31/01/1917: Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm U-boat

Nguồn: Germans unleash U-boats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 31/01/1917, Đức tuyên bố sẽ nối lại chiến tranh tàu ngầm không hạn chế ở Đại Tây Dương, theo đó các tàu ngầm trang bị ngư lôi của Đức sẽ tấn công bất kỳ con tàu nào, kể cả tàu chở khách dân sự, xuất hiện trong vùng biển có chiến sự.

Khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson đã cam kết Mỹ sẽ có thái độ trung lập, một quan điểm mà đại đa số người dân nước này ủng hộ. Tuy nhiên, Anh là một trong những đối tác thương mại thân thiết nhất của Mỹ, và căng thẳng sớm nảy sinh giữa Mỹ và Đức khi người Đức tìm mọi cách phong tỏa Quần đảo Anh. Một số tàu của Mỹ trên đường đến Anh đã bị hư hại hoặc bị đánh chìm bởi mìn của Đức, và vào tháng 02/1915, Đức tuyên bố phát động chiến tranh không hạn chế nhắm vào tất cả các tàu, bất kể có trung lập hay không, đi vào vùng chiến sự xung quanh Anh. Continue reading “31/01/1917: Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm U-boat”

Báo Nhật Nikkei nói về việc TBT Trọng đắc cử nhiệm kỳ ba

Nguồn: Tomoya Onishi, “Vietnam general secretary Trong elected to unprecedented 3rd term”, Nikkei Asia, 31/01/2021.

Đảng Cộng sản Việt Nam hôm Chủ nhật đã quyết định trao cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba chưa từng có tiền lệ trên cương vị lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Quyết định này, được đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đảng, cho thấy sự thừa nhận của Đảng rằng ông Trọng đã quản lý ổn định các công việc nhà nước, bao gồm việc ngăn chặn dịch COVID-19 và tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào các quan chức cấp cao và các giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước. Continue reading “Báo Nhật Nikkei nói về việc TBT Trọng đắc cử nhiệm kỳ ba”

30/01/1972: “Chủ nhật Đẫm máu” ở Bắc Ireland

Nguồn: “Bloody Sunday” in Northern Ireland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, tại Londonderry, Bắc Ireland, 13 người biểu tình không vũ trang đã bị lính dù của Quân đội Anh bắn chết trong một sự kiện được gọi là “Chủ nhật Đẫm máu” (Bloody Sunday). Những người biểu tình, tất cả đều là người Công giáo miền Bắc, đã tuần hành để phản đối chính sách của Anh về việc giam giữ những người Ireland bị tình nghi ủng hộ chủ nghĩa dân tộc. Giới chức Anh đã ra lệnh cấm biểu tình và gửi quân đến trấn áp những người vẫn tiếp tục tham dự biểu tình. Binh sĩ đã xả súng bừa bãi vào đám đông, khiến 13 người chết và 17 người bị thương.

“Chủ nhật Đẫm máu” đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới đối với cuộc khủng hoảng ở Bắc Ireland và gây ra làn sóng biểu tình trên khắp Ireland. Tại Dublin, thủ đô Cộng hòa Ireland, các công dân Ireland phẫn nộ đã đốt Đại sứ quán Anh vào ngày 02/02. Continue reading “30/01/1972: “Chủ nhật Đẫm máu” ở Bắc Ireland”

Nhật ký Bắc Kinh (16/10/20): Trung Quốc bắt điệp viên Đài Loan

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Điệp viên đến từ Đài Loan” đang gây xôn xao ở Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Năm (15/10/2020) đã đăng một bài bình luận với tiêu đề “Lời cảnh báo cho các quan chức tình báo Đài Loan,” cáo buộc hòn đảo tự trị này đẩy mạnh hoạt động gián điệp nhằm giành độc lập.

Mọi chuyện bắt đầu khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin vào tối Chủ nhật (11/10/2020) rằng các nhà chức trách an ninh quốc gia đã phá hàng trăm vụ gián điệp có liên quan đến Đài Loan và bắt nhiều người được cho là gián điệp trong một chiến dịch ​​đặc biệt mang tên “Sấm sét 2020”. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (16/10/20): Trung Quốc bắt điệp viên Đài Loan”

Thế giới hôm nay: 29/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một ủy ban độc lập ở Đức khuyến cáo không nên tiêm vắc-xin covid-19 của Oxford-AstraZeneca cho những người trên 65 tuổi. Hội đồng này, có nhiệm vụ tư vấn cho chính phủ, cho biết “không có đủ dữ liệu” về sự hiệu quả của vắc-xin này trong nhóm tuổi đó. AstraZeneca phản đối ý kiến trên. Điều này có thể làm phức tạp thêm tiến trình triển khai vắc-xin của Liên minh Châu Âu, vốn đã bị chậm so với kế hoạch.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một số sắc lệnh hành pháp liên quan đến y tế. Ông cho mở lại thị trường bảo hiểm liên bang của Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Vừa túi tiền trong ba tháng nhằm mang lại cho những người cần bảo hiểm trong thời gian đại dịch cơ hội mua các gói bảo hiểm. Quyết định này ảnh hưởng đến 46 tiểu bang phụ thuộc vào thị trường liên bang. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/01/2021”

Cuộc tranh luận về lịch sử gây chia rẽ nước Mỹ

Nguồn: Edward Luce, “Biden should avoid America’s toxic history wars”, Financial Times, 28/01/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ vào tuần trước, Joe Biden đã giải tán Ủy ban 1776 của Donald Trump. Hiếm có sự đảo ngược nào thông qua sắc lệnh hành pháp lại gây nhiều chú ý như vậy.

Ông Trump cho ra đời cơ quan này – được đặt tên theo năm các thuộc địa Mỹ tuyên bố độc lập khỏi Anh – ngay trước cuộc bầu cử tháng 11/2020 với nỗ lực chuyển trọng tâm của cử tri sang các cuộc chiến văn hóa của Mỹ trong bối cảnh ông không thể ngăn chặn được đại dịch. Mục tiêu mà ông tuyên bố là thúc đẩy việc giảng dạy về “sự kỳ diệu của lịch sử Hoa Kỳ”. Nhưng mục tiêu thực sự của ông là gây ra sự phẫn nộ về việc cánh tả tập trung vào di sản của chế độ nô lệ. Ông tin rằng nếu cuộc bầu cử xoay quanh các cuộc biểu tình Black Lives Matter hơn là Covid-19, ông có thể có cơ hội tái đắc cử. Nhưng canh bạc của ông đã không thành. Continue reading “Cuộc tranh luận về lịch sử gây chia rẽ nước Mỹ”

28/01/1973: Lệnh ngừng bắn có hiệu lực tại Sài Gòn

Nguồn: Cease-fire goes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, lệnh ngừng bắn chính thức bắt đầu có hiệu lực vào lúc 8 giờ sáng, giờ Sài Gòn (tức nửa đêm ngày 27/01 giờ GMT).

Khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, phía Sài Gòn đang kiểm soát khoảng 75% lãnh thổ và 85% dân số của miền Nam Việt Nam. Quân Lực Việt Nam Cộng hòa đã được vũ trang rất tốt nhờ có hỗ trợ phút chót từ Mỹ, và họ vẫn tiếp tục nhận được viện trợ của Mỹ sau lệnh ngừng bắn. CIA ước tính có khoảng 145.000 lính Bắc Việt hiện diện ở miền Nam, tương đương với năm trước. Dù lệnh ngừng bắn có hiệu lực đúng giờ, nhưng cả hai bên đều vi phạm. Trong hai ngày trước thời hạn ngừng bắn, quân miền Nam tiếp tục tấn công để giành lại các làng mạc bị cộng sản chiếm đóng, trong khi phe cộng sản cố gắng chiếm thêm lãnh thổ. Continue reading “28/01/1973: Lệnh ngừng bắn có hiệu lực tại Sài Gòn”

Thế giới hôm nay: 28/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Mỹ Joe Biden ký các sắc lệnh hành pháp thực hiện một số lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông về biến đổi khí hậu. Chúng bao gồm việc tạm dừng cấp phép khai thác dầu và khí đốt trên đất liên bang, và nâng vấn đề này lên thành ưu tiên đối với chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia. Ông cũng chỉ đạo các cơ quan liên bang đầu tư vào các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm, những nơi thường là chỗ ở của người Mỹ gốc Phi và các sắc tộc thiểu số.

Cuộc tranh cãi giữa EUAstraZeneca ngày càng gay gắt. Các quan chức EU nói hãng dược phẩm phải chuyển lô vắc-xin covid-19 sản xuất tại Anh đến châu Âu, theo đúng hợp đồng mà AstraZeneca đã ký với khối. Giám đốc điều hành của AstraZeneca đã bác bỏ những lời kêu gọi như vậy, nói lời hứa ban đầu của họ “không phải là một cam kết”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/01/2021”

Hàm ý từ sự thay đổi lãnh đạo cấp cao ở Lào

Nguồn: Simon Creak, “Hints at political change in Laos”, East Asia Forum, 27/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 1 năm 2021, Đại hội lần thứ 11 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP) – sự kiện được mong đợi nhất trong chu kỳ chính trị 5 năm của Lào – đã mang lại sự thay đổi khiêm tốn ở cấp cao và tái khẳng định chiến lược kinh tế nhiều rủi ro của đất nước, bao gồm cả sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc. Tuy nhiên, đại hội đã chứng kiến ​​sự luân chuyển đáng kể trong nhân sự ở các cấp thấp hơn và cho thấy có thể có những thay đổi trong trọng tâm chính trị và kinh tế của đất nước.

Với 768 đại biểu tham dự, nhiệm vụ chính của đại hội là bầu ra ban chấp hành trung ương đảng mới gồm 71 thành viên, sau đó ban chấp hành sẽ bầu ra tổng bí thư, bộ chính trị và ban bí thư. Dù các phần quan trọng của quá trình này bị che khuất khỏi tầm mắt công chúng, nhưng nó dường như pha trộn giữa nguyên tắc tập trung dân chủ theo chủ nghĩa Lenin với các mối quan hệ bảo trợ, mạng lưới chính trị và sự can thiệp của những lãnh đạo lão thành trong đảng, do đó làm kiềm chế những thay đổi chính trị lớn. Các cuộc mặc cả trước đại hội đã quyết định phần lớn kết quả. Continue reading “Hàm ý từ sự thay đổi lãnh đạo cấp cao ở Lào”

Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi chưa từng nghĩ cảnh sát sẽ xuất hiện khi tôi chuẩn bị bước vào Công viên Trung Sơn, ngay phía tây Thiên An Môn – hay Cổng Thiên Bình – ở Bắc Kinh.

Hôm thứ Bảy (10/10/2020), tôi mua một vé đã đặt từ hôm trước tại lối vào của công viên và tiến đến chốt kiểm tra an ninh, nơi tôi được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân. Ngay sau khi tôi xuất trình hộ chiếu, một cảnh sát đi tới.

“Anh làm nghề gì?” viên sĩ quan hỏi. Khi tôi trả lời: “Tôi là nhà báo”, anh ta bảo tôi đợi. “Tôi sẽ gọi cho cán bộ phụ trách,” người này nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn”

Thế giới hôm nay: 27/01/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ủy ban châu Âu có kế hoạch yêu cầu các nhà sản xuất vắc-xin covid-19 thông báo cho họ về tất cả các đơn hàng xuất khẩu từ Liên minh châu Âu, sau khi AstraZeneca, một nhà sản xuất thuốc của Anh có nhà máy ở Bỉ, cảnh báo rằng họ sẽ không thể cung cấp tất cả các liều mà họ đã hứa trước đây cho EU. Ursula von der Leyen, chủ tịch ủy ban, nói rằng các nhà sản xuất dược phẩm “bây giờ phải giao hàng”. Bộ trưởng vắc xin của Anh nói rằng các quốc gia nên tránh “chủ nghĩa dân tộc vắc xin”.

Các thành viên Cộng hòa tại Thượng viện Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu hôm nay về việc liệu một cựu tổng thống có thể bị xét xử ở Thượng viên hay không, sau khi Hạ viện đưa ra một bản luận tội Donald Trump vào thứ Hai. Phiên tòa có thể sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 2, nhưng cuộc tranh luận hôm nay sẽ cho thấy tình cảm của các thành viên Đảng Cộng hòa. Người ta nghi ngờ việc sẽ có đủ số thành viên Cộng hòa phản bội Trump để có thể kết tội ông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/01/2020”

Nhận thức mới về chủ nghĩa tư bản của Marx và Engels thời kỳ cuối đời

Tác giả: Dương Kim Hải (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong nửa sau của thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản thế giới mà đại diện là Anh và Mỹ đã có một loạt biến đổi mới. Không những các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, tức cách mạng động lực máy hơi nước, được áp dụng phổ biến ở các nước này, mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 mới xuất hiện, tức cách mạng động lực máy điện, cũng lan ra nhiều nước phương Tây. Khắp nơi nhà máy công xưởng mọc lên như nấm, đường sắt đan xen như mạng lưới, xe lửa và tàu biển chạy như mắc cửi trên đất liền và trên đại dương, đèn điện xuất hiện và nhanh chóng được áp dụng, đêm đêm nơi nơi sáng rực. Đúng như Engels nói, đó là thời đại phát triển nhanh chóng của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Continue reading “Nhận thức mới về chủ nghĩa tư bản của Marx và Engels thời kỳ cuối đời”

26/01/1936: “Gã đồ tể điên” khủng bố Cleveland

Nguồn: So-called “Mad Butcher” terrorizes Cleveland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, thi thể bị phân mảnh của Florence Polillo đã được phát hiện trong một chiếc giỏ và một số bao vải bố ở Cleveland. Người phụ nữ 42 tuổi này là nạn nhân thứ ba, trong vòng 18 tháng, được tìm thấy đã bị phân xác một cách thành thục. Vụ việc làm dấy lên một cơn hoảng loạn ở Cleveland, nơi kẻ sát nhân vô danh được mệnh danh là “Gã đồ tể điên” (Mad Butcher).

Tháng 06/1936, một đầu người, và tiếp đó là một cái xác không đầu, đã được tìm thấy, nhưng cảnh sát không thể xác định được danh tính nạn nhân. Ngay cả khi một mặt nạ mô phỏng khuôn mặt nạn nhân được trưng bày tại Great Lakes Exposition, tên tuổi người này vẫn mãi là một bí ẩn, trong khi đó, Gã đồ tể điên liên tục giết hại thêm nhiều người khác. Continue reading “26/01/1936: “Gã đồ tể điên” khủng bố Cleveland”

Thế giới hôm nay: 26/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo các nhà lãnh đạo thế giới không nên bắt đầu một “cuộc chiến tranh lạnh mới” trong bài phát biểu đầu tiên của ông kể từ khi Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ, tại sự kiện trực tuyến ở Davos. Ông nhấn mạnh các nước không nên áp đặt mô hình xã hội của riêng mình lên nhau. Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, chính quyền Trump đã tuyên bố cách Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số, là “tội ác diệt chủng”. Ông Biden cũng đã chỉ trích mạnh mẽ tình trạng vi phạm nhân quyền ở nước này.

Tổng thống Biden tiếp tục xóa bỏ những mặt gây tranh cãi của nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump bằng cách bỏ lệnh cấm người Mỹ chuyển giới phục vụ trong lực lượng vũ trang. Ông Trump công bố chính sách này vào năm 2017 và có hiệu lực từ năm 2019. Ông Biden hôm nay cũng sẽ ký một sắc lệnh hành pháp thúc đẩy các cơ quan chính phủ mua hàng do Mỹ sản xuất. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/01/2021”

Bức tranh chính trị thế giới 2020-2021 định hình thập kỷ mới

Tác giả: Sơ Nguyên

 Năm mới đến là dịp để nhân loại nghiền ngẫm, từ đó tìm điểm nhấn của năm cũ. Với năm 2016, đó là Brexit. Năm 2017 nổi bật dấu ấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump. 2018 là khởi đầu của chiến tranh thương mại, trong khi năm 2019 đánh dấu bước chuyển giai đoạn của cạnh tranh siêu cường Mỹ-Trung. Nhìn lại cả 5 năm qua, có lẽ chưa bao giờ thế giới lại chuyển từ bất ngờ này sang bất ngờ khác khó lường đến như vậy.

Với 2020, đó là năm của đại dịch Covid-19. Giờ này năm ngoái, từ một đốm lửa nhỏ, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 đã càn quét khắp thế giới với tốc độ, quy mô chưa từng có, khiến hơn 1,8 triệu người thiệt mạng. Đại dịch chết người này đã làm lu mờ toàn bộ những diễn biến khác trên toàn cầu, đồng thời tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống nhân loại, trong đó có các vấn đề tồn tại từ trước đó của thế giới. Continue reading “Bức tranh chính trị thế giới 2020-2021 định hình thập kỷ mới”

Đại hội 13, vấn đề nhân sự và dấu hỏi về Điều lệ Đảng

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 vào tuần này, Đảng sẽ phải quyết định một vấn đề quan trọng: đề cử các lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước. Thế nhưng, mọi thứ đã có một bước ngoặt bất ngờ, làm phức tạp thêm vấn đề ai sẽ là nhà lãnh đạo có tiếng nói cao nhất ở Việt Nam trong 5 năm tới.

Trước thềm đại hội, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của ĐCSVN đã họp vào giữa tháng 1 để thông qua danh sách đề cử cho các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ Hội nghị cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Trung ương Đảng ủng hộ tiếp tục nắm giữ chức tổng bí thư, trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề cử làm tân chủ tịch nước. Continue reading “Đại hội 13, vấn đề nhân sự và dấu hỏi về Điều lệ Đảng”

24/01/1908: Thành lập phong trào Hướng đạo sinh

Nguồn: Boy Scouts movement begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, phong trào Hướng đạo sinh đã bắt đầu ở Anh với việc Robert Baden-Powell cho xuất bản phần đầu tiên của cuốn Hướng đạo cho nam (Scouting for Boys). Cái tên Baden-Powell vốn rất nổi tiếng với nhiều nam sinh Anh Quốc, và hàng nghìn cậu bé đã háo hức mua cuốn sổ tay này. Cuối tháng 4, tất cả các phần của Hướng đạo cho nam đã được xuất bản xong, và rất nhiều nhóm hướng đạo sinh nam đã nhanh chóng xuất hiện trên khắp nước Anh.

Năm 1900, Baden-Powell trở thành anh hùng dân tộc ở Anh sau khi bảo vệ Mafeking suốt 217 ngày trong Chiến tranh Nam Phi. Ngay sau đó, Trợ giúp trinh sát (Aids to Scouting), cuốn cẩm nang quân sự mà ông đã viết cho binh lính Anh vào năm 1899, đã thu hút nhiều độc giả nhỏ tuổi. Các bé trai rất thích thú trước những bài học về theo dõi và quan sát, và đã dùng cuốn sách để tổ chức những trò chơi phức tạp. Biết được điều này, Baden-Powell quyết định viết thêm một cẩm nang về lĩnh vực phi quân sự cho thanh thiếu niên, trong đó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức và việc thiện. Continue reading “24/01/1908: Thành lập phong trào Hướng đạo sinh”

Tài liệu giải mật: Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Indo-Pacific

Nguồn: “U.S. Strategic Framework for the Indo-Pacific”, The White House, 12/1/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các thách thức đối với an ninh quốc gia

    • Làm thế nào để duy trì được ưu thế chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thúc đẩy trật tự kinh tế tự do đồng thời ngăn chặn Trung Quốc thiết lập những khu vực ảnh hưởng mới phi tự do, và tăng cường các lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực?
    • Làm thế nào để đảm bảo Triều Tiên không đe dọa đến Hoa Kỳ cùng các đồng minh, giải trừ mối nguy cấp bách hiện tại và mối nguy tiềm ẩn trong tương lai ở mức độ và kiểu loại như Triều Tiên đã đặt ra?
    • Làm thế nào để nâng cao vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ kết hợp với thúc đẩy một nền thương mại công bằng, có đi có lại?

Continue reading “Tài liệu giải mật: Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Indo-Pacific”

23/01/1920: Hà Lan từ chối dẫn độ Hoàng đế Wilhelm II

Nguồn: Netherlands refuses to extradite Kaiser Wilhelm to the Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, chính phủ Hà Lan đã từ chối yêu cầu của các nước Đồng minh về việc dẫn độ Wilhelm II, cựu Hoàng đế Đức (Kaiser), người đã sống lưu vong ở Hà Lan từ tháng 11/1918.

Đầu tháng 11/1918, tình hình đã trở nên ảm đạm đối với phe Liên minh Trung tâm trên tất cả các mặt trận của Thế chiến I. Wilhelm II đang có mặt tại tổng hành dinh quân đội Đức ở thị trấn nghỉ dưỡng Spa của Bỉ khi tin tức liên tiếp đến với ông: công nhân bạo loạn ở Berlin, binh biến trong Hải quân Đức và dấu hiệu khởi đầu cách mạng toàn diện ở Đức. Dường như từ mọi hướng, đều có những lời kêu gọi hòa bình, cải cách và loại bỏ hoàng đế. Wilhelm II được thông báo rằng Bộ Tổng tham mưu Đức sẽ thực hiện một cuộc hành quân thống nhất, có trật tự quay trở về nước Đức khi chiến tranh kết thúc, nhưng họ sẽ không bảo vệ ông trước các đối thủ trong nước. Continue reading “23/01/1920: Hà Lan từ chối dẫn độ Hoàng đế Wilhelm II”

Chuyển giao quyền lực: Hà Nội cần ‘khéo léo’ trong quan hệ với Mỹ

Với việc Hoa Kỳ có một chính quyền mới khi tân Tổng thống Joe Biden bước vào Nhà Trắng hôm 20/1 trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam sắp quyết định đường hướng lãnh đạo cho 5 năm tới tại Đại hội Đảng 13, một câu hỏi đặt ra là mối quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù sẽ đi theo chiều hướng nào và Việt Nam cần làm gì để tránh khả năng bị trừng phạt trả đũa mở ngỏ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump

Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vài ngày tới sẽ khai mạc để chọn ra những nhà lãnh đạo mới và đưa ra những chính sách cho 5 năm tiếp theo. Trọng tâm của đường lối chính sách của Hà Nội, theo các nhà quan sát, là đối phó với những thách thức trong việc cân bằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, mà trong đó Việt Nam đã trở thành một đối tác chiến lược quan trọng. Continue reading “Chuyển giao quyền lực: Hà Nội cần ‘khéo léo’ trong quan hệ với Mỹ”