Làm sâu sắc quan hệ chiến lược: Trường hợp Việt Nam-Singapore

singviet (1)

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cho đến nay, sau khi đã xây dựng 15 mối quan hệ đối tác chiến lược với nhiều đối tác khác nhau, thì việc đi từ số lượng sang chất lượng, dần dần làm sâu sắc một cách thực chất các mối quan hệ đối tác này, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quân sự – chiến lược, đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam.

Thực tế, nhiều nước sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác quân sự với Việt Nam, nhưng Việt Nam dường như chưa sẵn sàng, một phần do nguồn lực, nhưng quan trọng hơn là do yếu tố chính sách cũng như tâm lý khi e ngại việc hợp tác quân sự với các đối tác nếu đi quá nhanh sẽ càng làm quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thực hiện mục tiêu trên mà vẫn không phá vỡ các giới hạn chính sách mà Việt Nam đặt ra lâu nay?

Bài viết này sẽ thảo luận câu hỏi này, đồng thời đề xuất một vài biện pháp nhằm vượt qua thách thức trên, tập trung vào trường hợp quan hệ Việt Nam – Singapore như một ví dụ điển hình. Continue reading “Làm sâu sắc quan hệ chiến lược: Trường hợp Việt Nam-Singapore”

Lý giải chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên

flag-NKorea-China_3125013b

Nguồn: Shale Horowitz, “Why China’s Leaders Benefit from a NuclearThreatening North Korea: Preempting and Diverting Opposition at Home and Abroad“, Pacific Focus, Vol. XXX, No. 1 (April 2015), 10–32.

Biên dịch: Văn Cường

Tóm tắt: Kể từ sự sụp đổ của Liên Xô và cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc sau đó của Triều Tiên, hỗ trợ về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc là điều rất quan trọng đối với Triều Tiên. Tại sao Trung Quốc lại đưa ra sự hỗ trợ này? Trong việc hoạch định chính sách đối ngoại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình đã ngày càng ưu tiên nền chính trị trong nước hơn là các lợi ích quốc gia. Điều này ngụ ý rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc có khả năng coi việc hạt nhân hóa, các nỗ lực phổ biến hạt nhân và hành động có kiểm soát của Triều Tiên là ngày càng có lợi – miễn là những hoạt động này không đi xa đến mức gây ra chiến tranh tổng lực. Các hành động của Trung Quốc, trái ngược với những tuyên bố của nước này, rất phù hợp với bài phân tích dưới đây. Continue reading “Lý giải chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên”

Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải

Mediterranean_Relief

Nguồn: Paolo Gentiloni, “Pivot to the Mediterranean”, Foreign Affairs, 28/05/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Địa Trung Hải là cái nôi của nền văn minh Hy Lạp, của Đế chế La Mã, Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Nó là một vùng biển với nhiều tên gọi: với người La Mã là Mare Nostrum nghĩa là “Biển của chúng tôi”; với người Thổ Nhĩ Kỳ là Akdeniz hay “Biển Trắng”; là Yam Gadol hay “Biển lớn” với người Do Thái; Mittelmeer hay “Trung hải” theo cách gọi của người Đức. Đây là nơi gặp gỡ của Châu Phi, Châu Á, và Châu Âu, hình thành nên lịch sử rộng lớn, phức tạp và đa dạng.

Tuy nhiên, ngày nay, Địa Trung Hải đang ở thời điểm bước ngoặt. Nó mang nhiều ý nghĩa hơn ngoài việc là ranh giới phía nam châu Âu. Nó có thể trở thành vùng biển bất ổn hoặc bình yên, tùy vào hành động của chúng ta ở đó. Continue reading “Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải”

Về vụ án Mã Viện chở trân châu, sừng tê giác Giao Chỉ về Trung Quốc

hai-ba-trung-2

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Người xưa dạy rằng: “Tin mù quáng vào sách, chẳng thà không có sách” (Tận tín thư bất như vô thư), ý khuyên nguời đọc sách phải biết biện biệt đúng sai, chớ nên nhất nhất tin vào sách. Xét phần liệt truyện về Mã Viện chép trong Hậu Hán thư cung cấp nhiều sử liệu phong phú và sống động, tuy nhiên ngòi bút của sử gia không khỏi có chỗ thiên kiến; bởi vậy sau khi cẩn trọng dịch phần liên quan đến Giao Chỉ, chúng tôi mạn phép bàn thêm vài ý kiến.

Phần trích dịch như sau: Continue reading “Về vụ án Mã Viện chở trân châu, sừng tê giác Giao Chỉ về Trung Quốc”

Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung

cn_philippines_anti_china_protest_640x360_afp

Tác giả: TS. Dương Danh Huy

Bộ Ngoại giao Philippines đưa thông tin Tòa Trọng Tài tại Den Haag tiến hành phiên điều trần chính phân xử vụ kiện Phi-Trung về Biển Đông ngày 24/11/2015. Trước đó, ngày 29/10/2015 Tòa đã phán quyết về phiên điều trần sơ khởi của vụ kiện.

Phiên điều trần đó là bước đầu, qua đó Tòa xác định mình có thẩm quyền hay không, và hồ sơ của Philippines có thể thụ lý được hay không. Trung Quốc cho rằng trả lời cho hai câu hỏi này đều là “Không”. Nếu trả lời đó đúng, hồ sơ của Philippines sẽ bị loại ngay từ bước này.

Nhưng, kết luận về phiên điều trần sơ khởi, Tòa đã bác bỏ quan điểm của Bắc Kinh và tuyên bố rằng trong 15 điểm Philippines đưa ra, Tòa có thẩm quyền để xử 7 điểm, trong đó có 2 điểm với điều kiện không có sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa, tương đương với điều kiện không có thực thể địa lý nào trong quần đảo Trường Sa được hưởng hai quy chế này. Continue reading “Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung”

7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga

o-PUTIN-LAVROV-facebook

Nguồn: Ivan Timofeev, “7 trends for Russian foreign policy you need to know”, Russia Direct, 22/10/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Ukraine và can thiệp quân sự ở Syria, các nguyên tắc và ý tưởng chính chỉ đạo chính sách ngoại giao của Nga đang dần dần sáng tỏ.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine và không kích quân sự ở Syria, chính sách ngoại giao của Nga thường được xem là không thể đoán trước được. Các hành động của Nga trong cả 2 trường hợp không chỉ nhanh chóng và bất ngờ, mà phạm vi của chúng dường như cũng vượt quá mức các nguy cơ đối với lợi ích quốc gia của Nga có thể lý giải.

Syria, và đặc biệt là Ukraine, được coi là những điểm uốn trong quỹ đạo chính sách đối ngoại của Nga, thể hiện sự dịch chuyển sang một dòng chính sách mới về chất. Cấu hình chính sách mới này đã được hình thành. Với cú sốc Ukraine và Syria dần kết thúc, các chính sách của Nga bắt đầu có thể dự đoán được, như được minh chứng bởi 7 xu hướng dưới đây. Continue reading “7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga”

Thảm họa từ chính sách một con của Trung Quốc

one-child-china_2511010b

Nguồn: Minxin Pei, “China’s one-child calamity”, Project Syndicate, 04/11/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Trung Quốc dỡ bỏ chính sách một con sau 35 năm thi hành đã khép lại một trong những chương tăm tối nhất của lịch sử nước này. Vào cuối những năm 1970, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhận định rằng, kiểm soát dân số là chìa khóa cho việc thực hiện quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàng triệu ca phá thai, triệt sản đã diễn ra sau đó, và giờ đây, họ đang phải trả giá.

Theo những số lệu chưa chính thức, chính sách một con đã gây ra tổn thất về người thậm chí còn lớn hơn cả chiến dịch Đại Nhảy Vọt của Mao Trạch Đông – nguyên nhân dẫn đến nạn đói khủng khiếp khiến xấp xỉ 36 triệu người chết từ năm 1959 đến năm 1961 – và Cách Mạng Văn Hóa – thời kì xảy ra bạo lực chính trị quy mô lớn khiến hơn cả chục triệu người chết trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 1976. Continue reading “Thảm họa từ chính sách một con của Trung Quốc”

Angela Merkel: Người châu Âu không thể thiếu

20151107_LDD001_0

Nguồn:The indispensable European”, The Economist, 07/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Angela Merkel đang phải đối mặt với thách thức chính trị cam go nhất từ trước tới giờ. Nhưng Châu Âu cần vị nữ thủ tướng này hơn bao giờ hết.

Nhìn khắp châu Âu và chúng ta thấy một nhà lãnh đạo nổi bật hơn cả: Angela Merkel. Tại Pháp, François Hollande đã từ bỏ sự ngộ nhận rằng đất nước của ông là đầu tàu châu lục. David Cameron, tái đắc cử một cách huy hoàng, đang biến Liên Hiệp Anh (Britain) thành một nước Anh (England) nhỏ bé. Matteo Renzi đang bận tâm với nền kinh tế trì trệ của Ý.

Ngược lại, trong mười năm giữ cương vị thủ tướng, bà Merkel ngày một nổi bật hơn sau mỗi biến động. Trong cuộc khủng hoảng nợ, tuy lúc đầu tỏ ra do dự nhưng cuối cùng bà cũng đoàn kết được khu vực đồng euro. Về vấn đề Ukraine, bà đã kêu gọi châu Âu áp đặt cấm vận với nước Nga (trong khi chính tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng bà là người lãnh đạo châu Âu duy nhất đáng để đàm phán). Đối mặt với thách thức người nhập cư, bà đã mạnh dạn phát huy giá trị châu Âu, gần như đơn thương độc mã trong việc cam kết chào đón những người tị nạn. Continue reading “Angela Merkel: Người châu Âu không thể thiếu”

Bước đường cùng của Assad

24a96a9c

Nguồn: Bernard-Henry Lévy, “The Assad Dead End”, Project Syndicate, 05/11/2015.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hãy bỏ qua những nguyên tắc và đạo đức. Bỏ qua hoặc cố bỏ qua gần 250.000 cái chết mà Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, kể từ khi chọn cách đáp lại cuộc nổi dậy hòa bình của người dân Syria bằng bạo lực. Để sang một bên sự thật rằng các lực lượng của chính quyền Assad đã gây ra số người chết nhiều hơn gấp từ 10 đến 15 lần so với Nhà nước Hồi giáo (IS), những kẻ mà các clip hành quyết man rợ của chúng đã làm lu mờ những vụ thảm sát ít được biết tới của nhà độc tài ở Syria. Nhưng kể cả nếu bạn loại bỏ những điều này khỏi suy nghĩ của mình thì một chính sách Syria trong đó coi Assad là một sự “thay thế” cho IS vẫn đơn giản là không thể khả thi. Continue reading “Bước đường cùng của Assad”

Stalin và đàm phán Xô-Trung về việc Mông Cổ độc lập

gse_multipart988

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 30 tháng 6 năm 1945, một chiếc máy bay cất cánh từ Trùng Khánh bay thẳng đi Moskva. Trên máy bay, ngoài các nhà ngoại giao của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc như Tống Tử Văn, Hồ Thế Trạch, Thẩm Hồng Liệt, Tiền Xương Chiếu, còn có Tưởng Kinh Quốc, một người có quan hệ đặc biệt khăng khít với Liên Xô. Ông từng học ở Liên Xô 12 năm, hơn nữa còn lấy vợ là một cô gái Nga.[1] Nói về tình cảm riêng thì nhà họ Tưởng có quan hệ không tồi với Stalin.

Tại sân bay Moskva, phái đoàn Chính phủ Trung Hoa Dân quốc được chủ nhà nhiệt liệt đón chào. Lúc đó Tưởng Kinh Quốc là Trưởng phiên dịch, sau này ông viết trong hồi ký những chi tiết sinh động: “Chúng tôi đến Moskva, lần đầu tiên gặp Stalin. Ông ấy tỏ ra cực kỳ lịch thiệp. Nhưng đến khi bắt đầu chính thức đàm phán thì bộ mặt dữ tợn của ông đã lộ ra …”. Continue reading “Stalin và đàm phán Xô-Trung về việc Mông Cổ độc lập”

Tác động từ di sản thuộc địa Algeria lên nước Pháp

RTX15KW4

Nguồn: Jonathan Laurence, “The Algerian legacy”, Foreign Affairs, 16/01/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ sau các cuộc tấn công vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị kosher của người Do Thái ở Paris, các nhà lãnh đạo Pháp và thế giới càng khẳng định quan điểm chung rằng những hành vi này đánh dấu một sự leo thang trong cuộc chiến tranh với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trên toàn cầu. Để thể hiện sự quyết tâm đương đầu với thách thức chung này, 40 nhà lãnh đạo từ Italia đến Mali, từ Israel đến Palestine đã tham gia diễu hành từ quảng trường Cộng hòa tới quảng trường Dân tộc (tại Paris) Chủ nhật tuần trước (tháng 1/2015 – NBT).

Những điểm giống nhau giữa vụ thảm sát này và những sự kiện xảy ra trước đây nhằm trừng phạt những đối tượng được cho là xúc phạm đạo Hồi và nhà tiên tri Muhammad là không thể phủ nhận. Lệnh truy nã tử hình nhà văn Anh gốc Ấn Độ Salman Rushdie năm 1989, vụ giết hại nhà làm phim người Hà Lan Theo van Gogh năm 2002, và vụ sát hại không thành họa sĩ biếm họa Đan Mạch Kurt Westergaard năm 2010 cũng nhằm vào các nghệ sĩ và nhà văn. Continue reading “Tác động từ di sản thuộc địa Algeria lên nước Pháp”

Trung Quốc phải học cách để trở thành cường quốc

US President Barack Obama (R) answers a question as Chinese President Xi Jinping listens following their bilateral meeting at the Annenberg Retreat at Sunnylands in Rancho Mirage, California, on June 7, 2013.Obama, with Chinese counterpart Xi Jinping by his side, called Friday for common rules on cybersecurity after allegations of hacking by Beijing. At a summit in the Calfornia desert, Obama said it was "critical" to reach a "permanent understanding" on cybersecurity. He also voiced concern over intellectual theft and urged "common rules of the road." AFP PHOTO/Jewel Samad        (Photo credit should read JEWEL SAMAD/AFP/Getty Images)

Nguồn: Philip Stephens, “China must learn how to be a great power”, Financial Times, 05/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một tàu chiến Mỹ đi qua Biển Đông, Trung Quốc đã phản đối, còn các nước láng giềng của họ lại hoan nghênh. Washington tuyên bố họ đang duy trì tự do hàng hải trong bối cảnh diễn ra dự án bồi đắp đất nhằm biến các bãi đá tranh chấp thành đảo nhân tạo của Trung Quốc. Bắc Kinh cảnh báo sẽ chống lại sự khiêu khích từ một nước bên ngoài không có liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Riêng chúng ta thì được nhắc nhớ lại định mệnh buồn thảm trong ghi chép của Thucydides về cuộc chiến tranh Peloponnese.

Việc tàu của hải quân Mỹ đã đi vào vùng nước mà Trung Quốc coi là lãnh hải của mình chỉ ra sự va chạm của nhiều yêu sách chủ quyền lịch sử, địa lý và sự chuyển dịch cân bằng quyền lực, thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á. Một số người cho rằng hiện nay có nhiều tàu ngầm ở các vùng biển Tây Thái Bình Dương như đã từng có ở Bắc Đại Tây Dương. Continue reading “Trung Quốc phải học cách để trở thành cường quốc”

Gốc rễ của làn sóng khủng bố chống phương Tây

More-jihadists

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Western Roots of Anti-Western Terror,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công kinh hoàng của Nhà nước Hồi giáo ở Paris đưa ra một lời nhắc nhở rõ ràng rằng các nước phương Tây không thể hạn chế được – chưa nói đến miễn nhiểm khỏi – những hậu quả không mong muốn của sự can thiệp của họ ở Trung Đông. Sự tan rã của Syria, Iraq, và Libya, cùng với cuộc nội chiến đang xé nát Yemen, đã tạo ra những chiến trường giết chóc khổng lồ, làm dấy lên những làn sóng người tị nạn, và kích động những chiến binh Hồi giáo cực đoan, những kẻ sẽ tiếp tục là một mối đe dọa đối với an ninh quốc tế trong nhiều năm tới. Và phương Tây có liên quan rất lớn tới điều này.

Rõ ràng, sự can thiệp của phương Tây vào Trung Đông không phải là hiện tượng mới. Trừ những trường hợp ngoại lệ của Iran, Ai Cập, và Thổ Nhĩ Kỳ, mọi cường quốc khu vực ở Trung Đông đều là một cấu trúc hiện đại được tạo ra chủ yếu bởi Anh và Pháp. Các cuộc can thiệp do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq kể từ năm 2001 chỉ đại diện cho nỗ lực gần đây nhất của các cường quốc phương Tây nhằm định hình địa chính trị của khu vực. Continue reading “Gốc rễ của làn sóng khủng bố chống phương Tây”

Phương Tây đoàn kết với Putin để chống khủng bố?

1027784751

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “United With Putin Against Terror?Project Syndicate, 18/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa tuyên bố ông sẽ “tìm và trừng phạt” những kẻ chịu trách nhiệm cho việc sử dụng một quả bom tự tạo để hạ một máy bay Nga tại Ai Cập khiến 224 người thiệt mạng hồi tháng 10. Thời điểm ông đưa ra tuyên bố, chỉ vài ngày sau khi những kẻ khủng bố sử dụng bom tự sát và súng AK để sát hại 129 người ở Paris, không phải là tình cờ. Putin thấy một lối dẫn tới phương Tây, và ông muốn tận dụng lợi thế của nó. Phương Tây không nên từ chối Putin.

Trong nhiều tuần qua, chính phủ Nga dường như lúng túng tìm phản ứng thích hợp trước vụ tai nạn máy bay, như thể lo ngại rằng những cái chết kia sẽ được đổ lỗi cho quyết định can thiệp vào cuộc nội chiến Syria của mình. Tuy nhiên, cuộc đổ máu ở Pháp đã làm thay đổi hoàn toàn tính toán, hướng tới khả năng diễn ra một sự xích lại gần nhau giữa Nga và phương Tây. Bằng cách tấn công Paris, Nhà nước Hồi giáo đã biến cuộc chiến ở Syria thành một cuộc xung đột toàn cầu. Và như màn trình diễn của Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng tỏ, Nga chắc chắn đang tham chiến. Continue reading “Phương Tây đoàn kết với Putin để chống khủng bố?”

Đông và Tây Đức 25 năm sau ngày thống nhất

20141108_EUP001_0

Nguồn:Twenty-five years on, The Economist, 10/11/2015. 

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Kể từ năm 1789, những mảnh vỡ của nhà tù Bastille đã trở thành những vật trang trí trên bệ lò sưởi được yêu thích tại Pháp. Hai thế kỷ sau, những mảnh vụn của Bức tường Berlin đã chu du khắp nơi trên thế giới. Axel Klausmeier, ông chủ một quỹ tại Berlin được lập nên nhằm tưởng niệm bức tường này, cho hay: đó là “đài tưởng niệm duy nhất tồn tại trên tất cả các châu lục,” chắc chỉ ngoại trừ Nam Cực. Điều đó nói lên rất nhiều điều về những gì người Đức gọi là “cuộc cách mạng hòa bình” của họ, mà đỉnh điểm của nó là việc phá vỡ bức tường ngày 9 tháng 11 năm 1989.

Rainer Eppelmann, người đứng đầu một quỹ nghiên cứu chế độ độc tài Đông Đức cho biết: Là cuộc cách mạng tự do thành công đầu tiên trong lịch sử nước Đức, năm 1989 có tầm quan trọng không kém gì năm 1789. Thậm chí hơn thế, không giống như cuộc cách mạng Pháp 200 năm trước đó, cuộc cách mạng Đức là cuộc cách mạng phi bạo lực. Continue reading “Đông và Tây Đức 25 năm sau ngày thống nhất”

Chế độ độc tài và sự ổn định của quốc gia

Dmitry_Medvedev_in_Syria_10_May_2010-5

Ngun: Ana Palacio, “The Despotic Temptation,” Project Syndicate, 28/10/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi được hỏi về sự hỗ trợ của Mỹ đối với nhà độc tài khét tiếng ở Nicaragua, Anastasio Somoza, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt được cho là đã công khai trả lời: “Ông ta có thể là một thằng chó đẻ, nhưng là thằng chó đẻ của chúng ta” (He may be a son of a bitch, but he’s our son of a bitch”). Dù Roosevelt có thực sự nói câu này hay không thì nó cũng đã phần nào nói lên cách tiếp cận lâu đời của phương Tây đối với nhiều nơi trên thế giới, và đó cũng là nền tảng của chính sách đối ngoại Mỹ trong suốt Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, dường như có một nhận thức thậm chí còn đáng ngại hơn đang nổi lên gần đây khi các nhà lãnh đạo phương Tây không chỉ sẵn lòng chấp nhận có những “thằng chó đẻ” mà còn chấp nhận gần như là bất kỳ “thằng chó đẻ” nào có thể áp đặt được sự ổn định bất chấp cái giá như thế nào. Đó là một lối tư duy có vẻ lôi cuốn nhưng đầy nguy hiểm. Continue reading “Chế độ độc tài và sự ổn định của quốc gia”

Tại sao EU o bế Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan?

20151010_BLP512

Nguồn: Europe pays homage to Erdogan“, The Economist, 16/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương

Vào thời hoàng kim của đế chế Ottoman, các sứ thần nước ngoài muốn được hưởng đặc ân đều đổ xô tới cung điện vua Ottoman, mang theo những lễ vật cống nạp hậu hĩnh và không tiếc lời ngợi ca nhà vua. Ngày nay các nhà lãnh đạo châu Âu cũng rơi vào tình cảnh tương tự, do tình thế cấp bách trước lượng người nhập cư ồ ạt tràn vào châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ mùa hè năm nay. Những đề nghị họ đưa ra tuần này với Recep Tayyip Erdogan, vị tổng thống ngày càng trở nên độc tài của Thổ Nhĩ Kỳ, tuy không hào nhoáng như những viên đá quý hay những tấm vải thêu, nhưng cũng không hề kém phần giá trị. Continue reading “Tại sao EU o bế Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan?”

Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta và ảnh hưởng của nó trong TK 10 -14

anh-dep-tuong-phat-3

Tác giả: Lê Tuấn Huy

Phật giáo là một trào lưu triết học – tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 TCN ở bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học – tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya. Vị thái tử này (khoảng 563-483 TCN) đã từng theo học các tu sĩ Bà La Môn từ năm lên bảy, kết hôn năm 16 tuổi, mười ba năm sau đó sống trong cuộc đời vương giả, nhưng trong một đêm tháng Hai năm vừa tròn 29 tuổi, đã lặng lẽ rời hoàng cung đi tìm chân lý. Trải qua sáu năm với những phương pháp tu luyện ép xác nhưng không đạt được chánh đạo, nhưng chỉ sau 48 ngày nhập định, Tất Đạt Đa ngộ rõ căn nguyên sinh thành, biến hóa của vũ trụ, căn nguyên của những khổ đau, và đề ra phương pháp diệt trừ nỗi khổ đó cho chúng sinh, bằng học thuyết “Nhân duyên sinh” và triết lý “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh đạo”. Con người này đã đưa ông trở thành đức Phật Thích Ca đầy uy nghiêm tinh thần trong đời sống của người phương Đông hết thế hệ này đến thế hệ khác. Continue reading “Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta và ảnh hưởng của nó trong TK 10 -14”

Ảo giác của Đông Nam Á về sức mạnh kinh tế Trung Quốc

Globe and China Flag for background

Nguồn: Malcolm Cook, “Southeast Asia’s China illusion”, Business World Online, 12/10/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan niệm phổ biến thường không sáng suốt và mang tính ảo tưởng nhiều hơn thực tế. Ngày nay, ở khắp Đông Nam Á, việc Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế tối quan trọng trong khu vực và sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc sẽ chỉ tăng lên được coi là một thực tế đương nhiên không cần soát lại.

Quan niệm phổ biến này đang định hình cách các nhà lãnh đạo và phân tích chính trị trong khu vực nhìn nhận quan hệ của nước mình với Trung Quốc và các nước khác. Ứng cử viên tổng thống Philippines Jejomar C. Binay trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông đầu năm nay đã sử dụng tầm quan trọng về mặt kinh tế của Trung Quốc đối với Philippines để biện minh cho việc ông ủng hộ thái độ nhẹ nhàng hơn trong tranh chấp lãnh thổ tại biển Tây Philippines (tức Biển Đông – NBT), tập trung vào cách tiếp cận ưa thích của Trung Quốc là hợp tác cùng phát triển. Continue reading “Ảo giác của Đông Nam Á về sức mạnh kinh tế Trung Quốc”

Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia

b90b36ea6a81482ca37e9b0ce509e239_18

Nguồn: Gareth Evans, “Indonesia’s Forgotten Genocide, Project Syndicate, 02/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 vừa qua đánh dấu 50 năm kể từ ngày diễn ra một trong những cuộc thảm sát tồi tệ nhất thế kỷ hai mươi được gây ra bởi lực lượng quân đội Indonesia. Dù vậy, lần kỷ niệm này trôi qua một cách gần như yên ắng. Cuộc thảm sát khoảng 500.000 thành viên và những người ủng hộ Đảng Cộng sản Indonesia (Indonesian Communist Party – PKI) trong giai đoạn 1965 – 1966 là cuộc diệt chủng ít được nhắc tới nhất của thế kỷ trước.

Việc vén bức màn về cuộc tắm máu đến giờ là đã quá chậm trễ, nhưng những người có quá khứ muốn che dấu dường như vẫn chống lại những nỗ lực này. Những người tổ chức Lễ hội Ubud dành cho Tác giả và Độc giả vốn nổi tiếng ở Bali đã nếm mùi một làn sóng kiểm duyệt mạnh tay mới, với việc các quan chức địa phương đe dọa sẽ hủy bỏ toàn bộ lễ hội nếu những phiên thảo luận được đề xuất về các cuộc thảm sát được tiến hành. Continue reading “Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia”