12/07/1861: Hợp bang miền Nam ký hiệp ước với người Mỹ bản địa

Nguồn: Confederacy signs treaties with Native Americans, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1861, ủy viên đặc biệt Albert Pike đã hoàn thành hiệp ước với các thành viên của bộ lạc Choctaw và Chickasaw, mang đến cho Hợp bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate States of America) mới thành lập các đồng minh ở Lãnh thổ Người da đỏ. Một số thành viên của các bộ lạc cũng chiến đấu cho Hợp bang. Continue reading “12/07/1861: Hợp bang miền Nam ký hiệp ước với người Mỹ bản địa”

Thương chiến Mỹ – Trung và nghệ thuật của sự kiên nhẫn

Nguồn: Keyu Jin, “The Art of Wait and See”, Project Syndicate, 11/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những người hiện đang hy vọng về một thỏa thuận thương mại cuối cùng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không nên hồi hộp nín thở. Trái ngược với những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang nghĩ, người Trung Quốc vẫn chưa bước vào đường cùng, và sẽ không đột nhiên nhượng bộ trước các đòi hỏi của Trump.

Một cuộc đàm phán thành công thường đòi hỏi mỗi bên phải hiểu được quan điểm của bên còn lại. Người ta có thể nghi ngờ về sự khôn ngoan trong cách tiếp cận cuộc tranh chấp của Trung Quốc cho đến lúc này, nhưng nếu không có sự hiểu biết sâu sắc hơn về tư duy ngắn hạn và dài hạn của Trung Quốc thì sẽ có rất ít tiến triển. Continue reading “Thương chiến Mỹ – Trung và nghệ thuật của sự kiên nhẫn”

11/07/1944: Âm mưu ám sát Hitler

Nguồn: Hitler is paid a visit by his would-be assassin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Bá tước Claus von Stauffenberg, một sĩ quan quân đội Đức, vận chuyển một quả bom đến trụ sở của Adolf Hitler, ở Berchtesgaden, Bavaria, với ý định ám sát Hitler.

Khi chiến sự dần quay lưng lại với Đức, và sự tàn bạo trong những mệnh lệnh của Hitler ngày một tăng cao, ngày càng nhiều người Đức – kể cả trong và ngoài quân đội – bắt đầu âm mưu ám sát thủ lĩnh của họ. Vì quần chúng nhiều khả năng sẽ không chịu lật đổ người đàn ông mà họ đã chấp nhận đặt vào tay cuộc sống và tương lai của mình, nên những người gần gũi hơn với Hitler, các sĩ quan Đức, đã tìm cách hạ bệ ông ta. Chủ mưu vụ ám sát này là Claus von Stauffenberg, người mới được thăng cấp đại tá kiêm chỉ huy trưởng lực lượng dự bị, cho phép ông tiếp cận tổng hành dinh của Hitler tại Berchtesgaden và Rastenburg. Continue reading “11/07/1944: Âm mưu ám sát Hitler”

Quốc gia nào sở hữu Hành lang Tây Bắc?

Nguồn: Who owns the Northwest Passage?The Economist, 22/05/2019

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã làm Canada nóng mặt hồi đầu tháng này khi ông nói trong một bài phát biểu tại Phần Lan rằng yêu sách của Canada đối với Hành lang Tây Bắc (Northwest Passage) là “bất hợp pháp”. Ông đã có mặt ở đó để tham dự phiên họp của Hội đồng Bắc Cực, một cơ quan được thành lập bởi tám quốc gia xung quanh Bắc Băng Dương để giải quyết những bất đồng và tranh chấp liên quan đến khu vực địa cực này. Nhưng nếu Canada không sở hữu Hành lang Tây Bắc (xem bản đồ), vậy thì là quốc gia nào? Continue reading “Quốc gia nào sở hữu Hành lang Tây Bắc?”

10/07/1925: ‘Phiên tòa Khỉ’ bắt đầu

Nguồn: Monkey Trial begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1925, tại Dayton, Tennessee, “Phiên tòa Khỉ” đã bắt đầu với việc John Thomas Scopes, một giáo viên khoa học trung học trẻ tuổi, bị buộc tội vi phạm luật tiểu bang Tennessee vì đã giảng dạy về thuyết tiến hóa.

Đạo luật này, được thông qua vào tháng 03 năm đó, đã biến việc “dạy bất kỳ lý thuyết nào phủ nhận câu chuyện về Đấng sáng thế thiêng liêng tạo ra con người như được dạy trong Kinh thánh, và thay vào đó dạy rằng con người có xuất thân từ các động vật cấp thấp hơn” là một khinh tội có thể bị phạt tiền. Cùng với vị doanh nhân địa phương George Rappalyea, Scopes đã lên kế hoạch để bị buộc tội vì vi phạm này, và sau khi Scopes bị bắt, họ đã tranh thủ sự hỗ trợ của Liên đoàn Tự do Dân quyền Hoa Kỳ (ACLU) để tổ chức việc biện hộ. Continue reading “10/07/1925: ‘Phiên tòa Khỉ’ bắt đầu”

Chủ nghĩa dân túy bùng phát là do văn hóa hay kinh tế?

Nguồn: Dani Rodrik, “What’s Driving Populism?”, Project Syndicate, 09/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nguyên nhân là vì văn hóa hay kinh tế? Câu hỏi đó tạo ra nhiều tranh luận về chủ nghĩa dân túy đương đại. Liệu nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, Brexit, và sự trỗi dậy của các đảng chính trị cánh hữu theo chủ nghĩa bản địa ở châu Âu có phải là hậu quả của sự rạn nứt sâu sắc về giá trị giữa những người bảo thủ và những người tự do, với việc những người bảo thủ quay sang ủng hộ các chính trị gia chuyên chế, bài ngoại theo chủ nghĩa dân tộc – sắc tộc hay không? Hay các hiện tượng này phản ánh sự lo lắng, bất an về kinh tế của các cử  tri, được thúc đẩy bởi khủng hoảng tài chính, chính sách thắt lưng buộc bụng và toàn cầu hóa?

Phần lớn phụ thuộc vào câu trả lời. Nếu chủ nghĩa dân túy độc đoán bắt nguồn từ gốc rễ kinh tế, thì biện pháp giải quyết thích hợp là một  hình thức chủ nghĩa dân túy khác – nhắm vào sự bất bình đẳng thu nhập và phát triển kinh tế bao trùm, nhưng đa nguyên trong chính trị và không nhất thiết gây tổn hại cho nền dân chủ. Tuy nhiên, nếu nó bắt nguồn từ yếu tố văn hóa và giá trị thì số giải pháp là ít hơn. Dân chủ tự do có thể bị hủy hoại bởi những động lực và mâu thuẫn nội bộ của chính nó. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy bùng phát là do văn hóa hay kinh tế?”

09/07/1993: Xác định danh tính các hài cốt nhà Romanov

Nguồn: Romanov remains identified, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, các nhà khoa học pháp y Anh tuyên bố rằng họ đã xác định được danh tính hài cốt của Sa hoàng cuối cùng, Nicholas II, cùng với vợ ông, Alexandra, và ba cô con gái của họ. Nhóm nhà khoa học này đã sử dụng dấu vết DNA ty thể (mitochondria DNA, mtDNA) để định danh các bộ hài cốt được khai quật từ một ngôi mộ tập thể gần Yekaterinburg vào năm 1991.

Đêm 16/07/1918, ba thế kỷ cầm quyền của triều đại Romanov đã chấm dứt khi quân Bolshevik xử tử Nicholas và gia đình ông. Chi tiết về vụ hành quyết cũng như địa điểm nơi an nghỉ cuối cùng của họ là điều tối mật ở Liên Xô suốt sáu thập niên. Vì không có bằng chứng vật lý cụ thể, sau Cách mạng Bolshevik, tin đồn sớm lan nhanh khắp châu Âu rằng một đứa trẻ nhà Romanov, có lẽ là cô con gái út, Anastasia, đã sống sót sau cuộc tàn sát. Trong những năm 1920, đã có một vài người tuyên bố mình chính là Nữ tước Anastasia. Câu chuyện thuyết phục nhất là của Anna Anderson, người đã đến Berlin năm 1922, tự xưng là Anastasia. Năm 1968, Anderson di cư đến thành phố Charlottesville, Virginia, nơi bà qua đời năm 1984. Continue reading “09/07/1993: Xác định danh tính các hài cốt nhà Romanov”

Sự bí ẩn của nàng ‘Hannah Hà Nội’

Nguồn: Don North, “The Mystery of Hanoi Hannah”, The New York Times, 28/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tên thật là Trịnh Thị Ngọ, nhưng cô tự gọi mình là Thu Hương, “Hương của mùa Thu.” Còn chúng tôi gọi cô là Hannah Hà Nội – giọng nữ chính trong chương trình tuyên truyền của Bắc Việt qua làn sóng phát thanh nhắm vào quân nhân Mỹ trên khắp miền Nam Việt Nam, cố gắng thuyết phục họ rằng chiến tranh là trái đạo đức và hãy buông bỏ vũ khí mà trở về quê nhà.

Công việc của Hannah là khiến người ta thư giãn pha chút lo lắng, chứ không phải dụ dỗ hay quyến rũ. Tiếng Anh của cô gần như hoàn hảo và bất cứ gã đàn ông nào cũng sẽ “sa ngã” khi nghe tiếng cô qua radio và chẳng thể nào quay đi. “Các anh có khỏe không, chàng lính Mỹ vô danh?”- cô hỏi trong một chương trình phát sóng tháng 06/1967. “Tôi thấy rằng hầu hết các anh đều không được biết nhiều về diễn biến của cuộc chiến, chẳng một ai cho các anh lời giải thích rành rọt cho sự hiện diện của các anh ở đây. Không gì khó hiểu hơn là bị ra lệnh bước vào một cuộc chiến để rồi phải mất mạng hay thương tật cả đời mà chẳng có lấy một ý niệm, dù là mờ nhạt nhất, về những chuyện đang xảy ra.” Continue reading “Sự bí ẩn của nàng ‘Hannah Hà Nội’”

08/07/1951: Paris kỷ niệm 2000 năm thành lập

Nguồn: Paris celebrates 2,000th birthday, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1951, Paris, thủ đô của nước Pháp, kỷ niệm 2.000 năm tuổi. Trên thực tế, nếu tình một cách chính xác hơn thì sẽ cần có thêm một vài ngọn nến nữa trên chiếc bánh sinh nhật, vì Thành phố Ánh sáng rất có thể được thành lập vào khoảng năm 250 trước Công nguyên.

Lịch sử của Paris có thể được bắt nguồn từ một bộ lạc Gallic được biết đến với tên gọi Parisii, những người vào khoảng năm 250 trước Công nguyên đã định cư trên một hòn đảo (ngày nay gọi là Ile de la Cite) trên sông Seine, chảy qua Paris ngày nay. Continue reading “08/07/1951: Paris kỷ niệm 2000 năm thành lập”

Cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa bảo thủ

Nguồn: The global crisis in conservatism”, The Economist, 04/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng ý tưởng tự do đã “lỗi thời”. Chẳng có gì ngạc nhiên khi biết rằng chúng tôi (The Economist) không đồng ý với tuyên bố đó. Không chỉ bởi vì Putin nói với Thời báo Tài chính rằng chủ nghĩa tự do chỉ xoay quanh vấn đề nhập cư, đa văn hóa và chính trị giới – một sự hiểu nhầm hoàn toàn – mà còn vì ông ta đã chọn sai mục tiêu. Ý tưởng bị đe dọa nhiều nhất ở phương Tây chính là chủ nghĩa bảo thủ (conservatism). Và bạn không cần phải là người theo chủ nghĩa bảo thủ mới nhận thấy điều đó đáng ngại như thế nào.

Trong các hệ thống hai đảng, như Hoa Kỳ và (nói chung) là Anh, phe hữu đang nắm quyền, nhưng chỉ bằng cách vứt bỏ các giá trị vốn từng định hình bản sắc của họ. Ở các quốc gia có nhiều đảng phái, phe trung hữu đang bị xói mòn, như ở Đức và Tây Ban Nha, hoặc bị đánh bật, như ở Pháp và Ý. Còn ở những nơi khác, như Hungary, nơi có truyền thống dân chủ ngắn hơn, phe hữu đã đi thẳng tới chủ nghĩa dân túy mà không cần thử chủ nghĩa bảo thủ. Continue reading “Cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa bảo thủ”

Sự nhầm tưởng về các nhà kỹ trị Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “China’s Overrated Technocrats”, Foreign Policy, 04/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bắc Kinh nổi tiếng với việc đưa các kỹ sư và nhà khoa học lên làm lãnh đạo. Nhưng điều đó không tạo ra các nhà lãnh đạo tốt hơn.

Nhiều nghị viện phương Tây có số đông thành viên là những người có bằng luật, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại thường được đào tạo làm kỹ sư và nhà khoa học, hay các ngành tương tự. Những người ủng hộ phương pháp được cho là đặc trưng này của Trung Quốc, chẳng hạn như doanh nhân Elon Musk, cho rằng nó tạo ra các nhà lãnh đạo biết áp dụng một cách tiếp cận thực dụng và thiên về kỹ thuật để giải quyết các vấn đề. Và theo lý thuyết trên, các khoa học-chính trị gia này có nhiều khả năng sẽ cai trị hiệu quả, một phần vì họ không chịu gánh nặng ý thức hệ. Continue reading “Sự nhầm tưởng về các nhà kỹ trị Trung Quốc”

07/07/1981: Sandra Day O’Connor được đề cử vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ

Nguồn: O’Connor nominated to Supreme Court, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã đề cử Sandra Day O’Connor, một thẩm phán tòa phúc thẩm ở Arizona, trở thành người phụ nữ đầu tiên tham gia Tối cao Pháp viện trong lịch sử nước Mỹ. Ngày 21/09, Thượng viện nhất trí phê chuẩn việc bổ nhiệm bà vào tòa án cấp cao nhất của quốc gia, và ngày 25/09, bà đã tuyên thệ nhậm chức trong buổi lễ được chủ trì bởi Chánh án Warren Burger.

Sandra Day được sinh ra ở El Paso, Texas, năm 1930. Bà lớn lên trong trang trại chăn gia súc của gia đình ở phía đông nam Arizona, sau đó theo học chuyên ngành kinh tế tại Đại học Stanford. Một tranh chấp pháp lý liên quan đến trang trại của gia đình đã khơi nguồn cho quan tâm của Sarah đối với luật pháp; năm 1950, bà đăng ký vào Trường Luật thuộc Đại học Stanford. Bà chỉ mất hai năm để nhận được bằng luật và được xếp hạng trong tốp đầu lớp. Sau khi tốt nghiệp, bà kết hôn với John Jay O’Connor III, một anh bạn cùng lớp. Continue reading “07/07/1981: Sandra Day O’Connor được đề cử vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ”

Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Năm 1968, với khẩu hiệu “sẽ chấm dứt chiến tranh Việt Nam”, Richard Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng sự lây lan của cuộc chiến đã trở nên trầm trọng và điều trị nó giống như phải điều trị căn bệnh ung thư. Tiến sỹ Henry Kissinger được mời làm Cố vấn An ninh quốc gia. Hai chính trị gia này trở thành những người điều chỉnh lớn trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp và nhạy cảm. Để chấm dứt chiến tranh Việt Nam, họ đã sử dụng chiến thuật thích hợp với hai cường quốc cộng sản (Liên Xô và Trung Quốc), chỗ dựa của cuộc chiến. Điều khá thú vị là hai cường quốc này lại biến Hoa Kỳ trở thành đồng minh của mình để chống lại nhau. Continue reading “Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô”

06/07/1944: Cháy Rạp xiếc Hartford

Nguồn: The Hartford Circus Fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, tại Hartford, Connecticut, một đám cháy bùng phát trong túp lều lớn nhất của Rạp xiếc Ringling Bros. and Barnum & Bailey Circus đã khiến 167 người chết và 682 người khác bị thương. Hai phần ba trong số những người thiệt mạng là trẻ em. Nguyên nhân của thảm kịch đã không được được xác định, chỉ biết rằng đám cháy đã lan ra với tốc độ đáng kinh ngạc, “chạy đua” trên những tấm bạt của lều xiếc. Trước khi 8.000 khán giả bên trong túp lều lớn nhất có thể kịp phản ứng, rất nhiều mảnh vải bị cháy bắt đầu rơi xuống từ trên cao, và một vụ giẫm đạp lên nhau để tìm lối thoát bắt đầu. Continue reading “06/07/1944: Cháy Rạp xiếc Hartford”

Cuộc Trường Chinh mới: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ

Tác giả: Felix K. Chang | Biên dịch: Văn Cường

Khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại Hội nghị G20 vào tháng 6/2019, nhiều người hy vọng rằng họ sẽ đi đến một thỏa thuận nào đó nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng những hy vọng như vậy nhiều lần được khơi dậy rồi lại bị dập tắt kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào năm 2018. Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn đặt câu hỏi rằng cuộc chiến này có thể kéo dài bao lâu. Nền kinh tế của hai quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau đến nỗi nhà sử học Niall Ferguson đã đặt ra thuật ngữ “Chimerica” để mô tả chúng. Một cuộc chiến thương mại kéo dài hẳn sẽ gây tốn kém cho cả hai. Đó hẳn đã là một sự khích lệ đủ lớn để hai bên giải quyết những bất đồng giữa họ trước khi cuộc xung đột trở nên dữ dội hơn nữa. Continue reading “Cuộc Trường Chinh mới: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ”

05/07/1996: Nhân bản thành công động vật có vú đầu tiên

Nguồn: First successful cloning of a mammal, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1996, cừu Dolly-động vật có vú đầu tiên được nhân bản thành công từ một tế bào của một con cừu trưởng thành-đã được sinh ra tại Viện Roslin ở Scotland.

Ban đầu có tên mã là 6LL3, cô cừu nhân bản được đặt theo tên của nữ ca sĩ và diễn viên có dáng người đẫy đà Dolly Parton. Cái tên này được cho là do gợi ý của một trong những người chăn nuôi gia súc hỗ trợ cho việc sinh nở của cô cừu này, sau khi anh biết rằng cô cừu được nhân bản từ một tế bào động vật có vú. Continue reading “05/07/1996: Nhân bản thành công động vật có vú đầu tiên”

Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?

Nguồn: What is China’s “one country, two systems” policy?The Economist, 30/06/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Hàng trăm ngàn người biểu tình đã liên tục xuống đường ở Hồng Kông vào tháng 6 vừa qua để phản đối một dự luật được đề xuất cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Các cuộc biểu tình này nằm trong số những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông, và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam, đình chỉ dự luật này. Để thực hiện hành động phản đối này, người Hồng Kông đã sử dụng các quyền tự do vốn bị từ chối ở Trung Quốc đại lục. Nguồn gốc của các quyền tự do này là gì? Continue reading “Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?”

Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump

Nguồn: Joseph S. Nye, “Power and Interdependence in the Trump Era”, Project Syndicate, 03/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị cáo buộc “vũ khí hóa” tình trạng toàn cầu hóa kinh tế. Các biện pháp trừng phạt, thuế quan và hạn chế tiếp cận đồng đô la là những công cụ chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Trump, và ông ta đã không bị ràng buộc gì bởi các đồng minh, các thể chế hoặc các quy tắc trong quá  trình sử dụng các công cụ này. Theo tờ The Economist, Mỹ có được ảnh hưởng không chỉ nhờ quân đội và hàng không mẫu hạm, mà còn từ địa vị là trung tâm trong mạng lưới làm bệ đỡ cho toàn cầu hóa. “Mạng lưới các công ty, ý tưởng và các tiêu chuẩn này phản ánh và nhân rộng sức mạnh của người Mỹ”. Nhưng cách tiếp cận của Trump có thể “gây ra một cuộc khủng hoảng, và nó đang làm xói mòn tài sản quý giá nhất của Mỹ – đó là tính chính danh của nó”. Continue reading “Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump”

04/07/1826: Thomas Jefferson và John Adams cùng qua đời

Nguồn: Thomas Jefferson and John Adams die, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1826, hai cựu Tổng thống Mỹ, Thomas Jefferson và John Adams, những người từng là bạn bè trong nhóm Ái Quốc (Patriot) và sau đó trở thành kẻ thù của nhau, đã qua đời trong cùng một ngày, chỉ cách nhau năm giờ.

Thomas Jefferson và John Adams là những thành viên cuối cùng còn sống trong số các nhà cách mạng Mỹ đầu tiên đứng lên chống lại Đế quốc Anh và tạo nên một hệ thống chính trị mới ở các thuộc địa. Tuy nhiên, dù cả hai đều tin vào dân chủ và quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc, quan điểm của họ về cách đạt được những lý tưởng này đã bị thay đổi theo thời gian. Continue reading “04/07/1826: Thomas Jefferson và John Adams cùng qua đời”

Ba câu chuyện hiền tài

Tác giả: Hồ Anh Hải

Lời giới thiệu: Nhân dịp một bậc hiền tài là nhà giáo-nhà văn Phạm Toàn, vị “Thuyền trưởng” của Nhóm Cánh Buồm[1] vừa ra đi hôm 26/6/2019, chúng tôi đăng lại bài dưới đây của Hồ Anh Hải (có bổ sung).

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia -từ lâu chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói này vì nó được các nhà lãnh đạo và báo chí ta luôn nhắc tới. Nhưng ai là hiền tài của nước ta? Họ có được coi là “nguyên khí của quốc gia” không ? Ở ta và ở nước ngoài, hiền tài được đối xử như thế nào?

Xin kể ba chuyện dưới đây. Continue reading “Ba câu chuyện hiền tài”