24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin

Nguồn: Soviets blockade West Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, một trong những sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh bắt đầu khi Liên Xô chặn tất cả lưu thông đường bộ và đường sắt đến và đi từ Tây Berlin. Lệnh phong tỏa này hóa ra lại là một động thái ngoại giao sai lầm của Liên Xô, trong khi Mỹ nổi lên sau cuộc đối đầu với những mục đích và sự tự tin mới.

Sau Thế chiến II, Đức bị chia thành các khu chiếm đóng. Mỹ, Anh, Liên Xô, và sau có thêm Pháp, lần lượt chiếm đóng các khu vực cụ thể, mà tại đó họ tiếp nhận sự đầu hàng của lực lượng phát xít và khôi phục trật tự. Liên Xô chiếm đóng phần lớn miền đông nước Đức, trong khi các quốc gia Đồng Minh khác chiếm đóng miền tây. Tương tự, thủ đô Berlin của Đức cũng được chia thành bốn khu vực chiếm đóng. Continue reading “24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin”

Chính quyền Bolshevik và bộ máy chính quyền cũ

Nguồn: Anne O’Donnell, “The Bolsheviks Versus the Deep State”, The New York Times, 27/03/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Văn phòng trống trơn. Hành lang vắng lặng. Khắp thành phố thủ đô là sự yên ắng của những công việc không được thực hiện, những bản ghi nhớ không được đánh máy, những công văn không bị đốc thúc, những tủ hồ sơ vẫn luôn đóng kín. Bộ máy nhà nước không được sử dụng. Và đó không phải là Washington ngày nay; mà là Petrograd, Nga, từ 100 năm trước, nơi mà sau khi lực lượng Bolshevik lên nắm quyền vào cuối tháng 10, các quan chức trong chính quyền cũ – hàng chục ngàn người – đã khóa trái ngăn tủ bàn làm việc của họ và đem giấu chìa khóa. Họ tuyên bố đình công, phản đối những gì họ coi là hành vi vi phạm gây sốc và bất hợp pháp của phe Bolshevik đối với lòng tin của công chúng. Continue reading “Chính quyền Bolshevik và bộ máy chính quyền cũ”

17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin

Nguồn: Soviets crush antigovernment riots in East Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, Liên Xô đã ra lệnh cho một sư đoàn được vũ trang của mình tiến vào Đông Berlin để đàn áp một cuộc nổi dậy của các công nhân và người biểu tình chống chính phủ Đông Đức. Đợt tấn công của Liên Xô đã đặt ra tiền lệ cho các can thiệp sau này vào Hungary vào năm 1956 và Tiệp Khắc vào năm 1968.

Bạo loạn ở Đông Berlin bắt đầu khi các công nhân xây dựng xuống đường vào ngày 16/06/1953 để phản đối lệnh gia tăng lịch làm việc của chính phủ cộng sản Đông Đức. Ngày hôm sau, đám đông các công nhân bất mãn và các nhà bất đồng chính kiến đã tăng lên đến khoảng 30.000 – 50.000 người. Các nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình đã ra lời kêu gọi tổng đình công, kêu gọi chính phủ cộng sản Đông Đức từ chức và tiến hành bầu cử tự do. Continue reading “17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin”

08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản

Nguồn: FBI report names Hollywood figures as communists, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1949, các nhân vật nổi tiếng Hollywood, bao gồm các ngôi sao điện ảnh Frederic March, John Garfield, Paul Muni, và Edward G. Robinson, đã bị nêu tên trong một báo cáo của FBI là các thành viên Đảng Cộng sản. Những báo cáo như vậy đã giúp thúc đẩy một phong trào chống cộng quá khích tại Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 1940 và 1950.

Báo cáo của FBI chủ yếu dựa vào các cáo buộc của “những người cung cấp thông tin mật”, được bổ sung bởi một số phân tích đáng ngờ. Nó bắt đầu bằng cách lập luận rằng Đảng Cộng sản Hoa Kỳ tuyên bố là đã “thành công trong việc sử dụng các nhân vật nổi tiếng của Hollywood để đẩy mạnh các mục tiêu của Đảng Cộng sản.” Continue reading “08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản”

07/05/1960: Brezhnev trở thành Chủ tịch Liên Xô

Nguồn: Brezhnev becomes president of the USSR, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1960, Leonid Brezhnev, một trong những người thân tín nhất của vị lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, đã được chọn làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao – tức nguyên thủ quốc gia của Liên Xô. Đây là một bước quan trọng trong sự gia tăng quyền lực của Brezhnev, kết thúc bằng việc sau đó ông bước lên nắm quyền kiểm soát Liên Xô vào năm 1964.

Brezhnev đã từng là một cấp phó thân tín của Khrushchev kể từ những năm 1940. Khi Khrushchev dần thăng tiến qua các cấp bậc, vị cấp phó thân tín này của ông cũng thăng tiến theo. Continue reading “07/05/1960: Brezhnev trở thành Chủ tịch Liên Xô”

04/05/1980: Tito qua đời

Nguồn: Tito dies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1980, Josip Broz Tito, lãnh đạo cộng sản của Nam Tư từ năm 1945, đã qua đời ở tuổi 88 tại Belgrade. Trong suốt 35 năm lãnh đạo của mình, Tito đã dẫn dắt Nam Tư theo một đường lối kết hợp giữa việc tuân thủ giáo điều chủ nghĩa Mác-xít với một mối quan hệ độc lập và thường mang tính mâu thuẫn với Liên Xô.

Sinh ra trong một gia đình nông dân, Tito đã tiếp nhận chủ nghĩa cộng sản khi còn là một thanh niên. Ông trở nên nổi tiếng tại Nam Tư bắt đầu từ Thế chiến II khi lãnh đạo các nhóm kháng chiến chống lại lực lượng chiếm đóng của Đức Quốc xã và tay sai người Nam Tư của họ. Continue reading “04/05/1980: Tito qua đời”

01/05/1958: Eisenhower tuyên bố thành lập Ngày Pháp luật

Nguồn: President Eisenhower proclaims Law Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, Tổng thống Eisenhower đã tuyên bố lập ra Ngày Pháp luật (Law Day) nhằm tôn vinh vai trò của luật pháp trong việc tạo lập nên nước Mỹ. Ba năm sau đó, Quốc Hội đã có hành động tương tự khi thông qua một nghị quyết chung trong đó chọn ngày 01/05 làm Ngày Pháp luật.

Ý tưởng về Ngày Pháp luật đã được Hội Luật sư Hoa Kỳ (American Bar Association, ABA) đề xuất lần đầu tiên vào năm 1957. Mong muốn chặn đứng việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 01/05 (May Day) cũng đã góp phần tạo nên Ngày Pháp luật. Đối với người Mỹ, ngày Quốc tế Lao động còn mang hàm ý cộng sản, bởi nó xem người lao động là tầng lớp điều hành đất nước ở Liên Xô và những nơi khác. Continue reading “01/05/1958: Eisenhower tuyên bố thành lập Ngày Pháp luật”

19/04/1949: Đoàn xiếc Liên Xô châm biếm nước Mỹ

Nguồn: Soviet clowns lampoon U.S. foreign policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong đêm khai mạc show diễn mùa xuân của Đoàn xiếc Moskva nổi tiếng, các chú hề và ảo thuật gia đã đưa ra hàng loạt những câu chuyện châm biếm nhắm vào nước Mỹ. Dù đó chỉ là một khía cạnh tương đối nhỏ trong toàn bộ Chiến tranh Lạnh, show diễn này đã chứng tỏ rằng ngay cả yếu tố hài hước cũng đóng vai trò nhất định trong cuộc chiến giữa Mỹ và Liên Xô.

Hầu hết những câu chuyện công kích trong đêm khai mạc show diễn đến từ một trong những chú hề nổi tiếng nhất của Liên Xô, Konstantin Berman. Anh ta bắt đầu phần diễn của mình bằng cách ném một chiếc boomerang, mà anh so sánh với các hoạt động trong Kế hoạch Marshall của Mỹ (một kế hoạch phục hồi kinh tế được thiết kế để bơm hàng tỷ USD vào các nền kinh tế của Tây Âu). “Mỹ viện trợ cho châu Âu,” Berman công bố. “Đây là đồng USD.” Đám đông nhất loạt hoan hô khi chiếc boomerang “USD” quay trở lại tay chú hề. Sau đó, anh ta tiếp tục bằng tiết mục phát thanh, nhưng tất cả những gì người ta có thể nghe được là tiếng chó sủa. “Đây là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ”. Continue reading “19/04/1949: Đoàn xiếc Liên Xô châm biếm nước Mỹ”

16/04/1917: Lenin trở về Nga lãnh đạo cách mạng

Nguồn: Lenin returns, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, Vladimir Lenin, lãnh đạo đảng Bolshevik cách mạng, đã quay trở lại Petrograd sau một thập niên lưu vong để đảm nhận vai trò dẫn dắt Cách mạng Nga. Một tháng trước đó, Sa hoàng Nicholas II đã bị buộc phải thoái vị khi các binh lính Nga tham gia cuộc nổi dậy của công nhân tại Petrograd, thủ đô của Nga lúc đó.

Sinh ra vào năm 1870 với tên gọi Vladimir Ilich Ulyanov, Lenin đã được dẫn dắt tới cuộc cách mạng sau khi anh trai ông bị hành quyết năm 1887 vì âm mưu ám sát Sa hoàng Alexander III. Ông học luật và bắt đầu hành nghề tại Petrograd (nay là St. Petersburg), nơi ông kết giao với các nhóm Marxist cách mạng. Năm 1895, ông giúp tổ chức các nhóm Marxist ở thủ đô thành “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, một nỗ lực nhằm thu hút giai cấp công nhân đi theo sự nghiệp Marxist. Vào tháng 12 năm 1895, Lenin và các lãnh đạo khác của Liên hiệp bị bắt. Lenin bị bỏ tù trong một năm và sau đó bị lưu đày ở Siberia với thời hạn ba năm. Continue reading “16/04/1917: Lenin trở về Nga lãnh đạo cách mạng”

14/03/1943: Quân Đức tái chiếm Kharkov

Nguồn: Germans recapture Kharkov, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, quân đội Đức một lần nữa tiến vào Kharkov, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, nơi đã bị các lực lượng Liên Xô và Đức thay nhau chiếm đóng nhiều lần trong cuộc chiến giữa hai bên.

Kharkov là một mục tiêu được ưu tiên cao của quân Đức khi họ xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, vì thành phố này là một trung tâm công nghiệp và đường sắt, và có các mỏ than và sắt ở gần đó. Một trong số các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất đối với nhu cầu chiến tranh của Stalin là Nhà máy Xe tăng Kharkov. Nhà máy này đã được Stalin chuyển ra khỏi Kharkov vào tháng 12 năm 1941 tới khu vực dãy núi Ural. Trên thực tế, Joseph Stalin muốn bảo vệ Kharkov đến mức đã ra lệnh “không được rút lui” cho quân đội của mình, điều đã dần dần gây ra thương vong lớn cho lực lượng Hồng quân. Continue reading “14/03/1943: Quân Đức tái chiếm Kharkov”

11/03/1941: Roosevelt ký duyệt Chương trình Lend-Lease

Nguồn: FDR signs Lend-Lease, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký phê duyệt Chương trình Lend-Lease, một chương trình nhằm hỗ trợ về ngân sách và vật tư cho các đồng minh trong chiến tranh.

Chương trình Lend-Lease được Roosevelt đưa ra như là một phương tiện để giúp đỡ nước Anh trong nỗ lực chiến tranh chống lại người Đức, bằng cách trao cho Tổng thống quyền “bán, nhượng quyền sở hữu, trao đổi, cho thuê, cho mượn, hoặc loại bỏ” bất kỳ tài nguyên quân sự nào mà ông cho là vì lợi ích nhằm bảo vệ đất nước. Continue reading “11/03/1941: Roosevelt ký duyệt Chương trình Lend-Lease”

08/03/1982: Mỹ cáo buộc Liên Xô dùng khí độc ở Afghanistan

Nguồn: United States accuses Soviets of using poison gas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, chính phủ Mỹ đưa ra tuyên bố công khai cáo buộc Liên Xô sử dụng khí độc và vũ khí hóa học trong cuộc chiến chống lại lực lượng nổi dậy ở Afghanistan. Lời cáo buộc này là một phần trong những lời chỉ trích liên tục của Mỹ trước hành động can thiệp của Liên Xô ở Afghanistan.

Kể từ khi quyết định đưa quân vào Afghanistan năm 1979 nhằm xây dựng một chính phủ cộng sản thân Liên Xô, Liên Xô đã liên tục hứng chịu một loạt các chỉ trích và các cuộc tấn công ngoại giao từ chính phủ Mỹ. Trước tiên là chính quyền Carter, và sau đó là chính quyền Reagan, đã lên án Liên Xô vì can thiệp vào một quốc gia có chủ quyền. Continue reading “08/03/1982: Mỹ cáo buộc Liên Xô dùng khí độc ở Afghanistan”

05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt

Nguồn: Churchill delivers Iron Curtain speech, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã lên án chính sách của Liên Xô tại Châu Âu và tuyên bố: “Từ Stettin ở Baltic tới Trieste ở Adriatic, một bức màn sắt đã buông xuống trên khắp lục địa.” Bài phát biểu của Churchill được coi là một trong những “phát súng” mở đầu Chiến tranh Lạnh.

Sau khi thất bại trong lần tái tranh cử làm Thủ tướng vào năm 1945, Churchill đã được mời đến phát biểu tại Đại học Westminster ở Fulton, Missouri. Tổng thống Harry S. Truman cũng tham dự sự kiện cùng Churchill và chăm chú lắng nghe bài phát biểu của ông. Continue reading “05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt”

11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc

Nguồn: Yalta Conference ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một tuần đàm phán căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo của ba cường quốc Đồng minh chủ chốt đã kết thúc tại Yalta, một thị trấn du lịch của Liên Xô trên Biển Đen. Đây là hội nghị thứ hai của các nhà lãnh đạo “Tam Cường” – Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin – và cuộc chiến đã có những tiến triển mạnh mẽ kể từ lần họp cuối cùng của họ, diễn ra tại Tehran vào cuối năm 1943. Continue reading “11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc”

31/01/1990: Nhà hàng đầu tiên của McDonald’s mở cửa tại Liên Xô

Nguồn: First McDonald’s opens in Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên của McDonald’s tại Liên Xô đã mở cửa ở Moskva. Đã có rất nhiều người dân xếp hàng để trả một khoản tiền tương đương với vài ngày lương cho món Big Mac, sữa lắc, và khoai tây chiên.

Sự xuất hiện của biểu tượng khét tiếng của chủ nghĩa tư bản và sự đón tiếp nhiệt tình mà nó nhận được từ người Liên Xô là dấu hiệu cho thấy thời thế đang thay đổi. Một nhà báo Mỹ tại đây cho biết khách hàng dường như vô cùng ngạc nhiên “chỉ trước cảnh các nhân viên bán hàng lịch sự … xuất hiện ở một quốc gia vốn đã hững hờ với thương mại.” Continue reading “31/01/1990: Nhà hàng đầu tiên của McDonald’s mở cửa tại Liên Xô”

28/01/1964: Liên Xô bắn hạ máy bay Mỹ

Nguồn: Soviets shoot down U.S. jet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Bộ Ngoại giao Mỹ giận dữ cáo buộc Liên Xô đã bắn hạ một máy bay phản lực của Mỹ đi lạc vào không phận Đức. Ba sĩ quan người Mỹ trên chiếc máy bay đã thiệt mạng trong vụ việc. Phía Liên Xô đáp trả bằng những cáo buộc rằng chuyến bay là một “sự khiêu khích thô bạo” và vụ việc này là một lời nhắc nhở xấu xí về căng thẳng Đông-Tây trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Theo quân đội Mỹ, chiếc máy bay phản lực đang thực hiện một chuyến bay huấn luyện qua Tây Đức và phi công đã bị mất phương hướng bởi một cơn bão dữ dội, khiến máy bay bay lệch 100 dặm khỏi đường bay chuẩn. Continue reading “28/01/1964: Liên Xô bắn hạ máy bay Mỹ”

26/01/1918: Ukraine tuyên bố độc lập

Nguồn: Ukraine declares its independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, ngay sau khi những người Bolshevik chiếm được quyền kiểm soát ở nước Nga vào tháng 11/1917 và tiến tới đàm phán hoà bình với Liên minh Trung tâm, Ukraine – một nước thuộc Đế quốc Nga – đã tuyên bố độc lập hoàn toàn.

Là một trong những khu vực thịnh vượng nhất thuộc Nga trong thời kỳ trước chiến tranh, vùng đất rộng lớn Ukraine (mà tên gọi có thể được dịch là “ở biên giới” hoặc “vùng biên giới”) là một trong những vùng sản xuất lúa mỳ lớn nhất châu Âu, đồng thời còn có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, với nhiều mỏ sắt và than đá lớn. Phần lớn Ukraine được sáp nhập vào Đế quốc Nga sau lần Phân chia Ba Lan thứ hai vào năm 1793, trong khi phần còn lại – lãnh thổ Galicia – vẫn thuộc Đế quốc Áo-Hung và là chiến trường chính của Mặt trận phía Đông trong Thế chiến I. Continue reading “26/01/1918: Ukraine tuyên bố độc lập”

25/01/1956: Khrushchev tuyên bố Eisenhower ‘đang phấn đấu vì hòa bình’

Nguồn: Khrushchev declares that Eisenhower is “striving for peace”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, trong một cuộc phỏng vấn dài với luật sư người Mỹ Marshall MacDuffie, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã tỏ thái độ thân thiện đối với Mỹ và cho biết ông tin rằng Tổng thống Dwight Eisenhower thực sự chân thành với mong muốn hòa bình của mình. Cuộc phỏng vấn này là tiền đề cho lời tuyên bố của Khrushchev cùng năm đó, rằng ông muốn Mỹ và Liên Xô cùng “chung sống hòa bình”.

MacDuffie, một người quen lâu năm của nhà lãnh đạo Liên Xô và là người đề xướng mối quan hệ Mỹ – Xô gần gũi hơn, đã dành tận ba giờ thực hiện cuộc phỏng vấn. Trong khi trò chuyện, Khrushchev đã thể hiện rằng ông mong muốn “Chúng ta nên giải trừ quân bị và chúng ta nên suy nghĩ cách để tránh một cuộc chiến tranh mới.” Continue reading “25/01/1956: Khrushchev tuyên bố Eisenhower ‘đang phấn đấu vì hòa bình’”

Vụ ám sát Kirov dưới con mắt một cựu lãnh đạo KGB

Tác giả: Alexander Mikhailovich Orlov | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 01/12/1934, đảng viên trẻ Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Nikolayev bí mật lẻn vào điện Smolny ở Leningrad dùng súng lục bắn chết Sergey Mironovich Kirov, ủy viên Bộ Chính trị, người lãnh đạo Thành ủy thành phố Leningrad. Hung thủ bị bắt ngay tại chỗ. Để điều tra vụ ám sát này, một ban chuyên án do Stalin lãnh đạo lập tức từ Moskva đến Leningrad.

Cho tới nay [1953, khi Orlov xuất bản cuốn The Secret History of Stalin’s Crimes tại New York], chưa bao giờ người ta công bố tình hình chi tiết vụ mưu sát Kirov. Nikolayev là người thế nào? Làm sao hắn ta có thể lẻn vào điện Smolny được canh gác cẩn mật? Làm sao hắn có thể bám sát và tới gần Kirov? Đâu là nguyên nhân khiến Nikolayev tiến hành hoạt động liều chết này – nguyên nhân chính trị hay nguyên nhân cá nhân? Tất cả mọi tình hình của vụ mưu sát này đều bị người ta ém nhẹm một cách thần bí. Continue reading “Vụ ám sát Kirov dưới con mắt một cựu lãnh đạo KGB”

Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Socialism Fails”, Hoover Institution, 10/01/2018.

Biên dịch: Hiếu Chân

Khi Liên bang Xô viết gần sụp đổ, Francis Fukuyama tuyên bố chế độ dân chủ tự do đã chiến thắng chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa trong bài nhận định năm 1989 của ông, Điểm tận cùng của Lịch sử?. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, Liên Xô quả thực đã tan rã. Phần lãnh thổ Đông Âu của nó bây giờ thuộc về Liên minh Âu châu. Trung Quốc có một nền kinh tế thị trường cho dù đất nước vẫn bị cai trị bởi một đảng duy nhất. Còn các nhà nước “xã hội chủ nghĩa” Bắc Hàn, Cuba và Venezuela đang trong đống đổ nát về kinh tế. Giờ đây, ít ai ủng hộ việc “quay lại Liên Xô”. Nhưng đồng thời, nhiều người vẫn coi chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế hấp dẫn. Hãy xem trường hợp ông Bernie Sanders[1] – một người công khai thừa nhận ủng hộ một nước Mỹ xã hội chủ nghĩa – và rất nhiều người trẻ trưởng thành vào điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ ưa thích chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản. Continue reading “Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?”