Tại sao Fed vẫn tăng lãi suất?

Nguồn: Martin Feldstein, “Why Is the Fed Still Raising Interest Rates?”, Project Syndicate, 27/12/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Đầu tháng này, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã bỏ phiếu nhất trí tăng lãi suất ngắn hạn thêm 0,25%, đưa tỷ lệ này từ mức 2,25% lên 2,5%. Đây là lần tăng thứ tư trong 12 tháng, một chuỗi diễn tiến đã được dự kiến ​​một năm trước, và các thành viên FOMC cũng chỉ ra rằng sẽ có thêm hai lần tăng nữa, mỗi lần 0,25%, trong năm 2019. Thông báo này sớm gặp phải sự phản đối rộng khắp.

Các nhà phê bình lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế đã chậm lại trong quý hiện tại và biện pháp tính lạm phát ưa thích của Fed (dựa trên tỷ lệ tăng giá của chi tiêu tiêu dùng) đã giảm xuống dưới mục tiêu chính thức là 2%. Do Fed từ lâu đã nói rằng chính sách lãi suất của cơ quan này được quyết định dựa trên dữ liệu, vậy tại sao Fed lại tiếp tục kế hoạch được công bố trước đó nhằm tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ? Continue reading “Tại sao Fed vẫn tăng lãi suất?”

31/12/1600: Công ty Đông Ấn được cấp điều lệ

Nguồn: Charter granted to the East India Company, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1600, Nữ hoàng Elizabeth I của Anh đã cấp một bản điều lệ chính thức cho các thương nhân London giao dịch ở Đông Ấn, với hy vọng phá vỡ sự độc quyền của Hà Lan trong buôn bán gia vị tại khu vực mà ngày nay là Indonesia.

Trong vài thập niên đầu tiên của mình, Công ty Đông Ấn đạt được ít bước tiến ở Đông Ấn hơn so với ở chính Ấn Độ, nơi họ có được các đặc quyền thương mại không ai sánh kịp được ban bởi các hoàng đế Mogul của Ấn Độ. Đến thập niên 1630, công ty này gần như đã hoàn toàn từ bỏ hoạt động ở Đông Ấn để tập trung vào hoạt động thương mại nhiều lợi nhuận với hàng dệt may Ấn Độ và trà Trung Quốc. Continue reading “31/12/1600: Công ty Đông Ấn được cấp điều lệ”

Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P5)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

5. Tiếp tục ngoại giao đòi đất cùng vụ án Lê Văn Thịnh

Theo Toàn Thư, Lê Văn Thịnh được thăng chức Thái sư vào năm Quảng Hựu thứ nhất [1085]; Thái sư là chức quan cao nhất dưới thời quân chủ; thăng sau lúc đi sứ về; chứng tỏ vua Lý Nhân Tông thưởng  cho Văn Thịnh vì có công trong việc giành lại đất. Tuy nhiên nhà Vua vẫn chưa hài lòng việc nhà Tống không chịu trả lại các động Vật Dương, Vật Ác;[1] nên vẫn tiếp tục liên lạc ngoại giao đòi hỏi. Vua Triết Tông lấy cớ mới lên ngôi, phải tuân theo mệnh của vua cha không thể sửa đổi, bèn từ chối: Continue reading “Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P5)”

30/12/1853: Biên giới phía Nam nước Mỹ được thiết lập

Nguồn: Southern U.S. border established, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1853, James Gadsden, Đại sứ Mỹ tại Mexico và Antonio Lopez de Santa Anna, Tổng thống Mexico, đã ký kết Hiệp ước Gadsden (Gadsden Purchase) tại Mexico City. Hiệp ước này giải quyết tranh chấp về vị trí của biên giới Mexico phía tây El Paso, Texas, và thiết lập các ranh giới cuối cùng của miền Nam nước Mỹ. Với cái giá 15 triệu đô la, sau giảm còn 10 triệu, người Mỹ đã mua lại khoảng 30.000 dặm vuông đất ở phía nam, nơi mà nay chính là New Mexico và Arizona. Continue reading “30/12/1853: Biên giới phía Nam nước Mỹ được thiết lập”

29/12/1962: Sài Gòn công bố thành công của “ấp chiến lược”

Nguồn: Saigon announces success of strategic hamlet program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Sài Gòn thông báo rằng 4.077 ấp chiến lược (strategic hamlet) đã được hoàn thành trong tổng số dự kiến là 11.182 ấp. Con số này cũng cho thấy 39% dân số miền Nam Việt Nam đã được đưa về sinh sống tại ấp chiến lược, nhưng các quan chức Mỹ cho rằng những con số này có vấn đề. Continue reading “29/12/1962: Sài Gòn công bố thành công của “ấp chiến lược””

Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

4. Ngoại giao đòi lại đất: các phái đoàn Lương Dụng Luật, Đào Tông Nguyên, Lê Văn Thịnh

Về việc nhà Tống trả đất cho nước Đại Việt vào năm Nguyên Phong thứ 2 [1079]; chính sử Trung Quốc như Tống Sử[1]  chép “ bèn đem tất cả 4 châu 1 huyện trả lại (乃悉以四州一縣還之), Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên[2] ghi “bỏ Thuận Châu, đưa đất này cho Giao Chỉ (廢順州,以其地畀交阯). Nhưng dân và triều đình Đại Việt không tin những lời tuyên bố huyênh hoang; “kẻ nằm trong chăn biết có rận”, cẩn thận xét thấy việc trả như vậy là chưa đủ, bèn tiếp tục đòi hỏi. Cuối cùng vua Tống đành phải chấp nhận cho xét lại; lệnh đặt nơi bàn bạc về biên giới, đích thân đặt tên là Kế nghị biện chính cương chí sở (計議辦正疆至所 – Nơi bàn bạc sửa lại đúng cương giới). Continue reading “Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P4)”

28/12/1972: Hà Nội trở lại đàm phán hòa bình Paris

Nguồn: Hanoi announces return to the Paris peace talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, sau 11 ngày Mỹ ném bom suốt ngày đêm (ngoại trừ 36 giờ ngừng ném để kỷ niệm Giáng sinh), các quan chức Bắc Việt đã đồng ý quay lại đàm phán hòa bình ở Paris.

Chiến dịch không kích Linebacker II được khởi xướng vào ngày 18 tháng 12 bởi Tổng thống Richard Nixon khi Bắc Việt bước ra khỏi các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris và từ chối tối hậu thư của ông để trở lại bàn đàm phán. Trong quá trình ném bom, 700 cuộc không kích bằng B-52 và hơn 1.000 cuộc không kích bằng máy bay cường kích đã thả khoảng 20.000 tấn bom, chủ yếu trên khu vực đông dân cư giữa Hà Nội và Hải Phòng. Continue reading “28/12/1972: Hà Nội trở lại đàm phán hòa bình Paris”

Bốn điểm nóng và tương lai an ninh châu Á

Tác giả: Sam Bateman | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Four Flashpoints: How Asia Goes to War. Tác giả: Brendan Taylor. Melbourne, Australia: La Trobe University Press, 2018. Bìa mềm: 241pp.

Bốn điểm nóng của Châu Á được nhiều người biết đến gồm: Bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông và Đài Loan. Cả bốn nơi này đều có đặc điểm là tồn tại căng thẳng âm ỉ, có nguy cơ rơi vào chiến tranh với ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng. Đã có rất nhiều sách phân tích bình luận về các điểm nóng, nhưng Brendan Taylor đi xa hơn nữa bằng việc vẽ một bức tranh chung cho thấy bốn điểm nóng này đang làm xấu đi môi trường chiến lược của Châu Á. Taylor phác họa cách thức khủng hoảng có thể xảy ra như thế nào ở mỗi điểm nóng và lập luận rằng chỉ có thể tránh khủng hoảng bằng cách hiểu được mối quan hệ phức tạp giữa chúng với nhau. Taylor cho rằng khả năng xảy ra một cuộc chiến lớn ở Châu Á là lớn hơn so với mọi người lầm tưởng, vì khu vực có khả năng “trượt vào khủng hoảng” (trang 177), với sức ép từ cả bốn điểm nóng đẩy khu vực gần hơn tới đụng độ. Continue reading “Bốn điểm nóng và tương lai an ninh châu Á”

27/12/1942: Đức chiêu mộ binh sĩ Liên Xô

Nguồn: Germans form the Smolensk Committee to enlist Soviet soldiers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, quân đội Đức bắt đầu chiêu mộ các tù nhân chiến tranh để chống lại Liên Xô. Tướng Andrei Vlasov, một anh hùng chiến tranh của Liên Xô đã chuyển sang chống cộng và trở thành chỉ huy của đội quân phản bội Liên Xô này.

Vlasov trở thành quân nhân kể từ năm 1919, khi mới 19 tuổi, ông gia nhập Hồng Quân mới thành lập để chiến đấu trong Nội chiến Nga. Sau khi gia nhập Đảng Cộng sản vào năm 1930, ông trở thành cố vấn quân sự cho Tưởng Giới Thạch. Trở về Liên Xô vào năm 1939, Vlasov được giao quyền lãnh đạo Quân đoàn Thiết giáp 4. Ông đã làm nên tên tuổi của mình khi bảo vệ thành công Kiev và Moskva trước quân xâm lược Đức, thậm chí nhận Huân chương Lenin vào năm 1941, và sau đó là Huân chương cờ đỏ (Order of the Red Banner) với cương vị Tư lệnh của Quân đoàn 20. Continue reading “27/12/1942: Đức chiêu mộ binh sĩ Liên Xô”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P3)

 

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

3. Đại học hàng đầu cần chú trọng những gì?

Giáo dục đại học phải đào tạo công dân tốt 

Vì sao nước Mỹ là siêu cường quốc? Trước hết Mỹ là một nước lớn về giáo dục, hơn nữa là cường quốc giáo dục. Tỷ lệ học sinh nhập học giáo dục cao đẳng Mỹ hiện nay đã vượt trên 90%.

Trung Quốc chúng ta cũng là một nước lớn giáo dục; tỷ lệ học sinh nhập học giáo dục cao đẳng đã từ 1,4% năm 1978 tăng lên 23% hiện nay; tổng số sinh viên đã vượt quá 20 triệu, thứ nhất thế giới về số lượng sinh viên, nhưng chúng ta vẫn chưa phải là một cường quốc giáo dục. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P3)”

26/12/2004: Sóng thần tàn phá bờ biển Ấn Độ Dương

Nguồn: Tsunami devastates Indian Ocean coast, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 2004, một trận động đất mạnh ngoài khơi bờ biển Sumatra, Indonesia đã dẫn đến một cơn sóng thần khiến nhiều người tử vong, đồng thời tàn phá bờ biển Ấn Độ Dương. Đây là trận động đất mạnh thứ hai từng được ghi nhận và ước tính 230.000 người chết đã khiến thảm họa này trở thành một trong 10 thảm họa tồi tệ nhất mọi thời đại.

Vào 7 giờ 58 phút sáng, một trận động đất khủng khiếp đã xảy ra ở bên dưới Ấn Độ Dương,  cách Sumatra 160 dặm về phía tây. Không chỉ được ghi nhận với cường độ 9,3 độ (chỉ có trận động đất ở Chile vào năm 1960 được đo với cường độ cao hơn ở mức 9.5 độ, mặc dù có thể đã có những cơn địa chấn mạnh hơn trước khi thiết bị đo địa chấn được phát minh ra) và kéo dài gần 10 phút, trận động đất đã nâng toàn bộ 750 dặm bề mặt đường đứt gãy nằm dưới đáy biên lên tới độ cao 40 feet (12,2m). Continue reading “26/12/2004: Sóng thần tàn phá bờ biển Ấn Độ Dương”

Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

3. Ngoại giao đòi lại đất: Các phái đoàn Lý Kế Nguyên, Đào Tông Nguyên

Người xưa có câu “Tiên lễ hậu binh”, có ý khuyên dùng nghi lễ ngoại giao trước, nếu không có kết quả mới phải dùng binh. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại, đôi khi phải dùng binh biểu dương lực lượng khiến đối phương bối rối, mới đề nghị giải pháp ngoại giao.

Tình hình Trung Quốc vào thời Tống Thần Tông năm Hy Ninh thứ 10 [1077],  phía bắc bị các nước Liêu, Hạ gây áp lực; phía nam sau khi quân Tống rút, quân Đại Việt theo sau lưng và chiếm lại được huyện Quang Lang. Bấy giờ vua Đại Việt sai Sứ thần Lý Kế Nguyên đến biên giới ngỏ lời xin trả lại đất. Lời yêu cầu đúng lúc, vua Tống cũng muốn giải quyết cho yên việc tại phương nam, bèn theo lời đề nghị của Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ, hứa trả lại đất sau khi nước Đại Việt trả tù binh bị bắt trước kia tại 3 châu Ung, Khâm, Liêm: Continue reading “Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P3)”

25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong

Nguồn: British surrender Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, đơn vị đồn trú của Anh ở Hong Kong đã đầu hàng lính Nhật.

Là một thuộc địa của Vương quốc Anh, Hong Kong là nơi có đa số dân là người Hoa, được bảo vệ bởi một lực lượng đồn trú gồm các binh sĩ Anh, Canada và Ấn Độ. Chính phủ Anh, dự đoán Nhật Bản sẽ tấn công, đã bắt đầu sơ tán phụ nữ và trẻ em vào ngày 30/6, đưa họ đến Manila, thủ đô Philippines. Người Nhật đáp trả lệnh sơ tán bằng cách đưa quân qua bán đảo Cửu Long, chặn đường trốn khỏi Hong Kong bằng đường bộ. Continue reading “25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong”

Giáng sinh trở thành một ngày lễ gia đình như thế nào?

Nguồn: How Christmas evolved from raucous carnival to domestic holiday, The Economist, 22/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Không có những món quà được bọc cẩn thận. Cũng không có những cây thông được trang trí rực rỡ hay Santa Claus. Giáng sinh ở châu Âu và châu Mỹ thời tiền công nghiệp rất khác so với ngày lễ hàng năm ngày nay. Những người say rượu, những người mặc quần áo của người khác giới và những người hát thánh ca ồn ào lang thang trên các đường phố. Quán rượu, thay vì nhà hoặc nhà thờ, là nơi để ăn mừng. “Con người làm ô danh Thiên Chúa trong mười hai ngày quanh Lễ Giáng sinh nhiều hơn cả mười hai tháng trong năm,” Hugh Latimer, Cha tuyên úy của Vua Edward VI, đã tuyệt vọng nói như vậy vào giữa những năm 1500. Khoảng 200 năm sau, phía bên kia Đại Tây Dương, một mục sư Thanh giáo đã chỉ trích “trò chơi dâm dục” và “sự truy hoan man rợ” vào thời điểm Giáng sinh ở các thuộc địa. Những quan ngại đó dường như không còn phù hợp vào thời điểm hiện tại. Vào cuối thế kỷ 19, một ngày lễ bừa bãi, rông dài đã trở thành một ngày lễ yên bình, hướng về gia đình mà chúng ta biết ngày nay. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Giáng sinh trở thành một ngày lễ gia đình như thế nào?”

24/12/1942: Đô đốc Pháp Jean Darlan bị ám sát

Nguồn: French Admiral Jean Darlan is assassinated, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, một sát thủ người Pháp phe tự do ở Algeria đã ám sát Jean Francois Darlan, đô đốc và cộng tác viên người Pháp trong chính phủ Vichy. Lúc đó ông 61 tuổi.

Sinh ngày 07 tháng 08 năm 1881, tại Nerac, Pháp, Darlan tốt nghiệp Học viện Hải quân Pháp năm 1902 và nhanh chóng thăng tiến về cấp bậc. Ông đạt được vị trí đô đốc hải quân vào tháng 6 năm 1939 và được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của Hải quân Pháp hai tháng sau đó. Continue reading “24/12/1942: Đô đốc Pháp Jean Darlan bị ám sát”

Viễn cảnh chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Đảng Dân chủ

Tác giả: Ngô Di Lân

Giữa một loạt các sự kiện lớn xảy ra trong thời gian vừa qua, từ việc cựu Tổng thống George H. W. Bush qua đời cho tới Brexit và biểu tình bạo loạn ở Pháp, bài viết Một chính sách đối ngoại dành cho tất cả (A Foreign Policy for All) trên tạp chí Foreign Affairs của Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren – một trong những ứng viên hàng đầu của đảng Dân Chủ cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020, dường như đã hoàn toàn bị “ngó lơ”.

Đây là một điều đáng tiếc bởi bài viết của TNS Warren có lẽ là một trong những “bản vẽ” rõ nét nhất về một chính sách đối ngoại Mỹ mà đảng Dân Chủ có thể theo đuổi trong tương lai. Nếu ứng viên của đảng Dân Chủ thắng cử vào năm 2020, nhiều khả năng yếu tố ý thức hệ sẽ trở lại với vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại Mỹ. Mặt khác, Mỹ sẽ chú ý hơn tới tác động của chính sách đối ngoại lên các mục tiêu đối nội, đặc biệt trên phương diện kinh tế. Một chính sách đối ngoại dân chủ sẽ có tác động đáng kể đến sự can dự quốc tế của Mỹ nói chung và tình hình an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói riêng. Continue reading “Viễn cảnh chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Đảng Dân chủ”

23/12/1783: George Washington từ chức Tổng Tư lệnh

Nguồn: George Washington resigns as commander in chief, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, sau khi ký Hiệp ước Paris, Tướng George Washington đã từ chức Tổng Tư lệnh Lục quân Lục địa và về hưu tại Mount Vernon, Virginia.

Washington phát biểu trước Quốc Hội:

Dù rất vui khi nền độc lập và chủ quyền của chúng ta được công nhận, cũng như hạnh phúc khi Hoa Kỳ có cơ hội để trở thành một quốc gia có vị thế, tôi xin từ chức trong sự hài lòng khỏi vị trí mà tôi chấp nhận với lo lắng; một sự lo lắng vì tôi không chắc mình đủ khả năng hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn như vậy; tuy nhiên, điều này đã được thay thế bởi niềm tin vào mục đích chính đáng của chúng ta, cùng sự hỗ trợ từ Liên minh, và sự phù hộ từ Chúa. Continue reading “23/12/1783: George Washington từ chức Tổng Tư lệnh”

Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P5)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Việt Nam với FOIP & Quad: Tham gia hay không tham gia 

Sau một thập niên, kỳ vọng về một phiên bản mới của “Bộ Tứ” (Quad 2.0) đã nổi lên từ cuối 2017 khi tầm nhìn chiến lược “Indo-Pacific Mở và Tự do” (FOIP) được chính quyền Trump tuyên bố. Tuy bốn nước “Bộ Tứ” đều mong muốn Quad hồi sinh, nhưng nhiệm vụ này không đơn giản. “Bộ tứ” thực chất là sự trùng hợp lợi ích an ninh của các nước trong tam giác chiến lược Mỹ-Ấn-Nhật và Mỹ-Nhật-Úc. “Bộ Tứ” xuất hiện lần đầu tiên từ cuối năm 2006, khi bốn quốc gia dân chủ (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ) hưởng ứng sáng kiến của thủ tưởng Nhật Shinzo Abe, nhằm mục đích đối thoại và trao đổi về các vấn đề an ninh mà các bên có lợi ích chung. Tuy nhiên, phiên bản đầu tiên (Quad 1.0) đã không thành công vì nhiều lý do, trong đó có phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc, và chính trị nội bộ của Úc, Ấn Độ và Nhật. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P5)”

22/12/1972: Washington tiếp tục Chiến dịch Linebacker II

Nguồn: Washington announces Linebacker II raids will continue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Washington tuyên bố rằng chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam sẽ tiếp tục cho đến khi Hà Nội đồng ý đàm phán “trong tinh thần thiện chí và với một thái độ xây dựng.”

Các nhà đàm phán Bắc Việt đã rời khỏi bàn đàm phán bí mật tại Paris vào ngày 13/12. Tổng thống Nixon đã đưa ra tối hậu thư buộc Hà Nội gửi đại diện của mình trở lại hội nghị trong vòng 72 giờ. Nhưng họ đã từ chối yêu cầu của Nixon, và để đáp trả, Tổng thống đã ra lệnh tiến hành Linebacker II, một chiến dịch không kích toàn diện nhắm vào Hà Nội. Continue reading “22/12/1972: Washington tiếp tục Chiến dịch Linebacker II”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P2)

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

2. Nội dung của văn hóa đại học

Thế nào là văn hoá Đại học? 

Trường Đại học không chỉ là tồn tại vật chất khách quan mà còn là một dạng tồn tại văn hoá và tinh thần. Tồn tại vật chất của Đại học rất đơn giản: thiết bị, dụng cụ, trường sở v.v… Thế nhưng Đại học sở dĩ gọi là Đại học, mấu chốt là tồn tại văn hoá và tồn tại tinh thần của nó.

Văn hoá Đại học là văn hoá tìm kiếm chân lý, là văn hoá nghiêm chỉnh coi trọng thực tế, là văn hoá theo đuổi sự tìm kiếm lý tưởng và hoài bão của đời người, là văn hoá tôn thờ tự do học thuật, văn hoá đề xướng lý luận gắn với thực tế, văn hoá tôn thờ đạo đức, văn hoá bao dung, là dạng văn hoá có tinh thần phê phán quyết liệt. Văn hoá Đại học thể hiện một tính chung, cốt lõi và linh hồn của nó thì thể hiện ở tinh thần Đại học. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P2)”