành an ninh khu vực và thế giới, có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề an ninh lục địa. Hiện nay, có 70% dân số thế giới sống ven biển đảo, quần đảo, đặc biệt hầu hết các trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn của các quốc gia và quốc tế đều nằm sát biển. Chính vì vậy, an ninh biển ngày càng có ảnh hưởng lớn đến an ninh đất liền của các quốc gia ven biển đảo, quần đảo. An ninh biển được hiểu là trạng thái ổn định, an toàn, không có các mối đe dọa xuất phát từ biển và các vùng đất đối với các hoạt động bình thường của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân trên biển hoặc các mối đe dọa từ biển đối với của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân trên đất liền. Như vậy, cũng giống như an ninh trên đất liền, an ninh biển bao gồm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Continue reading “Tình hình an ninh Biển Đông: Vấn đề và cơ chế hợp tác”

Thực hư về sự suy giảm việc làm ngành chế tạo của Mỹ

Nguồn: J. Bradford Delong, “Where US Manufacturing Jobs Really Went,” Project Syndicate, 03/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên từ năm 1979 tới năm 1999, số việc làm trong ngành chế tạo tại Mỹ đã giảm nhẹ từ 19 triệu xuống còn 17 triệu việc làm. Nhưng trong một thập niên sau đó, từ năm 1999 tới năm 2009, con số này đã lao dốc xuống chỉ còn 12 triệu việc làm. Sự sụt giảm đáng báo động đó đã làm dấy lên suy nghĩ rằng nền kinh tế Mỹ đã đột nhiên ngừng hoạt động vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ – ít nhất là với nhóm nam công nhân cổ cồn xanh.

Nhưng nói ngành chế tạo hoàn toàn suôn sẻ trước năm 1999 là sai lầm. Việc làm trong ngành chế tạo thực ra cũng đã bị phá hủy từ những thập niên trước đó. Nhưng công việc mất đi ở một vùng hay một lĩnh vực thường được thay thế bởi công việc mới ở một vùng hoặc một lĩnh vực khác – theo số lượng tuyệt đối, nếu không phải là theo tỷ lệ trong lực lượng lao động. Continue reading “Thực hư về sự suy giảm việc làm ngành chế tạo của Mỹ”

Thách thức chờ đón tân tổng thống Hàn Quốc

Nguồn:Moon Jae-in easily wins South Korea’s presidential election”, The Economist, 13/05/2017.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng dễ dàng

Khi còn là sinh viên, ông đã từng bị bỏ tù nhiều tháng liền vì phản đối chế độ độc tài của Park Chung-hee vào những năm 1970. Nhưng chính những cuộc biểu tình phản đối con gái của vị cựu tổng thống, bà Park Guen-hye, đã đưa ông Moon Jea-in đến chức vị tổng thống. Vào ngày 9 tháng 5, người Hàn Quốc đã chọn nhà cựu bất đồng chính kiến làm tổng thống mới của họ sau khi tòa án hiến pháp thúc đẩy một cuộc bầu cử sớm bằng cách bãi nhiệm bà Park. Ông Moon, người đã tuyên thệ nhậm chức ngay sau khi phiếu được kiểm, là tổng thống tả khuynh đầu tiên của Hàn Quốc trong gần một thập niên. Ông Moon giành được 41% số phiếu trong cuộc bầu cử gồm 13 ứng cử viên. Việc ông dẫn trước 17 điểm phần trăm so với người đứng thứ hai, một người bảo thủ, là chiến thắng chênh lệch nhất từ trước đến nay trong một cuộc bầu cử tổng thống của Hàn Quốc. Continue reading “Thách thức chờ đón tân tổng thống Hàn Quốc”

Tập Cận Bình muốn gì?

Nguồn: Graham Allison, “What Xi Jinping Wants,” The Atlantic, May 31, 2016.

Biên dịch: Tram Nguyen & Nguyễn Huy Hoàng

Nhà lãnh đạo của Trung Quốc đang quyết tâm biến đất nước mình thành “chủ thể lớn nhất trong lịch sử thế giới.” Liệu ông có thể làm được điều đó trong khi tránh được một cuộc đụng độ nguy hiểm với Hoa Kỳ hay không?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn gì? Bốn năm trước khi Donald Trump trở thành tổng thống, Tập đã trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc và tuyên bố một tầm nhìn vĩ đại nhằm, về cơ bản, “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại” – kêu gọi “đại phục hưng dân tộc Trung Quốc.”

Tập rất tin tưởng rằng mình sẽ thành công trong nỗ lực này đến mức ông đã vi phạm trắng trợn một nguyên tắc trọng yếu trong cuộc sinh tồn chính trị: Không bao giờ đặt ra một mục tiêu và một ngày cụ thể trong cùng một câu. Trong vòng một tháng sau khi trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012, Tập đã đặt ra thời hạn hoàn thành mỗi mục tiêu trong “Hai mục tiêu thế kỷ” của mình. Continue reading “Tập Cận Bình muốn gì?”

Helmut Kohl viết về sự kiện sụp đổ Bức tường Berlin

Nguồn: Helmut Kohl, The Fall of the Wall Revisited, Project Syndicate, 11/04/1999.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi hay tin về sự sụp đổ của Bức Tường Berlin trong chuyến thăm chính thức Ba Lan cách đây mười năm. Tối ngày 09/11/1989, đoàn của tôi được Thủ tướng Tadeusz Mazowiecki mời tới bữa tiệc tại cung điện trước đây của Hoàng tử Radziwill. Trước khi tới bữa tiệc, Thư ký Văn phòng Thủ tướng, Rudolf Seiters, đã gọi từ Bonn. Ông nói với tôi rằng vị chủ tịch của chính quyền cộng sản Đông Berlin đã bất ngờ công bố các quy định tạm thời cho phép các cá nhân công dân được đi lại. Giấy phép thăm Tây Berlin sẽ được cấp cho tất cả các những người nộp đơn ngay cả khi xin gấp.

Chỉ bằng quyết định đơn giản đó, tôi biết rằng lịch sử nước Đức rồi sẽ sớm thay đổi, vì di chuyển dễ dàng tức là ai cũng có thể vượt qua Bức tường Berlin. Dù vậy thì ban đầu tôi cũng không nhìn thấy trước được những buổi lễ ăn mừng hoành tráng và vui vẻ sắp diễn ra ở Berlin. Continue reading “Helmut Kohl viết về sự kiện sụp đổ Bức tường Berlin”

Tương lai Iran hậu bầu cử tổng thống

Nguồn: Javier Solana, “The Iranian Opportunity,” Project Syndicate, 22/05/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuần trước, người dân Iran đã quyết định tiếp tục đi theo con đường mở cửa. 57% cử tri đã bầu cho nhà cải cách, Tổng thống Hassan Rouhani, đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Các nước khác trên thế giới nên chào đón chiến thắng của Rouhani như một cơ hội nữa để cải thiện quan hệ với một quốc gia vốn là trọng tâm trong tiến trình hướng tới một Trung Đông hoà bình hơn.

Với việc giành hơn 50% số phiếu, Rouhani đã tránh được một cuộc bỏ phiếu vòng hai, giống như bốn năm trước khi ông đắc cử nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Nhưng không như năm 2013, khi chiến thắng áp đảo của ông là một bất ngờ lớn, trong cuộc bầu cử lần này hầu hết các nhà quan sát đều coi Rouhani là ứng cử viên sáng giá. Xét cho cùng, từ năm 1981 đến nay, mỗi đời tổng thống Iran đều phục vụ trong hai nhiệm kỳ. Continue reading “Tương lai Iran hậu bầu cử tổng thống”

Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?

Nguồn: Maciej Kuziemski, “Democratizing Artificial Intelligence”, Project Syndicate, 02/05/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence – AI) đang là biên giới công nghệ cần chinh phục tiếp theo, nó có tiềm năng thiết lập hay phá vỡ trật tự thế giới. Cuộc cách mạng AI có thể đưa tầng lớp người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói và đổi mới các định chế yếu kém, nhưng nó cũng có thể là công cụ bảo vệ sự bất công và gia tăng bất bình đẳng. Kết quả sẽ phụ thuộc vào công tác quản lý những thay đổi sắp tới của chúng ta.

Tiếc là, trong quá trình quản lý các cuộc cách mạng công nghệ, con người lại có một lịch sử thành tích khá nghèo nàn. Hãy xét trường hợp của Internet, thứ có tác động to lớn lên các xã hội trên toàn thế giới, thay đổi cách thức chúng ta giao tiếp, làm việc và giải trí. Và nó cũng đang làm xáo trộn một số lĩnh vực kinh tế, buộc nhiều mô hình kinh doanh tồn tại bấy lâu phải thay đổi, đồng thời tạo ra một số ngành hoàn toàn mới. Continue reading “Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?”

‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Neil Sheehan, “David and Goliath in Vietnam,” The New York Times, 26/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có những sự kiện chỉ có thể hiểu được từ góc nhìn thời gian. Cuộc chiến ở Việt Nam là một trong số đó.

Ngày 21 tháng 6 năm 1989, tôi có dịp phỏng vấn một con người vóc dáng nhỏ bé nhưng có bốn sao trên cầu vai áo đồng phục màu xanh đậm. Chúng tôi trò chuyện tại nơi từng là dinh thự của một vị toàn quyền Pháp ở Hà Nội. Người mà tôi phỏng vấn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự của Việt Nam, người đã đưa đất nước ông đến chiến thắng, đầu tiên là trước nỗ lực tái lập chế độ thuộc địa của Pháp sau Thế chiến II, tiếp đó là trước sức mạnh vô song của Mỹ khi họ muốn chia cắt vĩnh viễn Việt Nam và lập ra một nhà nước phụ thuộc ở Sài Gòn. Continue reading “‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam”

Tác động của Sáng kiến Vành đai và Con đường tới Đông Nam Á

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Belt and Road Initiative: Southeast Asia’s Boon or Bane?The Strategist, 06/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi quyền lực của một đất nước phát triển, đất nước đó tất nhiên sẽ tìm đến một vị thế toàn cầu lớn hơn và mở rộng ảnh hưởng của mình ở nước ngoài. Sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI) là phương tiện để Trung Quốc đạt được mục tiêu này. Một số nhà phân tích thậm chí còn so sánh sáng kiến này – vốn đề xuất đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại hơn 60 quốc gia trên khắp châu Á, châu Phi, và châu Âu – với Kế hoạch Marshall của Mỹ sau Thế chiến II. Mặc dù đã bị một số nhà bình luận Trung Quốc bác bỏ nhưng cách so sánh này vẫn là một lời nhắc nhở hữu ích về tầm quan trọng của BRI đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng như các tác động toàn cầu của nó. Continue reading “Tác động của Sáng kiến Vành đai và Con đường tới Đông Nam Á”