Tư tưởng Mao Trạch Đông (Mao Zedong Thought)

maozedong

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Theo nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 vào tháng 6 năm 1981, Tư tưởng Mao Trạch Đông là “sản phẩm của sự kết hợp các nguyên tắc phổ quát của chủ nghĩa Marx-Lenin và thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc”. Tư tưởng Mao Trạch Đông là một “hệ thống khoa học” biểu trưng cho “sự kết tinh trí tuệ tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Nhiều nhà lãnh đạo “xuất sắc” của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đóng góp vào Tư tưởng Mao Trạch Đông, chứ không phải riêng mình Chủ tịch Mao. Continue reading “Tư tưởng Mao Trạch Đông (Mao Zedong Thought)”

30/09/1949: Cuộc không vận Berlin kết thúc

30-09-1949-berlin-airlift-ends

Nguồn: Berlin Airlift ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, sau 15 tháng, với hơn 250.000 chuyến bay, cuộc không vận Berlin đã chính thức kết thúc. Đợt không vận này là một trong những chiến dịch hậu cần lớn nhất trong lịch sử hiện đại, và là một trong những sự kiện quan trọng của giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 6 năm 1948, Liên Xô bất ngờ chặn toàn bộ các lối đường bộ dẫn vào Tây Berlin, những con đường vốn nằm hoàn toàn trong vùng chiếm đóng của họ ở Đức. Đó là một nỗ lực rõ ràng nhằm buộc Mỹ, Anh và Pháp – những nước khác đang chiếm đóng Đức – phải chấp nhận những yêu cầu của Liên Xô liên quan đến số phận nước Đức thời hậu chiến. Continue reading “30/09/1949: Cuộc không vận Berlin kết thúc”

Kinh tế Anh từ sau trưng cầu dân ý về Brexit ra sao?

69-how-britains-post-referendum-economy-is-faring

Nguồn:How Britain’s post-referendum economy is faring“, The Economist, 20/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi nước Anh tổ chức trưng cầu dân ý để rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 6 vừa qua, nền kinh tế của Anh vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống. Chỉ số FTSE 250, chỉ số chứng khoán chủ đạo của quốc gia này, đang ở mức cao hơn trước cuộc trưng cầu. Đồng bảng Anh, sau một vài ngày rớt giá ngay sau cuộc bỏ phiếu, đã ổn định. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rất ít người ủng hộ Brexit cảm thấy hối tiếc về lá phiếu của mình: thật vậy, nhiều người trong số họ bây giờ lập luận rằng các dự báo trước cuộc trưng cầu về tình hình kinh tế ảm đạm đã bị thổi phồng, và một số thậm chí còn phát hiện sự khởi đầu của một “sự bùng nổ kinh tế hậu Brexit”. Vậy thực tế là gì? Continue reading “Kinh tế Anh từ sau trưng cầu dân ý về Brexit ra sao?”

Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?

science

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Why Democracy Requires Trusted Experts”, Project Syndicate, 01/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, tôi đã viết một bài bình luận về vấn đề tại sao các cử tri ở Anh Quốc ủng hộ việc rời khỏi Liên minh Châu Âu, bất chấp sức mạnh áp đảo của ý kiến chuyên gia cảnh báo về các chi phí kinh tế lớn gây ra bởi Brexit. Tôi đã quan sát thấy rất nhiều cử tri ở Anh và nhiều nơi khác tức giận với các chuyên gia kinh tế. Họ cho rằng các chuyên gia đã không lường trước được khủng hoảng tài chính năm 2008, đặt hiệu quả lên hàng đầu trong việc tư vấn chính sách của họ, và mù quáng cho rằng những người chịu thua thiệt từ các kiến nghị chính sách của họ có thể được đền bù bằng cách này hay cách khác. Tôi cho rằng các nhà chuyên gia nên khiêm tốn và lưu tâm hơn đối với các vấn đề phân phối thu nhập. Continue reading “Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?”

29/09/1965: Hà Nội coi phi công Mỹ là tội phạm chiến tranh

29-09-1965-hanoi-announces-that-downed-pilots-will-be-treated-as-war-criminals

Nguồn: Hanoi announces that downed pilots will be treated as war criminals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Hà Nội đã công bố bức thư mà họ gửi tới Hội Chữ Thập Đỏ, trong đó nói rằng vì không có tuyên bố tình trạng chiến tranh chính thức nên các phi công Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam sẽ không được hưởng các quyền lợi của tù nhân chiến tranh (prisoners of war – POWs) và sẽ bị coi là tội phạm chiến tranh. Continue reading “29/09/1965: Hà Nội coi phi công Mỹ là tội phạm chiến tranh”

Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?

tppvn

Nguồn: Le Hong Hiep, “What’s behind Vietnam’s delayed TPP ratification”, TODAY, 29/09/2016

Nhiều nhà quan sát cảm thấy bất ngờ khi việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được đưa vào chương trình của kỳ họp thứ hai (khóa 14) của Quốc hội Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 10 tới. Như vậy, hiệp định thương mại này sẽ không được Việt Nam phê chuẩn ít nhất cho đến khoảng tháng 4 năm sau, khi Quốc hội nhóm họp trở lại.

Thông tin này gây thất vọng cho những người ủng hộ TPP, đặc biệt là khi Việt Nam được cho sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong số 12 thành viên của Hiệp định. TPP sẽ không chỉ giúp thúc đẩy GDP, hoạt động xuất khẩu và việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, mà nó còn giúp đẩy nhanh các cải cách quan trọng vốn thiết yếu cho sự phát triển kinh tế về lâu dài của đất nước. Continue reading “Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?”

Động lực của dự án ‘Một vành đai, một con đường’ là gì?

obor

Nguồn: Junhua Zhang, “What’s driving China’s One Belt, One Road initiative?East Asia Forum, 02/09/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ năm 2013, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) đã trở thành tâm điểm ngoại giao kinh tế của Trung Quốc. Bản chất của OBOR là thúc đẩy liên kết khu vực và xuyên lục địa giữa Trung Quốc với lục địa Á-Âu. “Một vành đai” và “Một con đường” đề cập tới “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển” được đề xuất của Trung Quốc. Khả năng kết nối bao gồm năm lĩnh vực quan tâm chính: phối hợp chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm đường sắt và đường cao tốc), thương mại không bị cản trở, hội nhập tài chính, và quan hệ nhân dân. Trong số này, xây dựng cơ sở hạ tầng là đặc điểm nổi bật của Con đường tơ lụa mới. Continue reading “Động lực của dự án ‘Một vành đai, một con đường’ là gì?”

28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler

28-09-1918-adolf-hitler

Nguồn: British soldier allegedly spares the life of an injured Adolf Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 28/09/1918, đã xảy ra một biến cố được ghi nhận trong lịch sử Thế chiến I. Mặc dù các chi tiết của sự kiện này vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng Binh nhì Henry Tandey – một người lính Anh đang phục vụ gần làng Marcoing, Pháp – đã báo cáo về việc gặp một người lính Đức bị thương, tuy nhiên, ông lại không bắn người này. Điều đó đã giữ lại mạng sống cho chuẩn hạ sĩ Adolf Hitler, khi ấy mới 29 tuổi. Continue reading “28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler”

Hệ số nhân Keynes là gì?

20160813_bbd001_0

Nguồn: What is the Keynesian multiplier?“, The Economist, 07/09/2016.

Biên dịch: Thu Hương

Khi Tổng thống Obama tìm cách kích thích nền kinh tế Mỹ đang uể oải bằng cách tung ra một gói kích thích tài khóa trị giá hơn 800 tỷ USD, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra. Một số chuyên gia kinh tế thừa nhận rằng gói này sẽ không giúp ích nhiều cho nền kinh tế, ngược lại một số khẳng định GDP Mỹ sẽ được cộng thêm nhiều hơn con số 800 tỷ USD. Tuy nhiên, cả hai phe đều dựa vào một khái niệm kinh tế cơ bản: hệ số nhân Keynes.

Đây là một trong những khái niệm cơ bản nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất trong kinh tế học vĩ mô. Vậy thì khái niệm này ra đời từ đâu và tại sao lại gây ra nhiều tranh cãi đến vậy? Continue reading “Hệ số nhân Keynes là gì?”

Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976

tiananmen1976

Tác giả: Lưu Á Châu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mao Trạch Đông phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thả lũ ma quỷ ra khỏi chiếc bình của ông nhưng sau đấy không thể nào thu hồi lại chúng. Dân tộc [Trung Hoa] cổ xưa này nhiễm phải một cơn sốt điên cuồng chẳng khác ông già rơi vào lưới tình. Hỡi các bạn trẻ, hãy nghĩ tới tình cảnh bạn bị một bà lão điên cuồng theo đuổi mình. Hãy nhớ lấy đôi mắt cháy bỏng và cặp vú khô đét ấy. Đó là cuộc Đại Cách mạng Văn hóa. Continue reading “Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976”

27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã

27-09-1939-poland-surrenders

Nguồn: Poland surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Warsaw đầu hàng trước lực lượng có vũ khí ưu việt hơn của quân đội Hitler, 140.000 quân Ba Lan đã bị những kẻ xâm lược Đức cầm tù. Người Ba Lan đã chiến đấu dũng cảm, nhưng họ chỉ cầm cự được 26 ngày.

Sau khi giành chiến thắng, quân Đức đã bắt đầu một chiến dịch tàn sát có hệ thống. Họ tiến hành khủng bố và giết những người Ba Lan thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu: bác sĩ, giáo viên, linh mục, địa chủ và thương nhân – tất cả đều bị tập trung lại và giết chết. Đức Quốc xã đã đặt cho chiến dịch này một cái tên hết sức nhẹ nhàng – “Hành động Bình định Bất thường” (Extraordinary Pacification Action). Continue reading “27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã”

Triển vọng sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ

renmimbi_640x3601

Nguồn: William Overholt, “The rise of the renminbi”, East Asia Forum, 12/09/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức và Nhật Bản từng không muốn toàn cầu hóa đồng tiền của mình vì lo sợ đồng nội tệ tăng giá và làm suy giảm lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước. Trái ngược với 2 nước này, Trung Quốc lại đang nỗ lực biến đồng nhân dân tệ (NDT) của mình thành một đồng tiền chủ chốt của thế giới. Để hiện thực hóa tham vọng này, Trung Quốc đã tạo ra một mạng lưới các thiết chế thương mại trên toàn cầu, một thị trường mua bán NDT ở nước ngoài không chịu sự kiểm soát về vốn của chính phủ, và một chính sách mở cửa thị trường từng bước. Continue reading “Triển vọng sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ”

Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?

clinton

Nguồn: Geoff Dyer & Tom Mitchell, “Hillary Clinton: The China hawk”, The Financial Times, 06/09/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị tổng thống mới của Mỹ sẽ đối mặt với sự lựa chọn giữa việc tiếp tục chiến lược ‘xoay trục’ và xoa dịu Bắc Kinh

Hillary Clinton theo dõi sát sao khi sự căng thẳng ở Trung tâm Hội nghị Hà Nội tăng dần lên. Trước tiên, vị ngoại trưởng Việt Nam lên bục chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau đó, từng người một, các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nêu lên các quan ngại tương tự về hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc. Continue reading “Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?”

26/09/1945: Lính Mỹ đầu tiên chết tại Việt Nam

26-09-1945

Nguồn: First American soldier killed in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 23/09/1945, Trung tá Peter Dewey, một sĩ quan quân đội Mỹ thuộc Cục Tình báo Chiến lược (Office of Strategic Services – OSS) tại Việt Nam, đã bị bắn và thiệt mạng tại Sài Gòn. Dewey là người đứng đầu một nhóm bảy sĩ quan được gửi đến Việt Nam để tìm kiếm một phi công người Mỹ đang mất tích, đồng thời thu thập thông tin về tình hình Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh. Continue reading “26/09/1945: Lính Mỹ đầu tiên chết tại Việt Nam”

Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?

68-why-syrias-war-is-concentrated-in-the-north

Nguồn:Why Syria’s war is concentrated in the North“, The Economist, 15/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố ngày 09/09 của Mỹ và Nga về một lệnh ngừng bắn khác trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua của Syria đã nhận được những tiếng cười hoài nghi. Một thỏa thuận trước đó được đưa ra vào hồi tháng 2 đã nhanh chóng sụp đổ sau khi giao tranh bùng phát xung quanh thành phố lớn thứ hai bị bao vây của đất nước này, Aleppo. Bất chấp việc hàng chục nghìn người bị giết hại ở khu vực miền Bắc trong khoảng thời gian ngừng bắn giả tạo này, trên thực tế [các cuộc giao tranh ở] miền Nam đã dịu đi đáng kể. Kể từ tháng 2, hơn 95% các cuộc giao tranh xảy ra ở miền Bắc, theo Trung tâm Carter, một viện nghiên cứu chính sách của Mỹ. Bản đồ cuộc xung đột Syria một tuần trước khi lệnh ngừng bắn mới nhất có hiệu lực cho thấy các biểu tượng thể hiện các cuộc đụng độ, không kích và thương vong rải rác ở miền Bắc, xung quanh tâm chấn Aleppo, và hầu như không có các biểu tượng này ở khu vực miền Nam. Tại sao chiến sự tại Syria lại tập trung chủ yếu ở miền Bắc? Continue reading “Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?”

Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan

indiapak

Nguồn: William Dalrymple, “The Great Divide: The Violent Legacy of Indian Partition,” The New Yorker, 29/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 8 năm 1947, khi cuối cùng người Anh cũng rời khỏi Ấn Độ sau hơn 300 năm ở đây, tiểu lục địa Ấn Độ bị chia cắt thành hai quốc gia-dân tộc độc lập: Ấn Độ với người Hindu chiếm đa số, và Pakistan với đa số người Hồi giáo. Lập tức, một trong những đợt di cư lớn nhất trong lịch sử loài người bắt đầu khi hàng triệu người Hồi giáo di dời sang Tây và Đông Pakistan (Đông Pakistan nay là Bangladesh) trong khi hàng triệu người theo đạo Hindu và đạo Sikh hướng về phía ngược lại. Hàng trăm ngàn người đã không thể sống sót trong chuyến đi.

Khắp tiểu lục địa Ấn Độ, các cộng đồng vốn chung sống với nhau trong gần một thiên niên kỷ đã tấn công nhau trong một đợt bùng nổ bạo lực sắc tộc đáng sợ, một bên là người Hindu và người Sikh và một bên là người Hồi giáo – một cuộc diệt chủng lẫn nhau bất ngờ và cũng chưa có tiền lệ. Continue reading “Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan”

25/09/1969: Nghị sĩ Mỹ phản đối chính sách Việt Nam của Nixon

25-09-1969-congressional-opponents-of-nixon

Nguồn: Congressional opponents of Nixon Vietnam policy renew opposition, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thượng nghị sĩ Charles Goodell (một nhà hoạt động chính trị độc lập của Đảng Cộng hòa, đến từ New York) đã đề xuất dự luật yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam vào cuối năm 1970, và cấm sử dụng ngân sách do Quốc Hội cấp để duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Việt Nam kể từ sau ngày 01/12/1970. Continue reading “25/09/1969: Nghị sĩ Mỹ phản đối chính sách Việt Nam của Nixon”

Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm

yeltsin-gorbachev

Tác giả: Quang Dũng (tổng hợp)

Cuộc chính biến tháng 8-1991 là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi lệch hướng công cuộc cải tổ và công khai hóa, từng được Tổng bí thư Mikhail Gorbachev khởi xướng từ tháng 3-1985. Được “khua chiêng gióng trống” ầm ĩ, công cuộc cải tổ không những không chữa được những căn bệnh trầm kha của xã hội Xôviết mà cuối cùng lại còn giúp cho thế lực hữu khuynh, những kẻ thù giai cấp và đầy tham vọng cá nhân tận dụng triệt để trong việc kích động lực lượng phản kháng tác động đến phần lớn quần chúng đang mất dần niềm tin vào thể chế.

Chính biến tháng 8-1991 là tiếng chuông cáo chung đầu tiên cho sự sụp đổ của Liên bang Xôviết mà Tổng thống Nga Vladimir Putin từng gọi đây là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ”. Và hai nhân vật đóng vai trò tối quan trọng tạo nên thảm họa này là “kiến trúc sư” cải tổ Mikhail Gorbachev và “Sa hoàng Nga thời hiện đại” Boris Yeltsin. Continue reading “Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm”

Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL

 

mekong_dams

Tác giả: GS Chung Hoàng Chương (phỏng vấn)

Ngày 16/8 vừa qua, Lào đã chính thức khởi công đập thủy điện Don Sahong. Theo GS, đập thủy điện trên mang ý nghĩa như thế nào đối với Lào?

Quan ngại này cũng đã kéo dài được nhiều năm, kể từ khi đập Xayaburi được khởi công. Theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào – Viraphon Viravong, từ giờ, Lào phải đặt mạnh vấn đề triển khai thủy điện. Tôi đã đi tới Don Sahong và những làng dọc theo 17 nhánh của dòng sông này.  17 nhánh này chằng chịt và tạo nên mô hình có đến ngàn đảo. Đây là một khu sinh thái rất đặc biệt và có một tầm lịch sử rất quan trọng.

Từ năm 1800, nhiều đoàn thám hiểm đi dọc theo sông Mê Kông để triển khai “đường trà”. Xuất phát từ phía đồng bằng, các đoàn này đi lên ngang qua những nhánh sông thuộc tỉnh lỵ Mondulkiri nhưng lại bị ngăn cản khi đến Pakse bởi thác Khone. Thác Khone hùng vĩ và có thể xem là linh hồn của vùng Đông Nam Á. Nhưng, đập thủy điện Don Sahong lại được xây dựng ngay trong khu vực này. Continue reading “Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL”

Cơ chế Đại bồi thẩm đoàn làm việc như thế nào?

67-how-a-grand-jury-works

Nguồn:How a grand jury works“, The Economist, 07/12/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 03/12/2014, một đại bồi thẩm đoàn (grand jury) ở New York đã quyết định không khởi tố một sĩ quan cảnh sát da trắng vì đã làm nghẹt thở và giết chết một người đàn ông da đen không vũ trang. Các cuộc biểu tình đã nhanh chóng được tổ chức trên khắp nước Mỹ. Quyết định này được đưa ra tiếp sau một quyết định của một đại bồi thẩm đoàn khác không khởi tố một nhân viên cảnh sát da trắng vì đã giết Michael Brown, một thanh niên da đen không vũ trang ở Ferguson, Missouri. Trong vụ đó, viên sĩ quan cảnh sát đã tuyên bố tự vệ và không có video nào để minh chứng cho những gì đã xảy ra. Nhưng những người đi đường đã quay được phim về cái chết của Eric Garner, người bị giết ở New York. Đòn khóa cổ (chokehold) được sử dụng trong vụ này đã bị cấm bởi Sở cảnh sát New York (NYPD) từ năm 1993. Một số sĩ quan cảnh sát cũng có mặt tại hiện trường; không có dấu hiệu cho thấy họ đang đối mặt với mối nguy hiểm từ Garner. Tất cả những điều này khiến cho quyết định của đại bồi thẩm đoàn về việc không khởi tố viên sĩ quan cảnh sát là đặc biệt khó hiểu. Vậy, đại bồi thẩm đoàn là gì, và họ làm việc như thế nào? Continue reading “Cơ chế Đại bồi thẩm đoàn làm việc như thế nào?”