18/10/1867: Mỹ mua Alaska từ Nga

Alaska_purchase-signing

Nguồn:U.S. takes possession of Alaska,” History.com (truy cập ngày 17/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1867, Mỹ chính thức sở hữu Alaska sau khi mua lại vùng lãnh thổ này từ Đế quốc Nga với giá 7,2 triệu USD (tương đương 120 triệu USD năm 2015), tức là chưa đến 4,74 USD một kilômét vuông. Vùng lãnh thổ Alaska rộng 1.518.800 kilômét vuông, gấp đôi diện tích bang Texas, và được mua với sự ủng hộ của William Henry Seward, vị ngoại trưởng đầy tham vọng bành trướng của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Andrew Johnson.

Trước đó, Nga đang muốn bán vùng lãnh thổ Alaska – vốn nằm ở vị trí biệt lập, dân cư thưa thớt, và khó phòng thủ – cho Hoa Kỳ hơn là có nguy cơ đánh mất nó trong một trận chiến với một đối thủ như Đế quốc Anh. Các cuộc đàm phán giữa Seward và Công sứ Nga tại Mỹ là Eduard de Stoeckl bắt đầu từ tháng 3 năm 1867. Tuy nhiên, dân chúng Mỹ lại tin vùng đất này là cằn cỗi và vô dụng, và họ gọi vụ mua bán này là “Sự điên rồ của Seward” và “Khu vườn gấu bắc cực của Andrew Johnson,” cùng nhiều cái tên nhạo báng khác. Continue reading “18/10/1867: Mỹ mua Alaska từ Nga”

Làm sao để thực hiện Trách nhiệm Bảo vệ hiệu quả?

Where-R2P-Goes-From-Here

Nguồn: Sarah Brockmeier & Philipp Rotmann, “Making R2P Work”, Project Syndicate, 9/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mười năm trước, các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng thuận rằng cộng đồng quốc tế cần phải có “trách nhiệm bảo vệ” người dân khỏi nạn diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và thanh lọc sắc tộc. Một thập niên sau đó, hồ sơ của thế giới về việc thực hiện Trách nhiệm Bảo vệ (Responsibility to Protect – R2P) vẫn còn rất nghèo nàn. Hàng trăm ngàn người tại Iraq, Syria, Myanmar, Sudan, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Burundi, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo vẫn còn đang bị đe dọa bởi những tội ác quy mô lớn. Nếu muốn R2P bảo vệ họ, chúng ta cần phải dẹp bỏ những quan điểm sai lầm phổ biến và tập trung mọi nguồn lực vào việc giải quyết những thách thức thực sự của việc bảo vệ. Continue reading “Làm sao để thực hiện Trách nhiệm Bảo vệ hiệu quả?”

Vụ án Dreyfus là gì?

2015-10-17-02-1

Nguồn: “What was the Dreyfus affair?”, History.com (truy cập ngày 17/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Vụ án Dreyfus là một vụ bê bối đã làm chấn động nước Pháp vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi một đại úy pháo binh gốc Do Thái trong quân đội Pháp, Alfred Dreyfus (1859 – 1935), bị kết án oan tội giao nộp bí mật quân sự Pháp cho Đức. Năm 1894, sau khi một gián điệp của Pháp trong Đại sứ quán Đức ở Paris phát hiện một lá thư bị xé nát trong thùng rác có nét chữ được cho là giống của Dreyfus, vị đại úy này đã bị đưa ra tòa án binh, bị kết tội phản quốc và phải chịu án chung thân trên đảo Quỷ ngoài khơi vùng Guiana thuộc Pháp. Trong một buổi lễ công khai diễn ra ở Paris sau khi tòa tuyên án, Dreyfus bị xé phù hiệu khỏi quân phục, gươm của ông bị đập gãy và ông bị giải đi trước một đám đông liên tục gào thét “Tử hình Judas,[1] tử hình tên Do Thái”. Continue reading “Vụ án Dreyfus là gì?”

Milton Friedman là ai?

milton-friedman

Nguồn: Paul Krugman, “Who Was Milton Friedman?”, New York Review of Books, Bộ 54, Số 2, 15/02/2007.

Biên dịch: Trương Trí Vĩnh và toà soạn Thời Đại Mới

Lời toà soạn:  Milton Friedman (sinh năm 1912, Nobel 1976), người Mỹ, một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất trong nửa sau của thế kỷ 20, vừa từ trần ngày 16 tháng 11 năm 2006. Để giới thiệu Friedman với bạn đọc, Thời Đại Mới xin dịch bài sau đây của Paul Krugman, một nhà kinh tế ở thế hệ sau Friedman, và tuy không là một đồ đệ của Friedman, đã thẩm định Friedman một cách khá khách quan, chính xác và đầy đủ.

1.

Lịch sử kinh tế học thế kỷ 20 có chút gì đó giống với lịch sử Cơ-đốc giáo thế kỷ 16. Mãi cho tới khi John Maynard Keynes xuất bản tác phẩm Lý thuyết tổng quát về lao động, lãi suất và tiền tệ vào năm 1936, kinh tế học – ít ra là trong các nước nói tiếng Anh – hoàn toàn bị tư tưởng chính thống về thị trường tự do thống trị. Những tư tưởng khác biệt đôi khi cũng xuất hiện, nhưng luôn bị lấn át. Kinh tế học cổ điển, theo như Keynes viết năm 1936, “thống trị hoàn toàn nước Anh giống hệt như Tòa án Dị giáo thống trị Tây Ban Nha.” Và kinh tế học cổ điển tuyên bố rằng lời giải cho hầu hết các vấn đề là cứ để mặc mọi việc dưới các tác động của cung và cầu. Continue reading “Milton Friedman là ai?”

TPP và rủi ro đến từ dòng vốn ngoại

20141117ShiftingCapitalFlows

Tác giả: Hồ Quốc Tuấn

Việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không chỉ liên quan đến các vấn đề về thương mại và sức cạnh tranh, mà còn là vấn đề về tăng trưởng kinh tế, dòng vốn đầu tư và sự phân bố không đều của lợi ích TPP đối với các đối tượng trong nền kinh tế.

TPP và tác động đối với dòng vốn đầu tư

Sau khi hoàn tất đàm phán TPP vào ngày 5/10, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định. Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán, TPP sẽ tác động tích cực với tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, tính tới năm 2025, xuất khẩu sẽ tăng thêm 28%, tăng trưởng GDP có thể thêm 10% so với tình huống không có TPP (tạm tính thì nghĩa là bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 2% xuất khẩu và gần 1% GDP).

Tất nhiên, những con số trên xuất phát từ những mô hình kinh tế với nhiều giả định mà khả năng thành hiện thực là rất thấp. Nhưng nó cho thấy, giới quan sát rất lạc quan với tác động của TPP ở Việt Nam. Continue reading “TPP và rủi ro đến từ dòng vốn ngoại”

Sự kiện XYZ là gì?

2015-10-17-1

Nguồn: “What was the XYZ Affair?”, History.com (truy cập ngày 17/10/215).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có thể nghe như tên một chương trình giải trí của thiếu nhi, nhưng trên thực tế Sự kiện XYZ là một biến cố ngoại giao giữa Pháp và Mỹ xảy ra vào cuối thế kỷ 18 và sau đó đã dẫn đến một cuộc hải chiến không chính thức giữa hai quốc gia này.

Năm 1793, giữa Pháp và Anh đã xảy ra chiến tranh, khi đó Mỹ tuyên bố trung lập. Cuối năm tiếp theo, Mỹ và Anh cùng ký Hiệp định Jay (tên đầy đủ: Hiệp định về Tình Hữu nghị, Thương mại, và việc Đi Lại trên Biển giữa Quốc vương Anh và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ – ND) nhằm giải quyết một số vấn đề đã tồn đọng từ lâu trong quan hệ giữa hai nước. Pháp đã giận dữ trước Hiệp định này, tin rằng nó đã vi phạm những hiệp ước mà Mỹ và Pháp trước đây đã cùng ký; kết quả là họ đã tịch thu một số lượng lớn tàu buôn của Mỹ. Khi Tổng thống George Washington cử Charles Cotesworth Pinckney làm công sứ Hoa Kỳ tại Pháp vào năm 1796, chính quyền Pháp đã từ chối tiếp nhận ông này. Continue reading “Sự kiện XYZ là gì?”

Liên Hiệp Quốc (United Nations)

United Nations Nominates Next Secretary-General

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Liên Hiệp Quốc được thành lập trên cơ sở của tổ chức tiền thân là Hội Quốc Liên. Tên gọi “Liên Hiệp Quốc” (United Nations) được Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt sáng tạo ra và được chính thức lựa chọn vào ngày 1 tháng 1 năm 1942 khi 26 quốc gia thông qua Hiến chương Đại Tây Dương, cam kết thúc đẩy những nỗ lực chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít. Vào năm 1944, đại diện của các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc gặp tại Dumbarton Oaks (Mỹ) để soạn thảo những bản kiến nghị cho sự ra đời của tổ chức mới này. Vào năm 1945, 51 quốc gia nhóm họp tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở San Francisco để đàm phán về những quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập, với trụ sở chính đóng ở thành phố New York. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia được thế giới công nhận. Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc từ ngày 20/9/1977. Continue reading “Liên Hiệp Quốc (United Nations)”

16/10/1934: Hồng quân Trung Quốc bắt đầu Vạn lý Trường chinh

Mao-long-march

Nguồn:The Long March,” History.com (truy cập ngày 15/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1934, Hồng quân cộng sản Trung Quốc vượt qua giới tuyến của quân đội Quốc Dân Đảng, bắt đầu một cuộc rút quân lịch sử từ căn cứ bị vây hãm của họ ở miền Đông Nam Trung Quốc. Được biết đến dưới tên gọi “Trường chinh,” cuộc rút lui này kéo dài 368 ngày (có tài liệu tính 370 ngày hoặc hơn) trên hành trình dài hơn 9.000 cây số, gần gấp đôi khoảng cách giữa bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ.

Cuộc nội chiến Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản nổ ra từ năm 1927. Năm 1931, nhà lãnh đạo Cộng sản Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà Xô viết Trung Hoa mới thành lập, đặt trụ sở tại tỉnh Giang Tây ở miền Đông Nam Trung Quốc. Từ năm 1930 đến năm 1934, các lực lượng Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã tiến hành năm chiến dịch bao vây Cộng hòa Xô viết Trung Hoa. Continue reading “16/10/1934: Hồng quân Trung Quốc bắt đầu Vạn lý Trường chinh”

János Kornai: Người phê phán nền kinh tế kế hoạch

051407_Kornai_022.jpg

Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà

Sinh ngày 21/01/1928 tại thủ đô Budapest của đất nước Hungary, Janos Kornai nổi tiếng là một nhà kinh tế học có những phân tích, đánh giá, và nhận định sâu sắc mang tính phê phán, chỉ trích đối với mô hình kinh tế của hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu cũ ở Liên Xô, các nước Đông Âu, và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Quyết tâm trở thành một nhà kinh tế học của Kornai được bắt đầu sau khi ông đọc xong cuốn Tư bản của Karl Marx và do vậy ông đã đã theo học tại Đại học Kinh tế lớn nhất của Hungary bấy giờ – Đại học Karl Marx ở thủ đô Budapest. Tại đây, Kornai đã trở thành một sinh viên tích cực trong nhiều hoạt động đoàn thể và có kết quả học tập tốt. Ông từng là uỷ viên của Hiệp hội Thanh niên Dân chủ Hungary (1945-1947) và được được nhận bằng Phó Tiến sỹ của Học viện Khoa học Hungary. Sau khi ra trường, Janos bắt đầu làm việc cho tờ báo Cộng sản của Hungary, Szabad Nép, nhưng đến tháng 4 năm 1955 ông bị sa thải do thiếu sự tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Continue reading “János Kornai: Người phê phán nền kinh tế kế hoạch”

Phiến đá Rosetta là gì?

2015-10-16-1

Nguồn: “What is the Rosetta Stone?”, History.com (truy cập ngày 16/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Vào thế kỷ 19, Phiến đá Rosetta đã giúp cho các học giả lần đầu tiên trong lịch sử giải mã được ngôn ngữ tượng hình – hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ đại. Phiến đá được một số lính công binh Pháp thuộc quân đoàn của Napoleon Bonaparte tại Ai Cập tìm thấy vào năm 1799 khi đang sửa chữa một pháo đài gần thành phố Rashid (Rosetta). Cổ vật này, được làm từ đá granodiorite, đã rơi vào tay quân Anh sau khi họ đánh bại quân Pháp ở Ai Cập vào năm 1801. Continue reading “Phiến đá Rosetta là gì?”

Cách đối phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc

china-economy_625x300_61414980210

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Containing China’s Slowdown”, Project Syndicate, 23/09/2015

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các chuyên gia thường thích tranh luận về những viễn cảnh tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, và hiện nay phe bi quan đang chiếm ưu thế. Dù Trung Quốc có một mẫu hình tăng trưởng kinh tế riêng biệt trong suốt ba thập kỷ qua nhưng rất nhiều người vẫn xây dựng dự đoán của mình dựa trên những bài học của các nền kinh tế khác. Vì thế, liệu viễn cảnh kinh tế Trung Quốc có thực sự tồi tệ như lời dự đoán của phe áp đảo không? Và, nếu sự thực đúng là như vậy thì làm thế nào để có thể cải thiện tình hình?

Tình trạng của Trung Quốc hiện khá nghiêm trọng. Nền kinh tế này tăng trưởng ở mức 7,4% trong năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 1990; và nó sẽ khó có thể đạt được mục tiêu chính thức là 7% trong năm nay, và theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì nền kinh tế này có khả năng sẽ chỉ tăng trưởng được khoảng 6,3% vào năm 2016. Rõ ràng là hoạt động nội địa yếu kém và nhu cầu giảm dần từ bên ngoài đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Continue reading “Cách đối phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc”

15/10/1990: Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình

gorbachev

Nguồn:Mikhail Gorbachev wins Nobel Peace Prize,” History.com (truy cập ngày 14/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình cho những đóng góp của ông nhằm chấm dứt căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Kể từ khi lên nắm quyền năm 1985, Gorbachev đã tập trung nhiều công sức và tiền của cho các kế hoạch cải cách trong nước của ông thông qua các nỗ lực lớn nhằm đạt được sự hiểu biết chung về chính sách đối ngoại với thế giới phi cộng sản.

Một số thành tựu của ông bao gồm bốn cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, trong đó có một cuộc họp năm 1987 khi hai bên đạt được một thỏa thuận dỡ bỏ hệ thống tên lửa tầm trung của Hoa Kỳ và Liên Xô ở châu Âu. Ông cũng là người bắt đầu rút quân đội Liên Xô khỏi Afghanistan từ năm 1988 và gây áp lực ngoại giao lên Cuba và Việt Nam để hai nước rút lực lượng của mình khỏi Angola và Campuchia. Trong một cuộc họp năm 1989 với Tổng thống George W. H. Bush, Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt. Continue reading “15/10/1990: Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/10/2015)

China-vs-America-Dragon-arm-wrestling-Eagle

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung tại các vùng biển Đông Á sẽ định hình một trật tự khu vực mới trong thế kỷ 21 này. Sự thay đổi liên tục của các chiến lược và cách tiếp cận an ninh và quốc phòng, trong giới học giả cũng như trên thực địa, khiến cho Đông Á trở thành địa điểm gây được sự chú ý lớn từ giới quan sát.

Điển hình như việc Trung Quốc tiến hành cải tạo đảo tại Trường Sa ở Biển Đông. Mới đây nước này tuyên bố khánh thành hai ngọn hải đăng tại Gạc Ma và Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh rằng hành động này sẽ giúp tăng cường năng lực đi lại của tàu thuyền khi đi qua khu vực. Bà Oánh cũng nhấn mạnh thêm rằng Bắc Kinh “sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở vật chất mang tính dân sự ở quần đảo Nam Sa (tên gọi Trường Sa theo tiếng Trung Quốc)”. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/10/2015)”

Biểu tượng đồng đô-la Mỹ có từ đâu?

2015-10-14-1

Nguồn: “Where did the dollar sign come from?”, History.com (truy cập ngày 14/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Không ai biết chắc chắn biểu tượng đồng đô-la Mỹ ($) có từ đâu, và đã có nhiều giả thuyết được đưa ra trong một thời gian dài. Lời lý giải được chấp nhận rộng rãi nhất, theo Cục Khắc và In ấn Hoa Kỳ, là biểu tượng này bắt nguồn từ đồng pê-sô Tây Ban Nha, vốn được dùng làm đơn vị đo lường giá trị cơ bản ở các thuộc địa Bắc Mỹ vào cuối những năm 1700. Những tài liệu viết tay có từ thời đó cho thấy đồng pê-sô – tên đầy đủ là “peso de ocho reales” hay “đồng tám real” ở Bắc Mỹ – được viết tắt là PS. Người ta tin rằng dần dần chữ PS đã được viết quen tay với chữ S nằm trên chữ P, tạo thành hình gần giống biểu tượng $. Biểu tượng $ xuất hiện lần đầu trên văn bản từ sau năm 1800, và đã được sử dụng rộng rãi khi tờ tiền giấy đô-la Mỹ đầu tiên được ban hành năm 1875. Continue reading “Biểu tượng đồng đô-la Mỹ có từ đâu?”

Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung

USChina

Nguồn: Gideon Rachman, “The ideas that divide China and America”, Financial Times, 28/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Washington tin vào các giá trị phổ quát và sự tiến bộ tất yếu trong khi Bắc Kinh thì không.

Các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc không thật sự biết cách nói chuyện với nhau. Họ như những chiếc máy tính được chạy trên các hệ điều hành khác nhau vậy”. Đó là nhận định tôi nghe được từ một quan chức Mỹ, người đã theo dõi cận cảnh nhiều hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung. Vậy nên tôi vẫn có những nghi ngờ dù cả hai bên đều nhấn mạnh rằng cuộc gặp cuối tuần trước giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Barrack Obama có tính chất xây dựng. Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt sâu sắc trong cách họ nhìn nhận thế giới. Tôi nhận thấy có năm điểm tương phản lớn.

1. Tuần hoàn và tuyến tính: Trung Quốc có một lịch sử rất lâu dài. Mỹ có một lịch sử rất ngắn. Ông Tập thích chỉ ra rằng “Trung Quốc là một nền văn minh cổ đại. Chúng tôi có 5.000 năm lịch sử”. Ngược lại, Mỹ mới chỉ tồn tại hơn 250 năm. Continue reading “Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung”

Trở về chủ nghĩa xã hội?

clinton-sanders_3437918b

Nguồn: Ian Buruma, “Back to Socialism,” Project Syndicate, 02/10/2015.

Biên dịch: Tôn Thất Thông | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Điều đáng chú ý về Jeremy Corbyn – người ngoại cuộc thiên tả đã làm giới cầm quyền chính thống của nước Anh sửng sốt khi giành được quyền lãnh đạo Công đảng – không phải là chuyện ông thiếu lòng yêu nước như người ta cáo buộc. Liệu ông có muốn hát bài quốc ca God Save the Queen (Cầu Thượng đế phù hộ Nữ hoàng) trong những dịp lễ công cộng hay không có vẻ là chuyện khá tầm thường. Điều đáng chú ý về nhãn hiệu thiên tả của ông là việc nó rất phản động.

Corbyn là nhà xã hội chủ nghĩa lỗi thời thích dìm người giàu xuống và đặt ngành giao thông và các dịch vụ công cộng trở lại dưới sự kiểm soát của nhà nước. Luận điệu của ông về đấu tranh giai cấp cho thấy một sự cách xa hoàn toàn so với tư tưởng dân chủ xã hội chính lưu. Continue reading “Trở về chủ nghĩa xã hội?”

Niềm đau của một số người Việt lưu vong thời nhà Minh

ktt_20-5_noidanh5_kienthuc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

1. Trường hợp Hồ Nguyên Trừng

Khó mà tin được rằng Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng, người Việt Nam thành công nhất dưới thời nhà Minh, lại phải ôm một niềm đau. Thành công của Hồ Nguyên Trừng lớn đến nỗi đã là mục tiêu ghen tỵ của dân bản xứ. Qua tác phẩm Hoàng triều kỳ sự thuật [Thuật việc lạ thời triều Minh], Vương Thế Trinh, một sử gia nổi tiếng thời Gia Tĩnh chép: “Một người Giao Chỉ, tên Lê Trừng, chưa hề đậu đại khoa [Tiến sĩ], được đặc cách giữ chức Thượng thư bộ Công!”

Sách Vạn Lịch dã hoạch biên ca tụng Lê Trừng là người đầu tiên chế tạo hỏa khí cho Trung Quốc: Continue reading “Niềm đau của một số người Việt lưu vong thời nhà Minh”

Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu

middle-east-conflict

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Middle East Meltdown and Global Risk”, Project Syndicate, 01/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong số các nguy cơ địa chính trị hiện nay, không có nguy cơ nào lớn hơn vòng cung bất ổn kéo dài từ Maghreb (Bắc Phi) tới biên giới Afghanistan – Pakistan. Dù phong trào Mùa xuân Ả-rập dần trôi xa, bất ổn trong vòng cung này ngày càng sâu sắc. Thực vậy, trong số ba quốc gia đầu tiên bùng phát phong trào, Libya đã trở thành một nhà nước thất bại, Ai Cập đã quay trở lại nền cai trị độc đoán, còn Tunisia đang mất ổn định về kinh tế và chính trị bởi các cuộc tấn công khủng bố.

Bạo lực và bất ổn ở Bắc Phi đang lan rộng qua vùng châu Phi hạ Sahara với việc Sahel – một trong những khu vực nghèo nhất và có môi trường bị phá hủy nặng nề nhất – đang tê liệt dưới phong trào thánh chiến vốn cũng đang lan sang vùng Sừng châu Phi ở phía Đông. Giống như ở Libya, các cuộc nội chiến đang diễn ra ác liệt tại Iraq, Syria, Yemen và Somalia khiến chúng ngày càng giống như các nhà nước thất bại. Continue reading “Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu”

13/10/1792: Khởi công xây dựng Nhà Trắng

white-house

Nguồn:White House cornerstone is laid,” History.com (truy cập ngày 12/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1792, viên đá đầu tiên của Nhà Trắng – nơi ở chính thức và nơi làm việc chính của Tổng thống Hoa Kỳ – đã được đặt tại thủ đô mới của đất nước, Washington, D.C.

George Washington, người vừa lên nắm quyền chỉ hơn một năm khi địa điểm đặt thủ đô mới được quyết định (tại Đặc khu Columbia vào ngày 16 tháng 7 năm 1790), đã đề nghị kiến trúc sư và nhà quy hoạch thành phố người Pháp Pierre L’Enfant thiết kế thành phố mới. Bản thân dinh thự tổng thống được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ireland James Hoban và cuối cùng được gọi là “Nhà Trắng” theo màu sơn của nó. Continue reading “13/10/1792: Khởi công xây dựng Nhà Trắng”

Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo

angusdeaton

Nguồn: Angus Deaton, “Weak States, Poor Countries,” Project Syndicate, 24/09/2013.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở Scotland, tôi lớn lên với suy nghĩ về cảnh sát như những người bạn có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Cứ tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên đến thế nào khi trong chuyến đi đầu tiên tới Mỹ năm 19 tuổi, tôi được đón tiếp bằng cả một tràng quát tháo tục tĩu từ một viên cảnh sát New York đang điều khiển giao thông ở Quảng trường Thời đại khi tôi hỏi anh ta đường đến bưu điện gần nhất. Trong cơn bối rối sau đó, tôi đã bỏ tài liệu khẩn của sếp vào một thùng rác mà tôi cứ ngỡ là hòm thư.

Người châu Âu có xu hướng nhìn nhận về chính phủ của mình tích cực hơn so với người Mỹ, những người mà với họ thì sự thất bại và mất lòng dân của các chính trị gia liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Nhưng cũng chính những cấp chính quyền khác nhau đó của người Mỹ đã thu thuế và, đổi lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì người dân không thể có được một cuộc sống dễ dàng. Continue reading “Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo”