06/11/1941: Stalin kỷ niệm ‘Ngày Cách mạng’

Nguồn: Stalin celebrates the Revolution’s anniversary, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, kỷ niệm 24 năm Cách mạng Bolshevik, Joseph Stalin, lãnh đạo tối cao và nhà độc tài của Liên Xô, đã phát biểu trước một cuộc tuần hành của các Đảng viên công nhân tại Moskva.

Cuộc tuần hành được tổ chức ngầm dưới lòng đất, trong hội trường bằng đá cẩm thạch của nhà ga Mayakovsky. Ở đó, Stalin đã động viên các công nhân Đảng Cộng sản bằng lời hứa rằng nếu người Đức “muốn có một cuộc chiến hủy diệt, họ sẽ có một cuộc chiến.” Ngay ngày hôm sau, tại Lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ, sau khi duyệt binh, Stalin đã khuyến khích họ bảo vệ “tổ quốc Nga thiêng liêng” – ngay cả khi các xe tăng Đức, trước lún trong bùn, nay đã bắt đầu lăn bánh trên những con đường đóng băng để tiến về thủ đô Liên Xô. Continue reading “06/11/1941: Stalin kỷ niệm ‘Ngày Cách mạng’”

28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba

Nguồn: The Cuban Missile Crisis comes to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã bước đến hồi kết khi lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev, đồng ý di dời dàn tên lửa của nước này khỏi Cuba để đổi lấy lời hứa rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Cuba. Sự kiện này đã chấm dứt gần hai tuần ngập tràn lo lắng và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, trong đó hai nước đã đến rất gần bờ vực một cuộc xung đột hạt nhân.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng này rất nhiều và rất đa dạng. Quan hệ giữa Cuba và Liên Xô đã rơi vào xáo động một thời gian sau khi Khrushchev cho loại bỏ tên lửa, nguyên nhân là bởi Fidel Castro cáo buộc Liên Xô đã quay sang ủng hộ người Mỹ mà bỏ rơi cách mạng Cuba. Continue reading “28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba”

24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt

Nguồn: Truman declares war with Germany officially over, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, Tổng thống Harry Truman cuối cùng đã tuyên bố rằng cuộc chiến của Hoa Kỳ với Đức, bắt đầu vào năm 1941, đã chính thức chấm dứt. Chiến sự thực tế đã kết thúc vào mùa xuân năm 1945.

Hầu hết người Mỹ cho rằng chiến tranh với Đức đã kết thúc với việc chấm dứt chiến sự sáu năm trước đó. Trên thực tế, một hiệp ước hòa bình với Đức vẫn chưa từng được ký kết. Điều đã làm phức tạp quá trình thương lượng là tình trạng lãnh thổ trong khu vực từng là nước Đức trước đây. Continue reading “24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt”

11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik

Nguồn: Reagan and Gorbachev meet in Reykjavik, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau cuộc họp thượng đỉnh thành công hồi tháng 11/1985 tại Geneva, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhau tại Reykjavik, Iceland, để tiếp tục thảo luận về việc kiểm soát kho vũ khí tên lửa tầm trung của họ ở châu Âu. Nhưng ngay khi sắp sửa đạt được thỏa thuận, đàm phán bất ngờ thất bại do những lời cáo buộc lẫn nhau, và quan hệ Mỹ-Xô đã lùi lại một bước lớn. Continue reading “11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik”

02/10/1941: Chiến dịch Typhoon bắt đầu

Nguồn: Operation Typhoon is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân Đức bắt đầu chiến dịch bao vây Moskva, do Tập đoàn quân số 1 và Tướng Fedor von Bock dẫn đầu. Các nông dân Nga sống dọc con đường tiến quân của phát xít Đức đã áp dụng chính sách “tiêu thổ” (scorched-earth) để cản trở quân địch.

Lực lượng của Hitler xâm lược Liên Xô kể từ tháng 06, và trước đó đã không ngừng lấn sâu vào lãnh thổ nước này. Thất bại đầu tiên xảy đến với họ vào tháng 08, khi xe tăng của Hồng Quân đẩy lùi người Đức khỏi pháo đài Yelnya. Vào thời điểm đó, Hitler tâm sự với Bock rằng: “Giá mà tôi biết họ có nhiều xe tăng như thế, tôi đã suy nghĩ kỹ hơn trước khi xâm lược.” Nhưng Hitler kiên quyết không quay đầu trở lại – ông tin rằng mình sẽ thành công ở nơi những kẻ khác thất bại và sẽ chiếm được Moskva. Continue reading “02/10/1941: Chiến dịch Typhoon bắt đầu”

28/09/1959: Khrushchev và Eisenhower ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh

Nguồn: Khrushchev and Eisenhower offer views on summit meeting, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1959, một ngày sau khi kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại Washington, D.C., lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev và Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đưa ra ý kiến ​​của họ về tầm quan trọng và ý nghĩa của các cuộc đàm phán giữa hai bên. Cả hai bên đều lạc quan rằng họ đã đạt được tiến bộ trong việc giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh.

Từ ngày 15 tháng 09 đến ngày 27 tháng 09, Nikita Khrushchev đến thăm Hoa Kỳ, kết thúc chuyến đi của mình với một hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày với Tổng thống Eisenhower. Đối với nhiều người ở Mỹ, Liên Xô và trên toàn thế giới, chuyến đi của Khrushchev và cuộc hội nghị thượng đỉnh với Eisenhower được xem là những dấu hiệu đầy triển vọng để giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Continue reading “28/09/1959: Khrushchev và Eisenhower ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh”

15/09/1959: Khrushchev đến Washington

Nguồn: Khrushchev arrives in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, Nikita Khrushchev trở thành nguyên thủ Liên Xô đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ. Trong hai tuần tiếp theo, chuyến thăm của Khrushchev đã trở thành tin tức nóng hổi, đồng thời đem lại một số khoảnh khắc kịch tính và hài hước trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev lên nắm quyền tại Liên Xô sau cái chết của nhà độc tài Joseph Stalin năm 1954. Khi ấy, nhiều nhà quan sát đã tin rằng Khrushchev, một “đệ tử” nhiệt thành của Stalin trong thập niên 1930 và 1940, sẽ không có mấy khác biệt trong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, ông lại gây ngạc nhiên khi tuyên bố rằng mình mong muốn “chung sống hòa bình” với người Mỹ và tố cáo “sự thái quá” của chủ nghĩa Stalin. Continue reading “15/09/1959: Khrushchev đến Washington”

Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga

Nguồn: Tariq Ali, “What Was Lenin Thinking?”, The New York Times, 03/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vladimir Lenin đã suy nghĩ gì trên chuyến hành trình dài tới Ga Phần Lan tại Petrograd vào năm 1917?

Như bao người khác, Lenin đã vô cùng bất ngờ với tốc độ thành công của Cách mạng Tháng Hai. Khi đi từ Zurich băng qua châu Âu để về Nga, trên một chuyến tàu được niêm phong kín của Hoàng đế Đức, ông hẳn đã nhận ra rằng đây là cơ hội không thể bỏ qua.

Việc các đảng tự do yếu kém chiếm ưu thế trong chính phủ mới là điều đã được lường trước. Điểm khiến Lenin lo lắng là những báo cáo gửi đến ông, trong đó viết rằng chính những người Bolshevik mới đang lung lay về con đường phía trước. Họ, cùng với hầu hết các đảng cánh tả khác, đã tin tưởng vào lý thuyết Marxist chính thống, rằng ở giai đoạn này, Cách mạng Nga chỉ có thể là cách mạng dân chủ – tư sản. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phát triển ở các nền kinh tế tiên tiến như Đức, Pháp hay thậm chí là Mỹ, chứ không phải ở đất nước của các nông dân như Nga. (Leon Trotsky và các đồng sự trí thức của ông nằm trong số ít những người bất đồng với quan điểm đó). Continue reading “Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga”

30/08/1918: Vladimir Lenin bị ám sát hụt

Nguồn: Vladimir Lenin shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sau bài phát biểu tại một nhà máy ở Moskva, lãnh đạo Liên Xô Vladimir Lenin đã bị bắn hai lần bởi Fanya Kaplan, một thành viên của đảng Cách mạng Xã hội. Dù bị thương nặng, Lenin vẫn sống sót sau vụ tấn công. Vụ ám sát hụt đã khơi mào một làn sóng trả thù của phe Bolshevik chống lại các đảng viên Cách mạng Xã hội cũng như các đối thủ chính trị khác. Hàng ngàn người đã bị xử tử khi nước Nga chìm sâu trong nội chiến.

Sinh năm 1870 với tên gọi Vladimir Ilich Ulyanov, Lenin đã được dẫn dắt tới cuộc cách mạng sau khi anh trai ông bị hành quyết năm 1887 vì âm mưu ám sát Sa hoàng Alexander III. Ông học luật và bắt đầu hành nghề tại Petrograd (nay là St. Petersburg), nơi ông kết giao với các nhóm Marxist cách mạng. Năm 1895, ông giúp tổ chức các nhóm Marxist ở thủ đô thành “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, một nỗ lực nhằm thu hút giai cấp công nhân đi theo sự nghiệp Marxist. Vào tháng 12 năm 1895, Lenin và các lãnh đạo khác của Liên hiệp bị bắt. Lenin bị bỏ tù trong một năm và sau đó bị lưu đày ở Siberia với thời hạn ba năm. Continue reading “30/08/1918: Vladimir Lenin bị ám sát hụt”

21/08/1991: Đảo chính chống Gorbachev thất bại

Nguồn: Coup attempt against Gorbachev collapses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, chỉ ba ngày sau khi bắt đầu, cuộc đảo chính chống lại nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã nhanh chóng thất bại. Dù không bị lật đổ nhưng số ngày cầm quyền của Gorbachev cũng chẳng còn là bao. Liên Xô sẽ sớm chấm dứt sự tồn tại trong vai trò một quốc gia và một mối đe dọa Chiến tranh Lạnh của Mỹ.

Đảo chính nhằm lật đổ Gorbachev bắt đầu vào ngày 18/08, dẫn đầu bởi các thành viên cộng sản cứng rắn trong chính phủ Liên Xô và quân đội. Tuy nhiên, nỗ lực này lại được lên kế hoạch và tổ chức rất kém cỏi. Nhóm lãnh đạo đảo chính đã dành thời gian để cãi nhau – và để uống rượu, như theo một số nguồn tin – chứ không toàn tâm cố gắng giành được sự ủng hộ của người dân cho hành động của họ. Continue reading “21/08/1991: Đảo chính chống Gorbachev thất bại”

15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị

Nguồn: Khrushchev announces he is ready to begin arms talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Liên Xô Nikita Khrushchev tuyên bố rằng ông sẵn sàng bắt đầu các đàm phán giải trừ quân bị với phương Tây. Mặc dù vị lãnh đạo Nga từ chối thảo luận các kế hoạch cụ thể cho việc giải trừ quân bị, tuyên bố của ông được hiểu là một dấu hiệu cho thấy ông đang tìm cách hạn chế khả năng xung đột hạt nhân giữa Liên Xô và các cường quốc phương Tây.

Những bình luận của Khrushchev, được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trong khi ông đến thăm London, xuất hiện chưa đầy hai năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Vào tháng 10 năm 1962, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng Liên Xô đang xây dựng các căn cứ tên lửa có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba. Continue reading “15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị”

13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin

Nguồn: Record day for the Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, để ứng phó với áp lực đang gia tăng của Liên Xô đối với Tây Berlin, các máy bay của Mỹ và Anh đã không vận một lượng lớn hàng tiếp tế tới các khu vực của thành phố nằm dưới sự kiểm soát của mình. Nỗ lực tiếp tế khổng lồ này, được thực hiện trong thời tiết xấu đến mức mà một số phi công gọi nó là “Ngày thứ Sáu đen tối “, đưa ta thông điệp rằng Anh và Mỹ sẽ không đầu hàng trước sự phong tỏa của Liên Xô ở Tây Berlin. Continue reading “13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin”

09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô

Nguồn: Arthur Walker found guilty of spying for Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, Arthur Walker, một cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, đã bị kết tội gián điệp vì chuyển các tài liệu tối mật cho anh trai của mình, người sau đó tiếp tục chuyển chúng cho các điệp viên Liên Xô. Walker là một mắt xích trong đường dây gián điệp Chiến tranh Lạnh quan trọng nhất ở Hoa Kỳ.

Arthur bị bắt vào ngày 29/05/1985, chỉ một ngày sau vụ bắt giữ anh trai ông, John và con trai của ông này, Michael. Cả ba đều bị buộc tội làm gián điệp cho Liên Xô. John Walker, cũng là một cựu lính Hải quân, là người đứng đầu đường dây, và các quan chức chính phủ Mỹ buộc tội ông đã bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô từ năm 1968. Continue reading “09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô”

27/07/1943: Stalin ra lệnh cho binh sĩ không lùi bước

Nguồn: Stalin issues Order No. 227—outlawing cowards, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Joseph Stalin, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng) và nhà độc tài của Liên Xô, đã ban hành Mệnh lệnh số 227, hay còn được gọi là mệnh lệnh “Không lùi bước”, khi quân Đức tiến vào lãnh thổ Nga. Mệnh lệnh này tuyên bố “Những kẻ gây hoảng sợ và những kẻ hèn nhát phải được xử lý ngay tại chỗ. Không được lùi một bước khi không có lệnh từ cấp chỉ huy cao hơn! Những người chỉ huy… mà từ bỏ một vị trí khi không có lệnh từ các cấp chỉ huy cao hơn là những kẻ phản bội Tổ quốc.” Continue reading “27/07/1943: Stalin ra lệnh cho binh sĩ không lùi bước”

24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev

Nguồn: Nixon and Khrushchev have a “kitchen debate”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, trong buổi lễ khai mạc Triển lãm Hoa Kỳ (American National Exhibition) tại Moskva, Phó Tổng thống Richard Nixon và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản ngay trong căn bếp được dựng tại triển lãm. Cái gọi là “tranh luận nhà bếp” (kitchen debate) này đã trở thành một trong những sự kiện nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Cuối năm 1958, Liên Xô và Mỹ đã đồng ý tổ chức triển lãm quốc gia của nước còn lại, thể hiện sự nhấn mạnh mới về trao đổi văn hóa. Triển lãm về Liên Xô mở cửa tại Thành phố New York vào tháng 06/1959; trong khi đó triển lãm về Mỹ được tổ chức tại Công viên Sokolniki ở Moskva vào tháng 07. Continue reading “24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev”

23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào

Nguồn: An accord on Laos is reached, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1962, để tránh một cuộc đối đầu nóng của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo cho một nước Lào tự do và trung lập. Mặc dù thỏa thuận này đã chấm dứt vai trò “chính thức” của cả hai quốc gia trong cuộc nội chiến Lào, sự hỗ trợ bí mật từ cả Liên Xô và Hoa Kỳ tiếp tục làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Lào trong thập niên tiếp theo.

Lào là một thuộc địa của Pháp từ năm 1893. Trong những năm 1930 và Thế chiến II, một phong trào giành độc lập cũng như một phong trào cộng sản được biết đến với tên gọi Pathet Lào bắt đầu phát triển ở quốc gia này. Sau khi Pháp trao cho Lào nền độc lập có điều kiện vào năm 1949, Pathet Lào bắt đầu một cuộc nội chiến chống lại chính phủ Lào thân Pháp. Continue reading “23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào”

20/07/1948: Truman công bố lệnh quân dịch đối phó Liên Xô

Nguồn: Truman issues peacetime draft, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, tổng thống Harry S. Truman ban hành một lệnh quân dịch kêu gọi gần 10 triệu người đăng ký nghĩa vụ quân sự trong vòng hai tháng sau đó. Hành động của Truman diễn ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.

Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ đã nhanh chóng tiến hành giải ngũ lực lượng quân đội khổng lồ mà nước này đã xây dựng trong cuộc xung đột. Trong chiến tranh, hơn 16 triệu đàn ông và phụ nữ đã phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ; khi chiến tranh kết thúc vào tháng 08 năm 1945, người dân Mỹ yêu cầu lệnh phục viên nhanh chóng. Đến năm 1948, còn chưa đến 550.000 người ở lại trong Quân đội Hoa Kỳ. Continue reading “20/07/1948: Truman công bố lệnh quân dịch đối phó Liên Xô”

Bạo lực và khủng bố dưới thời Stalin

Nguồn: Jonathan Brent, The Order of Lenin: ‘Find Some Truly Hard People’, The New York Times, 22/05/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Lưu trữ là sức mạnh,” Kirill Mikhailovich Anderson, cựu giám đốc Cục Lưu trữ Lịch sử Chính trị – Xã hội Quốc gia Nga tại Moskva, đã từng nói với tôi như vậy. Ông kể về vị giám đốc đầu tiên của Viện Marx-Engels (thành lập năm 1919): Là một người Bolshevik cũ, David Riazanov gần như không thể kiên nhẫn được với các viên chức Đảng Cộng sản – những người liên tục yêu cầu các văn kiện hoặc để khẳng định lập trường ý thức hệ hoặc để bôi nhọ kẻ thù.

Một ngày nọ, ông lấy ra một lá thư của Karl Marx, ve vẩy nó trước mặt một lãnh đạo và hét lên: “Marx của ông đây. Giờ thì biến đi!” Riazanov chạy trốn khỏi Stalin vào năm 1931, nhưng đã bị bắt vào năm 1937 và bị hành quyết một năm sau đó. Continue reading “Bạo lực và khủng bố dưới thời Stalin”

04/07/1943: Tướng Ba Lan chiến đấu cho công lý chết thảm

Nguồn: Polish general fighting for justice dies tragically, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, vị tướng Ba Lan Wladyslaw Sikorski, người muốn đưa vụ Thảm sát Katyn ra ánh sáng, qua đời khi chiếc máy bay của ông bị rơi ngay sau khi cất cánh chưa đến một dặm tại Gibraltar. Vẫn còn tranh cãi về việc liệu đó là một tai nạn hay một vụ ám sát.

Sinh vào ngày 20 tháng 05 năm 1888, tại Ba Lan thuộc Áo (phần đất Ba Lan bị Đế quốc Áo-Hung chiếm), Sikorski phục vụ trong quân đội Áo. Ông tiếp tục phục vụ trong quân đoàn lê dương Ba Lan, gắn với quân đội Áo, trong Thế chiến I, và đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Liên Xô năm 1920-21. Ông trở thành thủ tướng Ba Lan trong một thời gian ngắn (1922-23). Continue reading “04/07/1943: Tướng Ba Lan chiến đấu cho công lý chết thảm”

03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực

Nguồn: Khrushchev consolidates his power, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Nikita Khrushchev lên nắm quyền kiểm soát tại Liên Xô sau khi đã dàn xếp để loại bỏ những đối thủ nặng ký nhất của mình khỏi các vị trí quan trọng trong chính phủ. Hành động của Khrushchev làm hài lòng nước Mỹ vốn coi ông như một nhân vật ôn hòa hơn trong chính phủ cộng sản Nga.

Khrushchev đã tham gia tranh giành quyền kiểm soát Liên Xô kể từ sau cái chết của nhà độc tài lâu năm Joseph Stalin vào tháng 03/1953. Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô được cai trị bởi một Đoàn chủ tịch (presidium) gồm 10 thành viên. Khrushchev chỉ là một thành viên trong hội đồng này, nhưng chỉ trong vòng bốn năm, ông đã dần dần nắm quyền kiểm soát toàn bộ. Continue reading “03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực”