Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tình hình nước ta lúc bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược nổi lên khắp nơi từ bắc Trung Phần cho đến Lạng Sơn. Vào đầu năm Bình Định vương thứ 3 [1420], nhận thấy đạo quân dưới quyền Lý Bân không đương đầu nổi; Vua Minh Thái Tông bèn điều quân từ Tứ Xuyên, Vân Nam đến tăng viện:

Ngày 18 tháng Giêng nhuần năm Vĩnh Lạc thứ 18 [4/3/1420]

Sắc dụ quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân rằng : Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)”

04/06/1916: Chiến dịch Brusilov

Nguồn: Brusilov Offensive begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Trận Lutsk đã đánh dấu khởi đầu của Chiến dịch Brusilov, chiến dịch tấn công lớn nhất và thành công nhất của quân phe Hiệp ước trong Thế chiến I.

Khi thành phố-pháo đài Verdun, Pháp, bị quân Đức bao vây vào tháng 02/1916, người Pháp đã đề nghị hai thành viên phe Hiệp ước còn lại, Anh và Nga, tiến hành tấn công vào các khu vực khác để buộc Đức phải chuyển hướng nguồn lực cũng như sự chú ý của họ khỏi chiến trường Verdun. Trong khi người Anh còn đang lên kế hoạch cho cuộc tấn công mà họ dự kiến sẽ phát động gần sông Somme vào đầu tháng 7, thì người Nga đã có phản ứng nhanh hơn – một cuộc tấn công thất bại vào tháng 3 tại Hồ Narocz, trong đó lính Nga bị quân Đức tàn sát hàng loạt mà không mang lại tác động đáng kể nào đối với tình hình Verdun. Tuy nhiên, Nga còn âm mưu một cuộc tấn công nghi binh khác ở khu vực phía bắc của Mặt trận phía Đông, gần Vilna (thuộc Ba Lan ngày nay). Continue reading “04/06/1916: Chiến dịch Brusilov”

Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất

Nguồn: Ehemaliger KGB-Agent Sergej Jirnow: „Strategisch hat Putin diesen Krieg bereits verloren!“, WELT, 03/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cựu điệp viên KGB Sergei Yirnov biết rõ về Vladimir Putin. Tổng thống Nga ngày càng bị cô lập ở trong Điện Kremlin, nhưng ông ta lại sống trong một thế giới song song đầy nguy hiểm. Tuy nhiên người hiểu rõ về Putin này lại lo lắng nhất về một tính cách khác của vị tổng thống.

Chuyện xảy ra vào buổi tối ngày Nga xâm lược Ukraine. Trên truyền hình Pháp, một cựu điệp viên Nga khiến khán giả hoảng hốt khi ông nói Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ngay lập tức ông bị mạng xã hội tấn công tới tấp và nhiều chuyên gia cho rằng ông là một kẻ tán thành chiến tranh. Ba ngày sau đó, Vladimir Putin tuyên bố đặt kho vũ khí hạt nhân của mình vào tình trạng báo động. Kể từ đó người ta mới bắt đầu chú ý lắng nghe Sergei Jirnov. Continue reading “Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất”

Thế giới hôm nay: 03/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga cáo buộc Mỹ “cố tình đổ thêm dầu vào lửa” khi hứa viện trợ tên lửa dẫn đường chính xác cho Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự 700 triệu USD mới đây. Điện Kremlin nói động thái này khiến Ukraine không còn sẵn sàng đàm phán hòa bình. Trước đó vào hôm thứ Tư, Đức cũng cam kết gửi một hệ thống phòng không tiên tiến của mình tới Ukraine. Trong khi đó trên thực địa, quân Nga đã kiểm soát khoảng 70% thành phố công nghiệp Severodonetsk ở miền đông Ukraine, theo thống đốc khu vực. Ở một diễn biến khác, tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố khoảng 200.000 trẻ em Ukraine đã bị cưỡng bức đưa vào lãnh thổ Nga kể từ đầu cuộc chiến.

Tổng thống Joe Biden dự kiến ​​sẽ kêu gọi luật kiểm soát súng nghiêm ngặt hơn trong bài phát biểu của ông vào tối thứ Năm. Đây là phản ứng của ông sau ba vụ xả súng hàng loạt chỉ trong vòng 18 ngày — ở Buffalo, New York; Uvalde, Texas; và Tulsa, Oklahoma – khiến 35 người thiệt mạng. Hiện một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đang tìm cách tiến đến một thỏa thuận kiểm soát súng, song việc hầu hết các đảng viên Cộng hòa phản đối đồng nghĩa khó có thể có đột phá nào. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/06/2022”

Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine

Nguồn: Joseph R. Biden Jr., President Biden: What America Will and Will Not Do in Ukraine, New York Times, 31/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược mà Vladimir Putin nghĩ rằng sẽ kéo dài chỉ vài ngày, giờ đã bước sang tháng thứ tư. Người dân Ukraine đã khiến nước Nga ngạc nhiên và truyền cảm hứng cho thế giới bằng sự hy sinh, gan dạ, và thành công trên chiến trường. Thế giới tự do và nhiều quốc gia khác, dẫn đầu là Mỹ, đã đứng về phía Ukraine với sự hỗ trợ chưa từng có về quân sự, nhân đạo, và tài chính.

Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, tôi muốn nói rõ về mục tiêu của Mỹ trong những nỗ lực này. Continue reading “Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine”

02/06/1954: Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản nằm vùng trong CIA

Nguồn: Senator Joseph McCarthy charges communists are in the CIA, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy cáo buộc rằng những người cộng sản đã thâm nhập vào Cục Tình báo Trung ương (CIA) và ngành công nghiệp vũ khí nguyên tử. Dù những lời buộc tội của McCarthy đã tạo ra một cuộc tranh cãi nhất thời, nhưng chúng đã nhanh chóng bị bác bỏ vì chỉ là những lời nói giật gân đến từ một người đàn ông có sự nghiệp đang tuột dốc không phanh.

Thượng nghị sĩ McCarthy được chú ý lần đầu tiên vào năm 1950, khi ông lên tiếng buộc tội hơn 200 người “bị xác định là cộng sản” trong Bộ Ngoại giao. Trong vài năm sau đó, ông liên tục tố cáo rằng cộng sản đã có mặt trong mọi chi nhánh của chính phủ Mỹ. Những lời buộc tội liều lĩnh của ông đã tạo ra cái được gọi là “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare), thời điểm mà người Mỹ lo sợ rằng những người cộng sản đang xâm nhập vào mọi khía cạnh của chính phủ và mọi khía cạnh cuộc sống. Continue reading “02/06/1954: Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản nằm vùng trong CIA”

Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 31/5/2022, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu qua truyền hình tại hội thảo “Kissinger và mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ”.

Vương Nghị ca ngợi các giới nhân sĩ hữu hảo Mỹ, với tiến sĩ Kissinger, là đại diện đã nhiều năm quan tâm ủng hộ phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Ông nói, trước đây nửa thế kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thế hệ trước, như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger, với tầm mắt nhìn xa trông rộng, với dũng khí chính trị và trí tuệ ngoại giao phi phàm, đã phá tan lớp băng kiên cố đối kháng ngăn cách hai nước, thực hiện “cái bắt tay vượt qua Thái Bình Dương” rung chuyển thế giới, mở ra một chương mới trong quan hệ Trung – Mỹ. Hơn 50 năm nay tiến sĩ Kissinger đã thăm Trung Quốc ngót trăm lần, thúc đẩy Chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ thi hành chính sách tích cực đối với Trung Quốc. Dốc sức cho sự phát triển mối quan hệ Trung – Mỹ đã trở thành một trong những chương đẹp nhất trong cuộc đời ngoại giao của tiến sĩ Kissinger. Continue reading “Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi”

Thế giới hôm nay: 02/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa tầm xa có tầm bắn 50 dặm (80 km), trong một phần của gói viện trợ quân sự mới trị giá 700 triệu USD. Để được nhận loại vũ khí này, các quan chức cấp cao của Ukraine đã phải hứa với Mỹ là sẽ không bắn vào bên trong lãnh thổ Nga. Trong một bài viết trên tờ New York Times, Joe Biden cho biết ông không muốn xảy ra chiến tranh giữa NATO và Nga hay có ý định lật đổ Vladimir Putin. Mục tiêu của Mỹ là một Ukraine “dân chủ, độc lập” với các phương tiện đủ để “tự vệ trước hành động xâm lược.”

Quân Nga ngày càng chiếm được nhiều phần của thành phố công nghiệp Severodonetsk ở miền đông Ukraine. Quân đội Ukraine nói Nga đang nã pháo vào các khu vực xung quanh. Hôm thứ Ba, thống đốc tỉnh Luhansk ở miền đông Ukraine cho biết Nga đã bắn trúng một xe bồn chứa đầy axit nitric ở Severodonetsk. Hậu quả là người dân được yêu cầu tìm nơi trú ẩn để tránh nhiễm độc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/06/2022”

Thế giới hôm nay: 01/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine sẽ bắt đầu truy tố 80 tội phạm chiến tranh người Nga trong số 600 người bị nước này liệt vào danh sách, theo tổng công tố viên Iryna Venediktova. Bà cũng cho biết Estonia, Latvia và Slovakia sẽ tham gia một cuộc điều tra quốc tế về tội ác chiến tranh vốn được Litva và Ba Lan khởi động từ tháng 3. Trong khi đó, quân Nga tiếp tục tấn công khu vực Donbas ở miền đông và đã chiếm được “khoảng một nửa” thành phố Severodonetsk, theo giới chức địa phương.

Giá dầu tăng sau khi Liên minh châu Âu đồng ý cấm vận một phần đối với dầu Nga. Thỏa thuận tạm thời cho phép dầu đi qua đường ống dẫn nhằm xoa dịu Hungary, quốc gia luôn phản đối lệnh cấm vì nó làm gián đoạn nguồn cung năng lượng của họ. Dù vậy, lệnh cấm vẫn tác động tới 2/3 lượng dầu nhập khẩu của khối từ Nga. Ngoài ra gói trừng phạt còn bao gồm cam kết cắt Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga, khỏi SWIFT, một hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng. Cuối cùng, EU đồng ý viện trợ 9 tỷ euro (9,7 tỷ USD) cho nền kinh tế Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/06/2022”

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

Nguồn:Q&A with Singapore’s Lee: Nations ‘big and small’ must play by rules,” Nikkei Asia, 23/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Singapore thảo luận về Ukraine, Trung Quốc, và giá trị của các thể chế toàn cầu.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây đã có cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi xuất hiện tại Hội nghị Tương lai châu Á hàng năm của Nikkei ở Tokyo.

Trò chuyện với Tổng biên tập Nikkei Tetsuya Iguchi, vị lãnh đạo đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mọi thứ, từ tác động của cuộc xung đột Ukraine và lạm phát, đến các hiệp định thương mại và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Continue reading “Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật”

31/05/1921: Thảm sát Chủng tộc Tulsa

Nguồn: Tulsa Race Massacre begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1921, ngay từ nửa đêm, hàng nghìn công dân da trắng ở Tulsa, Oklahoma đã tràn xuống Quận Greenwood, nơi chủ yếu do người da đen sinh sống, đốt phá nhà cửa và cơ sở kinh doanh, đồng thời giết chết hàng trăm người. Ban đầu đã bị hiểu nhầm là một cuộc bạo động chủng tộc, chứ không phải một vụ giết người hàng loạt, Thảm sát Chủng tộc Tulsa ngày nay trở thành một trong những vụ bạo lực chủng tộc tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Trong những năm sau Thế chiến I, phân biệt đối xử (segregation) đã trở thành tiêu chuẩn, và sự ủng hộ cho tổ chức Ku Klux Klan ngày càng mở rộng – không chỉ ở khu vực miền Nam, mà trên toàn nước Mỹ. Trong bối cảnh xung đột căng thẳng ấy, cộng đồng người da đen ở Tulsa đã được cả nước công nhận bởi sự giàu có, sung túc. Quận Greenwood, được gọi là “Phố Wall của người da đen”, có hơn 300 cơ sở kinh doanh do người da đen làm chủ, bao gồm hai rạp chiếu phim, cùng nhiều phòng khám bác sĩ và hiệu thuốc. Continue reading “31/05/1921: Thảm sát Chủng tộc Tulsa”

Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Mohammadbagher Forough, “America’s Pivot to Asia 2.0: The Indo-Pacific Economic Framework,” The Diplomat, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào IPEF còn thiếu lợi ích rõ ràng, sẽ khó có thể biến khuôn khổ này thành hành động có ý nghĩa.

Trong chuyến công du châu Á của mình, hôm thứ Hai vừa rồi, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Nhật Bản, Ấn Độ, cùng 10 quốc gia khác đã cam kết tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu. Danh sách gồm có Australia, Brunei, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Những nước không phải là thành viên, chí ít là ở thời điểm hiện tại, là Đài Loan, ba quốc gia thành viên ASEAN (Campuchia, Lào, và Myanmar) và Trung Quốc (hiển nhiên). Nhưng cánh cửa để trở thành thành viên trong tương lai của họ (ít nhất là về mặt lý thuyết) vẫn đang được để ngỏ. Continue reading “Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Thế giới hôm nay: 31/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ không viện trợ tên lửa tầm xa có thể vươn tới Nga cho Ukraine, trong bối cảnh nước này chuẩn bị gửi gói viện trợ quân sự mới. Trước đó giới chức Ukraine liên tục hối thúc các nước phương Tây viện trợ cho họ các hệ thống tầm xa có thể bắn xa hàng trăm dặm. Trong khi đó, bộ quốc phòng Anh nói Nga đã chịu tổn thất nghiêm trọng về binh sĩ ở các cấp thấp và cấp trung, qua đó làm suy yếu lực lượng của nước này trong tương lai. Bộ trích dẫn “nhiều báo cáo đáng tin cậy về các vụ bất tuân cục bộ trong quân đội,” cùng với sự thiếu kinh nghiệm của các chỉ huy Nga, có thể làm suy giảm tinh thần và kỷ luật quân đội.

Lạm phát năm của Đức lên mức 7,9% trong tháng 5, cao nhất gần nửa thế kỷ qua. Cơ quan thống kê của Đức nói nguyên nhân là do chiến tranh Ukraine làm giá lương thực và năng lượng tăng, lần lượt là 11,1% và 38,3%, kể từ tháng 5 năm 2021. Lạm phát theo năm của Tây Ban Nha cũng tăng trong tháng 5 lên 8,7%, từ mức 8,3 % của tháng 4. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/05/2022”

Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi envoy Wang Qishan visits Seoul with message for U.S.,” Nikkei Asia, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đàm phán đang âm thầm diễn ra để chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh với Biden

Đầu tuần này, Washington đã tiến hành một loạt các hoạt động ngoại giao cấp cao nhất ở châu Á. Chủ đề cơ bản trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bộ tứ, và việc ra mắt Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là cách đối phó với Trung Quốc.

Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Trung đang đứng bên bờ vực thẳm. Đây là một mối quan tâm lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông cố gắng nắm giữ vị trí lãnh đạo tối cao của đất nước trong Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm nay. Continue reading “Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ”

Thế giới hôm nay: 30/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cảnh sát Jerusalem đã bắn lựu đạn gây choáng vào những người Palestine đang ném đá và bắn pháo sáng phản đối cuộc tuần hành lớn sắp tới của những người Do Thái dân tộc chủ nghĩa cánh hữu đi qua Khu Hồi giáo của Thành phố Cổ. Trong những năm trước, người Hồi giáo đã bị nhốt bên trong một nhà thờ Hồi giáo ở khu Al-Aqsa trên Núi Đền khi người Do Thái mang cờ Israel diễu hành đánh dấu “Ngày Jerusalem,” dịp kỷ niệm Israel chiếm được nửa phía đông thành phố vào năm 1967.

Trong lần xuất hiện chính thức đầu tiên bên ngoài thủ đô Kyiv kể từ đầu cuộc xâm lược, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thăm thành phố Kharkiv và gặp gỡ binh sĩ tiền tuyến tại đây. Vào hôm thứ Bảy ông Zelensky đã miêu tả điều kiện ở vùng Donbas miền đông là “khó khăn không thể tả,” khi quân Nga tăng cường tấn công. Chính phủ ông tiếp tục kêu gọi các nước phương Tây gửi thêm vũ khí tầm xa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/05/2022”

29/05/1953: Edmund Hillary và Tenzing Norgay chinh phục đỉnh Everest

Nguồn: Edmund Hillary and Tenzing Norgay reach Everest summit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, lúc 11 giờ 30 sáng, Edmund Hillary người New Zealand, và Tenzing Norgay người Sherpa từ Nepal, đã trở thành những nhà thám hiểm đầu tiên chinh phục đỉnh Everest, ở độ cao 8.850m so với mực nước biển, điểm cao nhất trên Trái Đất. Là thành viên trong một đoàn thám hiểm của Anh, hai người đàn ông đã đặt chân lên đỉnh núi sau khi trải qua một đêm dài đầy khó khăn ở độ cao 8.504m. Tin tức về thành tựu của họ đã lan truyền khắp thế giới vào ngày 02/06, ngày đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II, và người Anh đã xem đây là một điềm lành cho tương lai của đất nước họ.

Everest là ngọn núi cao nhất trong Dãy Himalaya ở châu Á, nằm trên biên giới giữa Nepal và Tây Tạng. Người Tây Tạng gọi nó là Chomo-Lungma, hay “Thánh Mẫu vũ trụ”, còn người Anh đặt tên ngọn núi theo tên của Sir George Everest, một nhà khảo sát người Anh chuyên về Nam Á sống ở thế kỷ 19. Đỉnh Everest cao tương đương khoảng 2/3 độ cao của khí quyển Trái Đất – độ cao mà máy bay phản lực thường bay qua – nồng độ oxy ở đó cực kỳ thấp, nhiệt độ cực kỳ lạnh, với thời tiết cực kỳ khó đoán và nguy hiểm. Continue reading “29/05/1953: Edmund Hillary và Tenzing Norgay chinh phục đỉnh Everest”

Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?

Tác giả: Nghê Nguyệt Cúc | Biên dịch: Vũ Tú Nam

Theo các báo cáo truyền thông, ông Peter Tolstoy, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, mới đây đã tiết lộ rằng Nga đã rút khỏi Ủy ban châu Âu và bước tiếp theo sẽ là rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì tổ chức này đang phớt lờ các nghĩa vụ của mình đối với Nga. Trước đó, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ hủy bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc dành cho Nga.

Nga gia nhập WTO năm 2012. Sau 19 năm đàm phán gian khổ, Nga hiện muốn rút khỏi WTO, một mặt là “đòn phản công tự vệ” chống lại “nỗ lực không ngừng” của các nước phương Tây nhằm kiểm soát Nga, mặt khác là do thất vọng với cơ chế của WTO. Kể từ sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine, Mỹ và các đồng minh liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm hủy bỏ quy chế tối huệ quốc và đình chỉ tư cách thành viên WTO. Continue reading “Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?”

28/05/1918: Quân Mỹ chiến thắng tại Cantigny

Nguồn: U.S. troops score victory at Cantigny, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trong cuộc tấn công kéo dài đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến I, lực lượng phe Hiệp ước gồm một lữ đoàn gần 4.000 binh sĩ Mỹ đã đánh vào ngôi làng Cantigny, trên sông Somme ở Pháp, chiếm được nó từ tay Đức.

Dù Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I, theo phe Hiệp ước, kể từ tháng 04/1917, họ vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ để gửi một số lượng quân đáng kể ra chiến trường mãi cho đến một năm sau. Tuy nhiên, đến tháng 05/1918, một số lượng lớn lính Mỹ đã đến Pháp, vừa kịp lúc để đối mặt với sự dữ dội từ chiến dịch tấn công mùa xuân lớn của Đức. Continue reading “28/05/1918: Quân Mỹ chiến thắng tại Cantigny”

Kissinger có đúng khi nói Ukraine nên nhượng đất cho Nga?

Nguồn: Ukraine-Kriegsverlauf: Henry Kissinger hat recht – Der Westen darf sich nichts vormachen, WELT, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà hoạch định chính sách đối ngoại kỳ cựu Henry Kissinger đã nêu ra khả năng Ukraine phải nhượng một phần lãnh thổ [cho Nga để đổi lấy hòa bình]. Sự phẫn nộ của Kiev đối với điều này là dễ hiểu. Nhưng dù đau đớn đến mấy, không ai có thể ra lệnh cho nước Nga phải chấp nhận hòa bình. Vì vậy, phải có một sự thỏa hiệp.

Trong bảy thập niên, Henry Kissinger là một trong những bộ óc vĩ đại về chính sách đối ngoại, không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn trên cả thế giới. Continue reading “Kissinger có đúng khi nói Ukraine nên nhượng đất cho Nga?”

Thế giới hôm nay: 27/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc pháo kích của Nga vào hơn 40 thị trấn ở miền đông Ukraine đã phá hủy khoảng chục tòa nhà cao tầng, theo chính quyền địa phương. Hiện Nga đang đẩy mạnh nỗ lực giành quyền kiểm soát vùng Luhansk, khi quân đội của họ bao vây các thành phố lân cận là Severodonetsk và Lysychansk. Một quan chức địa phương cho biết phe ly khai thân Nga đang giam giữ khoảng 8.000 tù binh Ukraine ở Donbas, trong đó Luhansk chiếm một nửa.

Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa của Mỹ đã chặn một dự luật về phòng chống khủng bố trong nước, mà qua đó đảng Dân chủ kỳ vọng sẽ là điểm khởi đầu cho cải cách kiểm soát súng. Sự cứng đầu của phe Cộng hòa — chỉ vài ngày sau vụ xả súng vào trường tiểu học ở Uvalde, Texas — đồng nghĩa Quốc hội khó có khả năng thông qua luật kiểm soát súng nghiêm ngặt hơn. Trong khi đó, phản ứng của cảnh sát trước vụ thảm sát Uvalde đang bị đặt dấu hỏi. Nhân chứng cho biết cảnh sát chỉ đứng bên ngoài trong khi tay súng sát hại 19 trẻ em và hai người lớn ở bên trong trường. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/05/2022”