Thế hệ trí thức thời đại Minh Mệnh

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mỗi thời đại tạo ra thế hệ trí thức của riêng mình. Tầm nhìn, phẩm chất và vai trò của họ được đo bằng đóng góp cho sự phát triển của xã hội và các giá trị nhân văn.

Đánh giá tầm vóc thời đại chính là việc đánh giá tầm cỡ, bản lĩnh, trí tuệ, khả năng sáng tạo của người trí thức và độ dấn thân của họ, nhằm mang tri thức của mình phục vụ cho sự phát triển xã hội. Vì thế, sứ mệnh cốt lõi của mỗi thế hệ trí thức là xác định và giải quyết vấn đề của thời đại mình. Việc không nhận thức được câu hỏi cốt lõi của thời đại, né tránh hay thất bại trong việc trả lời câu hỏi này hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của thế hệ trí thức đó đối với thời đại của mình. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và hậu thế.

Bài viết này đề cập đến thế hệ trí thức xuất hiện dưới thời kỳ Minh Mệnh (1820-1841), cách họ xác định câu hỏi của thời đại mình và nỗ lực trả lời nó trong thực tiễn. Cũng như cách thức họ trưởng thành và phát triển với tinh thần “đổi mới sáng tạo” trong thời đại mình. Continue reading “Thế hệ trí thức thời đại Minh Mệnh”

28/03/1939: Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc

Nguồn: Spanish Civil War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, những thành viên phe Cộng hòa đang bảo vệ Madrid đã giương cờ trắng đầu hàng, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài ba năm ở Tây Ban Nha.

Năm 1931, Nhà vua Tây Ban Nha Alfonso XIII phê chuẩn việc tiến hành các cuộc bầu cử nhằm thành lập chính phủ Tây Ban Nha, và đại đa số cử tri đã quyết định từ bỏ chế độ quân chủ để theo đuổi một nền cộng hòa tự do. Alfonso sau đó đã bị lưu đày, và nền Cộng hòa Thứ hai, ban đầu bị thống trị bởi các nhà tự do thuộc tầng lớp trung lưu và các nhà xã hội chủ nghĩa trung dung, được thành lập. Trong 5 năm đầu của nền Cộng hòa, các tổ chức lao động và các lực lượng cánh tả đã tiến hành những cải cách tự do rộng khắp, và các vùng đất có tư tưởng độc lập như Catalonia và các tỉnh xứ Basque đã đạt được quyền tự chủ trong thực tế. Continue reading “28/03/1939: Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc”

Trung Quốc dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?

Nguồn: Olga Dror, “How China used schools to win over Hanoi“, The New York Times, 26/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 12 năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Bắc Việt Nam, đã ký một thỏa thuận với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc thành lập các trường học dành cho trẻ em Bắc Việt Nam tại Trung Quốc. Theo đó Trung Quốc sẽ cung cấp địa điểm, tài chính và trang thiết bị. Vào thời điểm đó, chiến dịch đánh bom miền Bắc của Mỹ đang ở cao trào và Hà Nội muốn chuyển học sinh của mình tới một nơi an toàn.

Khía cạnh thực sự đặc biệt của hoạt động hợp tác giáo dục xuyên biên giới này là việc nó xảy ra giữa thời kỳ Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc. Cách mạng Văn hoá bắt đầu vào tháng 5 năm 1966 và đã hủy hoại hệ thống giáo dục của Trung Quốc (và khiến kinh tế Trung Quốc kiệt quệ). Nhưng người Trung Quốc đã sẵn sàng dành chỗ cho học sinh Bắc Việt vì điều này phù hợp với một mục tiêu địa chính trị cao hơn: cạnh tranh với Liên Xô để lãnh đạo phong trào cộng sản toàn cầu. Continue reading “Trung Quốc dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?”

27/03/1945: Đức phóng những tên lửa V-2 cuối cùng

Nguồn: Germans launch last of their V-2s, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong nỗ lực cuối cùng để phóng những chiếc tên lửa V-2 còn lại của mình nhằm tấn công phe Đồng Minh, quân Đức đã phóng các tên lửa tầm xa này từ địa điểm phóng duy nhất còn lại của họ tại Hà Lan. Gần 200 thường dân ở Anh và Bỉ đã được thêm vào con số thương vong gây ra bởi V-2.

Các nhà khoa học Đức đã bắt tay vào phát triển một loại tên lửa tầm xa kể từ thập niên 1930. Ngày 03/10/1942, họ đã phóng thử thành công V-2, một loại tên lửa 12 tấn có khả năng mang đầu đạn 1 tấn. Được bắn từ Peenemünde, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Baltic của Đức, những tên lửa này đã bay 118 dặm trong thử nghiệm đầu tiên. Continue reading “27/03/1945: Đức phóng những tên lửa V-2 cuối cùng”

Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Richard N. Haass, “Trump’s Jerusalem Rationale and its Consequences”, Project Syndicate, 13/12/2017.

Biên dịch: Đinh Tỵ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã 50 năm trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh 6 ngày – tháng 6/1967, một cuộc xung đột mà đã cùng nhiều diễn tiến đáng kể khác tiếp tục định  hình nên tình trạng bế tắc giữa Israel và Palestine. Sau cuộc chiến, Israel đã giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Bờ Tây, dải Gaza và Jerusalem cộng thêm Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan.

Lúc đó, cộng đồng thế giới xem kết quả quân sự của cuộc chiến chỉ mang tính chất tạm thời. Nghị quyết số 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiền đề cho tiến trình tiến tới một giải pháp ngoại giao cho vấn đề người Palestine vô tổ quốc, được thông qua 5 tháng sau khi cuộc chiến chấm dứt (ngày 22/11/1967 – ND). Tuy nhiên theo lệ thường, những gì được coi là tạm thời đã kéo dài vô tận. Continue reading “Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái

Nguồn: Naval warfare gets new weapon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, người Ý tấn công hạm đội Anh tại Vịnh Suda, Crete, sử dụng đầu đạn ngư lôi có thể tách rời để đánh chìm tàu tuần dương của Anh. Đây là lần đầu tiên ngư lôi có người lái được sử dụng trong chiến tranh hải quân, và một vũ khí mới đã được thêm vào kho vũ khí của hải quân thế giới.

Loại ngư lôi có người lái này, còn được gọi là Chariot, rất đặc biệt. Chủ yếu được dùng để tấn công tàu của đối phương đang nằm trong cảng, Chariot cần có một “người điều khiển” để đưa chúng đến gần mục tiêu. Ngồi trên ngư lôi đặt trong một phương tiện có thể vận chuyển cả hai, người điều khiển sẽ hướng ngư lôi càng gần mục tiêu càng tốt, rồi sau đó trở về, thường là về tàu ngầm. Chariot thực sự là một bước tiến lớn; trước khi nó được phát triển, vũ khí gần nhất với Chariot là ngư lôi Kaiten của Nhật Bản – một loại “ngư lôi người,” nói cách khác là bom tự sát, với những nhược điểm hiển nhiên. Continue reading “26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái”

Mối đe dọa tiềm ẩn từ đồng Bitcoin

Nguồn: Harold James, The Bitcoin Threat”, Project Syndicate, 02/02/2018.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tính chất cực kỳ thiếu ổn định của đồng Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác đã trở thành mối đe dọa không chỉ với hệ thống tài chính quốc tế mà còn cả trật tự chính trị. Công nghệ chuỗi khối (blockchain) mà các đồng tiền ảo đang dựa vào hứa hẹn một giải pháp thanh toán tốt hơn và an toàn hơn các phương pháp trước đây, và một số người tin rằng tiền mã hóa sẽ thay thế tiền điện tử trong các tài khoản ngân hàng truyền thống, cũng giống như việc chuyển tiền điện tử thay thế tiền giấy, hay tiền giấy thay thế vàng và bạc trong giao dịch trước đây.

Tuy nhiên những người khác thể hiện sự nghi ngại khá hợp lý rằng công nghệ mới này có thể bị thao túng hoặc lạm dụng. Tiền là một phần trong cơ cấu xã hội. Trong hầu hết lịch sử văn minh nhân loại, nó đã mang lại nền tảng cho sự tin tưởng giữa người dân với các chính phủ, và giữa các cá nhân thông qua việc trao đổi mua bán. Nó cũng gần như là một biểu hiện của chủ quyền, và các đồng tiền do các cá nhân phát hành là cực kỳ hiếm. Continue reading “Mối đe dọa tiềm ẩn từ đồng Bitcoin”

25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục

Nguồn: Yugoslavia joins the Axis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, mặc dù đã tuyên bố trung lập, Nam Tư lại tham gia Hiệp ước Ba bên và tạo thành liên minh với các cường quốc phe Trục – Đức, Ý và Nhật.

Sau Thế chiến I, Nam Tư – một quốc gia thống nhất, một liên bang ẩn chứa nhiều bất ổn gồm người Serbia, Croatia và Slovenia – chính là phản ứng trước sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo -Hung của Nhà Hapsburg. Những phần lãnh thổ thuộc hai nước này đã hợp thành Nam Tư. Đi theo chế độ quân chủ lập hiến, Nam Tư đã xây dựng quan hệ hữu nghị với Pháp và Tiệp Khắc trong những năm giữa hai thế chiến. Continue reading “25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục”

Hình tượng voi trong nghệ thuật Đông Sơn và vấn đề lịch sử Tượng Quận

Tác giả: Phạm Quốc Quân

Trong nền nghệ thuật văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở nước ta, cách ngày nay trên dưới  2000 năm, đã xuất trình hàng loạt bộ  sưu tập, phản ánh muôn mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng và tâm linh của cư dân Việt cổ, để rồi, tạo nên một ngôi sao sáng chói trên bầu trời khu vực lúc bấy giờ. Trong những  bộ  sưu tập phong  phú ấy, hình ảnh voi là vô cùng ấn tượng với những  biểu hiện tư duy đa ngữ nghĩa, và phong cách thể hiện vô cùng phong phú, mà giờ đây, sự tích lũy tư liệu ngày một điền đầy có thể dễ nhận ra, trong khi, vài thập niên trước còn khá mờ nhạt, do tài liệu còn ít ỏi. Rồi, đâu đó, trong  các văn liệu sử và khảo cổ học,  có đôi ba gợi ý về mối liên hệ giữa hình ảnh con voi với  danh xưng Tượng Quận, khiến khó có  thể bỏ  qua, dẫu rằng, giải mã mối quan hệ ấy là vô cùng  phức tạp, khi tính đa chức năng, đa ngữ nghĩa của vật dụng từ những sáng tạo của con người  nói chung và người Việt cổ  nói riêng, dường  như không  có biên  độ rõ ràng.  Bài viết này, xin mạnh dạn gợi mở vài ý ban đầu qua những kiến giải chủ quan và trực quan, mong lần ra được sợi dây liên hệ mong manh giữa chúng, khi di vật khảo cổ học và tư liệu lịch sử dường như có sự trùng khớp ít nhiều. Continue reading “Hình tượng voi trong nghệ thuật Đông Sơn và vấn đề lịch sử Tượng Quận”

24/03/1765: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Đóng quân

Nguồn: Parliament passes the Quartering Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1765, Nghị viện Anh đã thông qua Đạo luật Đóng quân (Quartering Act) trong đó chỉ ra các địa điểm và điều kiện về chỗ ở của binh lính Anh tại các thuộc địa Mỹ.

Đạo luật Đóng quân năm 1765 yêu cầu các thuộc địa phải cung cấp các doanh trại làm nơi ở cho lính Anh. Nếu các doanh trại lính này không đủ để chứa tất cả những người lính, thì chính quyền địa phương phải thu xếp cho những người lính ở trong các quán trọ, kho giữ ngựa, quán rượu, quán ăn và nhà ở của những người bán rượu. Nếu vẫn còn những người lính không có chỗ ở sau khi tất cả các nơi trên đã kín chỗ, thì các thuộc địa phải chiếm hoặc thuê mướn, chuẩn bị các nơi ở phù hợp, như nhà cửa và chuồng trại bỏ trống, cho lực lượng của Nhà vua theo yêu cầu thực tế. Continue reading “24/03/1765: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Đóng quân”

23/03/1918: Paris trúng đạn từ vũ khí mới của Đức

Nguồn: Paris hit by shells from new German gun, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, lúc 7 giờ 20 phút sáng, một vụ nổ tại Place de la Republique ở Paris đã đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên của một khẩu súng Đức mới.

Loại súng mà sau này được gọi là Paris Kanone (Đại bác Paris) được sản xuất bởi hãng Krupps, có cỡ nòng 210mm và chiều dài nòng là 118 ft (36m). Nó có thể bắn đạn đi xa đến khoảng cách ấn tượng là 130.000 ft (39,6 km) trong không khí. Trong số đại bác bắn vào Paris ngày hôm ấy, có ba khẩu đặt tại một bãi súng ở Crépy-en-Laonnaise, cách đó 74 dặm (119km). Continue reading “23/03/1918: Paris trúng đạn từ vũ khí mới của Đức”

‘Vốn con người’ có vai trò quan trọng như thế nào?

Nguồn:How people became the central focus of economics”, The Economist, 19/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi chủ đề đầu tư xuất hiện trong kinh tế, người ta thường nghĩ tới những tài sản vật chất. Các công ty thảo luận về đầu tư vào các nhà máy, các chính phủ nói về cơ sở hạ tầng, và người dân nói về bất động sản, nhà cửa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có một trọng tâm đầu tư mềm, ít hữu hình hơn, đó là kiến ​​thức và kỹ năng. Các công ty cố gắng đào tạo những kỹ năng này cho lực lượng lao động, các chính phủ cho cộng đồng của họ, và người dân cho chính họ. Các nhà kinh tế học sử dụng khái niệm “vốn con người” (human capital) để mô tả dạng đầu tư này. Tư duy này cho rằng cũng giống như chi tiêu cho các tòa nhà hay đường sá tạo ra nguồn vốn vật chất, quá trình đầu tư vào tri thức cũng tạo ra vốn con người. Một số nhà phê bình không thích việc coi giáo dục chỉ là nhằm theo đuổi vốn (con người), nhưng nó là một khái niệm có giá trị cho phân tích và chính sách. Kinh tế học có thể dạy cho chúng ta như thế nào về điều này? Continue reading “‘Vốn con người’ có vai trò quan trọng như thế nào?”

22/03/1942: Cripps và Gandhi gặp nhau

Nguồn: Cripps and Gandhi meet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, chính khách người Anh, Sir Stanford Cripps, đã đến Ấn Độ để đàm phán với Mohandas Gandhi về nền độc lập của Ấn Độ, trong một sự kiện mà sau này được gọi là Sứ mệnh Crispps (Crispps Mission).

Cripps là một sinh viên có năng khiếu với hiểu biết trong nhiều lĩnh vực đa dạng như hóa học và luật pháp. Vì sức khỏe yếu, ông bị coi là không phù hợp để phục vụ quân đội trong Thế chiến I, và thay vào đó, đã đến làm việc trong một nhà máy của chính phủ. Sau chiến tranh, Cripps trở thành Cố vấn Nhà vua (1927). Không lâu sau đó, ông được phong tước, và năm 1931 thì được bầu vào Nghị viện với tư cách thành viên Công Đảng của Bristol East. Thiên hướng chính trị của Cripps luôn là cực tả, và vào năm 1938, khi ông ủng hộ một mặt trận thống nhất với phe Cộng sản nhằm chống lại chủ nghĩa phát xít đang phát triển ở Châu Âu, ông đã bị khai trừ khỏi đảng của mình. Continue reading “22/03/1942: Cripps và Gandhi gặp nhau”

Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân?

Nguồn: Richard A. Bitzinger, “Does Japan really want to go nuclear?”, RSIS Commentary, 17/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư| Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã từng có một loạt những bài viết suy đoán rằng nếu Nhật Bản trở thành một cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân thì đó có thể là một điều tốt cho an ninh khu vực. Học giả nổi tiếng Walter Russell Mead đã có một bài viết trên tờ Wall Street Journal nêu quan điểm rằng một “nước Mĩ rút khỏi Thái Bình Dương” – xuất phát từ sự dao động của chính quyền Trump với những cam kết suy yếu ở châu Á – có thể dẫn đến việc Nhật Bản kết luận rằng “sở hữu vũ khí hạt nhân” có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho nước này. Gần đây hơn, trên tờ Washington Post Bilahari Kausikan viết rằng cả Nhật Bản và Hàn Quốc nên phát triển vũ khí hạt nhân, và điều đó chỉ còn là vấn đề thời gian, chứ không phải là có xảy ra hay không. Continue reading “Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân?”

21/03/1963: Nhà tù Alcatraz chính thức đóng cửa

Nguồn: Alcatraz closes its doors, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, Nhà tù Alcatraz ở Vịnh San Francisco đã đóng cửa và chuyển giao các tù nhân cuối cùng. Trong giai đoạn được sử dụng nhiều nhất vào thập niên 1950, “Đảo đá” (The Rock) hay “Hòn đảo Quỷ dữ của nước Mỹ” (America’s Devil Island) đã giam giữ hơn 200 tù nhân với chế độ an ninh tối đa. Alcatraz vẫn là một biểu tượng cho các nhà tù Mỹ bởi những điều kiện khắc nghiệt và việc không ai có thể thoát khỏi nơi này.

Hòn đảo đá rộng 12 mẫu Anh, cách San Francisco một dặm rưỡi, là nơi được trang bị an ninh tiên tiến nhất vào thời đó. Một vài trong số những máy dò kim loại đầu tiên đã được sử dụng tại Alcatraz. Các tù nhân “không may” bị đến Alcatraz phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt. Sự im lặng gần như tuyệt đối đã được duy trì liên tục. Continue reading “21/03/1963: Nhà tù Alcatraz chính thức đóng cửa”

Tại sao các công ty tồn tại?

Nguồn:Why do firms exist”, The Economist, 18/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng về cơ chế giá là trọng tâm của nghiên cứu về kinh tế. Giá thị trường truyền đạt thông tin về những gì mọi người muốn mua và những gì mà người khác muốn bán. Adam Smith đã sử dụng phép ẩn dụ về “bàn tay vô hình” để mô tả cách thức mà nền kinh tế được quản lý bằng các tín hiệu giá. Năm 1937, một bài báo được xuất bản bởi Ronald Coase, một nhà kinh tế học người Anh, đã chỉ ra một lỗ hổng trong quan điểm này: nó không phù hợp với những gì xảy ra bên trong các công ty. Ví dụ, khi một nhân viên chuyển từ phòng này sang phòng khác, anh ta không làm như vậy để phản ứng với các mức lương cao hơn, mà vì anh ta được ra lệnh làm điều đó. Câu hỏi đặt ra bởi Coase là một điều sâu sắc, nếu không phải là gây lúng túng, cho kinh tế học. Tại sao các công ty tồn tại? Continue reading “Tại sao các công ty tồn tại?”

20/03/1915: Anh, Nga chia chác chiến lợi phẩm tương lai

Nguồn: Britain and Russia divide future spoils of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, chỉ hai ngày sau khi hải quân nước này thất bại nặng nề trước quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Dardanelles, chính phủ Anh ký một thoả thuận bí mật với Nga về việc phân chia Đế chế Ottoman hậu thế chiến.

Theo các điều khoản trong thỏa thuận, Nga sẽ sáp nhập Constantinople (nay là Istanbul) của Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Eo biển Bosporus (một con đường thủy nối Biển Đen với Biển Marmara và đánh dấu ranh giới giữa hai phần châu Á và châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ), và hơn một nửa phần lãnh thổ châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “20/03/1915: Anh, Nga chia chác chiến lợi phẩm tương lai”

Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên

Nguồn: Joseph S. Nye, “Understanding the North Korea Threat”, Project Syndicate, 06/12/2017.

Biên dịch: Lê Thành Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mới đây, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15, bay trong suốt 53 phút và đạt đến độ cao 4.475 km. Với quỹ đạo song song hơn so với mặt đất, tên lửa Hwasong-15 có thể mang lại cho chế dộ Kim Jong-un khả năng tấn công bờ Đông nước Mỹ. Mặc dù Bình Nhưỡng vẫn chưa chứng minh được khả năng tên lửa sống sót qua ma sát không khí khi rơi xuống lại khí quyển, nhưng Triều Tiên vẫn tuyên bố nước này đã làm chủ khả năng tấn công hạt nhân và trở thành một nước sở hữu vũ khí hạt nhân đầy đủ. Giống như những người tiền nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được. Vậy giờ điều gì sẽ xảy ra? Continue reading “Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên”

19/03/1970: Campuchia tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Nguồn: National emergency declared in Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Quốc hội Campuchia đã trao “quyền lực tối cao” cho Thủ tướng Lon Nol, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, và đình chỉ bốn điều của Hiến pháp, cho phép tùy ý bắt người và cấm hội họp công khai. Một ngày trước đó, Lon Nol và Phó Thủ tướng thứ nhất Sisowath Sirik Matak đã tiến hành một cuộc đảo chính không đổ máu chống lại Hoàng thân Norodom Sihanouk và tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Khmer. Continue reading “19/03/1970: Campuchia tuyên bố tình trạng khẩn cấp”

Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?

Nguồn: Joshua Kurlantzick, “The Trumping of Cambodian Democracy”, Project Syndicate, 01/12/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong năm qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền tại Campuchia đã gia tăng áp lực đáng kể lên các đối thủ chính trị và xã hội dân sự. Nền dân chủ ở Campuchia luôn có lỗ hổng, và các cuộc bầu cử không hoàn toàn tự do và công bằng. Tuy nhiên, cuộc đàn áp trong thời điểm hiện tại có quy mô lớn hơn, và đáng quan ngại hơn, một phần vì nó được kích hoạt bởi sự thờ ơ của Mỹ đối với tiến trình dân chủ ở Campuchia. Continue reading “Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?”