Đòn giáng của Brexit vào toàn cầu hóa

gloablisation

Nguồn: Carmen Reinhart, “Brexit’s Blow to Globalization”, Project Syndicate, 29/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc trưng cầu dân ý Brexit của Vương quốc Liên hiệp Anh đã làm chao đảo thị trường vốn và tài chính trên toàn thế giới. Giống như trong những hồi trước của cuộc rối loạn tài chính mang tính lây lan, chiến thắng của phe “Rời đi” đã dẫn các nhà đầu tư toàn cầu bất an tìm đến những nơi trú ẩn an toàn thường gặp. Trái phiếu chính phủ Mỹ lên giá; đồng dollar, franc Thụy Sĩ và yên Nhật cùng tăng giá một cách rõ rệt nhất so với đồng bảng Anh.

Khi thất bại của phe “Ở lại” đã trở nên rõ ràng, sự trượt giá của đồng bảng dường như diễn ra theo hướng lặp lại mức mất giá lịch sử 14% trong cuộc khủng hoảng đồng bảng năm 1967. Nhưng những hậu quả đầy biến động trong thị trường vốn toàn cầu mà chúng ta đang chứng kiến không phải chỉ diễn ra sau những sự kiện như Brexit. Continue reading “Đòn giáng của Brexit vào toàn cầu hóa”

“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ

 offshorebal-1

Nguồn: John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt, “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, 13/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Lần đầu tiên trong thời gian gần đây, có một số lượng lớn người dân Mỹ đặt câu hỏi về Đại chiến lược [grand strategy] của đất nước. Một cuộc điều tra của Pew vào tháng 4/2016 chỉ ra 57% người Mỹ đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần giải quyết các vấn đề của chính mình và để người khác giải quyết vấn đề của chính họ bằng tất cả khả năng của họ”. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hiện nay, cả ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri khi nghi ngờ khuynh hướng thúc đẩy hòa bình, trợ cấp quốc phòng cho đồng minh và can thiệp quân sự; chỉ có ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là ủng hộ duy trì chính sách hiện nay. Continue reading ““Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ”

Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman

friedman

Nguồn: Dani Rodrik, “Milton Friedman’s Magical Thinking”, Project Syndicate, 11/10/2011

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012 sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Milton Friedman. Friedman là một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của thế kỷ 20, từng đoạt giải Nobel vì những đóng góp to lớn đối cho chính sách tiền tệ và lý thuyết tiêu dùng. Tuy nhiên chủ yếu người ta nhớ tới ông như một chiến lược gia đã tạo ra hỏa lực tri thức cho những người đam mê thị trường tự do trong suốt nửa cuối thế kỷ 20, và như một “mưu sĩ” đứng sau sự chuyển dịch rõ rệt trong các chính sách kinh tế diễn ra sau năm 1980.

Tại thời điểm khi sự ngờ vực về thị trường đang dâng cao, Friedman đã giải thích bằng thứ ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu rằng doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của sự thịnh vượng kinh tế. Mọi nền kinh tế thành công đều được hình thành trên nền tảng tiết kiệm, lao động chăm chỉ, và sáng kiến cá nhân. Ông phản đối những quy định của chính phủ đã gây trở ngại cho doanh nghiệp và hạn chế các thị trường. Vai trò của Adam Smith ở thế kỷ 18 là gì thì vai trò của Milton Friedman ở thế kỷ 20 cũng tương tự như thế. Continue reading “Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman”

Đừng nhượng bộ Putin!

putin-eu

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Don’t Appease Putin”, Project Syndicate, 15/6/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Donald Trump, người nhiều khả năng sẽ là ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa thay thế Obama, đều chỉ trích các thành viên châu Âu của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong những tháng gần đây vì không đáp ứng được các cam kết về chi tiêu quốc phòng. Họ đã có lý.

Thực tế Châu Âu đã thất bại trong việc đáp ứng thỏa thuận phòng thủ tập thể với Hoa Kỳ. Hầu hết các quốc gia đồng minh Châu Âu của Mỹ đã có chi tiêu quốc phòng trung bình thấp hơn mức đã cam kết là 2% GDP, trong đó nhiều quốc gia thậm chí còn chi tiêu ít hơn mức này rất nhiều. Quan trọng hơn, các nước này đã không đạt được mục đích xây dựng một cộng đồng quốc phòng Châu Âu đích thực. Continue reading “Đừng nhượng bộ Putin!”

Dự báo tình hình Biển Đông sau phán quyết của PCA

pca4

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh

Ngày mai (12/7), Tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Cho dù kịch bản nào diễn ra, vụ kiện chắc chắn sẽ có tác động với cục diện tại Biển Đông, tới các bên trong tranh chấp và Việt Nam.

Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là vụ kiện tại Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Để khởi kiện tại cơ chế này, về thủ tục, Philippines phải đáp ứng được các điều kiện: (i) chứng minh có tồn tại tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS giữa Philippines và Trung Quốc; (ii) hai bên đã trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp mà không đạt được kết quả và (iii) hai bên không chọn cơ chế giải quyết tranh chấp nào khác thay cho UNCLOS. Trung Quốc cho rằng Philippines không được phép khởi kiện vì chưa hoàn thành các điều kiện này. Continue reading “Dự báo tình hình Biển Đông sau phán quyết của PCA”

Những điều trớ trêu trong việc Anh rời EU

brxx

Nguồn: Ian Buruma, “Little England and Not-so-Great Britain”, Project Syndicate, 29/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Là một người con lai Anh-Hà Lan – có mẹ là người Anh, còn cha là người Hà Lan – tôi không thể không xem Brexit là chuyện cá nhân. Tuy không phải là kẻ “cuồng” châu Âu, nhưng với tôi, một Liên minh châu Âu không có Anh cũng giống như việc mất đi một cánh tay sau một tai nạn khủng khiếp.

Không phải tất cả người dân nước tôi đều phiền lòng về chuyện này. Nhà dân túy chống EU, chống Hồi giáo người Hà Lan – Geert Wilders  – đã đăng dòng tweet: “Hoan hô người Anh! Giờ thì đến lượt chúng ta.” Thứ tình cảm này mới là đáng báo động và đáng quan ngại hơn so với những tác động của Brexit lên tương lai của nền kinh tế Anh. Mong muốn mang tính hủy diệt EU này có thể lây lan. Continue reading “Những điều trớ trêu trong việc Anh rời EU”

Tại sao Đức nên ngừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2?

nordstream2

Nguồn: Juraj Mesík, “Germany’s Rash Rush for Russian Gas”, Project Syndicate, 02/06/2016

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những hoàn cảnh nhất định, chúng ta có thể trở thành những gã ngốc cả tin – điều sẽ xảy ra trong trường hợp Liên minh châu Âu (EU) chấp nhận dự án ‘Dòng chảy phương bắc 2’ (Nord Stream 2) nhằm tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên do Nga cung cấp đến Đức qua biển Baltic. Năm công ty của EU tham gia dự án này (mỗi công ty có 10% cổ phần) cho biết sự hợp tác của họ với công ty Gazprom của Nga (sở hữu 50% cổ phần còn lại) chỉ đơn giản nhằm mục đích kinh doanh. Thực tế, sự hợp tác này có thể nguy hiểm hơn nhiều.

Một thập niên trước, khi thương vụ về đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc thứ nhất được công bố, Radek Sikorski, sau này là bộ trưởng ngoại giao Ba Lan, đã so sánh nó với hiệp ước Molotov – Ribbentrop năm 1939 (hiệp ước bất tương xâm giữa hai chính phủ của Hitler và Statlin). Khi EU ký thoả thuận này, Sikorski đã bị lên án vì sự cường điệu hoá của mình. Continue reading “Tại sao Đức nên ngừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2?”

Phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài: Khả năng và tác động

scs

Tác giả: Mỹ Hằng phỏng vấn TS. Trần Trường Thủy

Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, trả lời phỏng vấn báo Lao Động về các khả năng của phán quyết của Toà Trọng tài vụ kiện Philippines-Trung Quốc, ý nghĩa của các phán quyết và đánh giá về tác động đối với tình hình Biển Đông.

Ý nghĩa của phiên tòa là gì, thưa ông?

Theo tôi, ý nghĩa của phiên tòa tùy thuộc vào nội dung của phán quyết, phán quyết thế nào thì ý nghĩa tương ứng theo. Trong nhiều vấn đề Philippines đưa ra tòa, nếu giải quyết được càng nhiều vấn đề, tình hình tranh chấp Biển Đông sẽ càng rõ ràng hơn, phạm vi tranh chấp rõ ràng hơn, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liên quan cũng sẽ được làm rõ hơn. Lúc này các bên có phông chung hơn để có thể đàm phán về hợp tác, quản lý, hay giải quyết tranh chấp. Continue reading “Phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài: Khả năng và tác động”

Hãy để lịch sử đánh giá các cuộc cách mạng Nga

lenin1917

Nguồn: Roy Medvedev, “Let History Judge Russia’s Revolutions”, Project Syndicate, 05/11/2007

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một loạt những lễ kỷ niệm sẽ diễn ra ở Nga năm 2007. Tháng này đánh dấu kỷ niệm 90 năm Cách mạng tháng 10 Nga và kỷ niệm 25 năm ngày mất của Leonid Brezhnev. Tháng sau sẽ đánh dấu kỷ niệm 15 năm ngày Liên Xô tan rã. Nhưng chúng ta phải hiểu sự kiện đầu tiên nếu chúng ta muốn hiểu được những sự kiện tiếp theo.

Cách mạng tháng 10 luôn bị nhiều người chỉ trích. Triết gia người Nga Ivan Shmelev gọi nó là “cuộc đại tra tấn nước Nga”. Vasily Rozanov gọi nó là “Cuộc Thảm sát của nước Nga.” Vô số các tác giả đã coi nó như một bi kịch làm phá vỡ dòng chảy lịch sử và hủy hoại những tinh hoa của nước Nga. Continue reading “Hãy để lịch sử đánh giá các cuộc cách mạng Nga”

Đánh giá lại về “nguyên tắc Robin Hood”

aid

Nguồn: Angus Deaton, “Rethinking Robin Hood”, Project Syndicate, 13/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Viện trợ phát triển quốc tế được dựa trên nguyên tắc Robin Hood: lấy từ người giàu và trao cho người nghèo. Các cơ quan phát triển quốc gia, các tổ chức đa phương, và các tổ chức phi chính phủ hiện đang chuyển giao hơn 135 tỷ đô la mỗi năm từ các nước giàu sang các nước nghèo với suy nghĩ này.

Thuật ngữ trang trọng hơn cho nguyên tắc Robin Hood là “chủ nghĩa ưu tiên đại đồng” (“cosmopolitan prioritarianism”), nguyên tắc đạo đức cho rằng chúng ta nên nghĩ đến mọi người trên thế giới theo cùng một cách giống nhau, bất kể họ sống ở đâu, và sau đó tập trung sự giúp đỡ vào nơi mà nó phát huy nhiều tác dụng nhất. Những người nghèo hơn được ưu tiên hơn những người khá hơn. Triết lý này định hướng một cách âm thầm hoặc rõ ràng cho viện trợ phát triển kinh tế, viện trợ y tế, và viện trợ nhân đạo khẩn cấp. Continue reading “Đánh giá lại về “nguyên tắc Robin Hood””

Phép màu kinh tế Trung Quốc đang chấm dứt ra sao?

chinaeco

Nguồn: Ruchir Sharma, “How China Fell Off the Miracle Path”, The New York Times, 03/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Donald J. Trump đã gióng chuông báo động về Trung Quốc trong nhiều năm qua, gán cho họ biệt danh là một kẻ “côn đồ” về kinh tế lâu nay đã “ăn vụng bữa trưa của chúng ta.” Trọng tâm chính trong những đòn tấn công của ông Trump là Bắc Kinh đã thao túng đồng tiền của mình để giữ tỷ giá rẻ và giúp các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có lợi thế không công bằng. Nhưng câu chuyện này đã lỗi thời. Trung Quốc bây giờ là một mối đe dọa đối với nước Mỹ không phải vì họ mạnh mà bởi vì họ mong manh.

Bốn tác động chính đã định hình sự hưng thịnh và suy vong của các quốc gia kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và không có điều nào có lợi cho Trung Quốc. Continue reading “Phép màu kinh tế Trung Quốc đang chấm dứt ra sao?”

Những mặt trái của Hiệp định TPP

tppok_mlxe

Nguồn: “The Trans-Pacific Shell Game”, Project Syndicate, 05/06/2016

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được mô tả là như một mối lợi cho cả 12 nước tham gia. Tuy nhiên, sự phản đối đối với hiệp định này có thể là điểm duy nhất được các ứng cử viên tổng thống Mỹ hiện nay đồng tình, và bộ trưởng thương mại Canada cũng bày tỏ những hoài nghi nghiêm túc về nó. Liệu những chỉ trích đối với TPP có phi lý hay không?

Câu trả lời chỉ có một từ, không. Rõ ràng, TPP có thể giúp Mỹ tiến gần hơn tới mục tiêu kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được minh họa bằng tuyên bố của Tổng Thống Obama rằng, “Với TPP, Trung Quốc không phải là người tạo ra luật lệ ở khu vực đó mà là chúng ta”. Nhưng tình hình kinh tế thì không được mạnh mẽ như vậy. Sự thật là dù TPP sẽ đem lại một vài lợi ích, hầu hết lợi ích sẽ được dồn cho các tập đoàn lớn và những người dân thường sẽ phải trả giá. Continue reading “Những mặt trái của Hiệp định TPP”

Tại sao người Nga vẫn tưởng nhớ Stalin?

rus-stalin

Nguồn: Roy Medvedev, “Stalin Lives,” Project Syndicate, 29/03/2005.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Di sản của những nhà độc tài quá cố thuộc những chế độ toàn trị đã sụp đổ không nên còn mập mờ. Chỉ có những tên thiểu số mất trí của Đức mới dám tưởng nhớ Hitler. Ngay cả những tàn dư tuyệt vọng của chế độ Khmer Đỏ cũng không dám kỷ niệm Pol Pot. Vì vậy, khi Nga chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng phát xít (năm 2005), việc nhắc lại vai trò của Stalin trong chiến thắng ấy có vẻ rất kỳ cục.

Quả thật, đầu năm 2005, tranh luận đã nổ ra ở Moskva về việc có nên xây tượng nhà độc tài đã chết này không. Ở những hiệu sách lớn ở Nga có bán rất nhiều tiểu sử và lịch sử chính trị về Stalin và kỷ nguyên của ông. Một số cuốn dựa trên các tài liệu lưu trữ mới được mở gần đây khá mang tính phê phán. Nhưng phần lớn các sách và tác giả vẫn miêu tả Stalin theo chiều hướng tích cực. Trên thực tế, khi người Nga được hỏi danh sách những người quan trọng nhất thế kỷ 20, Stalin vẫn là nhân vật số một – cùng với Lenin. Continue reading “Tại sao người Nga vẫn tưởng nhớ Stalin?”

Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA

pca2

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lan

3 yêu cầu của Philippines

Ngày 22/1/2013, Philippines đã nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện để khởi kiện ra trọng tài chống lại Trung Quốc trong một vụ kiện về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines” theo các quy định của Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ngày 19 tháng 2 năm 2013, Trung Quốc đưa ra Công hàm “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Nam Trung Hoa” từ chối và trả lại bản Thông báo của Philippines, cũng như tuyên bố rằng nước này sẽ không tham gia vụ kiện. Mặc dù Trung quốc từ chối tham gia vào tiến trình trọng tài, theo Điều 9 Phụ lục VII CƯLB tiến trình trọng tài sẽ vẫn được tiếp tục và Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã được chọn làm Ban thư ký cho tòa trọng tài trong vụ kiện này. Continue reading “Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA”

Toàn cầu hóa có thực sự thúc đẩy chủ nghĩa dân túy?

Map and stethoscope, possible illustration for pandemic of aids,"pig flu", smoking or or maybe for global warming and ozone holes

Nguồn: Daniel Gros, “Is Globalization Really Fuelling Populism?”, Project Syndicate, 06/05/2016

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, chủ nghĩa dân túy của cánh tả và cánh hữu đang trên đà gia tăng. Người đại diện dễ thấy nhất ở Mỹ chính là Donald Trump, người được cho sẽ là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa. Ở Châu Âu có rất nhiều thành phần, từ đảng cánh tả Podemos của Tây Ban Nha đến Đảng Mặt trận Quốc gia thuộc cánh hữu của Pháp, nhưng tất cả đều cùng phản đối những đảng trung dung và các đảng phái dòng chính nói chung. Vậy điều gì lí giải cho sự nổi dậy ngày càng tăng của các cử tri chống lại nguyên trạng hiện nay? Continue reading “Toàn cầu hóa có thực sự thúc đẩy chủ nghĩa dân túy?”

100 năm nữa TQ cũng không có tư tưởng gì mới?

20160423_CNP001_0

Tác giả: Li Ming (Trung Quốc)| Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Người Trung Quốc (TQ) thường tự hào có nền văn minh vào loại sớm nhất thế giới và may mắn tồn tại cho tới nay chứ không bị phá hủy tàn lụi như các nền văn minh Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, v.v… Nhưng đúng là suốt hơn 5.000 năm qua họ chưa cống hiến cho nhân loại một tư tưởng đáng kể nào. Bài dưới đây bàn về căn nguyên của tình trạng ấy, nhưng tác giả Li Ming một mặt đổ diệt mọi tội lỗi lên đầu Khổng Tử và học thuyết Nho giáo của ông, mặt khác lại đề cao quá mức Lão Tử – người chưa hề đưa ra triết lý nào ảnh hưởng tới nhân loại. Tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng TQ từng viết: Hegel nói: “TQ không có triết học”. Tôi nhận định TQ không thể có nhà tư tưởng, chỉ có nhà chiến lược.

Trên mạng có lưu truyền một phán đoán của bà Thatcher cố Thủ tướng Anh như sau:

Các bạn căn bản chẳng cần lo ngại về Trung Quốc, bởi lẽ trong tương lai vài chục năm thậm chí một trăm năm nữa, Trung Quốc không thể nào đem lại cho thế giới bất kỳ tư tưởng mới nào.

Continue reading “100 năm nữa TQ cũng không có tư tưởng gì mới?”

Nước Nga và nền kinh tế hậu dầu mỏ

rus oil-1

Nguồn: Vitaly Kazakov, “Russia and the Post-Oil Economy”, Project Syndicate, 10/06/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngành công nghiệp dầu mỏ có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Nga. Trên phương diện toàn cầu, nước Nga chẳng hề kém cạnh trong các lĩnh vực quốc phòng, vũ trụ, năng lượng hạt nhân, khoáng sản và công nghệ thông tin. Tuy vậy, không có ngành nào trong số này có thể sánh được với ngành xuất khẩu dầu khí. Đối với một người Nga bình thường, nền kinh tế quốc gia có vẻ được cơ cấu quanh việc đổi các thùng dầu để lấy xe hơi và điện thoại thông minh. Dĩ nhiên vấn đề là giá dầu đã giảm và các thùng dầu ấy ngày càng mua được ít hàng nhập khẩu hơn.

Doanh thu từ dầu cũng như doanh thu từ hầu hết các mặt hàng khác, đều mang tính chu kỳ, và những đợt sụt giảm bất ngờ cũng chẳng có gì bất thường. Nhưng sẽ là sai lầm đối với những nước như Nga khi cho rằng giá dầu sẽ lại tăng. Đợt giảm giá gần đây là dấu hiệu của một thay đổi về cơ cấu chưa từng có tiền lệ trong lĩnh vực năng lượng – điều sẽ có những hệ quả chính trị đáng kể đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ. Continue reading “Nước Nga và nền kinh tế hậu dầu mỏ”

Sự sụp đổ của trật tự thế giới tự do

libdeath

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Collapse of the Liberal World Order,” Foreign Policy, 26/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có một thời gian – trong những năm 1990 – rất nhiều người khôn ngoan và nghiêm túc tin rằng các trật tự chính trị tự do là làn sóng của tương lai và chắc chắn sẽ bao trùm lên phần lớn địa cầu. Mỹ và các đồng minh dân chủ của nó đã đánh bại chủ nghĩa phát xít và sau đó là chủ nghĩa cộng sản, được cho là đưa nhân loại đến “điểm tận cùng của lịch sử.” Liên minh châu Âu có vẻ là một thử nghiệm táo bạo về chủ quyền chung, điều đã giúp chấm dứt chiến tranh tại phần lớn châu Âu. Quả thật, nhiều người châu Âu tin rằng sự kết hợp độc đáo các thể chế dân chủ, hội nhập thị trường, pháp quyền, và các đường biên giới mở của họ đã khiến “quyền lực dân sự” của châu Âu trở thành đối trọng tương xứng, nếu không muốn nói là ưu việt hơn, thứ “quyền lực cứng” thô của Mỹ. Về phần mình, Mỹ cam kết “mở rộng phạm vi của chế độ dân chủ,” loại bỏ những kẻ chuyên quyền phiền phức, củng cố “nền hòa bình nhờ dân chủ,” và từ đó mở ra một trật tự thế giới nhân từ và bền vững. Continue reading “Sự sụp đổ của trật tự thế giới tự do”

Ba kịch bản ADIZ của TQ ở Biển Đông và những hệ quả

chinaadiz

Nguồn: Le Duy Tran, “Scenarios of the China’s ADIZs above the South China Sea“, Journal of East Asia and International Law, Volume 9(1), 2016, pp. 278-291.

Biên dịch: Trần Quang

  1. Bối cảnh

Dù không có bất kỳ một văn kiện quốc tế nào nêu rõ việc các nước có quyền thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), song những khu vực như thế đã được đơn phương thiết lập kể từ thập kỷ 50 của thế kỷ trước. ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố thiết lập trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông, cùng với những hoạt động gần đây của nước này trên các thực thể tranh chấp ở Biển Đông đang làm dấy lên quan ngại về khả năng Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông. ADIZ đang trở thành một vấn đề của luật pháp quốc tế trong thế kỷ 21. Vậy ADIZ được xác định là gì? Continue reading “Ba kịch bản ADIZ của TQ ở Biển Đông và những hệ quả”

Phán quyết của PCA: Bước ngoặt tranh chấp Biển Đông?

pca

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự kiện có lẽ là quan trọng nhất trong năm 2016 đối với tranh chấp Biển Đông sẽ diễn ra khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye dự kiến ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến một số yêu sách của nước này trên Biển Đông. Kết quả vụ kiện sẽ có tác động quan trọng tới không chỉ hai nước mà còn cả tình hình tranh chấp Biển Đông và an ninh khu vực nói chung.

Sơ lược về vụ kiện

Vào ngày 22/01/2013, Philippines đã khởi đầu quy trình trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tại PCA bằng cách gửi cho Trung Quốc Thông báo và Bản yêu sách “liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc về quyền tài phán trên biển của Philippines” ở Biển Đông. Vào ngày 19/02/2013, Bắc Kinh  đưa ra “quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Đông”, qua đó bác bỏ và trả lại Thông báo của Philippines, đồng nghĩa với việc từ chối tham gia quá trình trọng tài. Continue reading “Phán quyết của PCA: Bước ngoặt tranh chấp Biển Đông?”