Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính

133776696_14155359645181n

Nguồn: Shawn W. Crispin, “Thai Coup Alienates US Giving China New Opening,” Yale Global, 05/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong các cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản, ma túy, và khủng bố trên toàn cầu của Mỹ, Thái Lan là một đối tác chiến lược không thể thiếu. Nhưng rõ ràng là quan hệ hai nước gần đây đã suy giảm mạnh khi vào tháng 1, Bộ Ngoại giao Thái Lan triệu tập Đại sứ Mỹ ở Bangkok để bày tỏ thái độ không hài lòng về những phát ngôn mang tính chỉ trích của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với chính quyền quân sự nước này. Khi những đồng minh lâu đời của Thái Lan trở nên xa cách, Trung Quốc đã tiến đến để lấp đầy khoảng trống bằng những lời đề nghị chiến lược và kinh tế nhằm chống lại chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Lời khiển trách chính thức của Thái Lan bắt nguồn từ bài phát biểu hôm 26/1 của ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu tại một trường đại học ở Bangkok, Russel đã nêu lên những lo ngại về sự thiếu “toàn diện” trong cái mà chính quyền quân sự Thái Lan gọi là nỗ lực cải cách chính trị và việc họ duy trì thiết quân luật hơn 8 tháng sau khi cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính làm tạm ngừng nền dân chủ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính”

22/03/1972: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính về Quyền bình đẳng giới

27941.preview

Nguồn:Equal Rights Amendment passed by Congress,” History.com (truy cập ngày 21/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 3 năm 1972, Tu chính về Quyền bình đẳng (Equal Rights Amendment) được Thượng viện Mỹ thông qua và được gửi tới các tiểu bang để phê chuẩn.

Được đề xuất lần đầu tiên bởi Đảng Phụ nữ Quốc gia năm 1923, Tu chính về Quyền bình đẳng mong muốn mang lại sự bình đẳng pháp lý về giới tính và cấm phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính. Hơn bốn thập niên sau, sự hồi sinh của chủ nghĩa nữ quyền trong cuối những năm 1960 đã mang nó tới Quốc hội. Dưới sự lãnh đạo của luật sư Bella Abzug, dân biểu thành phố New York, và các nhà nữ quyền Betty Friedan và Gloria Steinem, nó đã giành được hai phần ba số phiếu bầu cần thiết từ Hạ viện Mỹ vào tháng 10 năm 1971. Tháng 3 năm 1972, nó được Thượng viện chấp thuận và được gửi tới các tiểu bang. Continue reading “22/03/1972: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính về Quyền bình đẳng giới”

Trung Quốc có nên giảm giá đồng Nhân dân tệ?

_78104276_40gffz6e

Nguồn: Stephen S. Roach, “Steady on the Renminbi”, Project Syndicate, 24/02/2015.

Biên dịch: Hà Thị Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra dữ dội trên toàn thế giới, và Trung Quốc đang chịu đựng gánh nặng chủ yếu. Đồng nhân dân tệ đã lên giá đáng kể trong vài năm vừa qua, xuất khẩu đang chùng xuống, và rủi ro về giảm phát đang tăng. Trong hoàn cảnh này, nhiều người gợi ý rằng một sự đảo ngược trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc nhằm làm suy yếu đồng nhân dân tệ là cách giải quyết hợp lý nhất. Đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.

Thực tế, khi Trung Quốc theo đuổi các cải cách cơ cấu nhằm đảm bảo tăng trưởng liên tục, việc ép giảm giá đồng tiền là điều cuối cùng nước này cần đến. Điều này cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho kinh tế toàn cầu. Continue reading “Trung Quốc có nên giảm giá đồng Nhân dân tệ?”

21/03/1804: Bộ luật Napoléon bắt đầu có hiệu lực

code-civil-napoleon

Nguồn:Napoleonic Code approved in France,” History.com (truy cập ngày 20/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 21 tháng 3 năm 1804, sau 4 năm thảo luận và lập kế hoạch, Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte đã phê chuẩn một khuôn khổ luật định mới cho nước Pháp, được biết đến dưới tên gọi Bộ luật Napoléon (hay Bộ luật Dân sự Pháp). Nó đem đến cho nước Pháp hậu cách mạng tư sản bộ luật thống nhất đầu tiên đề cập đến tư hữu, các vấn đề thuộc địa, gia đình, và các quyền cá nhân.

Năm 1800, tướng Napoléon Bonaparte, nhà chuyên chính mới của Pháp, bắt đầu nhiệm vụ đầy khó khăn là sửa đổi hệ thống pháp luật rắc rối và lạc hậu của nước này. Ông cho thành lập một ủy ban đặc biệt, đứng đầu là Jean-Jacques-Régis de Cambacérès, ủy ban này đã nhóm họp hơn 80 lần để bàn về những sửa đổi pháp lý mang tính cách mạng, và Napoléon đã chủ trì gần một nửa trong số đó. Tháng 3 năm 1804, Bộ luật Napoléon cuối cùng cũng được thông qua. Continue reading “21/03/1804: Bộ luật Napoléon bắt đầu có hiệu lực”

Tại sao thế giới ngày càng hỗn loạn?

0,,16690831_303,00

Nguồn:  David Miliband, “The Deadth Toll of a Dying Order”, Project Syndicate, 18/02/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo & Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng tại Ukraine không nên ngăn chúng ta nhận ra nghịch lý chính của tình hình quan hệ quốc tế ngày nay: trong khi thế giới trở nên hòa bình hơn so với 300 năm trở lại đây nếu tính theo số lượng chiến tranh giữa các nước, thì mức độ rối loạn lại ngày càng tăng cao. Trên thực tế, tình trạng vô chính phủ ngày càng tăng tại các điểm nóng trên thế giới.

Xu hướng này có thể thấy không chỉ qua sự sụp đổ của Syria và tình trạng xung đột, di tản và sự thống khổ quy mô lớn của người dân lan tràn sang các nước láng giềng. Tại Nigeria, quốc gia lớn nhất châu Phi, có ít nhất 2.500 dân thường đã bị giết hại bởi phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram riêng một tháng vừa qua. Ước chừng 1,5 triệu người đã phải di tản từ các bang phía đông bắc Yobe, Borno và Adamawa, và bạo lực đã lan sang nước láng giềng Niger và Chad. Continue reading “Tại sao thế giới ngày càng hỗn loạn?”

20/03/2003: Chiến tranh Iraq bùng nổ

?????????????????????????????????????

Nguồn:War in Iraq begins,” History.com (truy cập ngày 19/03/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2003, Hoa Kỳ, cùng các lực lượng liên minh chủ yếu đến từ Vương quốc Anh, đã khơi mào cuộc chiến tại Iraq. Ngay sau khi những vụ nổ bắt đầu lay chuyển Baghdad, thủ đô Iraq, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã lên phát biểu trên truyền hình: “Vào giờ này, các lực lượng của Hoa Kỳ và đồng minh đang ở trong giai đoạn đầu của những hoạt động quân sự nhằm giải giáp Iraq, giải phóng người dân của họ, và bảo vệ thế giới khỏi hiểm nguy.” Tổng thống Bush và các cố vấn của ông quyết định gây chiến vì tin rằng Iraq, dưới tay kẻ độc tài Saddam Hussein, sở hữu hoặc đang trong quá trình xây dựng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Continue reading “20/03/2003: Chiến tranh Iraq bùng nổ”

Chủ quyền (Sovereignty)

passport-- shutterstock-body

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân

Khái niệm “chủ quyền” (sovereignty) gắn liền với các quốc gia – dân tộc được coi là có nguồn gốc từ Hòa ước Westphalia năm 1648, khi các chính phủ lúc bấy giờ ngừng hỗ trợ những nhóm cùng tôn giáo chống lại các nhà nước của họ, đồng thời thừa nhận quyền tài phán dựa trên lãnh thổ của các vương triều, gắn liền với việc tuân thủ chính sách không can thiệp vào biên giới lãnh thổ đã được xác định của các vương triều đó. Cùng với sự phát triển của luật pháp quốc tế, chủ quyền dần được coi là một thuộc tính chính trị, pháp lý chủ yếu của một quốc gia, thể hiện quyền lực tối cao của Nhà nước mà không gì có thể so sánh được trên bình diện quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau với những mục đích khác nhau khái niệm chủ quyền quốc gia được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Continue reading “Chủ quyền (Sovereignty)”

Cái giá của việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro

150105_Open_Europe_Blog_Greece

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “The Costs of Grexit,” Project Syndicate, 28/02/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đầu tuần này (cuối tháng 2), sau những ngày thảo luận căng thẳng, chính quyền mới ở Athens đã đạt được một thỏa thuận với các nước chủ nợ của nó ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, bao gồm một gói cải cách cấp tốc và gia hạn chương trình hỗ trợ tài chính thêm 4 tháng. Nhưng dù cả cộng đồng châu Âu đã thở phào nhẹ nhõm, thỏa hiệp này không loại trừ sự cần thiết phải có các cuộc đàm phán cứng rắn hơn nữa về một chương trình hỗ trợ tài chính mới mà các bên sẽ phải đưa ra vào cuối tháng 6.

Trong bất cứ cuộc đàm phán nào, biến số quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi của các bên chủ chốt, và từ đó ảnh hưởng đến kết quả đàm phán, là cái giá mỗi bên phải trả nếu không đạt được một thỏa thuận chung. Trong trường hợp này, vấn đề là cái giá của việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro (“Grexit”) – một viễn cảnh được bàn thảo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong suốt quá trình đàm phán gần đây, với nhiều suy đoán đáng kể về lập trường của các bên trong cuộc, đặc biệt là chính phủ Hy Lạp và Đức. Continue reading “Cái giá của việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro”

19/03/1962: Chiến tranh Algérie chấm dứt

algeria-war

Nguồn:French-Algerian truce,History.com (truy cập ngày 17/03/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 18 tháng 3 năm 1962, Pháp và các nhà lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng Quốc gia Algérie (FLN) đã ký một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Algérie kéo dài 7 năm, báo hiệu sự kết thúc của giai đoạn 130 năm Pháp đô hộ Algérie.

Cuối tháng 10 năm 1954, một nhóm thanh niên Hồi giáo người Algérie đã lập nên FLN, một tổ chức du kích với mục đích giành lại độc lập từ Pháp. Họ tổ chức một số cuộc nổi dậy đẫm máu trong những năm sau đó, và đến năm 1956, FLN đã gần như tràn ngập khắp các thành phố thuộc địa, nơi ở của khá đông người châu Âu đến cai trị. Ở Pháp, chính quyền mới của Thủ tướng Guy Mollet hứa hẹn sẽ dập tắt cuộc nổi loạn Hồi giáo này và gửi 50 vạn quân Pháp đến để nghiền nát FLN. Continue reading “19/03/1962: Chiến tranh Algérie chấm dứt”

Vì sao giảm phát là tin tốt cho châu Âu?

_80114218_80109225

Nguồn: Daniel Gros, “Why Deflation is Good News for Europe,” Project Syndicate, 11/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Nhật Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giá dầu thô được xem là chỉ số giá quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Hơn 80 triệu thùng được sản xuất (và tiêu thụ) mỗi ngày, và phần lớn sản lượng này được giao dịch trên thị trường thế giới. Vì vậy, mức sụt giảm mạnh của giá dầu thô – từ khoảng 110 USD/thùng năm ngoái xuống còn khoảng 60 USD/thùng hiện nay – đang giúp những nhà nhập khẩu dầu tiết kiệm hàng trăm tỉ đô la. Với Liên minh châu Âu và Mỹ, khoản tiết kiệm thu được từ mức giá dầu giảm tương đương 2-3% GDP.

Với châu Âu, những lợi ích từ giá dầu rẻ có thể còn gia tăng trong tương lai, bởi lẽ các hợp đồng cung ứng khí đốt dài hạn phụ thuộc đáng kể vào giá dầu. Điều này cho thấy một lợi thế khác của châu Âu, nơi giá khí tự nhiên cho đến thời gian gần đây vẫn cao hơn nhiều lần so với ở Mỹ, quốc gia được hưởng lợi từ dầu đá phiến vốn có chi phí khai thác thấp hơn. Continue reading “Vì sao giảm phát là tin tốt cho châu Âu?”

#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?

US-China

Nguồn: James Steinberg & Michael O’Hanlon (2014), “Keep Hope Alive: How to Prevent U.S.-Chinese Relations From Blowing Up”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 4, pp. 107-117.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trong cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tháng 6 năm ngoái tại California, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia. Kể từ đó, những diễn đàn đối thoại chính thức mới đã được tổ chức (điển hình là những cuộc đối thoại quân đội trực tiếp được bộ trưởng quốc phòng hai nước tuyên bố gần đây), nhằm bổ trợ cho các diễn đàn có sẵn như Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và kinh tế hàng đầu của hai nước). Nhưng bất chấp những nỗ lực đó, lòng tin giữa Washington và Bắc Kinh nói riêng – và giữa hai quốc gia nói chung – vẫn còn rất thấp, và khả năng xảy ra xung đột ngẫu nhiên hoặc có chủ đích giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ đang gia tăng. Xét tới những phí tổn khổng lồ mà một cuộc xung đột như vậy có thể sẽ mang lại cho cho cả hai phía, việc tìm ra cách để ngăn chặn được nó là một trong những thách thức quốc tế quan trọng nhất cho những năm và những thập kỷ sắp tới. Continue reading “#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?”

18/03/1950: Đài Loan tấn công Trung Quốc đại lục

_74431482_china_pla_beach_g

Nguồn:Nationalist Chinese forces invade mainland China,” History.com (truy cập ngày 17/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một cuộc đột kích bất ngờ vào đất nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lực lượng quân sự của chính phủ Quốc Dân Đảng ở Đài Loan đã xâm nhập vào đại lục và kiểm soát thị trấn Tùng Môn. Do Hoa Kỳ ủng hộ cuộc tấn công này, nó dẫn đến những căng thẳng trầm trọng hơn giữa Mỹ và Trung Quốc đại lục.

Tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo cuộc cách mạng cộng sản ở Trung Quốc, đã tuyên bố chiến thắng trước chính phủ Quốc Dân Đảng và chính thức thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quân đội, chính trị gia, và những người ủng hộ Quốc Dân Đảng phải rời bỏ đất nước và nhiều người trong số đó tới Đài Loan, một hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Continue reading “18/03/1950: Đài Loan tấn công Trung Quốc đại lục”

Cơ hội kinh tế từ việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone

Martin-Sutovec-Slovakia-FULL

Nguồn: Alberto Bagnai, Brigitte Granville, Peter Oppenheimer, “The Economic Opportunity of Greece’s Exit”, Project Syndicate, 24/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dòng đầu tiên trong Hiệp ước Rome 1957—văn bản thành lập cho tổ chức rốt cuộc trở thành Liên minh Châu Âu sau này—“kêu gọi một liên minh mãi bền vững giữa các dân tộc Châu Âu.” Tuy nhiên, quan niệm đó gần đây đang bị đe doạ, bị phá hoại bởi chính giới tinh hoa chính trị Âu Châu, những người đã thiết lập một đồng tiền chung nhưng không quan tâm tới những đường đứt gãy báo hiệu sự đổ vỡ của nó.

Ngày nay, những vết rạn đó đã dần lộ ra và ngày càng tồi tệ hơn bởi cuộc khủng hoảng triền miên của Hy Lạp. Và không ở đâu sự rạn nứt này rõ ràng hơn là trong mối quan hệ giữa Hy Lạp và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Continue reading “Cơ hội kinh tế từ việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone”

Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?

streeter-leckagetty-imagesafp.si

Nguồn: Joseph S. Nye, “American Hegemony or American Primacy?Project Syndicate, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không quốc gia nào trong lịch sử hiện đại sở hữu nhiều sức mạnh quân sự toàn cầu như Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hiện nay Mỹ đang đi theo bước chân của Vương quốc Anh, bá chủ toàn cầu gần đây nhất, đi vào con đường suy sụp. Dù ngày càng trở nên phổ biến, sự so sánh lịch sử này là sai lầm.

Anh chưa bao giờ nổi trội như Mỹ ngày nay. Chắc chắn nó từng sở hữu một lực lượng hải quân có quy mô bằng hai hạm đội hợp lại, và Đế quốc Anh, nơi mặt trời không bao giờ lặn, từng cai trị một phần tư nhân loại. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nguồn lực tương đối của Đế quốc Anh và nước Mỹ hiện đại. Khi Thế chiến I bùng nổ, Anh chỉ xếp thứ tư trong số các cường quốc về lực lượng quân đội, thứ tư về GDP, và thứ ba về chi tiêu quân sự. Continue reading “Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?”

17/03/1776: Cách mạng Mỹ: Anh rút khỏi Boston

boston1

Nguồn:The British evacuate Boston,” History.com, (truy cập ngày 16/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1776, trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của Mỹ, quân đội Anh đã buộc phải rút khỏi Boston sau khi Tổng tư lệnh Lục quân Lục địa George Washington triển khai thành công công sự và pháo binh lên điểm cao Dorchester Heights, khu vực bao quát toàn thành phố Boston nhìn từ phía Nam.

Tối ngày mùng 4 tháng 3, theo lệnh của Washington, Thiếu tướng John Thomas bí mật dẫn một lực lượng gồm 800 binh sĩ và 1.200 công nhân tới Dorchester Heights để bắt đầu xây dựng công sự trên khu vực này. Để át đi tiếng động trong khi xây dựng, lực lượng pháo binh được bố trí bao vây Boston ở những vị trí khác bắt đầu oanh tạc dữ dội vùng ngoại ô thành phố. Continue reading “17/03/1776: Cách mạng Mỹ: Anh rút khỏi Boston”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (17/03/2015)

ChinaNavy_180773703-676x450

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Liên minh các lực lượng biển Hoa Kỳ (American’s Sea Services – bao gồm Hải quân, Thuỷ quân lục chiến và Bảo vệ bờ biển) ngày 13 tháng 3 vừa công bố một báo cáo mới mang tên “Forward, Engaged, Ready: A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower”. Báo cáo tiếp nối phiên bản năm 2007, cập nhật thêm các thay đổi trong môi trường an ninh và tài khoá, cũng như cập nhật mới các chiến lược hải dương có liên quan. Đây là một báo cáo quan trọng, do nó chỉ ra đường hướng chiến lược trong những năm sắp tới của các lực lượng biển Hoa Kỳ, cường quốc hải dương hàng đầu thế giới. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (17/03/2015)”

Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển

1024px-thumbnail

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Quá trình chuyển biến nhận thức về chiến lược biển của người Trung Quốc

Thực tế lịch sử cho thấy Trung Quốc tuy là nước lớn nhưng trong thời kỳ cận đại lại yếu hèn, bị các cường quốc bắt nạt, xâm chiếm. Đầu tiên, năm 1840, hạm đội Anh chiếm Quảng Châu, chính quyền nhà Thanh buộc phải ký Điều ước Nam Kinh nhục nhã; cuối cùng, năm 1937 phát xít Nhật tấn công Trung Quốc và dần dần chiếm đóng hầu hết nước này. Đại tá, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc nhận xét: Căn nguyên của tất cả các thất bại đó là do “Trung Quốc lạc hậu về chiến lược”. Đồng thời ông đánh giá “Mỹ là nước lớn về chiến lược…, người Mỹ chưa từng có những sai sót chiến lược gây ra sự tụt lùi của đất nước.” Continue reading “Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển”

16/03/1968: Thảm sát Mỹ Lai ở miền Nam Việt Nam

am_exp_my_lai

Nguồn:My Lai massacre takes place in Vietnam,” History.com, (truy cập ngày 14/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1968, một đại đội của quân đội Mỹ đã tàn nhẫn sát hại khoảng 200 đến 500 dân thường[1] không có vũ khí ở Mỹ Lai, một thôn nhỏ nằm gần bờ biển phía Bắc miền Nam Việt Nam.

Trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ thường xuyên ném bom và pháo kích tỉnh Quảng Ngãi do tin rằng đó là thành trì của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hay Việt Cộng. Tháng 3 năm 1968, Đại đội Charlie của Mỹ nhận được tin báo rằng lực lượng du kích Việt Cộng đã nắm quyền kiểm soát làng Sơn Mỹ thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Sáng ngày 16 tháng 3, đại đội Charlie, dẫn đầu là Trung úy William L. Calley, tiến vào thôn Mỹ Lai 4 (một trong bốn thôn của làng Sơn Mỹ) với nhiệm vụ tìm và diệt du kích Việt Cộng. Tuy nhiên, họ chỉ tìm được những người dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, và người già. Continue reading “16/03/1968: Thảm sát Mỹ Lai ở miền Nam Việt Nam”

Chủ nghĩa tân tự do (Neo-Liberalism)

igo

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Chủ nghĩa tân tự do (neo-liberalism), còn được biết đến với tên gọi “chủ nghĩa tự do thể chế” (institutional liberalism), là một dòng nghiên cứu quan trọng trong các lý thuyết quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa tân tự do ra đời trong những năm 1980, khi hợp tác giữa các quốc gia trở thành xu thế chủ đạo của chính trị quốc tế. Khác với trường phái tự do cổ điển tập trung vào câu hỏi chiến tranh hay hòa bình, chủ đề chính của chủ nghĩa tân tự do là các thể chế, định chế, quy tắc, luật pháp quốc tế và sự tương tác của các yếu tố này với lựa chọn chính sách của mỗi nhà nước. Continue reading “Chủ nghĩa tân tự do (Neo-Liberalism)”

Suy giảm dân số và sự đảo chiều kinh tế vĩ đại

hands_2785083b

Nguồn: George Friedman, “Population Decline and the Great Economic Reversal”, Stratfor, 17/02/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những tuần vừa qua, chúng ta tập trung sự chú ý vào các nước Hy Lạp, Đức, Ukraine, và Nga. Tất cả đều là những vấn đề nóng bỏng. Nhưng trong mỗi trường hợp, các độc giả muốn tôi chú ý vào điều mà họ coi là khía cạnh ẩn đằng sau và thậm chí mang tính quyết định đối với những vấn đề ấy – nếu không phải bây giờ thì cũng sẽ không bao lâu nữa. Khía cạnh ấy là sự suy giảm dân số và tác động của nó đến những quốc gia kể trên. Lập luận được đưa ra là sự suy giảm dân số sẽ tạo ra những cuộc khủng hoảng ở các nước này và những nước khác, làm suy yếu nền kinh tế và quyền lực quốc gia của họ. Đôi khi chúng ta cần dừng lại và bỏ qua những cuộc khủng hoảng trước mắt để đến với những vấn đề rộng lớn hơn. Hãy bắt đầu với một vài suy nghĩ trong cuốn sách “Thế giới 100 năm tới” (The Next 100 Years) do tôi viết. Continue reading “Suy giảm dân số và sự đảo chiều kinh tế vĩ đại”