Ai đang tấn công nước Nga?

Nguồn: Bret Stephens, “Who Is Blowing Up Russia?,” New York Times, 26/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có hai giả thuyết hợp lý nhằm giải thích vụ tấn công khủng bố hôm thứ Sáu ngày 22/03/2024 vào một nhà hát bên ngoài Moscow, khiến ít nhất 139 người thiệt mạng. Giả thuyết thứ nhất: đây là một công việc nội bộ – được dàn dựng bởi các cơ quan an ninh Nga, hoặc chí ít cũng được thực hiện với sự biết trước của họ.

Giả thuyết thứ hai là không phải vậy.

Trong các xã hội mở, các thuyết âm mưu thường chỉ dành cho kẻ lập dị. Nhưng trong các xã hội khép kín, chúng là một cách hợp lý (không phải lúc nào cũng đúng) để hiểu các hiện tượng chính trị. Continue reading “Ai đang tấn công nước Nga?”

13/04/2017: Mỹ thả “Mẹ của các loại bom” xuống khu phức hợp của ISIS

Nguồn: U.S. military drops “Mother of All Bombs” on ISIS tunnel complex, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, lực lượng Mỹ tại Afghanistan đã thả một trong những vũ khí phi hạt nhân lớn nhất từng được quân đội nước này sử dụng. “Mẹ của các loại bom” (Mother of All Bombs) đã tấn công khu phức hợp đường hầm của Nhà nước Hồi giáo ISIS với sức công phá tương đương 11 tấn thuốc nổ. Hơn 90 chiến binh Hồi giáo đã chết trong vụ ném bom. Continue reading “13/04/2017: Mỹ thả “Mẹ của các loại bom” xuống khu phức hợp của ISIS”

24/11/2017: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Sinai, Ai Cập

Nguồn: Terrorists Attack Mosque in Sinai, Egypt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, một quả bom đã phát nổ ở nhà thờ Hồi giáo al-Rawdah tại Sinai, miền bắc Ai Cập, khi những kẻ khủng bố nổ súng vào nhóm tín đồ vừa kết thúc buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu. Vụ tấn công đã khiến 305 người thiệt mạng, trong đó có 27 trẻ em, và làm 120 người khác bị thương – trở thành sự kiện khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử đương đại của Ai Cập.

Cuộc tấn công đẫm máu này là một bước ngoặt tàn khốc đối với đất nước. Dù tấn công khủng bố đã phổ biến từ năm 2013, khi tổng thống đương nhiệm lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi của tổ chức Anh em Hồi giáo, nhưng việc khủng bố nhắm vào các nhà thờ Hồi giáo là điều rất hiếm thấy ở Ai Cập. Những kẻ khủng bố trước đây thường lựa chọn mục tiêu là các nhà thờ Thiên Chúa giáo và lực lượng an ninh, nhưng tránh các nhà thờ Hồi giáo. Continue reading “24/11/2017: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Sinai, Ai Cập”

13/11/2015: Một loạt vụ tấn công khủng bố nổ ra ở Paris

Nguồn: ISIL stages series of terrorist attacks in Paris, culminating in massacre at Bataclan theater, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2015, một đơn vị của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã thực hiện một loạt vụ tấn công khủng bố trên khắp Paris, giết chết 131 người và làm bị thương hơn 400 người. Đó là ngày đen tối nhất của nước Pháp kể từ Thế chiến II, đồng thời là hành động tàn bạo nhất ISIL từng thực hiện ở châu Âu cho đến nay.

Năm 2015 đã chứng kiến ​​nhiều vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng ở Pháp và những nơi khác. Tháng 1, tổ chức Al-Qaeda ở Bán đảo Ả Rập đã thực hiện năm vụ tấn công trên toàn thành phố, trong đó vụ nghiêm trọng nhất xảy ra tại văn phòng của tờ báo châm biếm Charlie Hebdo. Những tháng sau đó, khủng bố đã tấn công một trung tâm cộng đồng Do Thái ở Nice. Continue reading “13/11/2015: Một loạt vụ tấn công khủng bố nổ ra ở Paris”

Thế giới hôm nay: 28/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Abu Bakr al-Baghdadi đã chết trong một cuộc đột kích ở Syria của lực lượng đặc nhiệm Mỹ. Bị mắc kẹt trong một đường hầm, thủ lĩnh ISIS đã kích nổ chiếc áo quấn bom, tự sát cùng với ba đứa con của mình. Ông Trump tuyên bố nhiều chiến binh IS cũng đã bị tiêu diệt trong chiến dịch, trong khi không mất lính Mỹ nào. Ông Trump cảm ơn Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq và người Kurd ở Syria đã hỗ trợ chiến dịch này.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gặp lãnh đạo đảng đối lập Trắng và Xanh Benny Gantz vào Chủ nhật để thảo luận về một chính phủ đoàn kết dân tộc. Ông Netanyahu đã không thể thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử hồi tháng trước, dẫn đến việc tổng thống phải yêu cầu ông Gantz tiến hành nỗ lực của riêng mình. Cả hai đồng ý về nguyên tắc một chính phủ đoàn kết dân tộc, nhưng bất đồng trong việc xác định ai sẽ lãnh đạo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/10/2019”

Mảng tối sau sự lật đổ Nhà nước Hồi giáo

Nguồn: Yassin al-Haj Saleh, “A Wary Return to Raqqa”, Project Syndicate, 13/11/2017

Biên dịch: Đinh Tỵ ~ Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào trung tuần tháng 10, Lực lượng Dân chủ Syria do Hoa Kỳ hậu thuẫn, gồm chủ yếu dân quân người Kurd có quan hệ mật thiết với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) Thổ Nhĩ Kỳ, “đã giải phóng” thành phố Raqqa, nơi chôn rau cắt rốn của tôi, khỏi các tay súng Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Trong khi đó, người Ả Rập vốn chiếm đa số ở đây, lại đóng góp không nhiều vào việc lật đổ ISIS. Tại một thành phố nơi cư dân bản địa từ lâu bị nếm mùi đày ải và bị xem như công dân hạng hai, việc Đảng Liên đoàn Dân chủ (PYD) – chi nhánh Syria của PKK – ca khúc khải hoàn chiến thắng đã làm người dân tại đây nơm nớp lo âu bi kịch lịch sử sẽ lặp lại. Continue reading “Mảng tối sau sự lật đổ Nhà nước Hồi giáo”

Bàn cờ mới ở Trung Đông

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Next Phase of Middle East Conflict”, Project Syndicate, 07/07/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với việc các trận đánh ở Mosul và Raqqa đánh bật được tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ra khỏi thành trì của chúng ở Syria và Iraq, và việc nội chiến Syria trở thành cuộc chiến tiêu hao kéo dài, các cuộc xung đột khốc liệt nhất của Trung Đông đang biến chuyển nhanh chóng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng sẽ sớm được giải quyết.

Vương quốc Hồi giáo tự xưng của IS chưa bao giờ là một nhà nước có thể bị dồn vào thế đầu hàng vô điều kiện, đồng nghĩa với việc các cuộc chiến ở Mosul và Raqqa chưa bao giờ mang tính chất quyết định, ngay cả khi những trận đánh này đã tiêu diệt được những nơi trú ẩn của IS. Như việc IS thâm nhập vào Libya và Bán đảo Sinai của Ai Cập cho thấy, có rất nhiều những vùng đất được kiểm soát lỏng lẻo mà chúng có thể thâm nhập. Continue reading “Bàn cờ mới ở Trung Đông”

Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?

Nguồn: Christopher R. Hill, “Masters of War in Syria and Iraq”, Project Syndicate, 27/10/2016.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thảm kịch của hai thành phố khu vực Trung Đông- Aleppo ở Syria và Mosul ở Iraq- đã nói lên sự thiếu đồng thuận căn bản trong khu vực và rộng hơn là trong cộng đồng quốc tế. Sự thiếu trật tự trong trật tự quốc tế khiến việc chấm dứt những xung đột này ngày càng khó khăn.

Khi cuộc xung đột đẫm máu này thật sự chấm dứt ở Syria, sẽ không có những cuộc diễu binh khải hoàn, không có những khoảng khắc thở phào của cả nước. Điều có lẽ sẽ xảy ra là một sự sắp xếp chính trị trong đó giữ nguyên đường biên giới của Syria nhưng để các địa phương tự trị nhằm phản ánh tính đa dạng và – ít nhất trong thời điểm này – sự thiếu niềm tin lẫn nhau giữa các nhóm thiểu số và tôn giáo khác nhau. Sẽ không có ai vui mừng. Không có nền tảng cho một nhà nước dân sự, và không có những thể chế để xây dựng đồng thuận xã hội hay chế độ pháp quyền. Continue reading “Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?”

Tại sao trận chiến giành Mosul là một bước ngoặt?

78-why-the-battle-for-mosul-is-a-turning-point

Nguồn:Why the battle for Mosul is a turning point“, The Economist, 17/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi quân đội Iraq và các đồng minh bắt đầu phản công chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) vào cuối năm 2014, họ đã nỗ lực để giải phóng nhiều thành phố ở miền bắc và miền tây Iraq. Vì vậy, có thể xem cuộc chiến giành Mosul, được bắt đầu vào sáng sớm ngày 17/10, chỉ như một cuộc giao tranh khác trong sự thoái lui dần dần của các chiến binh thánh chiến. Nhưng cuộc chiến giành Mosul lại tập trung nhiều nỗ lực hơn hơn bất kỳ cuộc đụng độ nào khác với IS. Tại sao rất nhiều thế lực bên trong và bên ngoài Iraq xem Mosul như một bước ngoặt? Continue reading “Tại sao trận chiến giành Mosul là một bước ngoặt?”

Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?

68-why-syrias-war-is-concentrated-in-the-north

Nguồn:Why Syria’s war is concentrated in the North“, The Economist, 15/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố ngày 09/09 của Mỹ và Nga về một lệnh ngừng bắn khác trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua của Syria đã nhận được những tiếng cười hoài nghi. Một thỏa thuận trước đó được đưa ra vào hồi tháng 2 đã nhanh chóng sụp đổ sau khi giao tranh bùng phát xung quanh thành phố lớn thứ hai bị bao vây của đất nước này, Aleppo. Bất chấp việc hàng chục nghìn người bị giết hại ở khu vực miền Bắc trong khoảng thời gian ngừng bắn giả tạo này, trên thực tế [các cuộc giao tranh ở] miền Nam đã dịu đi đáng kể. Kể từ tháng 2, hơn 95% các cuộc giao tranh xảy ra ở miền Bắc, theo Trung tâm Carter, một viện nghiên cứu chính sách của Mỹ. Bản đồ cuộc xung đột Syria một tuần trước khi lệnh ngừng bắn mới nhất có hiệu lực cho thấy các biểu tượng thể hiện các cuộc đụng độ, không kích và thương vong rải rác ở miền Bắc, xung quanh tâm chấn Aleppo, và hầu như không có các biểu tượng này ở khu vực miền Nam. Tại sao chiến sự tại Syria lại tập trung chủ yếu ở miền Bắc? Continue reading “Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?”

Chiến lược của ISIS tại châu Âu

isis-637888

Nguồn: Omar Ashour, “The Islamic State’s European Strategy”, Project Syndicate, 01/09/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tấn công khủng bố do các thành viên và những người ủng hộ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) thực hiện trong năm qua đã làm gióng lên hồi chuông báo động tại châu Âu, nhưng theo Cơ sở Dữ liệu Khủng bố Toàn cầu, mức độ thường xuyên của chúng vẫn chưa nghiêm trọng bằng mức mà châu Âu đã trải qua hồi những năm 1970. Tuy nhiên, trong khi những làn sóng khủng bố trước đó tại châu Âu bắt nguồn từ các mâu thuẫn nội bộ, làn sóng chết chóc hiện nay có liên quan đến sự bất ổn bên ngoài lục địa.

Những cuộc tấn công gần đây nhất đang nổi lên từ khoảng chân không chính trị được tạo ra sau sự sụp đổ của những nhà lãnh đạo độc tài ở Trung Đông và Bắc Phi. Vì vậy, do bạo lực tại Syria, Iraq, và Libya; cũng như tình trạng chia rẽ lớn tại Ai Cập; hay tình hình an ninh mong manh tại Tunisia và Algeria không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc, nên có ít căn cứ để tin rằng những đợt tấn công tại châu Âu sẽ nhanh chóng chấm dứt. Continue reading “Chiến lược của ISIS tại châu Âu”

Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ

kurd-fighters

Nguồn: Barak Barfi, America’s Unruly Anti-ISIS Allies , Project Syndicate, 06/09/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia cuộc xung đột tại Syria tháng trước, khoảng 350 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã hành quân cùng hơn 1.000 tay súng nổi dậy người Syria được trang bị bởi Hoa Kỳ để truy quét Nhà nước Hồi giáo (ISIS) khỏi thành phố Jarablus, Syria, phía bắc Aleppo. Trận đánh đã kết thúc ngay trước khi nó bắt đầu: các chiến binh ISIS đã bỏ chạy trước khi xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào. Nhưng cuộc xung đột này, còn lâu mới kết thúc, thậm chí đang nhanh chóng trở nên ngày càng phức tạp.

Với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, xung đột tại Syria đã bước vào một giai đoạn mới – một giai đoạn có thể gây lo ngại cho Hoa Kỳ, do các đối tác trong Liên minh chống ISIS của nước này dường như chỉ thích đánh lộn lẫn nhau hơn là chống ISIS. Thổ Nhĩ Kỳ, xét cho cùng, không chỉ quan tâm tới việc truy quét ISIS ra khỏi biên giới của mình; nước này có lẽ còn muốn tập trung hơn vào việc tiêu diệt người Kurd. Continue reading “Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ”

Phân tích chiến lược của Nhà nước Hồi giáo

isis

Nguồn: Fawaz A. Gerges, “The Strategic Logic of the ISIS”, Project Syndicate, 09/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tiếp tục đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với không chỉ khu vực Trung Đông, mà còn đối với toàn thế giới. Dù các nỗ lực của Mỹ và đồng minh đã ít nhiều làm suy yếu ISIS, việc phá tan hoàn toàn tổ chức này lại là một bài toán nan giải, và các cuộc tấn công khủng bố do chúng tạo cảm hứng tiếp tục diễn ra tại các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, từ Brussels cho tới Bangladesh.

Để tìm ra cách thức tiêu diệt tận gốc ISIS, trước hết chúng ta cần hiểu thấu đáo chiến thuật của nó. Có một điều rõ ràng là dù cho các cuộc tấn công khủng bố quốc tế liên quan tới ISIS có vẻ như mang tính ngẫu nhiên, thì thực ra cuộc thánh chiến toàn cầu của tổ chức này có một logic chiến lược đàng hoàng. Continue reading “Phân tích chiến lược của Nhà nước Hồi giáo”

Chính sách đối ngoại có lợi cho ISIS của Trump

trumpisis

Nguồn: Fawaz A. Gerges, “Trump’s Pro-ISIS Foreign Policy,” Project Syndicate, 24/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuyên bố gần đây của Donald Trump rằng đối thủ của ông trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, và Tổng thống Barack Obama, đã thành lập Nhà nước Hồi giáo (ISIS) là vớ vẩn. Nhưng trớ trêu là nếu ở Mỹ có người đang giúp đỡ cho ISIS thì đó chính là Trump.

Trong một phát biểu gần đây về chính sách đối ngoại, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đã đề xuất một kế hoạch đánh bại ISIS theo đúng tác phong cổ điển của mình, đầy mâu thuẫn và thiếu nhất quán, thậm chí còn không đưa ra được những chi tiết cụ thể và các dữ liệu. Trong khi đề ra những kiến nghị hoàn toàn không thể thực hiện được – như tiến hành một cuộc kiểm tra ý thức hệ đối với người nhập cư từ các nước Hồi giáo trước khi được vào Mỹ – Trump còn cố tỏ ra là một nhà hiện thực chủ nghĩa và là người duy nhất có thể cứu vãn chính sách đối ngoại của Mỹ. Continue reading “Chính sách đối ngoại có lợi cho ISIS của Trump”

Tại sao ISIS vẫn tồn tại dai dẳng?

article-sayyaf2-isis

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “Why ISIS persists, Project Syndicate, 05/07/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam  |  Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Các vụ tấn công khủng bố chết người ở Istanbul, Dhaka, và Baghdad đã cho thấy phạm vi tàn sát của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) ở châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, và một vài khu vực ở châu Á. ISIS có thể duy trì được các thành lũy của chúng ở Syria và Iraq càng lâu thì mạng lưới khủng bố của chúng sẽ còn gây ra những cuộc tàn sát như vậy càng nhiều. Tuy nhiên, đánh bại ISIS không phải là quá khó khăn. Vấn đề là trong số các quốc gia tham chiến ở Iraq và Syria, bao gồm Hoa Kỳ và các đồng minh, không quốc gia nào coi ISIS là kẻ thù chính của họ. Đã đến lúc họ nên làm như vậy.

ISIS có lực lượng chiến binh khá khiêm tốn, mà Hoa Kỳ ước tính chỉ vào khoảng 20.000 đến 25.000 ở Iraq và Syria, và khoảng 5.000 nữa ở Libya. So với lực lượng quân sự thường trực ở Syria (125.000), Iraq (271.500), Ả-rập Xê-út(233.500), Thổ Nhĩ Kỳ (510.600), hoặc Iran (523.000), quy mô của ISIS là cực kì nhỏ. Continue reading “Tại sao ISIS vẫn tồn tại dai dẳng?”

Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?

Vladimir-Putin-is-now-leading-the-fight-against-ISIS

Nguồn: George Soros, “Putin is no ally against ISIS”, Project Syndicate, 10/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đang mắc một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin là một đồng minh tiềm năng trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Mục đích hiện nay của Putin là đẩy mạnh chia rẽ EU, và cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là khiến EU bị “tràn ngập” người tị nạn Syria.

Nhiều máy bay của Nga vẫn đang ném bom vào các khu dân cư tại miền nam Syria, buộc người dân phải qua Jordan và Lebanon để lánh nạn. Hiện có 20.000 người tị nạn Syria phải dựng lều bạt trên sa mạc để chờ được nhập cảnh vào Jordan. Một nhóm nhỏ khác đang chờ được vào Lebanon. Con số của hai nhóm người này vẫn đang gia tăng. Continue reading “Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?”

Một ‘ISIS Phật giáo’ từng tồn tại ở Mông Cổ

Baron_ungern

Nguồn: Nick Danforth, “ISIS, but Buddhist“, The Atlantic, 02/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Câu chuyện bị lãng quên về một Nam tước khát máu người Nga sẽ chỉ ra những điểm mới và cũ về Nhà nước Hồi giáo (IS).

Khi cuộc tranh cãi về mối quan hệ thực sự giữa IS và truyền thống Hồi giáo kéo dài, các nhà sử học nghiên cứu về Mông Cổ của thế kỷ 20 hẳn sẽ phải thắc mắc tại sao không ai đề cập đến Nam tước Roman Fedorovich von Ungern-Sternberg.

Vào đầu thập niên 1920, Ungern-Sternberg lập ra một nhà nước tự xưng lấy cảm hứng từ tôn giáo đóng tại Ulan Bator (Mông Cổ), khủng bố dân chúng của mình bằng những cuộc tàn sát tàn bạo công khai nhằm hiện thực hóa giấc mơ cứu thế của ông về việc khôi phục một đế quốc xa xưa. Câu chuyện về ông là một sự gợi mở cho bất kỳ ai đang cố gắng tìm hiểu những điểm đặc trưng và không đặc trưng của Nhà nước Hồi giáo. Continue reading “Một ‘ISIS Phật giáo’ từng tồn tại ở Mông Cổ”

Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?

Saudia-Arabia-vs-Iran

Nguồn: Ian Buruma, “Carpet Bombing History in America”, Project Syndicate,  08/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ted Cruz, một trong những ứng cử viên Đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ, mới đây phát biểu rằng giải pháp của ông đối với những bất ổn ở Trung Đông là “rải thảm bom” lên Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và để xem liệu “cát có thể phát sáng trong bóng tối” được hay không. Donald Trump, người đang dẫn đầu phía Đảng Cộng hòa, hứa sẽ “rải bom đánh bật ISIS”. Một ứng cử viên thứ ba, Chris Christie, đe dọa chiến tranh với Nga.

Với luận điệu như vậy từ các ứng cử viên, không có gì bất ngờ khi theo một cuộc thăm dò gần đây, khoảng 30% cử tri đảng Cộng hòa (và 41% số người ủng hộ Trump) ủng hộ việc ném bom Agrabah, một địa điểm trung tâm (và hư cấu) trong bộ phim hoạt hình Disney Aladdin. Tên của nơi này nghe rất Ả Rập, và thế là đủ. Continue reading “Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?”

Cách đánh bại chủ nghĩa khủng bố thánh chiến

jihad-5

Nguồn: George Soros, “How to fight Jihadi terrorism”, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những xã hội mở luôn ở trong tình trạng nguy hiểm. Điều này đặc biệt đúng với Mỹ và châu Âu ngày nay do những cuộc tấn công khủng bố ở Paris và nhiều nơi khác, cũng như vì cách mà Mỹ và châu Âu, đặc biệt là nước Pháp, đã phản ứng lại các cuộc tấn công đó.

Những tổ chức khủng bố thánh chiến, như Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và Al Qaeda, đã khám phá ra gót chân Achilles của xã hội phương Tây: đó là nỗi sợ hãi trước cái chết. Bằng việc châm ngòi cho nỗi sợ hãi đó qua những cuộc tấn công kinh hoàng và những video tàn bạo, những kẻ tuyên truyền cho ISIS đã đánh thức và khuếch đại tâm lý đó, dẫn tới tình trạng những con người vốn vẫn thường lý trí trong các xã hội mở trở nên không còn lý trí nữa. Continue reading “Cách đánh bại chủ nghĩa khủng bố thánh chiến”

Lý thuyết gây tranh cãi của Piketty về sự trỗi dậy của ISIS

6582-1n8qj03

Nguồn: Jim Tankersley,”The most controversial theory for what’s behind the rise of ISIS”, The Washington Post, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một năm sau khi tác phẩm gây bão dày 700 trang có tựa đề “Tư bản trong thế kỷ 21” dẫn đầu danh sách bán chạy nhất nước Mỹ, tác giả của nó – Thomas Piketty – đã đưa ra một luận điểm mới về bất bình đẳng thu nhập. Quan điểm này có thể còn gây nhiều tranh cãi hơn cả cuốn sách của ông, hiện vẫn tiếp tục gây ra nhiều cuộc tranh luận trong giới chính trị và kinh tế.

Quan điểm mới mà Piketty giải thích gần đây trên tờ báo tiếng Pháp Le Monde như sau: Bất bình đẳng là động lực chính gây ra nạn khủng bố Trung Đông, bao gồm những cuộc tấn công mà Nhà nước Hồi giáo (ISIS) gây ra tại Paris đầu tháng này – và các quốc gia phương Tây phải tự trách mình vì đã gây nên sự bất bình đẳng đó. Continue reading “Lý thuyết gây tranh cãi của Piketty về sự trỗi dậy của ISIS”