17/01/1893: Người Mỹ lật đổ chế độ quân chủ Hawaii

Nguồn: Americans overthrow Hawaiian monarchy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1893, tại quần đảo Hawaii, một nhóm những người trồng mía đường Mỹ do Sanford Ballard Dole dẫn đầu đã lật đổ Nữ hoàng Liliuokalani của Hawaii và lập ra một chính quyền mới do Dole làm Tổng thống. John L. Stevens, Đại sứ Mỹ ở Hawaii, đã biết trước về cuộc đảo chính này, và 300 lính thủy quân lục chiến từ tàu tuần dương Boston đã được huy động đến Hawaii, nhằm bảo vệ cho các công dân Mỹ.

Những cư dân đầu tiên ở quần đảo Hawaii là những nhà thám hiểm Polynesian đặt chân đến đây vào khoảng thế kỷ 8. Sang đầu thế kỷ 18, các thương nhân Mỹ cũng bắt đầu đến Hawaii để khai thác gỗ đàn hương trên đảo, vì đây là món hàng đắt giá ở Trung Quốc vào thời bấy giờ. Continue reading “17/01/1893: Người Mỹ lật đổ chế độ quân chủ Hawaii”

Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin

Biên dịch:  Nguyễn  Hải Hoành

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”. Lần ấy Mao Trạch Đông ở Liên Xô 59 ngày. Lần thứ hai là hạ tuần tháng 10/1957 đi Liên Xô dự Hội nghị các đảng Cộng sản toàn thế giới và cùng Khrushchev duyệt cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ nhân ngày lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

  1. Trả lại sự thật cho lịch sử

Năm 2007, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (TQ) và các đài địa phương từng mấy lần đưa tin về cuộc đời của nhà ngoại giao lão thành Vương Gia Tường [Đại sứ TQ đầu tiên tại Liên Xô], trong bản tin có nhấn mạnh: tháng 12/1949 Mao Trạch Đông sau khi đến Liên Xô bị Stalin đối xử lạnh nhạt nên ông muốn về nước sớm; sau khi Mao Trạch Đông tiếp các nhà báo và công bố bài “Trả lời nhà báo”, Stalin mới gặp Mao bàn các vấn đề quan trọng. Continue reading “Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin”

16/01/1979: Mohammad Reza Shah Pahlavi trốn khỏi Iran

Nguồn: Shah flees Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, khi phải đối mặt với binh biến và nhiều cuộc biểu tình bạo lực chống lại chế độ của ông, Mohammad Reza Shah Pahlavi, người cai trị Iran kể từ năm 1941, đã buộc phải rời khỏi đất nước. Mười bốn ngày sau đó, Ayatollah Ruhollah Khomeini, lãnh đạo tinh thần của cuộc cách mạng Hồi giáo, đã trở về sau 15 năm sống lưu vong và giành quyền kiểm soát Iran.

Năm 1941, quân Anh và Liên Xô đã tiến vào chiếm đóng Iran. Trước sự nghi ngờ của người Anh và người Liên Xô, nhà vua (Shah) đầu tiên của triều Pahlavi đã bị buộc phải thoái vị và nhường ngôi cho con trai là Mohammad Reza. Nhà vua mới hứa sẽ duy trì chế độ quân chủ lập hiến nhưng thực ra vẫn thường can thiệp vào chính phủ dân cử. Sau khi một âm mưu của phe cộng sản chống lại ông thất bại vào năm 1949, Reza lại càng tập trung quyền lực vào tay mình. Continue reading “16/01/1979: Mohammad Reza Shah Pahlavi trốn khỏi Iran”

Trung Quốc dựa vào Kissinger để tìm hiểu Trump

Nguồn: “China, Grappling With Trump, Turns to ‘Old Friend’ Kissinger”, Bloomberg News, 2/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cựu ngoại trưởng Mỹ gặp các lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ông vẫn là cầu nối ưa thích của Bắc Kinh trong việc tìm hiểu Mỹ.

Như ông đã làm trong nhiều thập niên qua, Henry Kissinger tiếp tục đi lại giữa Mỹ và Trung Quốc để tháo gỡ căng thẳng, lần này là khi Chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực quan sát mức độ mà những phát ngôn bài Trung Quốc của tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ theo chân ông vào Nhà Trắng.

Vị cựu ngoại trưởng 93 tuổi, người bí mật dàn xếp chuyến thăm Trung Quốc mang tính bước ngoặt của tổng thống Richard Nixon vào năm 1972, đến Bắc Kinh để gặp các lãnh đạo nhà nước Trung Quốc vào ngày thứ 6 (2/12), chỉ hai tuần sau khi gặp Trump ở New York. Dù không nhiều nội dung của cuộc họp kín với Kissinger được tiết lộ, các quan chức Trung Quốc đang cố gắng xác định xem liệu chính quyền mới có gia tăng đối đầu về các tranh chấp thương mại và lãnh thổ như Trump đã hứa khi vận động tranh cử hay không. Continue reading “Trung Quốc dựa vào Kissinger để tìm hiểu Trump”

15/01/1970: Qaddafi trở thành Thủ tướng Libya

Nguồn: Qaddafi becomes premier of Libya, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Muammar al-Qaddafi, vị đại tá trẻ tuổi, đồng thời là lãnh đạo cuộc lật đổ vua Idris hồi tháng 09/1969, đã được Đại Hội Đồng Nhân Dân (General People’s Congress) tuyên bố là người đứng đầu Libya.

Sinh ra trong một túp lều ở vùng sa mạc Libya, Qaddafi là con trai của một người du mục. Ông theo học tại một học viện quân sự ở Libya, và sau đó được thăng chức nhanh chóng trong quân đội. Là một người theo chủ nghĩa dân tộc Ả Rập nhiệt thành, Qaddafi cùng một nhóm sĩ quan âm mưu lật đổ chế độ quân chủ Libya. Họ đã thành công vào ngày 01/09/1969. Continue reading “15/01/1970: Qaddafi trở thành Thủ tướng Libya”

14/01/1943: Hội nghị Casablanca bắt đầu

Nguồn: Roosevelt and Churchill begin Casablanca Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Thủ tướng Winston Churchill và Tổng thống Franklin D. Roosevelt cùng với phái đoàn của mình nhóm họp tại Casablanca, Morocco. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về chiến lược và nghiên cứu giai đoạn tiếp theo của Thế chiến II. Cuộc họp này đánh dấu lần đầu tiên một vị Tổng thống rời khỏi đất Mỹ trong thời chiến. Các thành viên còn lại của buổi họp là hai lãnh đạo của chính phủ Pháp đang sống lưu vong, tướng Charles de Gaulle và tướng Henri Giraud, những người đã được đảm bảo về một nước Pháp thống nhất sau chiến tranh. Continue reading “14/01/1943: Hội nghị Casablanca bắt đầu”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P4)

Tng hp: Mai Nguyễn

21 – Nguyễn Hữu Có và Đặng Văn Quang, hai tướng quyết liệt chống lại giải pháp “nửa chừng xuân”

Đại sứ Cabot Lodge khuyến cáo Nguyễn Cao Kỳ và hội đồng kỷ luật của quân đội Sài Gòn hãy dè chừng dân chúng và báo chí Mỹ. Vì lần này đem xét xử không chỉ một mình Nguyễn Chánh Thi mà cùng lúc những 4 tướng nữa: Tôn Thất Đính, Phan Xuân Nhuận (chống đối, ly khai), Nguyễn Văn Chuân, Huỳnh Văn Cao (đào tẩu, thiếu trách nhiệm…).

Nếu cả 5 tướng đều bị lột lon cách chức, đưa về vườn một lượt, sợ sẽ gây chấn động trong quân đội. Tiếng đồn về mối bất hòa dai dẳng giữa các tướng lĩnh Sài Gòn một lần nữa sẽ vang ra ngoài và thế nào báo chí Mỹ cũng xoáy vào đàm luận. Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P4)”

13/01/1128: Giáo Hoàng công nhận các Hiệp Sĩ dòng Đền

Nguồn: Pope recognizes Knights Templar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1128, Đức Thánh Cha Honorius II đã ban phê chuẩn của Giáo Hoàng cho các Hiệp Sĩ dòng Đền (Knights Templar) đồng thời tuyên bố rằng đây là Đạo quân của Đức Chúa.

Một hiệp sĩ người Pháp, Hugues de Payens, đã thành lập nhóm Hiệp Sĩ dòng Đền vào năm 1118, với nhiệm vụ bảo vệ những người Kitô hữu trên đường hành hương đến Đất Thánh trong suốt giai đoạn Thập Tự Chinh – một thời kỳ với hàng loạt các cuộc viễn chinh chống lại người Hồi giáo ở Palestine. Tên gọi Hiệp Sĩ dòng Đền được đặt theo “trụ sở chính” của tổ chức này – Đền Núi Jerusalem. Continue reading “13/01/1128: Giáo Hoàng công nhận các Hiệp Sĩ dòng Đền”

Tại sao chủ nghĩa dân túy tàn lụi ở châu Mỹ Latinh?

Nguồn:Why populism is in retreat across Latin America“, The Economist, 20/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi châu Mỹ Latinh nhìn vào Donald Trump, nhiều người nghĩ rằng họ đã nhìn thấy điều tương tự trước đây. Chỉ một vài năm trước, các nhà chủ nghĩa dân tộc – dân túy đã nắm quyền kiểm soát liên tục đối với chính trị khu vực, từ Hugo Chávez của Venezuela (ảnh) đến Cristina Fernández ở Argentina và Rafael Correa ở Ecuador. Bây giờ Chávez đã chết, Venezuela đang trong cuộc khủng hoảng; Bà Fernández đã mất quyền và phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng vốn có thể khiến bà phải chịu án tù; Ông Correa đã quyết định không tranh cử nhiệm kỳ thứ tư trong năm tới. Evo Morales của Bolivia, người có khuynh hướng dân túy, đã bị đánh bại trong một cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay, một cuộc trưng cầu mà có thể đã cho phép ông tiếp tục nắm quyền cho tới năm 2025. Ngay cả khi chủ nghĩa dân túy đang gia tăng ở châu Âu và Hoa Kỳ, nó lại có bước thụt lùi ở châu Mỹ Latinh. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao chủ nghĩa dân túy tàn lụi ở châu Mỹ Latinh?”

Ngoại giao đường sắt cao tốc của Trung Quốc

Nguồn:  Tom Zoellner, “China’s High-Speed Rail Diplomacy“, Foreign Affairs, 14/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thảo Ngọc & Vũ Hồng Trang

Cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ đang xuống cấp trầm trọng khi Hoa Kỳ đang lao đao với những nhà máy hạt nhân lâu đời, những cây cầu cũ kỹ và những xa lộ đầy ổ gà.

Trước kia, Hoa Kỳ xuất sắc trong việc xây dựng các dự án lớn, nhưng giờ đây lại kém xa các quốc gia khác, đặc biệt trong xây dựng đường sắt. Ngay cả việc tìm nguồn tiền bảo trì đường ray cũng là cả một vấn đề. Ngày 12 tháng 5 năm ngoái, vài giờ sau khi một tàu khách trật bánh gần Philadelphia, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu đồng ý cắt 252 triệu đô-la ngân sách dành cho Amtrak, khiến hãng vận tải vốn đã lận đận này ngày càng đói kém. Continue reading “Ngoại giao đường sắt cao tốc của Trung Quốc”

12/01/1943: Liên Xô chọc thủng cuộc bao vây Leningrad

Nguồn: Soviet forces penetrate the siege of Leningrad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân đội Liên Xô đã chọc thủng cuộc bao vây Leningrad của quân Đức, vốn đã kéo dài một năm rưỡi. Lực lượng của Liên Xô đã tạo ra “một lỗ hổng” phá vỡ vòng vây của Đức, cho phép đưa thêm nhiều hàng tiếp viện dọc theo hồ Ladoga.

Sau khi xâm lược Liên Xô vào tháng 06/1941, Đức đã tiến thẳng đến Leningrad, thành phố lớn thứ hai ở Liên Xô. Trong tháng 8, quân Đức tiếp cận từ phía tây và phía nam, bao vây thành phố và vô hiệu hóa đường sắt Leningrad – Moskva. Người Đức đã cố gắng chiếm Leningrad nhưng thất bại. Trước tình hình đó, Hitler đã quyết định tiến hành bao vây, không cho bất cứ ai ra vào thủ đô của nước Nga cổ. Continue reading “12/01/1943: Liên Xô chọc thủng cuộc bao vây Leningrad”

Khái niệm mới về chính sách đối ngoại của LB Nga

Ngày 30/11/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua Khái niệm mới về Chính sách đối ngoại của LB Nga.

Tài liệu có ghi rõ LB Nga chủ trương giải quyết cuộc xung đột ở Syria, ủng hộ sự thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này.

Khái niệm nhắc rằng, xu hướng chính của giai đoạn phát triển thế giới hiện nay là cuộc tranh giành vai trò thống trị thế giới và gạch bỏ tính chất không thể thay thế của LHQ, một trung tâm điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế. Continue reading “Khái niệm mới về chính sách đối ngoại của LB Nga”

Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Kremlin and the US Election ”, Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Đầu tháng 11, tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng đã tự mình liên lạc với tổng thống Nga Vladimir Putin để cảnh cáo về những vụ tấn công mạng nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tháng trước đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia, James Clapper, và Jeh Johnson, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, đã công khai cáo buộc những quan chức cao cấp nhất của Nga về việc dùng những vụ tấn công mạng để “can thiệp vào quy trình bầu cử của nước Mỹ.”

Sau cuộc bầu cử mùng 8 tháng 11, không xuất hiện chứng cứ rõ ràng rằng có sự xâm nhập, can thiệp vào các máy bầu cử hay các thiết bị bầu cử khác. Nhưng trong một cuộc bầu cử phụ thuộc vào 100.000 phiếu bầu ở ba bang chủ chốt, một vài nhà quan sát cho rằng sự can thiệp của người Nga vào quá trình bầu cử có thể đã có ảnh hưởng đáng kể. Continue reading “Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?”

11/01/1956: Ngô Đình Diệm ban hành Sắc Lệnh Số 6

Nguồn: Diem issues Ordinance No. 6, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã ban hành Sắc lệnh số 6, cho phép bắt giữ các cựu thành viên Việt Minh và những người “được coi là nguy hiểm đối với quốc phòng và an ninh chung.”

Việt Minh là tổ chức cộng sản đã lật đổ chế độ thực dân Pháp và lên nắm quyền kiểm soát chính phủ miền Bắc Việt Nam vào tháng 10/1954. Việc cho phép bắt giữ các cựu thành viên Việt Minh là một nỗ lực của Diệm nhằm củng cố quyền lực của ông tại miền Nam. Trước đó, ông đã dập tắt sự phản đối từ nhiều tôn giáo và còn tiến hành một chương trình chống lại các thành viên Việt Minh bấy giờ vẫn đang ở miền Nam. Continue reading “11/01/1956: Ngô Đình Diệm ban hành Sắc Lệnh Số 6”

Tại sao một số quốc gia lái xe bên trái?

Nguồn:Why do some countries drive on the left side of the road?“, History, 21/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng những người La Mã cổ đại có thể đã lái các xe đẩy và xe ngựa của họ ở phía bên trái, và thông lệ này dường như đã được mở rộng sang các khu vực ở châu Âu trung cổ. Nguyên nhân của điều này chưa hoàn toàn chắc chắn, nhưng một số người tin rằng nó phát sinh vì lý do an toàn. Một lý thuyết cho rằng đa số mọi người thuận tay phải, nên việc lái xe hoặc cưỡi ngựa ở bên trái sẽ cho phép họ sử dụng vũ khí với tay thuận của mình nếu họ đối đầu với kẻ thù.

Continue reading “Tại sao một số quốc gia lái xe bên trái?”

Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do

Nguồn: “How to make sense of 2016“, The Economist, 24/12/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những người theo chủ nghĩa tự do đã thua trong phần lớn các cuộc tranh luận trong năm 2016. Nhưng họ không nên nghĩ rằng mình thất bại mà họ phải nghĩ rằng họ được thêm sinh lực.

Đối với một số người theo chủ nghĩa tự do, năm 2016 có thể coi như là một lời khiển trách. Nếu bạn cũng như tờ The Economist tin vào các nền kinh tế và xã hội mở cửa, nơi việc tự do trao đổi hàng hóa, nguồn vốn, con người và tư tưởng được khuyến khích và nơi mà các quyền tự do phổ quát được bảo vệ khỏi những sai trái của nhà nước thông qua pháp quyền, thì năm nay là năm của sự thụt lùi. Continue reading “Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do”

10/01/1989: Cuba bắt đầu rút quân khỏi Angola

Nguồn: Cuban troops begin withdrawal from Angola, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, theo một phần trong thỏa thuận nhằm giảm căng thẳng Chiến tranh Lạnh và kết thúc chiến tranh ở Angola, quân đội Cuba đã bắt đầu rút khỏi quốc gia châu Phi này. Đây cũng là một phần trong nỗ lực ngoại giao đa phương nhằm kết thúc cuộc xung đột mà có thời điểm có sự can dự của Liên Xô, Mỹ, Bồ Đào Nha, và Nam Phi.

Angola chính thức trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1975, nhưng ngay từ trước khi tuyên bố độc lập, nhiều nhóm ở thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha này đã chiến đấu để giành quyền kiểm soát. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Angola (FNLA) được Mỹ hỗ trợ, Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola (MPLA) lại được Liên Xô và Cuba ủng hộ, còn Liên minh Quốc gia vì Độc lập Toàn vẹn của Angola (UNITA) thì nhận viện trợ từ bất cứ nguồn nào, gồm cả Nam Phi và Trung Quốc. Cả Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đều tin rằng Angola là chiến trường quan trọng đối với sự thống trị chính trị của mình ở khu vực miền nam châu Phi giàu khoáng sản và mang tính chiến lược. Continue reading “10/01/1989: Cuba bắt đầu rút quân khỏi Angola”

Các tổng thống Mỹ và việc lạm dụng Churchill

Nguồn: Ian Buruma ,“Abusing Churchill,” Project Syndicate, 08/12/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bức tượng bán thân bằng đồng của Winston Churchill, được trưng bày tại Nhà Trắng từ những năm 1960, là chủ đề bàn tán không ngớt của phe cánh hữu tại Washington. Có tin cho rằng khi dọn vào Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã trả bức tượng về Đại Sứ quán Anh để thể hiện ông không ưa gì nước Anh. Thật ra Obama chưa từng làm vậy. Bức tượng ấy vẫn luôn nằm trong Nhà Trắng, chỉ trừ một khoảng thời gian ngắn phải mang đi sửa chữa dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Nhưng Obama cũng đúng nếu như ông thật sự di dời bức tượng. Việc sùng bái Churchill chưa từng mang đến lợi ích toàn diện cho nước Mỹ. Có quá nhiều tổng thống Mỹ tự cho mình là truyền nhân đích thực của Churchill. Bush cũng có một bản sao của bức tượng, được Tony Blair cho mượn, đặt trong Phòng Bầu dục. Ông thích khắc họa bản thân mình như một “tổng thống thời chiến,” một “nhà hoạch định,” và một “lãnh tụ vĩ đại” như Churchill. Ông thích mặc quân phục. Và ông cũng đẩy đất nước vào một cuộc chiến ngu ngốc. Continue reading “Các tổng thống Mỹ và việc lạm dụng Churchill”

09/01/1493: Columbus nhầm lợn biển là tiên cá

Nguồn: Columbus mistakes manatees for mermaids, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1493, khi đi qua vùng biển gần Dominica, nhà thám hiểm người Ý Christopher Columbus đã nhìn thấy ba “nàng tiên cá” – mà thực ra chỉ là ba con lợn biển. Ông kể lại rằng “chúng chẳng đẹp bằng một nửa những gì ta tưởng tượng.” Sáu tháng trước đó, Columbus đã cùng ba con tàu – Nina, Pinta và Santa Maria – giăng buồm từ Tây Ban Nha qua Đại Tây Dương, với hy vọng tìm đường đến châu Á. Nhưng chuyến đi này, chuyến đi đầu tiên trong số bốn chuyến hải trình của ông, lại đưa Columbus đến châu Mỹ – “Tân Thế Giới.” Continue reading “09/01/1493: Columbus nhầm lợn biển là tiên cá”

Đánh giá cải cách kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội 12

Nguồn: Le Hong Hiep, “Reviewing Vietnam’s Economic Reforms since the CPV’s Twelfth Congress,” ISEAS Perspective, No. 2 (2017).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12 diễn ra hồi tháng 1 năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã thành lập một chính phủ mới đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 4. Chính phủ của ông sẽ điều hành đất nước ít nhất cho đến năm 2021 khi một chính phủ mới được thành lập sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 13. Một trong những nhiệm vụ chính của ông Phúc và chính phủ cho đến khi đó là tăng cường hiệu quả hoạt động kinh tế của Việt Nam, và giám sát việc tái cấu trúc nền kinh tế hướng tới một mô hình tăng trưởng bền vững và sáng tạo hơn. Continue reading “Đánh giá cải cách kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội 12”