Vì sao vụ Comey không giống vụ Watergate?

Nguồn: Sean Wilentz, “A Long Way from Comey to Watergate”, Project Syndicate, 11/05/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey của Tổng thống Donald J. Trump là vô tiền khoáng hậu, giống như phần lớn những gì mà Trump đã thực hiện trên cương vị Tổng thống. Dù lần này có nhiều điểm tương đồng với cuộc “Thảm sát Đêm Thứ bảy” tai tiếng của Tổng thống Richard M. Nixon diễn ra 44 năm trước trong bối cảnh vụ bê bối Watergate, nhưng hoàn cảnh chính trị của hai vụ việc là hoàn toàn khác nhau.

Vào tháng 10 năm 1973, chờ đến cuối tuần, Nixon đã ra lệnh sa thải một công tố viên đặc biệt mới được bổ nhiệm có tên Archibald Cox, người đã gửi một trát tòa yêu cầu Nixon bàn giao các băng ghi âm bí mật thu lại các cuộc đối thoại tại Nhà Trắng, những tài liệu có tính chất gây tổn hại rõ ràng và mạnh mẽ tới vị Tổng thống. Continue reading “Vì sao vụ Comey không giống vụ Watergate?”

18/05/1860: Lincoln được đề cử làm Tổng thống

Nguồn: Lincoln nominated for presidency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1860, Abraham Lincoln, cựu hạ nghị sĩ của bang Illinois, đã được đề cử cho chức vụ Tổng thống Mỹ bởi Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa ở Chicago, Illinois. Hannibal Hamlin, đại diện của bang Maine, được đề cử làm phó Tổng thống.

Lincoln, một luật sư sinh tại Kentucky và từng làm nghị sĩ của Đảng Whig tại Quốc Hội, đã lần đầu tiên giành được sự chú ý của cả nước khi ông tổ chức chiến dịch tranh cử đối đầu với Thượng nghị sĩ Dân chủ Stephen Douglas của Illinois, nhằm giành một ghế tại Thượng viện Mỹ vào năm 1858. Chiến dịch tranh cử thượng nghị sĩ đã gồm một loạt các cuộc tranh luận công khai về vấn đề nô lệ, được gọi là các cuộc tranh luận Lincoln-Douglas, trong đó Lincoln đã lập luận chống lại sự mở rộng của chế độ nô lệ, còn Douglas lại cho rằng mỗi vùng lãnh thổ nên có quyền quyết định xem họ sẽ trở nên tự do hay tiếp tục theo chế độ nô lệ. Continue reading “18/05/1860: Lincoln được đề cử làm Tổng thống”

Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Strategic Significance of Vietnam – Japan Ties”, ISEAS Perspective, No. 23/2017, 11/04/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Mở đầu

Chuyến thăm Việt Nam của Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 2017 là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong quan hệ song phương, vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một Nhật hoàng đến Việt Nam. Quan trọng hơn, chuyến thăm này diễn ra chỉ sáu tuần sau khi thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm Hà Nội vào tháng 1/2017. Trong khi chuyến thăm của ông Abe tập trung vào việc xây dựng quan hệ song phương về thương mại, chính trị và chiến lược, chuyến thăm của Nhật hoàng Akihito giúp thúc đẩy “quyền lực mềm” của Nhật ở Việt Nam và góp phần củng cố các mối liên kết xã hội và văn hóa giữa nhân dân hai nước. Hai bên đánh giá cao kết quả tốt đẹp của các chuyến thăm, với việc các quan chức Việt Nam gọi mối quan hệ song phương là “chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay.” Continue reading “Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật”

17/05/1973: Bắt đầu phiên điều trần vụ Watergate

Nguồn: Televised Watergate hearings begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, tại Washington, D.C., Ủy ban Thượng viện về các hoạt động chiến dịch tranh cử Tổng thống (Senate Select Committee on Presidential Campaign Activities) do Thượng nghị sĩ Sam Ervin của Bang North Carolina đứng đầu, đã tiến hành các buổi điều trần được truyền hình trực tiếp về vụ Watergate. Một tuần sau, Giáo sư Luật của Đại học Harvard, Archibald Cox, đã tuyên thệ trở thành công tố viên đặc biệt cho vụ Watergate.

Ngày 17/06/1972, năm người đàn ông đã bị bắt vì tội đột nhập và gắn thiết bị nghe lén tại văn phòng Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ (Democratic National Committee) trong khu phức hợp Watergate ở Washington, D.C. Continue reading “17/05/1973: Bắt đầu phiên điều trần vụ Watergate”

Tại sao cướp biển Somalia đang quay trở lại?

Nguồn:Why Somali piracy is staging a comeback”, The Economist, 18/4/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau 5 năm gián đoạn, cướp biển đã bắt năm tàu ​​trong tháng vừa qua.

Từ 2008 đến 2011, vùng biển ngoài khơi Somalia là những con đường vận chuyển đường biển nguy hiểm nhất trên thế giới. Hơn 700 cuộc tấn công vào các con tàu diễn ra trong giai đoạn này. Vào đầu năm 2011, 758 thuyền viên đã bị cướp biển bắt giữ. Cướp biển đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vận tải biển và các chính phủ tới 7 tỷ USD vào năm 2012. Tuy nhiên, đột nhiên, việc cướp bóc bỗng dừng lại. Vụ cướp cuối cùng xảy ra đối với một tàu buôn là vào tháng 5/2012 và tình hình đó kéo dài cho đến bây giờ. Trong tháng vừa qua, đã có 5 vụ bị cướp biển được xác nhận trên Vịnh Aden, bắt đầu từ vụ bắt cóc một thủy thủ đoàn Sri Lanka của tàu chở dầu Aris 13 vào ngày 13/3 (sau đó họ đã được thả ra mà không bị đòi tiền chuộc). Sau 5 năm gián đoạn, nạn cướp biển dường như đã quay trở lại với vùng Sừng Châu Phi. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao cướp biển Somalia đang quay trở lại?”

Một chân dung khác về Lenin

Nguồn: Graeme Gill, “The Other Lenin,” Inside Story, 21/03/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đây là bài điểm cuốn Lenin the Dictator: An Intimate Portrait (Weidenfeld & Nicolson, 2017) của Victor Sebestyen.

Trong cuốn tiểu sử mới nhất về Vladimir Lenin này, mọi đặc điểm nổi bật của cuộc đời nhà cách mạng Nga đều được nói đến: vụ hành hình người anh cả của Lenin khiến ông bị cấp tiến hóa như thế nào, tranh luận về những luận điểm lý thuyết cách mạng khó hiểu trong những năm dài ông lưu vong, việc trở lại Nga năm 1917 với sự giúp đỡ của Đức, sự thâu tóm quyền lực cũng trong năm đó, và những năm đầu chế độ Xô-viết. Nhưng cuốn tiểu sử này rất khác so với những tiểu sử chúng ta từng biết.

Có thể nhận ra sự khác biệt này trong nhan đề nhỏ của cuốn sách (“An Intimate Portrait”: Một chân dung gần gũi). Victor Sebestyen tập trung vào con người Lenin, đặc biệt chú ý đến mối quan hệ của Lenin với hai người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời ông và những đau đớn thể xác mà ông phải chịu. Dựa một phần vào tài liệu tìm thấy trong văn khố Nga sau khi Liên Xô sụp đổ, Sebestyen tìm cách dựng nên một bức tranh về Lenin tập trung vào đời sống cá nhân hơn là sự nghiệp cách mạng. Continue reading “Một chân dung khác về Lenin”

16/05/1770: Louis XVI kết hôn với Marie Antoinette

Nguồn: Louis marries Marie Antoinette, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1770, tại Versailles, hoàng thái tử Pháp, Louis, đã kết hôn với Marie Antoinette, con gái của Nữ hoàng Áo Maria Theresa và Hoàng đế La Mã Thần Thánh Francis I. Người Pháp hy vọng cuộc hôn nhân này sẽ giúp tăng cường liên minh với Áo, kẻ thù lâu năm của họ. Năm 1774, sau khi vua Louis XV qua đời, Louis và Marie được tấn phong làm vua và hoàng hậu nước Pháp.

Ngay từ đầu, Louis đã không phải người thích hợp để xử lý các vấn đề tài chính nghiêm trọng mà ông nội của mình, vua Louis XV, để lại. Ngoài ra, hoàng hậu của ông cũng bị chỉ trích vì thói xa hoa, và sự tận tụy của bà đối với lợi ích của Áo, cũng như sự chống đối dành cho việc cải cách chế độ quân chủ. Ảnh hưởng của Marie lên chồng bà ngày càng mạnh mẽ, và dưới triều đại của cả hai, họ đã trở nên xa cách với người dân Pháp. Theo một câu chuyện nổi tiếng, Marie đã đáp lại thông tin rằng nông dân nghèo ở Pháp không có gì để ăn bằng lời tuyên bố “Hãy để họ ăn bánh ngọt.” Continue reading “16/05/1770: Louis XVI kết hôn với Marie Antoinette”

Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam.

Johnson nhanh chóng tìm kiếm một cách tiếp cận mới từ những người khác. Một tháng sau báo cáo của McNamara, Tổng thống yêu cầu hai người – Walt Rostow, cố vấn an ninh quốc gia, và Robert Komer, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia – phải đem lại một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara. Continue reading “Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”

15/05/1756: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu

Nguồn: The Seven Years War begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1756, Chiến tranh Bảy năm, một cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, đã chính thức bắt đầu khi Anh tuyên chiến với Pháp. Tuy nhiên, các trận chiến và đụng độ giữa Anh và Pháp đã diễn ra ở Bắc Mỹ từ nhiều năm trước.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756 – năm chính thức bắt đầu Chiến tranh Bảy năm – người Anh đã phải hứng chịu một loạt thất bại trước Pháp và mạng lưới liên minh người Mỹ bản địa rộng lớn của họ. Continue reading “15/05/1756: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu”

Sự thiếu hụt ngoại giao trong chính sách của Trump

Nguồn: Christopher R. Hill, “Trump’s Diplomatic Deficit”, Project Syndicate, 26/04/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc xâu chuỗi các điểm chiến lược gồm Afghanistan, Syria và Triều Tiên đã trở thành một việc không thể không làm. Chỉ bằng cách đó thì thế giới mới bắt đầu nhận thức được điều gì đó giống như một cách tiếp cận mạch lạc, dù lệch hướng, về chính sách đối ngoại Mỹ của Chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Hãy bắt đầu với cuộc tấn công quân sự vào sân bay của Syria, nơi mà chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad đã tiến hành một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Phải chăng loạt bắn các tên lửa Tomahawk chỉ đơn giản nhằm gửi đi một thông điệp như chính quyền Trump tuyên bố? Hành động này có hàm ý một cách tiếp cận mang tính can thiệp mạnh hơn vào cuộc nội chiến bế tắc ở Syria? Continue reading “Sự thiếu hụt ngoại giao trong chính sách của Trump”

14/05/1796: Edward Jenner thử nghiệm vaccine đậu mùa

Nguồn: Edward Jenner tests smallpox vaccine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1796, Edward Jenner, một bác sĩ sống ở vùng quê Gloucestershire nước Anh, đã thử nghiệm liều vaccine đầu tiên trên thế giới nhằm ngừa bệnh đậu mùa, một căn bệnh đã giết chết hàng triệu người suốt nhiều thế kỷ.

Khi còn là sinh viên y khoa, Jenner đã nhận thấy rằng: những người vắt sữa đã tiếp xúc với bệnh đậu mùa ở bò (cowpox) – căn bệnh gây ra các vết phồng rộp trên vú bò – thì sẽ không bị bệnh đậu mùa ở người (smallpox.) Khác với bệnh đậu mùa ở người, vốn làm bệnh nhân bị mụn rộp nghiêm trọng và sốt cao tới mức nguy hiểm, bệnh đậu mùa ở bò không gây triệu chứng bệnh ở những người vắt sữa. Continue reading “14/05/1796: Edward Jenner thử nghiệm vaccine đậu mùa”

Tại sao các linh mục Công giáo sống độc thân?

Nguồn:Why Catholic priests practise celibacy”, The Economist, 23/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các quy tắc bắt đầu từ thời Trung Cổ.

Trong cuộc phỏng vấn với một tạp chí Đức vào đầu tháng 3/2017, Đức Giáo hoàng Francis đã gợi ý rằng ngài sẵn sàng chấp nhận ý tưởng cho phép những người đã kết hôn trở thành linh mục. Một sự thay đổi như vậy, dù rất trọng yếu, sẽ là một sự quay trở lại, chứ không phải là một sự tách rời, truyền thống Cơ Đốc trước đó: kinh Tân Ước rõ ràng không có đoạn nào yêu cầu các linh mục phải độc thân. Trong hàng ngàn năm đầu của Công giáo, không phải là chuyện bất thường khi các linh mục có gia đình. Vị Giáo hoàng đầu tiên, Thánh Peter, là một người đàn ông đã lập gia đình; nhiều vị Giáo hoàng thời đầu cũng có con. Vậy làm thế nào mà độc thân lại trở thành một phần của truyền thống Công giáo? Continue reading “Tại sao các linh mục Công giáo sống độc thân?”

13/05/1568: Nữ hoàng Mary xứ Scotland bị đánh bại

Nguồn: Mary Queen of Scots defeated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1568, trong trận Langside, lực lượng của Nữ hoàng Mary xứ Scotland (theo Công giáo) đã bị đánh bại bởi liên minh những người Scotland theo đạo Tin lành do James Stewart lãnh đạo. Steward vốn là quan nhiếp chính, thay cho con trai của Mary là vua James VI xứ Scotland. Trong trận chiến xảy ra ở Glasgow – một vùng ngoại ô miền nam, một đoàn kỵ binh đã được gửi đến để chiến đấu với 6.000 lính Công giáo của Mary, và họ đã chạy trốn. Ba ngày sau, Mary trốn thoát đến Cumberland, nước Anh, nơi bà xin Nữ hoàng Elizabeth I bảo vệ mình. Continue reading “13/05/1568: Nữ hoàng Mary xứ Scotland bị đánh bại”

12/05/1937: Vua George VI của Anh lên ngôi

Nguồn: George VI crowned at Westminster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, tại Tu viện Westminster ở London, George VI và vợ là Elizabeth, đã được tấn phong làm vua và nữ hoàng Vương quốc Anh, theo một nghi lễ đăng quang đã có từ hơn một thiên niên kỷ trước.

George theo học tại trường Hải quân Dartmouth và từng phục vụ trong Thế chiến I. Ông lên ngôi sau khi người anh trai, vua Edward VIII, thoái vị vào ngày 11/12/1936. Edward là vị vua Anh đầu tiên tự nguyện từ bỏ ngôi vị của mình, vì phải đối mặt với làn sóng chỉ trích do ông có mong muốn kết hôn với Wallis Warfield Simpson, một phụ nữ người Mỹ đã từng ly dị. Continue reading “12/05/1937: Vua George VI của Anh lên ngôi”

ASEAN dịu giọng về Biển Đông và trách nhiệm của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 tại Philippines cuối tháng 4 vừa qua, tuyên bố chung của tổ chức này đã không đề cập đến“các hoạt động cải tạo đất và quân sự hóa”, vốn là những từ ngữ đã được sử dụng trong một vài tuyên bố chung gần đây của khối nhằm thể hiện sự quan ngại của các nước thành viên về các hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Các chỉ trích nhanh chóng tập trung chủ yếu vào Philippines và Tổng thống Rodrigo Duterte, cho rằng Philippines đang cố tình giảm nhẹ vấn đề Biển Đông để lấy lòng Trung Quốc. Continue reading “ASEAN dịu giọng về Biển Đông và trách nhiệm của Việt Nam”

‘Tình đơn phương’ của Nhật với Nga

Nguồn: Brahma Chellaney, “From Russia with Unrequited Love”, Project Syndicate, 22/12/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe đã liên tục “ve vãn” Tổng thống Nga  Vladimir Putin, gặp gỡ với Putin hơn chục lần trong 4 năm qua. Trong tháng 12/2016, Abe đón Putin ở Tokyo và ở quê nhà của ông là thành phố Nagato (nổi tiểng về onsen, tức suối nước nóng). Nhưng sự ve vãn của Abe cho đến nay mới chỉ đem lại rất ít lợi ích cho Nhật Bản, nhưng lại mang về rất nhiều thứ cho nước Nga.

Chính sách ngoại giao cởi mở với Putin của Abe là trọng tâm của chiến lược rộng hơn nhằm định vị Nhật Bản như một đối trọng của Trung Quốc, và tái cân bằng quyền lực ở châu Á, nơi Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ hình thành một tứ giác chiến lược. Ông Abe đã xây dựng một mối quan hệ gần gũi với Ấn Độ, và coi những tiến bộ trong quan hệ với Nga, đất nước mà Nhật Bản chưa bao giờ chính thức có hòa bình từ sau Thế chiến II, như mảnh ghép còn thiếu cho sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Continue reading “‘Tình đơn phương’ của Nhật với Nga”

11/05/1812: Thủ tướng Anh Spencer Perceva bị ám sát

Nguồn: British prime minister assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, tại London, Spencer Perceval, Thủ tướng Anh từ năm 1809, đã bị thương gia John Bellingham bắn chết ngay tại sảnh ngoài Hạ viện. Bellingham, người trước đó đã vô cùng tức giận vì không nhận được tiền bồi thường từ chính phủ cho các khoản nợ chiến tranh phát sinh ở Nga, đã tự thú ngay lập tức.

Spencer Perceval đã có một sự nghiệp luật sư thuận lợi trước khi vào Hạ viện với tư cách là một thành viên Đảng Bảo thủ năm 1796. Là người siêng năng và có tổ chức, ông đã liên tục giữ các vị trí quan trọng trong nội các, trở thành Tổng biện lý sự vụ (Solicitor General) và Tổng chưởng lý (Attorney General) kể từ năm 1801. Continue reading “11/05/1812: Thủ tướng Anh Spencer Perceva bị ám sát”

Thực tế và hiểu lầm về nước Mỹ dưới thời của Trump

Nguồn: Joseph S. Nye, “What I Tell My Non-American Friends,” Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi thường ra nước ngoài, và các bạn bè nước ngoài của tôi luôn hỏi, với những mức độ hoang mang khác nhau: Đất nước anh đang xảy ra chuyện gì thế? Đây là câu trả lời của tôi.

Thứ nhất, hãy đừng diễn giải sai cuộc bầu cử 2016. Trái với một số bình luận, hệ thống chính trị Mỹ vẫn chưa bị một làn sóng dân túy cuốn trôi. Đúng, nước Mỹ chúng tôi có một lịch sử lâu đời của việc nổi dậy chống giới tinh hoa. Donald Trump đã tận dụng một truyền thống gắn liền với các nhà lãnh đạo như Andrew Jackson và William Jennings Bryan trong thế kỷ 19 và Huey Long và George Wallace trong thế kỷ 20. Continue reading “Thực tế và hiểu lầm về nước Mỹ dưới thời của Trump”

10/05/1940: Churchill trở thành Thủ tướng Anh

Nguồn: Churchill becomes prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Winston Churchill, người đứng đầu Hải quân Hoàng gia (First Lord of the Admiralty), đã trở thành Thủ tướng Anh thay cho Neville Chamberlain, khi ông này từ chức sau thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Hạ viện.

Năm 1938, Thủ tướng Chamberlain đã ký Hiệp ước Munich với lãnh đạo Đức Quốc Xã, Adolf Hitler, giao Tiệp Khắc vào tay người Đức, nhưng theo lời Chamberlain là sẽ mang lại “hòa bình trong thời đại chúng ta.” Tháng 09/1939, hòa bình tan vỡ khi Hitler xâm lược Ba Lan. Chamberlain đã tuyên chiến chống lại Đức, nhưng trong tám tháng tiếp theo, ông lại thể hiện rằng mình chưa được trang bị đầy đủ cho nhiệm vụ cứu châu Âu khỏi sự càn quét của Đức Quốc Xã. Continue reading “10/05/1940: Churchill trở thành Thủ tướng Anh”

So sánh chủ nghĩa thế tục ở Pháp và Mỹ

Tác giả: Lê Thiên Hương

Pháp và Mỹ theo hai trường phái rất khác nhau liên quan đến chủ nghĩa thế tục – khởi nguồn cho vấn đề cấm khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo.

Trong chiến dịch bầu cử Tổng thống tại Pháp lần này, chủ đề khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo lại là vấn đề bàn cãi của các chính trị gia. Có nên mở rộng lệnh cấm các biểu tượng tôn giáo “rõ rệt” ở các trường học công tới đại học, hay tới nơi công cộng, đó là điều mà mọi ứng cử viên tổng thống từ cánh hữu đến cánh tả đều khai thác, tìm câu trả lời hợp lý nhất để lấy điểm trước người dân Pháp.

Bên kia bờ đại dương, người Mỹ tỏ ra kinh ngạc trước hiện tượng này ở Pháp, cũng như đã từng ngạc nhiên khi mùa Hè vừa rồi, nhiều thành phố biển nước Pháp ra sắc lệnh cấm mặc “Burkini” (trang phục tắm biển che kín toàn cơ thể cho phụ nữ Hồi giáo). Trên các mặt báo Mỹ, không thiếu những bài bình luận chỉ trích gay gắt Pháp, cho rằng “tự do” bị hạn chế nặng nề bởi các lệnh cấm chống trang phục phụ nữ Hồi giáo, hay đơn giản kết luận rằng Pháp là nước “kỳ thị” cộng đồng người Hồi giáo. Tại sao hai cường quốc phương Tây hàng đầu thế giới Pháp và Mỹ lại có quan điểm khác nhau đến thế? Continue reading “So sánh chủ nghĩa thế tục ở Pháp và Mỹ”