01/08/1943: Mỹ không kích các nhà máy lọc dầu của phe Trục

Nguồn: Operation Tidal Wave: U.S. forces attempt risky air raid on Axis oil refineries, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, từ một căn cứ của quân Đồng minh ở Libya, 177 máy bay ném bom B-24 đã cất cánh hướng về thành phố chuyên sản xuất dầu mỏ Ploiești, Romania, nơi có biệt danh là “trạm xăng của Hitler” (Hitler’s gas station). Cuộc đột kích táo bạo này, với mật hiệu Tidal Wave, đã trở thành lý do giúp năm người đàn ông được trao tặng Huân chương Danh dự — ba trong số đó là được truy tặng. Tuy nhiên, nó đã không thành công trong việc giáng đòn chí mạng vào phe Trục.

Tidal Wave đã có khởi đầu đầy xui xẻo khi một máy bay ném bom quá tải bị rơi ngay khi vừa cất cánh, trong khi một chiếc máy bay khác lao xuống Biển Adriatic. 167 trong số 177 máy bay ném bom tham gia đợt tấn công đã đến được Ploiești, nơi có các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu cung cấp hơn 8,5 triệu tấn dầu mỗi năm cho quân Đức. Continue reading “01/08/1943: Mỹ không kích các nhà máy lọc dầu của phe Trục”

29/07/1958: NASA được thành lập

Nguồn: NASA created, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, Quốc Hội Mỹ đã thông qua đạo luật thành lập Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (National Aeronautics and Space Administration, NASA), một cơ quan dân sự chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động không gian của Mỹ. Kể từ đó, NASA đã hỗ trợ một loạt các chuyến thám hiểm không gian có lẫn không có người lái, giúp mang lại nhiều thông tin quan trọng về Hệ Mặt trời và vũ trụ. Cơ quan này cũng đã phóng rất nhiều vệ tinh quay quanh Trái Đất – chúng giữ trò quan trọng trong mọi việc, từ dự báo thời tiết, dẫn đường, đến thông tin liên lạc toàn cầu.

NASA được thành lập nhằm đáp lại vụ phóng vệ tinh đầu tiên của Liên Xô vào ngày 04/10/1957, Sputnik I. Vệ tinh nặng 183 pound, có kích thước như quả bóng rổ đã quay thành công quanh Trái Đất trong 98 phút. Continue reading “29/07/1958: NASA được thành lập”

24/07/1915: Hơn 800 người chết đuối trong vụ lật tàu Eastland

Nguồn: Hundreds drown in Eastland disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, tàu hơi nước Eastland đã bị lật trên sông Chicago, khiến cho khoảng 800 – 850 hành khách đang đi dã ngoại trên tàu bị chết đuối. Nguyên nhân gây ra thảm họa là do lỗi nghiêm trọng trong thiết kế của con tàu, vốn đã được xác định từ trước nhưng không bao giờ được khắc phục.

Eastland thuộc sở hữu của Công ty Tàu hơi nước St. Joseph-Chicago và thu lợi nhuận từ việc đưa đón hành khách từ Chicago đến các địa điểm dã ngoại trên bờ Hồ Michigan. Khi con tàu được hạ thủy vào năm 1903, nó được thiết kế để chở 650 hành khách, nhưng việc cải tạo và trang bị thêm vào năm 1913 đã cho phép nó chở được 2.500 người. Cùng năm đó, một kiến trúc hải quân đã cảnh báo với các quan chức rằng con tàu cần được sửa chữa, ông nói rõ: trừ khi các khiếm khuyết về cấu trúc được khắc phục để tránh việc tàu lật, nếu không có thể sẽ xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Continue reading “24/07/1915: Hơn 800 người chết đuối trong vụ lật tàu Eastland”

22/07/1916: Đánh bom Ngày chuẩn bị tham chiến ở San Francisco

Nguồn: Preparedness Day bombing in San Francisco, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, cuộc diễu hành lớn được tổ chức ở San Francisco, California, nhằm kỷ niệm Ngày Chuẩn bị (Preparedness Day), trước khi Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I, đã bị gián đoạn bởi vụ nổ gây ra bởi một quả bom giấu trong một chiếc vali, làm chết 10 người và bị thương 40 người khác.

Mùa hè năm 1916, giữa bối cảnh Thế chiến I bùng nổ ở châu Âu, khi tàu Mỹ và các tàu trung lập khác liên tục bị tàu ngầm Đức đe dọa, nhiều người Mỹ đã thấy rõ rằng đất nước của họ không thể đứng bên lề lâu hơn được nữa. Với suy nghĩ này, các nhân vật hàng đầu trong giới kinh doanh ở thành phố San Francisco đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc diễu hành nhằm tôn vinh sự chuẩn bị của quân đội Mỹ. Continue reading “22/07/1916: Đánh bom Ngày chuẩn bị tham chiến ở San Francisco”

17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người

Nguồn: An ammunition ship explodes in the Port Chicago disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một tàu chở đạn đã phát nổ trong lúc đang chất hàng ở Cảng Chicago, California, giết chết 332 người. Khi ấy, chiến dịch quân sự của Mỹ trong Thế chiến II ở Thái Bình Dương đang diễn ra tích cực và người ta cho rằng quy trình kém cỏi và thiếu đào tạo chính là nguyên nhân dẫn đến thảm họa.

Nằm cách San Francisco khoảng 30 dặm về phía bắc, Cảng Chicago được phát triển thành một cơ sở đạn dược khi Kho đạn Hải quân tại Đảo Mare, California, không còn đủ khả năng để tự mình đảm nhiệm toàn bộ nỗ lực chiến tranh. Tính đến mùa hè năm 1944, việc mở rộng cơ sở vật chất ở Cảng Chicago đã cho phép hai tàu có thể cùng lúc bốc dỡ hàng hóa. Các đơn vị Hải quân được phân nhiệm vụ bốc dỡ đạn dược nguy hiểm thường là các đơn vị người Mỹ gốc Phi. Những nhóm này thường không được đào tạo về cách xử lý bom đạn. Ngoài ra, các tiêu chuẩn an toàn cũng đã bị ngó lơ để đáp ứng lịch trình dày đặc nhằm vận chuyển lượng đạn dược khổng lồ. Continue reading “17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người”

08/07/1954: Đại tá Castillo Armas lên nắm quyền ở Guatemala

Nguồn: Colonel Castillo Armas takes power in Guatemala, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Đại tá Carlos Castillo Armas đã được bầu làm Tổng thống Guatemala, sau khi nhóm của ông lật đổ chính quyền của Tổng thống Jacobo Arbenz Guzman hồi cuối tháng 06/1954. Việc Castillo Armas lên nhậm chức là đỉnh cao trong nỗ lực của Mỹ nhằm loại bỏ Arbenz và “cứu” Guatemala khỏi những gì các quan chức Mỹ cho là một nỗ lực của chủ nghĩa cộng sản quốc tế nhằm xây dựng chỗ đứng ở Tây bán cầu.

Năm 1944, cuộc cách mạng tại Guatemala đã loại bỏ một nhà độc tài lâu năm và thành lập chính phủ dân cử đầu tiên trong lịch sử quốc gia. Năm 1950, Guatemala lại chứng kiến một lần đầu tiên khác, khi quyền lực được chuyển giao một cách hòa bình cho tổng thống mới đắc cử, Arbenz. Giới chức Mỹ đã theo dõi các diễn biến ở Guatemala với sự lo lắng và sợ hãi ngày càng tăng cao. Chính phủ Guatemala, đặc biệt là sau khi Arbenz lên nắm quyền vào năm 1950, đã nghiêm túc nỗ lực cải cách ruộng đất và tái phân phối đất cho những người không có đất ở Guatemala. Khi nỗ lực này khiến Công ty United Fruit hùng mạnh thuộc sở hữu của người Mỹ bị mất hàng loạt mẫu đất, các quan chức Mỹ bắt đầu tin rằng chủ nghĩa cộng sản đang hoạt động ở Guatemala. Continue reading “08/07/1954: Đại tá Castillo Armas lên nắm quyền ở Guatemala”

06/07/1946: Ngày sinh George Walker Bush

Nguồn: George Walker Bush is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, George Walker Bush, con trai của Tổng thống tương lai George Herbert Walker Bush, đã được sinh ra tại New Haven, Connecticut.

Năm Bush lên hai tuổi, cha mẹ ông chuyển đến Texas – nơi cha ông làm việc trong ngành dầu mỏ. Bush được đặt biệt danh là “Dubya” vì tên đệm của ông bắt đầu bằng chữ cái “W” – đây cũng là một cách để phân biệt ông với cha mình, người cũng tên là George. Bush con tốt nghiệp Đại học Yale năm 1968, sau đó phục vụ trong Không quân Vệ binh Quốc gia (Air National Guard) bang Texas, là phi công lái chiến đấu cơ F-102. Năm 1975, Bush lấy bằng MBA tại Đại học Harvard và nối nghiệp cha mình tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ béo bở. Ông đã tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống thành công của Bush cha vào năm 1988 (cũng như chiến dịch thất bại năm 1992), trở thành chủ sở hữu một phần của đội bóng chày Texas Rangers vào năm 1989 và sau đó đắc cử chức thống đốc bang Texas năm 1994, phục vụ tại vị trí này sáu năm. Continue reading “06/07/1946: Ngày sinh George Walker Bush”

01/07/1898: Trận Đồi San Juan trong Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha

Nguồn: The Battle of San Juan Hill, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, trong một chiến dịch đánh chiếm Santiago de Cuba dưới quyền kiểm soát của Tây Ban Nha trên bờ biển phía nam Cuba, Quân đoàn số 5 của Mỹ đã đối đầu với lực lượng của Tây Ban Nha tại làng El Caney và đồi San Juan.

Tháng 05/1898, một tháng sau khi Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bùng nổ, một hạm đội từ Tây Ban Nha vượt Đại Tây Dương đến cập cảng Santiago de Cuba. Lực lượng hải quân áp đảo của Mỹ cũng đến ngay sau đó và nhanh chóng phong tỏa lối vào bến cảng. Sang tháng 6, Quân đoàn số 5 đổ bộ lên Cuba với mục đích hành quân đến Santiago và phát động một chiến dịch tấn công phối hợp trên bộ và trên biển vào căn cứ của Tây Ban Nha. Trong số các binh sĩ mặt đất của Mỹ có nhóm “Những Kỵ binh Đại tài” (Rough Riders) do Theodore Roosevelt chỉ huy – tập hợp các cao bồi miền Tây và quý tộc miền Đông nước Mỹ – với tên gọi chính thức là Lực lượng Kỵ binh Tình nguyện số 1. Continue reading “01/07/1898: Trận Đồi San Juan trong Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha”

27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc

Nguồn: President Truman orders U.S. forces to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman thông báo rằng ông đang ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân Mỹ đến Hàn Quốc để hỗ trợ quốc gia dân chủ này trong việc đẩy lùi cuộc xâm lược của cộng sản Triều Tiên. Ông giải thích, nước Mỹ đang tiến hành chiến dịch quân sự lớn nhằm thực thi một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch và ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á. Ngoài việc triển khai lực lượng Mỹ đến Hàn Quốc, Truman còn cho triển khai Hạm đội 7 đến Formosa (Đài Loan) để đề phòng sự xâm lược từ Trung Quốc cộng sản và ra lệnh tăng tốc viện trợ quân sự cho quân Pháp đang chống lại lực lượng du kích cộng sản ở Việt Nam. Continue reading “27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc”

26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu giết George H.W. Bush

Nguồn: President Clinton punishes Iraq for plot to kill George H.W. Bush, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, để trả đũa cho một âm mưu của Iraq nhằm ám sát cựu Tổng thống George H.W. Bush trong chuyến thăm Kuwait hồi tháng 4, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh cho các tàu chiến Mỹ bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào trụ sở của cơ quan tình báo Iraq ở trung tâm thành phố Baghdad. Continue reading “26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu giết George H.W. Bush”

12/06/2017: Otto Warmbier trở về nhà trong tình trạng hôn mê

Nguồn: Otto Warmbier returns from North Korean prison in a coma, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, Otto Warmbier, một sinh viên 22 tuổi bị bắt giam ở Triều Tiên 17 tháng trước đó, đã trở về Mỹ trong tình trạng hôn mê. Việc Warmbier được trở về nhà đã đánh dấu sự ấm lên trong quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên – nước khét tiếng với những vụ vi phạm nhân quyền trên diện rộng, đồng thời cũng thu hút sự chú ý của dư luận bởi cách mà Triều Tiên đối xử với tù nhân người nước ngoài.

Sau năm ngày lưu lại Triều Tiên trong một chuyến đi chơi mạo hiểm, cậu sinh viên Đại học Virginia đã bị bắt tại sân bay Bình Nhưỡng vào tháng 1/2016 vì tình nghi đã lấy cắp một tấm áp phích tuyên truyền từ phòng khách sạn của mình. Phiên tòa xét xử Warmbier chỉ kéo dài một giờ, và cậu nhanh chóng bị kết án 15 năm lao động khổ sai trong nhà tù Triều Tiên. Đến tháng 3 năm đó, cậu đã rơi vào hôn mê. Continue reading “12/06/2017: Otto Warmbier trở về nhà trong tình trạng hôn mê”

29/05/1780: Đại tá Tarleton tàn sát lính Ái Quốc tại South Carolina

Nguồn: British Colonel Tarleton gives “quarter” in South Carolina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1780, cách hành xử của Đại tá Anh Banastre Tarleton và toán lính Trung Quân của ông với các tù nhân của phe Ái Quốc đã dẫn đến sự ra đời của một cụm từ lên án sự tàn bạo của người Anh trong suốt phần còn lại của Chiến tranh giành độc lập của Mỹ: Tarleton’s Quarter (nghĩa đen: “Lòng Nhân từ của Tarleton”).

Sau khi Charleston đầu hàng vào ngày 12/05 – và Trung đoàn Virginia Số 3, do Đại tá Abraham Buford chỉ huy, trở thành lực lượng duy nhất của phe Ái Quốc còn sót lại ở South Carolina –Tarleton nhận nhiệm vụ tiêu diệt bất kỳ đợt kháng cự nào của cư dân thuộc địa. Tại Waxhaws, biên giới với North Carolina, một đội kỵ binh do người của Tarleton phụ trách đã đè bẹp 350 lính Ái Quốc còn lại dưới quyền của Buford. Tarleton và các thành viên Trung Quân dưới quyền của ông vẫn lạnh lùng bắn vào những người Ái Quốc ngay cả khi họ đã đầu hàng, một hành động đã dẫn đến sự ra đời của cụm từ “Lòng Nhân từ của Tarleton” – đối với phe Ái Quốc, nó mang nghĩa là cái chết tàn bạo dưới tay của một kẻ thù hèn nhát. Continue reading “29/05/1780: Đại tá Tarleton tàn sát lính Ái Quốc tại South Carolina”

20/05/1969: Trận “Đồi Thịt Băm” kết thúc

Nguồn: Battle for “Hamburger Hill” ends after 10 grueling days, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, sau 10 ngày và 10 cuộc tấn công đẫm máu, lính Mỹ và Việt Nam Cộng hòa cuối cùng cũng giành được Cao điểm 937 (Hill 937) ở miền Nam. Những người Mỹ tham chiến đã gọi Cao điểm 937 là “Đồi Thịt Băm” (Hamburger Hill) bởi vì tỷ lệ thương vong quá lớn trong chuỗi trận đánh này khiến họ liên tưởng đến một chiếc cối xay thịt.

Mỹ đã ra lệnh chiếm Cao điểm 937, nằm cách biên giới Lào một dặm về phía đông, trong Chiến dịch Apache Snow, một nhiệm vụ nhằm hạn chế lính Bắc Việt xâm nhập từ Lào, đe dọa đến Huế ở phía đông bắc và Đà Nẵng ở phía đông nam. Ngày 10/05, theo sau các đợt không kích và pháo kích, một lực lượng bộ binh do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên vào cứ điểm của Bắc Việt, nhưng sớm đối mặt với thương vong nặng nề và buộc phải lùi lại. Continue reading “20/05/1969: Trận “Đồi Thịt Băm” kết thúc”

11/05/1987: ‘Đồ tể Lyon’ ra tòa vì tội ác chiến tranh sau 40 năm lẩn trốn

Nguồn: “Butcher of Lyon,” former Nazi Gestapo chief, charged with war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, Klaus Barbie – người đứng đầu đơn vị Cảnh sát Mật của Đức Quốc Xã, Gestapo, tại Lyon, Pháp – đã bị đưa ra xét xử ở Lyon, hơn bốn thập niên sau khi Thế chiến II kết thúc. Ông ta phải đối mặt với bản cáo trạng gồm 177 tội ác chống lại loài người.

Với tư cách là lãnh đạo của Gestapo ở Lyon, Barbie đã ra lệnh đưa 7.500 người Pháp gốc Do Thái hoặc các thành viên lực lượng Kháng chiến Pháp đến trại tập trung, đồng thời cho hành quyết khoảng 4.000 người khác. Ngoài ra, ông ta còn đích thân tra tấn và hành quyết nhiều tù nhân. Năm 1943, ông ta bắt được Jean Moulin, thủ lĩnh của Kháng chiến Pháp, và đã chỉ thị đánh cho Moulin chết từ từ. Năm 1944, ông ta tiến hành vây bắt 44 đứa trẻ người Do Thái và 7 giáo viên khi họ trốn trong một ngôi trường nội trú ở Izieu và đưa toàn bộ nhóm này đến trại tử thần Auschwitz. Trong số 51 người bị bắt hôm ấy, chỉ có duy nhất một giáo viên sống sót. Tháng 08/1944, khi quân Đức chuẩn bị rút khỏi Lyon, Barbie cho tổ chức một chuyến tàu cuối cùng đưa hàng trăm người đến trại tử thần. Continue reading “11/05/1987: ‘Đồ tể Lyon’ ra tòa vì tội ác chiến tranh sau 40 năm lẩn trốn”

08/05/1792: Mỹ ban hành Đạo luật Dân quân

Nguồn: Militia Act establishes conscription under federal law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1792, Quốc hội Mỹ đã thông qua phần thứ hai của Đạo luật Dân quân (Militia Act), yêu cầu mọi công dân nam da trắng tự do, đang cư trú tại các bang, trong độ tuổi từ 18 đến dưới 45, phải ghi danh tham gia lực lượng dân quân.

Sáu ngày trước đó, Quốc hội đã trao cho tổng thống quyền tập hợp lực lượng dân quân. Sự kiện Nổi dậy Shay (Shay’s Rebellion) – một cuộc biểu tình chống lại việc đánh thuế và truy tố vì nợ ở miền tây Massachusetts vào năm 1786-1787 – lần đầu tiên đã khiến nhiều người Mỹ tin rằng chính phủ liên bang nên được trao quyền để dập tắt nổi loạn tại tiểu bang. Việc Quốc hội Lục địa, chiếu theo Các Điều khoản Hợp bang, không có khả năng ứng phó với cuộc khủng hoảng này là động lực chính cho việc lật đổ chính phủ một cách hòa bình và dẫn đến việc soạn thảo một Hiến pháp Liên bang mới. Continue reading “08/05/1792: Mỹ ban hành Đạo luật Dân quân”

04/05/1970: Vệ binh Quốc gia Mỹ bắn chết 4 sinh viên

Nguồn: National Guard kills four students in Kent State shootings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, tại Kent, Ohio, 28 Vệ binh Quốc gia đã xả súng vào một nhóm người biểu tình chống chiến tranh trong khuôn viên Đại học Kent State, giết chết 4 sinh viên, khiến 8 người khác bị thương và 1 người bị liệt vĩnh viễn. Thảm kịch này được xem là dấu mốc rất quan trọng đối với một quốc gia đang bị chia rẽ bởi cuộc xung đột ở Việt Nam, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy phong trào phản chiến.

Hai ngày trước đó, ngày 02/05, lính Vệ binh Quốc gia đã được triệu tập đến Kent để trấn áp cuộc bạo loạn sinh viên nhằm phản đối Chiến tranh Việt Nam và hành động xâm lược Campuchia của Mỹ. Ngày hôm sau, các cuộc biểu tình rải rác đã bị giải tán bằng hơi cay, và sang ngày 04/05, các lớp học bắt đầu mở cửa trở lại. Đến trưa ngày hôm đó, bất chấp lệnh cấm biểu tình, khoảng 2.000 người vẫn tập trung trong khuôn viên trường. Vệ binh đã đến và ra lệnh cho đám đông giải tán, bắn hơi cay và tấn công các sinh viên với những lưỡi lê gắn trên súng trường của họ. Kiên quyết không chịu nhượng bộ, một số người biểu tình đã đáp trả bằng cách ném đá và chửi bới các binh lính. Continue reading “04/05/1970: Vệ binh Quốc gia Mỹ bắn chết 4 sinh viên”

11/04/2015: Barack Obama và Raúl Castro gặp nhau ở Panama

Nguồn: Barack Obama and Raúl Castro meet in Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, lần đầu tiên sau hơn 50 năm, Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Cuba đã chính thức gặp nhau. Barack Obama và Raúl Castro, em trai của Fidel Castro, người mà phía Mỹ đã cắt đứt liên lạc ngoại giao vào năm 1961, đã bắt tay nhau và bày tỏ sẵn sàng cùng khép lại một trong những mối thâm thù ngoại giao nổi bật nhất thế giới.

Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba sau khi cuộc cách mạng do Castro lãnh đạo đã lật đổ một nhà độc tài được Mỹ hậu thuẫn và thiết lập một chế độ thân thiện hơn với Liên Xô. Trong vòng 50 năm tiếp theo, Mỹ đã tìm cách cô lập Cuba về kinh tế và chính trị; mặc dù không lôi kéo được các quốc gia khác tham gia lệnh cấm vận của mình, nhưng Mỹ vẫn cản trở nghiêm trọng sự phát triển kinh tế của Cuba. Continue reading “11/04/2015: Barack Obama và Raúl Castro gặp nhau ở Panama”

10/04/1963: Tàu ngầm hạt nhâm USS Thresher bị chìm

Nguồn: Atomic submarine USS Thresher sinks in the Atlantic, killing all on board, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, tàu ngầm hạt nhân USS Thresher đã bị chìm ở Đại Tây Dương, khiến toàn bộ 129 thủy thủ và nhân viên dân sự có mặt trên tàu thiệt mạng. Con tàu khi đó bất ngờ chìm sâu xuống đáy biển, khoảng 300 dặm ngoài khơi bờ biển New England.

Tàu Thresher hạ thủy vào ngày 09/07/1960, tại Cảng Hải quân Portsmouth ở New Hampshire. Được chế tạo theo công nghệ tiên tiến, nó là chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp tàu mới, có thể chạy êm hơn và lặn sâu hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào trước đó. Continue reading “10/04/1963: Tàu ngầm hạt nhâm USS Thresher bị chìm”

03/04/1776: Quốc hội Mỹ cho phép tư nhân tấn công tàu Anh

Nguồn: Congress authorizes privateers to attack British vessels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, vì không có đủ kinh phí để xây dựng một lực lượng hải quân mạnh mẽ, Quốc hội Lục địa đã quyết định cho phép tư nhân được tấn công bất kỳ tàu Anh nào mà họ gặp phải.

Trong một dự luật được ký bởi chủ tịch John Hancock, Quốc hội Lục địa đã ban hành “Hướng dẫn cho Chỉ huy các Tàu Tư nhân hoặc Tàu Chiến có Giấy phép Chặn bắt được chiếm giữ các tàu và hàng hóa của Anh”. Giấy phép Chặn bắt (Letters of Marque and Reprisal) là văn bản chính thức mà các chính phủ thế kỷ 18 dùng để ủy quyền cho các tàu thương mại tư nhân (privateers), thay mặt họ tấn công các tàu mang cờ của nước thù địch. Bất kỳ hàng hóa nào mà tàu tư nhân đó chiếm được sẽ được đem chia cho chủ tàu và chính phủ ban hành Giấy phép Chặn bắt. Continue reading “03/04/1776: Quốc hội Mỹ cho phép tư nhân tấn công tàu Anh”

28/03/1915: Công dân Mỹ đầu tiên bị giết trong Thế chiến I

Nguồn: First American citizen killed during WWI, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, công dân Mỹ đầu tiên đã thiệt mạng trong Thế chiến I, cuộc xung đột khi đó đã kéo dài 8 tháng ở châu Âu.

Leon Thrasher, một kỹ sư khai thác mỏ 31 tuổi quê ở Massachusetts, đã chết đuối khi một tàu ngầm Đức, U-28, phóng ngư lôi vào con tàu chở khách Falaba, đang trên đường từ Liverpool đến Tây Phi, ngoài khơi bờ biển nước Anh. Trong số 242 hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu Falaba, đã có 104 người chết đuối. Thrasher, nhân viên làm việc tại Gold Coast ở Tây Phi thuộc Anh, đang trên đường từ Anh trở về Tây Phi với tư cách là một hành khách trên tàu. Continue reading “28/03/1915: Công dân Mỹ đầu tiên bị giết trong Thế chiến I”