Edmund Burke – Nhà tư tưởng bảo thủ

edmund-burke

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 15/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Edmund Burke (1729-1797), người Anh-Ireland, là một chính khách, nhà hùng biện và triết gia chính trị có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Ông được biết đến chủ yếu là người ủng hộ mạnh mẽ cuộc Cách mạng Mỹ và phản đối quyết liệt Cách mạng Pháp.

Edmund Burke sinh vào ngày 12 tháng 1 năm 1729 tại Dublin, con trai của một luật sư. Ông theo học tại trường Đại học Trinity ở Dublin, rồi sau đó tới London học luật. Không lâu sau Burke bỏ học và sau một chuyến đi Châu Âu, ông định cư tại London để tập trung vào văn học và sự nghiệp chính trị. Năm 1765, ông trở thành thành viên nghị viện. Ông tham gia những cuộc tranh luận về giới hạn quyền lực của nhà vua và thúc đẩy trao quyền cho nghị viện trong việc kiểm soát vai trò bảo trợ và chi tiêu của hoàng gia. Continue reading “Edmund Burke – Nhà tư tưởng bảo thủ”

Những dịch chuyển trong cấu trúc khu vực Trung Đông

13930605000199_PhotoI

Tác giả: Bùi Huy Thành

Nỗ lực thay đổi cấu trúc khu vực của Ả-rập Xê-út

Trong 6 thập kỷ qua, quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út được xây dựng trên nền tảng đôi bên cùng có lợi. Theo đó, Mỹ đóng vai trò là người bảo trợ an ninh cho Ả-rập Xê-út, đổi lại Ả-rập Xê-út duy trì nguồn cung năng lượng hợp lý giúp ổn định thị trường năng lượng. Tuy nhiên, nền tảng mối quan hệ này đang có nguy cơ bị lung lay bởi việc Mỹ dần tự chủ được nguồn cung năng lượng nhờ công nghệ khai thác dầu, khí đá phiến và sự nghi ngại về vai trò của Mỹ đối với các vấn đề an ninh trong khu vực như việc Mỹ bỏ mặc đồng minh sau phong trào Mùa Xuân Ả-rập, dừng không kích chế độ Assad tại Sirya hay thúc đẩy đàm phán hạt nhân với Iran. Đây chính là động lực thúc đẩy Ả-rập Xê-út muốn định hình lại khu vực Trung Đông theo hướng nâng cao vị thế của các nước Ả-rập. Continue reading “Những dịch chuyển trong cấu trúc khu vực Trung Đông”

17/04/1961: Mỹ tiến hành Sự kiện Vịnh Con Lợn

BayoPigs-e

Nguồn:The Bay of Pigs invasion begins,” History.com (truy cập ngày 15/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự kiện Vịnh Con Lợn là cuộc tấn công của một nhóm người Cuba lưu vong được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tài trợ và huấn luyện vào Cuba với mục đích lật đổ chính phủ cộng sản của Fidel Castro. Cuộc tấn công này là một thất bại thảm hại.

Fidel Castro là một mối lo ngại với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ kể từ khi ông lên nắm quyền ở Cuba sau cuộc cách mạng thành công tháng 1 năm 1959. Việc Castro tấn công vào các công ty và những lợi ích của Mỹ ở Cuba, những luận điệu chống Mỹ của ông, và việc Cuba có động thái hướng tới một mối quan hệ gần gũi hơn với Liên Xô đã khiến các quan chức Mỹ kết luận rằng nhà lãnh đạo Cuba này là một mối đe dọa tới những lợi ích của Mỹ ở Tây bán cầu. Continue reading “17/04/1961: Mỹ tiến hành Sự kiện Vịnh Con Lợn”

Diệt chủng (Genocide)

Rwanda-genocide-atrocities-social-entrepreneurship-kigali-memorial

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Có rất nhiều các học giả cũng như tổ chức khác nhau đưa ra các định nghĩa về “diệt chủng”. Tuy nhiên định nghĩa về “diệt chủng” được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất chính là định nghĩa được nêu trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Trừng phạt và Ngăn ngừa Tội ác Diệt chủng năm 1948 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/1/1951). Điều 2 của công ước này định nghĩa “diệt chủng” là những hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm người vì lý do quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. Theo đó, Công ước đã liệt kê năm hành động sau được coi là hành động diệt chủng: Continue reading “Diệt chủng (Genocide)”

Ernest Bevin – Nhà ngoại giao thời hậu chiến

???????????????????

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Từ thập niên 1920 đến thập niên 1950, Ernest Bevin (1881-1951) là một nhân vật trung tâm trong phong trào lao động Anh và trong chính sách đối ngoại nước này. Ông giữ chức Ngoại trưởng Anh những năm cuối thập niên 1940.

Bevin sinh ngày 9 tháng 3 năm 1881 tại Somerset. Ông hầu như không được đi học ở trường và trở thành trẻ mồ côi khi mới lên 8 tuổi. Năm 11 tuổi, Bevin bắt đầu làm việc tại các xưởng đóng tàu ở Bristol, nhưng rồi ông sớm bộc lộ khả năng quản lý tổ chức xuất sắc. Ông tham gia vào Hiệp hội những người khuân vác ở bến tàu (Dockers’ Union) và đóng vai trò lớn trong sự thành lập Hiệp hội Công nhân vận tải và Người lao động (Transport and General Workers Union), đồng thời trở thành Tổng thư ký đầu tiên của Hiệp hội năm 1922. Đây là một thành tựu to lớn nếu xét đến những nỗ lực để đưa tất cả mọi người đang lao động trong rất nhiều ngành nghề xích lại gần nhau, và đoàn kết với nhau trong một hệ thống hiệp hội thống nhất. Continue reading “Ernest Bevin – Nhà ngoại giao thời hậu chiến”

Sự trỗi dậy của làn sóng chống Hồi giáo

muslims-islamophobia

Nguồn: Jame Piscatori, “Islamophobia in the era of Islamic State”, East Asia Forum, 05/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong hàng thập kỷ qua, và nhất là kể từ sự kiện 11/9/2001, nhiều học giả, nhà hoạch định chính sách và nhà hoạt động đã đấu tranh chống lại những gì họ cho là những cuộc công kích không thể chấp nhận vào các tín đồ Hồi giáo và vào chính đạo Hồi. Hơn một thập kỷ trước khi Tổng thống Obama sử dụng cùng những lời tương tự, Tổng thống Bush đã nói về Cuộc chiến Chống Khủng bố rằng “Cuộc chiến của chúng ta … không phải là một cuộc chiến chống lại đạo Hồi”. Giờ đây, rất bình thường khi phân biệt giữa đạo Hồi với các tín đồ cực đoan của nó như cả hai Tổng thống đã làm, và cũng bình thường khi nghi vấn các ý kiến như “gốc rễ của cơn thịnh nộ Hồi giáo” hay “sự va chạm giữa các nền văn minh” như những lời giải thích về nguyên nhân của bạo lực. Continue reading “Sự trỗi dậy của làn sóng chống Hồi giáo”

16/04/1947: Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” ra đời

bernard-baruch1

Nguồn:Bernard Baruch coins the term ‘Cold War,’History.com (truy cập ngày 15/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, trong buổi lễ ra mắt bức chân dung của mình tại Viện dân biểu tiểu bang Nam Carolina, triệu phú, chuyên gia tài chính Bernard Baruch đã dùng thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” để mô tả mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Cụm từ này đã trở thành một trụ cột trong ngôn ngữ ngoại giao của Mỹ trong suốt hơn 40 năm sau đó.

Baruch là cố vấn Tổng thống về các vấn đề chính sách kinh tế và đối ngoại dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Năm 1919, ông là một trong những cố vấn của Mỹ tại Hội nghị Hòa bình Paris chấm dứt Thế chiến I. Trong những năm 1930, ông thường xuyên tư vấn cho Franklin D. Roosevelt và các nghị sĩ về tài chính và các vấn đề trung lập quốc tế. Sau Thế chiến II, ông tiếp tục là một cố vấn được tin cậy trong chính quyền mới của Harry S. Truman. Continue reading “16/04/1947: Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” ra đời”

Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?

TPP-Latintelligence

Nguồn: Roger C. Altman & Richard N. Haass, “Why the Trans-Pacific Partnership Matters”, The New York Times, 03/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau năm năm, các cuộc đàm phán do Mỹ dẫn dắt về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một thỏa thuận tự do thương mại với 11 quốc gia khác vốn chiếm 40% nền kinh tế thế giới – gần như đã hoàn tất. Bước tiếp theo là Quốc hội cần cho phép  quyền bỏ phiếu đồng ý hay bác bỏ trọn gói đối với thỏa thuận này – quy trình từng được áp dụng cho các hiệp định thương mại gần đây, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1993 và Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn Quốc (KORUS FTA) năm 2011.

Nhưng triển vọng của quốc hội đối với cách tiếp cận này – được gọi là Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) hay quyền đàm phán nhanh vì nó không cho phép sửa đổi hoặc cản trở thông qua hiệp định ở quốc hội – đã bị làm mờ đi. Nếu không có nó, hiệp định này sẽ sụp đổ, trở thành nạn nhân của các sửa đổi bất tận. Do đó, cuộc bỏ phiếu sắp tới (của Quốc hội Mỹ về TPA – NHĐ) là tương đương với cuộc bỏ phiếu cho chính TPP. Nếu như không thành công, tác động bất lợi đến an ninh quốc gia của Mỹ sẽ vô cùng lớn. Continue reading “Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?”

George W. Bush – Tổng thống chống khủng bố

george-bush

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

George Walker Bush là Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ, giữ chức vụ từ 2001 đến 2009. Nhiệm kỳ của ông bị chi phối bởi ‘cuộc chiến chống khủng bố’, khởi nguồn từ vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Bush sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946 tại New Haven, bang Connecticut, nhưng lớn lên ở Texas do cha ông là George H. W. Bush (tổng thống Mỹ từ 1989 đến 1993) chuyển tới đây để làm việc trong lĩnh vực dầu khí. Bush tốt nghiệp Đại học Yale. Năm 1968 ông đăng ký làm phi công tại Không quân Vệ binh Quốc gia (Air National Guard) Texas và do đó không đủ điều kiện để tham chiến ở Việt Nam. Ông thực hiện nghĩa vụ tại trường Đào tạo phi công chiến đấu (Combat Crew Training School) trong hai năm. Continue reading “George W. Bush – Tổng thống chống khủng bố”

Sai lầm của trường phái trọng tiền

download

Nguồn: J. Bradford Delong, “The Monetarist Mistake”, Project Syndicate, 30/03/2015.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng là điều quan trọng. Đó là bài học được đúc rút từ cuốn Hall of Mirrors (Phòng gương) của nhà kinh tế học người Mỹ Barry Eichengreen ghi lại diễn tiến hai cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong vòng 100 năm qua: Đại Khủng hoảng (Great Depression, 1929-1933) thế kỷ 20 và Đại Suy thoái (Great Recession) hiện nay mà chúng ta vẫn đang phải vật lộn để phục hồi trong vô vọng.

Eichengreen là người bạn, người thầy và là người bảo trợ của tôi (tác giả của bài viết), và cuốn sách của ông đã để lại trong tâm trí tôi lời giải thích tốt nhất từ trước đến nay về lý do tại sao, trong gần bốn thế hệ qua, các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu và Hoa Kỳ lại đưa ra những biện pháp và cách thức can thiệp nửa vời để đối phó với sự sụp đổ kinh tế mạnh mẽ nhất như vậy. Continue reading “Sai lầm của trường phái trọng tiền”

15/04/1959: Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ

politics-castro-nixon-630x459 (1)

Nguồn:Castro visits the United States,” History.com (truy cập ngày 14/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15 tháng 4 năm 1959, hơn 4 tháng sau khi đưa Cách mạng Cuba tới thắng lợi, Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ. Chuyến thăm này được đánh dấu bằng những căng thẳng giữa Castro và chính phủ Mỹ.

Ngày mùng 1 tháng 1 năm 1959, cuộc cách mạng của Castro đã lật đổ nhà độc tài Cuba Fulgencio Batista. Từ khi chế độ mới ở Cuba ra đời, giới chức Mỹ đã lo lắng về nhà cách mạng với bộ râu quai nón này. Những bài hùng biện chống Mỹ của Castro, kế hoạch quốc hữu hóa tài sản của nước ngoài ở Cuba, và liên minh của Castro với một số người được cho là tả khuynh (bao gồm cả Che Guevara, người phó của Castro) đã nhắc các nhà ngoại giao Mỹ phải để mắt tới Castro. Continue reading “15/04/1959: Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ”

Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng

Kilobot_robot_swarm-470x260

Nguồn: Paul Scharre, “Robots at war and the quality of quantity“, War on the Rocks, 26/02/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát động tìm kiếm một “chiến lược bù đắp lần thứ ba”, một cách tiếp cận mới với mục tiêu duy trì sự siêu việt về công nghệ kỹ thuật quân sự của nước Mỹ, nhằm chống lại các đối thủ tiềm năng. Tuy nhiên, vì một số lý do, chiến lược lần này có phần khác biệt so với hai lần trước đó. Ngay cả cách sử dụng thuật ngữ “bù đắp” cũng chưa hẳn đã chính xác. Hai chiến lược đầu tiên nhắm đến việc “bù đắp” cho quân đội Hoa Kỳ trước lợi thế về số lượng vũ khí quy ước của Liên Xô tại châu Âu, đầu tiên là bằng vũ khí hạt nhân và sau đó là các vũ khí được cung cấp thông tin với độ chính xác cao (information-enabled precision-strike weapons). Nhưng trong lần này có thể chính Hoa Kỳ sẽ mang lợi thế số lượng vào trận chiến. Continue reading “Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng”

George H. W. Bush – Vị tổng thống đối ngoại

george-hw-bush-1992-campaign-cropped-proto-custom_28

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

George Herbert Walker Bush (1924- ) là tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ của ông bị chi phối chủ yếu bởi những vấn đề đối ngoại. 

Bush sinh ngày 12 tháng 6 năm 1924 tại Massachusetts. Khi ông còn nhỏ, gia đình ông đã chuyển tới sống tại Greenwich, bang Connecticut. Sau khi phục vụ quân đội với vai trò phi công hải quân trong Thế chiến thứ hai, Bush quay lại Đại học Yale để hoàn tất việc học và sau đó chuyển đến Texas để làm việc trong ngành công nghiệp dầu khí. Continue reading “George H. W. Bush – Vị tổng thống đối ngoại”

Liệu Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á có thành công?

asian-infrastructure-investment-bank-800x534

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Will China’s Infrastructure Bank Work?”, Project Syndicate, 06/04/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Phạm Hồng Anh

Khi Trung Quốc khởi xướng một định chế tài chính quốc tế mới trị giá tới 50 tỉ USD là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), phần lớn các cuộc tranh luận đều tập trung vào những nỗ lực vô vọng của nước Mỹ nhằm ngăn chặn các nền kinh tế phát triển khác tham gia vào ngân hàng này. Có quá ít người chú ý đến việc tìm hiểu xem tại sao việc cho vay phát triển đa phương lại thất bại nhiều như thế, và liệu chúng ta có thể làm gì để tăng cường hiệu quả của hoạt động này hay không.

Có lẽ thành tựu nhất quán nhất của các cơ chế (viện trợ) phát triển đa phương là chúng đóng vai trò như các ngân hàng “tri thức” giúp các khu vực chia sẻ kinh nghiệm, các quy chuẩn chung, và tri thức kĩ thuật với nhau. Ngược lại, thất bại lớn nhất của chúng là việc cấp vốn cho các dự án hoành tráng đem lại lợi ích cho giới tinh hoa hiện thời, nhưng lại không cân nhắc đến các ưu tiên về môi trường, xã hội và phát triển một cách thích đáng. Continue reading “Liệu Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á có thành công?”

14/04/1950: Nền tảng Chính sách thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh của Mỹ ra đời

lindsay-nsc68-2012-04-14

Nguồn:President Truman receives NSC-68,” History.com (truy cập ngày 13/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 4 năm 1950, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman nhận được Tài liệu số 68 của Hội đồng An ninh Quốc gia (viết tắt là NSC-68). Bản báo cáo này là kết quả của một nỗ lực làm việc nhóm, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), và các cơ quan hữu quan khác. NSC-68 đã đặt nền tảng cho chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ trong hai thập niên sau đó.

Phải đối mặt với những quan ngại về chính sách đối ngoại, đặc biệt là việc Liên Xô thử thành công bom nguyên tử vào tháng 9 năm 1949 và Trung Quốc sụp đổ dưới tay chủ nghĩa cộng sản tháng 10 cùng năm, Tổng thống Truman đã yêu cầu một đánh giá lại và đầy đủ chiến lược ngoại giao của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh. NSC-68 đã ra đời sau 4 tháng làm việc và hoàn thành vào tháng 4 năm 1950 để đáp ứng yêu cầu này. Continue reading “14/04/1950: Nền tảng Chính sách thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh của Mỹ ra đời”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (14/04/2015)

Picture_1

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Ngày 9 tháng 4, Văn phòng Tình báo Hải quân (ONI) thuộc Hải quân Hoa Kỳ vừa công bố báo cáo dày 49 trang với nhan đề “Hải quân Trung Quốc: Những khả năng và nhiệm vụ mới trong thế kỷ 21”. Bản báo cáo được chia thành 5 phần chính, nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nội dung sau:

  • Tiến độ đóng tàu nhanh chóng cho phép Hải quân (PLAN) và Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) tăng tốc độ thay thế các tàu chiến cũ bằng những tàu thế hệ mới và hiện đại hơn. Đáng chú ý là sự mở rộng quy mô của lực lượng Cảnh sát biển. Đến cuối năm 2015, lực lượng này sẽ mở rộng quy mô hơn 25% so với năm 2012.
  • Trung Quốc có số lượng tàu cảnh sát biển lớn hơn số lượng tàu mà Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Malaysia gộp lại.
  • Bắc Kinh cũng được cho là đang phát triển tên lửa hành trình chống hạm siêu âm (ASCM) với tên gọi YJ – 18. Ẩn số này có thể sẽ gây ra những bất ngờ với lực lượng tàu chiến của Mỹ và đồng minh.

Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (14/04/2015)”

Berners-Lee – Cha đẻ của World Wide Web

Berners Lee

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Berners-Lee (1955- ) là một nhà khoa học máy tính, người đã phát minh ra mạng toàn cầu (World Wide Web).

Timothy John Berners-Lee sinh ngày 8 tháng 6 năm 1955 và lớn lên tại London. Ông theo học ngành vật lý tại Đại học Oxford và trở thành một kĩ sư phần mềm.

Năm 1980, khi còn làm việc tại CERN, phòng thí nghiệm vật lý hạt Châu Âu tại Geneva, lần đầu tiên Berners-Lee mô tả khái niệm về một hệ thống toàn cầu, dựa trên khái niệm ‘siêu văn bản’ (hypertext), mà nhờ đó các nhà nghiên cứu ở khắp mọi nơi có thể chia sẻ thông tin dễ dàng hơn. Ông cũng xây dựng một mô hình mẫu có tên ‘Enrique’. Continue reading “Berners-Lee – Cha đẻ của World Wide Web”

Tại sao các biện pháp trừng phạt Nga sẽ không hiệu quả?

640x-1

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Why Sanctions on Russia Don’t Work”, Project Syndicate, 28/03/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Phương pháp tiếp cận của phương Tây đối với Nga được xác định dựa trên giả thiết rằng tiếp tục gây áp lực đối với Nga sẽ làm cho chế độ của Tổng thống Vladimir Putin phải có những nhượng bộ và thậm chí là sụp đổ. Nhưng sự thật không phải như vậy.

Các giả định cơ bản về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của phương Tây là sự suy thoái nhanh chóng về kinh tế do các biện pháp này gây ra sẽ khiến cho công chúng Nga, đặc biệt là tầng lớp tinh hoa chính trị và tài chính, chống lại Điện Kremlin. Putin sẽ không thể chống lại sự bất đồng chính kiến đang gia tăng từ các khu vực thành thị giàu có và tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh của đất nước. Continue reading “Tại sao các biện pháp trừng phạt Nga sẽ không hiệu quả?”

13/04/1941: Xô-Nhật ký hiệp ước bất tương xâm

824149_640

Nguồn:Japan and USSR sign nonaggression pact,” History.com (truy cập ngày 12/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, trong khuôn khổ Thế chiến II, các đại diện của Liên Xô và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận trung lập kéo dài 5 năm. Dù là kẻ thù truyền thống, hiệp ước trung lập này đã cho phép hai nước rút một số lượng lớn binh lính đang chiếm đóng các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Mãn Châu và Ngoại Mông để phục vụ cho những mục tiêu bức thiết hơn.

Hiệp ước Xô-Nhật được ký gần hai năm sau khi Liên Xô ký một thỏa thuận tương tự với Đức Quốc xã, chia đôi đa phần lãnh thổ Đông Âu giữa hai nước. Hiệp ước Molotov-Ribbentrop cho phép lãnh đạo Đức Quốc xã là Hitler điều động quân lính sang mặt trận phía Tây cho các cuộc phản công lớn trong giai đoạn 1939-1941, và cho lãnh đạo Xô viết Joseph Stalin thời gian để chuẩn bị đế chế của ông cho sự can dự không thể tránh khỏi vào Thế chiến II, điều ông đã dự đoán được từ trước. Continue reading “13/04/1941: Xô-Nhật ký hiệp ước bất tương xâm”

Cần thừa nhận vai trò Trung Quốc trong quản trị toàn cầu

?

Nguồn: Javier Solana, “China and Global Governance”, Project Syndicate, 30/3/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Rõ ràng biến động địa chiến lược nổi bật nhất trong hai thập niên vừa qua là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy vậy, phương Tây lại không thể chấp nhận việc Trung Quốc có một tầm ảnh hưởng tương xứng với sức mạnh của nước này trong hệ thống quản trị toàn cầu ngày nay, chưa nói đến các nền kinh tế lớn mới nổi khác. Nhưng điều này có khả năng sẽ phải thay đổi.

Hiện nay, Trung Quốc dựa vào các dàn xếp song phương để tăng cường can dự vào các quốc gia khắp châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Được hậu thuẫn bởi lượng dự trữ ngoại hối 3,8 nghìn tỉ USD, Trung Quốc đã cung cấp các khoản đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng để đổi lấy hàng hóa, qua đó biến mình trở thành nước cung cấp tài chính lớn nhất cho các nước đang phát triển, với việc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc hiện đã cho vay nhiều hơn cả Ngân hàng Thế giới. Continue reading “Cần thừa nhận vai trò Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”