07/12/1975: Indonesia xâm lược Đông Timor

East_Timor_Demo

Nguồn:Indonesia invades East Timor,” History.com (truy cập ngày 06/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Rạng sáng ngày mùng 7 tháng 12 năm 1975, quân đội Indonesia đã tiến hành một cuộc xâm lược lớn vào đất nước thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha trên nửa phía Đông của đảo Timor, nằm gần nước Úc trên biển Timor.

Sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi Đông Timor tháng 8 năm 1975, quân đội Indonesia lập tức xâm nhập biên giới đất nước này qua Tây Timor thuộc Indonesia. Ngày 28 tháng 11, lo ngại cuộc xâm lược sắp diễn ra của Indonesia, chính phủ dân cử dân chủ của Đông Timor tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đông Timor. Continue reading “07/12/1975: Indonesia xâm lược Đông Timor”

05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị”

taraki

Nguồn:USSR and Afghanistan sign ‘friendship treaty’,” History.com (truy cập ngày 04/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1978, trong một nỗ lực chống đỡ cho chế độ thân Liên Xô không được lòng dân ở Afghanistan, Liên Xô đã ký một “hiệp ước hữu nghị” với chính phủ nước này, chấp thuận cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự. Hiệp ước này đưa Liên Xô tiến một bước gần hơn tới sự can thiệp thất bại thảm hại của họ vào cuộc nội chiến Afghanistan giữa chính phủ cộng sản được Liên Xô hậu thuẫn và quân nổi dậy Hồi giáo, được gọi là Mujahideen, chính thức bùng nổ từ năm 1979. Continue reading “05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị””

04/12/1992: Mỹ đưa quân tới Somalia

US troops in Somalia

Nguồn:Bush orders U.S. troops to Somalia,” History.com (truy cập ngày 03/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1992, Tổng thống Mỹ George H. W. Bush đã ra lệnh đưa 28.000 lính tới Somalia, đất nước Đông Phi đang bị chiến tranh tàn phá, nơi các lãnh chúa đối đầu nhau đang ngăn chặn việc phân phối viện trợ nhân đạo cho hàng ngàn người Somali thiếu đói. Trong sứ mệnh quân sự mà ông mô tả là “công việc của Chúa,” Bush nói rằng nước Mỹ phải hành động để cứu giúp sinh mạng của hơn một triệu người dân Somalia, nhưng trấn an người Mỹ rằng “chiến dịch này không phải là không có giới hạn” và “chúng ta sẽ không ở lại thêm một ngày nào không cần thiết.” Thật không may, đội quân nhân đạo của Mỹ đã bị cuốn vào cuộc xung đột chính trị của Somalia, và sứ mệnh gây tranh cãi này đã kéo dài tới 15 tháng trước khi bị Tổng thống Bill Clinton đột ngột chấm dứt năm 1993. Continue reading “04/12/1992: Mỹ đưa quân tới Somalia”

Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU

07212014_Putin_European_Union

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “The Kremlin’s Tragic Miscalculation,” Project Syndicate, 03/11/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự gây hấn của Nga đối với Ukraine là một trong những bi kịch lớn của thời đại chúng ta, không chỉ vì phí tổn nhân lực khổng lồ mà còn vì nó hoàn toàn vô nghĩa. Thực vậy, các nhà lãnh đạo Nga về cơ bản đã đánh giá sai ý định của phương Tây và tạo ra một cuộc đối đầu hoàn toàn không cần thiết khiến lợi ích của cả hai bên đều bị hủy hoại.

Nga và phương Tây – với nền kinh tế liên kết chặt chẽ lẫn nhau và nhiều mục tiêu chính trị chung ở châu Âu và xa hơn nữa – có nhiều lợi ích từ một mối quan hệ hợp tác hòa bình. Nhưng thay vì hợp tác với các cường quốc phương Tây nhằm tăng cường thịnh vượng chung, điện Kremlin lại quay lưng với các đối tác của nó ở nước ngoài. Continue reading “Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU”

03/12/1912: Chiến tranh Balkan lần I đình chiến

Tropas-otomanas

Nguồn:First Balkan War ends,” History.com (truy cập ngày 02/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1912, Bulgaria, Serbia, Hy Lạp, và Montenegro đã ký một hiệp ước đình chiến với Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc Chiến tranh Balkan lần I. Trong cuộc xung đột kéo dài hai tháng, một liên minh quân sự giữa Hy Lạp, Serbia, Bulgaria, và Montenegro – được gọi là Liên minh Balkan – đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi mọi vùng lãnh thổ châu Âu trước đây của đế quốc Ottoman, ngoại trừ Constantinople (nay là Istanbul). Vào tháng 1 năm 1913, một cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cuộc chiến tiếp tục bùng nổ, nhưng Liên minh Balkan sau này đã giành được chiến thắng một lần nữa. Continue reading “03/12/1912: Chiến tranh Balkan lần I đình chiến”

01/12/1964: Hoa Kỳ lên kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam

President-Johnson

Nguồn:Johnson Administration makes plans to bomb North Vietnam,” History.com (truy cập ngày 30/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai cuộc họp diễn ra vào ngày này năm 1964 và hai ngày sau đó tại Nhà Trắng, sau khi tranh luận, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và các cố vấn cấp cao của ông đã đồng ý tiến hành một kế hoạch ném bom gồm hai giai đoạn vào Bắc Việt Nam.

Theo kế hoạch này, giai đoạn I sẽ bao gồm các cuộc không kích của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ nhằm vào các tuyến đường xâm nhập và các cơ sở dọc biên giới Lào. Giai đoạn II sẽ mở rộng các cuộc không kích sang nhiều mục tiêu khác ở Bắc Việt Nam. Các cố vấn “diều hâu” hơn của Mỹ – đặc biệt là Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân – đề nghị một loạt các cuộc tấn công trực tiếp và mạnh mẽ hơn nhằm vào nhiều mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam, trong khi các cố vấn “bồ câu” đã nghi ngờ việc liệu chiến dịch ném bom này có thể có bất cứ tác động nào tới sự hỗ trợ của Hà Nội cho cuộc chiến hay không. Continue reading “01/12/1964: Hoa Kỳ lên kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam”

Yếu tố chính trị của Hiệp định TPP

5310

Nguồn: Koichi Hamada, “The Fraught Politics of the TPP,” Project Syndicate, 31/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 10 vừa qua, 12 quốc gia ở hai bên bờ Thái Bình Dương đã hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) lịch sử. Phạm vi của TPP rất lớn. Nếu được phê chuẩn và triển khai thực hiện, nó sẽ có tác động to lớn đối với thương mại và dòng vốn dọc theo Vành đai Thái Bình Dương. Thật vậy, nó sẽ góp phần vào quá trình chuyển đổi liên tục của trật tự quốc tế. Thật không may, liệu điều này sẽ có xảy ra hay không vẫn còn chưa chắc chắn.

Khía cạnh kinh tế học về thương mại và tài chính tạo nên nền tảng của TPP khá đơn giản, và đã được biết đến từ khi nhà kinh tế chính trị học người Anh David Ricardo mô tả chúng trong thế kỷ 19. Bằng cách cho phép các quốc gia tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình, tự do hóa thương mại và đầu tư đem lại lợi ích kinh tế ròng, mặc dù nó có thể làm tổn thương các nhóm nhất định vốn được hưởng lợi từ sự bảo hộ thuế quan trước đây. Continue reading “Yếu tố chính trị của Hiệp định TPP”

30/11/1993: Mỹ ban hành Luật Brady về kiểm soát súng

Nguồn:Brady Bill signed into law,” History.com (truy cập ngày 29/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1993, trong một buổi lễ có sự tham dự của James S. Brady, Tổng thống Bill Clinton đã ký dự luật Brady về kiểm soát súng ngắn. Luật này yêu cầu khách hàng mua súng ngắn phải đợi năm ngày làm việc trong khi chính quyền kiểm tra lý lịch khách hàng, dựa vào đó việc mua bán sẽ được phê duyệt hoặc bị cấm theo một tập hợp các tiêu chí.[1]

Năm 1981, James S. Brady, thư ký báo chí của Tổng thống Ronald Reagan, đã bị John Hinckley con bắn vào đầu khi tên này cố gắng ám sát Tổng thống Reagan bên ngoài một khách sạn ở Washington, D.C. Bản thân Reagan cũng trúng đạn ở phổi trái nhưng đã hồi phục và trở lại Nhà Trắng chỉ trong hai tuần. Bị thương nặng nhất trong vụ tấn công, Brady từng bị tuyên bố là đã chết trong bệnh viện nhưng đã sống sót và bắt đầu phục hồi ấn tượng từ chấn thương não gây suy nhược sức khỏe của ông. Continue reading “30/11/1993: Mỹ ban hành Luật Brady về kiểm soát súng”

29/11/1947: Liên Hợp Quốc bỏ phiếu phân vùng Palestine

israel-palestine-flag

Nguồn:U.N. votes for partition of Palestine,” History.com (truy cập ngày 28/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, bất chấp sự phản đối từ phía các nước Ả-rập, Liên Hợp Quốc đã tiến hành bỏ phiếu về việc phân vùng Palestine và thành lập một nhà nước Do Thái độc lập.

Cuộc xung đột hiện đại giữa người Do Thái và người Ả-rập ở Palestine bắt nguồn từ những năm 1910, khi cả hai nhóm tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Anh này. Người Do Thái là những người phục quốc (Zionist), di dân từ châu Âu và Nga về quê hương cổ xưa của mình để thành lập một nhà nước Do Thái. Người Ả-rập Palestine bản địa đã tìm cách ngăn chặn cuộc di cư của người Do Thái và thiết lập một nhà nước Palestine thế tục. Continue reading “29/11/1947: Liên Hợp Quốc bỏ phiếu phân vùng Palestine”

28/11/1989: Tiệp Khắc bãi bỏ chế độ chính trị độc đảng

Havel 1989

Nguồn:Czechoslovakian Communist Party gives up monopoly on political power,” History.com (truy cập ngày 27/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, trong bối cảnh phải đối mặt với sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở các nước láng giềng và ngày càng nhiều cuộc biểu tình nổ ra trên các đường phố, các quan chức của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tuyên bố họ sẽ từ bỏ sự độc quyền của mình đối với quyền lực chính trị. Các cuộc bầu cử được tổ chức trong tháng 12 năm đó đã thành lập nên chính phủ phi cộng sản đầu tiên của đất nước này sau hơn 40 năm. Continue reading “28/11/1989: Tiệp Khắc bãi bỏ chế độ chính trị độc đảng”

27/11/1095: Giáo hoàng Urban II phát động thập tự chinh

council-of-clermont

Nguồn:Pope Urban II orders first Crusade,” History.com (truy cập ngày 26/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1095, trong bài phát biểu được cho là có ảnh hưởng nhất trong thời Trung cổ, Giáo hoàng Urban II đã phát động các cuộc thập tự chinh bằng cách kêu gọi tín đồ Cơ đốc giáo ở châu Âu tiến hành cuộc chiến chống người Hồi giáo nhằm giành lại vùng Đất Thánh, với lời kêu gọi “Deus vult!,” có nghĩa là “Thiên Chúa muốn thế!”

Sinh năm 1042 với tên Odo ở vùng Lagery (Pháp), Urban được bảo trợ bởi nhà cải cách vĩ đại, Giáo hoàng Gregory VII. Cũng như Gregory, Urban lấy cải cách nội bộ làm trọng tâm, lên án việc bán chức và lạm quyền của các linh mục vốn đang phổ biến trong giáo hội thời Trung cổ. Urban chứng tỏ mình là một giáo sĩ khôn khéo và quyền lực, và khi lên ngôi Giáo hoàng năm 1088, Urban đã sử dụng tài quản trị của mình để làm suy yếu sự ủng hộ dành cho các đối thủ, đáng chú nhất là Giáo hoàng Clement III. Continue reading “27/11/1095: Giáo hoàng Urban II phát động thập tự chinh”

25/11/1999: Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ

Logo-Stop-Violence-Against-Women

Nguồn:International day to eliminate violence against women,” History.com (truy cập ngày 24/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1999, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết lấy ngày 25 tháng 11 hàng năm làm Ngày Quốc tế về Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ. Nghị quyết này, được đưa lên bởi Cộng hòa Dominica, nhằm kỷ niệm ngày ba chị em Maria, Teresa, và Minerva Mirabel bị sát hại dã man (theo lệnh của Tổng thống độc tài Dominica Rafael Trujillo) năm 1960. Trong khi phụ nữ ở các nước châu Mỹ Latinh và vùng Caribê đã kỷ niệm ngày này kể từ năm 1981, đến năm 1999 nó mới được tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận. Continue reading “25/11/1999: Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ”

24/11/1969: Mỹ tuyên bố xét xử chỉ huy vụ thảm sát Mỹ Lai

william-calley-1971

Nguồn:U.S. Army announces Calley will be tried,” History.com (truy cập ngày 23/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1969, các quan chức quân đội Mỹ chính thức tuyên bố Trung úy William L. Calley – chỉ huy đại đội Charlie gây ra vụ thảm sát Mỹ Lai – sẽ được đưa ra tòa án binh xét xử với cáo cuộc sát hại 109 dân thường Việt Nam tại làng Mỹ Lai, Quảng Ngãi.

Tháng 4 năm 1968, tại Washington, Bộ trưởng Stanley Resor và Tham mưu trưởng William C. Westmoreland của Lục quân Hoa Kỳ đã thông báo chỉ định Trung tướng William R. Peers “tìm hiểu bản chất và phạm vi” của điều tra ban đầu về vụ thảm sát Mỹ Lai. Bản điều tra ban đầu, được thực hiện bởi một đơn vị có liên quan đến vụ việc, đã kết luận rằng không có cuộc thảm sát nào diễn ra, và không có hành động nào khác được tiến hành. Continue reading “24/11/1969: Mỹ tuyên bố xét xử chỉ huy vụ thảm sát Mỹ Lai”

Gốc rễ của làn sóng khủng bố chống phương Tây

More-jihadists

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Western Roots of Anti-Western Terror,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công kinh hoàng của Nhà nước Hồi giáo ở Paris đưa ra một lời nhắc nhở rõ ràng rằng các nước phương Tây không thể hạn chế được – chưa nói đến miễn nhiểm khỏi – những hậu quả không mong muốn của sự can thiệp của họ ở Trung Đông. Sự tan rã của Syria, Iraq, và Libya, cùng với cuộc nội chiến đang xé nát Yemen, đã tạo ra những chiến trường giết chóc khổng lồ, làm dấy lên những làn sóng người tị nạn, và kích động những chiến binh Hồi giáo cực đoan, những kẻ sẽ tiếp tục là một mối đe dọa đối với an ninh quốc tế trong nhiều năm tới. Và phương Tây có liên quan rất lớn tới điều này.

Rõ ràng, sự can thiệp của phương Tây vào Trung Đông không phải là hiện tượng mới. Trừ những trường hợp ngoại lệ của Iran, Ai Cập, và Thổ Nhĩ Kỳ, mọi cường quốc khu vực ở Trung Đông đều là một cấu trúc hiện đại được tạo ra chủ yếu bởi Anh và Pháp. Các cuộc can thiệp do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq kể từ năm 2001 chỉ đại diện cho nỗ lực gần đây nhất của các cường quốc phương Tây nhằm định hình địa chính trị của khu vực. Continue reading “Gốc rễ của làn sóng khủng bố chống phương Tây”

Phương Tây đoàn kết với Putin để chống khủng bố?

1027784751

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “United With Putin Against Terror?Project Syndicate, 18/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa tuyên bố ông sẽ “tìm và trừng phạt” những kẻ chịu trách nhiệm cho việc sử dụng một quả bom tự tạo để hạ một máy bay Nga tại Ai Cập khiến 224 người thiệt mạng hồi tháng 10. Thời điểm ông đưa ra tuyên bố, chỉ vài ngày sau khi những kẻ khủng bố sử dụng bom tự sát và súng AK để sát hại 129 người ở Paris, không phải là tình cờ. Putin thấy một lối dẫn tới phương Tây, và ông muốn tận dụng lợi thế của nó. Phương Tây không nên từ chối Putin.

Trong nhiều tuần qua, chính phủ Nga dường như lúng túng tìm phản ứng thích hợp trước vụ tai nạn máy bay, như thể lo ngại rằng những cái chết kia sẽ được đổ lỗi cho quyết định can thiệp vào cuộc nội chiến Syria của mình. Tuy nhiên, cuộc đổ máu ở Pháp đã làm thay đổi hoàn toàn tính toán, hướng tới khả năng diễn ra một sự xích lại gần nhau giữa Nga và phương Tây. Bằng cách tấn công Paris, Nhà nước Hồi giáo đã biến cuộc chiến ở Syria thành một cuộc xung đột toàn cầu. Và như màn trình diễn của Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng tỏ, Nga chắc chắn đang tham chiến. Continue reading “Phương Tây đoàn kết với Putin để chống khủng bố?”

21/11/1970: Quân đội Hoa Kỳ tập kích Trại tù Sơn Tây

SonTayPrisonCamp

Nguồn:U.S. force raids Son Tay prison camp,” History.com (truy cập ngày 20/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1970, một lực lượng gồm 56 lính đặc nhiệm, 92 phi công, và 29 máy bay của Lục quân và Không quân Hoa Kỳ do Đại tá Arthur D. “Bull” Simons dẫn đầu đã tiến hành tập kích trại tù Sơn Tây, cách Hà Nội 50 kilômét về phía Tây, trong một nỗ lực nhằm giải cứu 70 đến 100 tù nhân Mỹ nghi là bị giam giữ tại đây.

Nhiệm vụ giải cứu này – có tên Chiến dịch Bờ Biển Ngà – được lên kế hoạch từ tháng 6 năm 1970. Theo kế hoạch, một nhóm Đặc nhiệm Hoa Kỳ sẽ bay tới Sơn Tây bằng trực thăng và hạ cánh bên trong khu trại tù. Một nhóm đặc nhiệm hạ cánh bên trong sẽ đổ quân khỏi trực thăng và vô hiệu hóa mọi kháng cự của trại tù, trong khi các nhóm đặc nhiệm khác hạ cánh bên ngoài tường rào sẽ đột nhập vào và hoàn tất cuộc giải cứu. Continue reading “21/11/1970: Quân đội Hoa Kỳ tập kích Trại tù Sơn Tây”

20/11/1945: Tòa án Nuremberg bắt đầu xét xử

Nguồn:Nuremberg war-crimes trials begin,” History.com (truy cập ngày 19/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, một tòa án quân sự của Hoa Kỳ, Pháp, và Liên Xô ở Nuremberg, Đức đã bắt đầu tiến hành một loạt phiên tòa xét xử các bị cáo tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã trong Thế chiến II. 24 cựu quan chức Đức Quốc xã đã bị đưa ra xét xử, và sau khi phiên tòa kết thúc một năm sau đó, một nửa trong số đó bị kết án tử hình bằng cách treo cổ.

Những phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh này được trao quyền theo Hiệp định London, được Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô, và chính phủ lâm thời của Pháp ký vào tháng 8 năm 1945. Ở thời điểm đó người ta thống nhất rằng các quan chức phe Trục tiến hành các tội ác chiến tranh vượt ra ngoài một khu vực địa lý cụ thể sẽ được xét xử bởi một tòa án chiến tranh quốc tế (phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật Bản sẽ được tổ chức tại Tokyo – Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông). 19 quốc gia khác sau này cũng tham gia hiệp định này. Continue reading “20/11/1945: Tòa án Nuremberg bắt đầu xét xử”

19/11/1942: Liên Xô phản công Đức tại Stalingrad

Stalingrad Battle

Nguồn:Soviet counterattack at Stalingrad,” History.com (truy cập ngày 18/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1942, Hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Georgi Zhukov đã mở chiến dịch Sao Thiên Vương, cuộc phản công lớn giúp xoay chuyển tình thế sang hướng có lợi cho Liên Xô so với Đức trong trận Stalingrad (17/07/1942–02/02/1943).

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, bất chấp những điều khoản của Hiệp ước Xô-Đức 1939, Đức Quốc xã vẫn phát động một cuộc xâm lược lớn vào Liên Xô. Được hỗ trợ bởi lực lượng không quân tinh nhuệ, quân đội Đức nhanh chóng tràn vào lãnh thổ Liên Xô, gây tổn thất rất lớn cho Hồng quân và nhân dân Xô viết. Với sự hỗ trợ của quân đội các nước đồng minh phe Trục, Đức đã chinh phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn, và bao vây các thành phố lớn của Liên Xô là Leningrad và Moskva vào giữa tháng 10 cùng năm. Tuy nhiên, phía Liên Xô đã cầm cự được, và mùa đông sắp đến đã buộc Đức phải tạm dừng cuộc tấn công. Continue reading “19/11/1942: Liên Xô phản công Đức tại Stalingrad”

Cách tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo

1844

Nguồn: Richard N. Haass, “After Paris,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công ở Paris của những cá nhân có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo ngay sau các vụ đánh bom ở Beirut và tai nạn của một máy bay Nga trên bán đảo Sinai đã củng cố thực tế rằng mối đe dọa khủng bố đã bước vào một giai đoạn mới và thậm chí nguy hiểm hơn. Chỉ có thể phỏng đoán tại sao Nhà nước Hồi giáo quyết định dàn dựng những cuộc tấn công vào thời điểm này. Có thể là do nó đang mở rộng ra toàn cầu để bù đắp cho những mất mát lãnh thổ gần đây ở Iraq. Nhưng dù lý do là gì thì điều chắc chắn là cần phải có một phản ứng rõ ràng từ thế giới.

Trên thực tế, thách thức mà Nhà nước Hồi giáo đặt ra đòi hỏi phải có một số phản ứng khác nhau, do không có chính sách riêng lẻ nào hứa hẹn là đủ. Cần có nhiều nỗ lực trong nhiều lĩnh vực. Continue reading “Cách tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo”

17/11/1869: Khánh thành Kênh đào Suez

Suez

Nguồn:Suez Canal opens,” History.com (truy cập ngày 16/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1869, kênh đào Suez nối liền Địa Trung Hải với biển Đỏ được khánh thành trong một buổi lễ công phu có sự tham dự của Hoàng hậu Pháp Eugénie, vợ của Napoléon III.

Năm 1854, cựu lãnh sự Pháp tại Cairo Ferdinand de Lesseps đã đạt được một thỏa thuận với toàn quyền Ottoman tại Ai Cập để xây dựng một kênh đào kéo dài 100 dặm qua eo đất Suez. Một nhóm kỹ sư quốc tế đã lên kế hoạch xây dựng, và đến năm 1856 Công ty Kênh đào Suez được thành lập và được cấp quyền khai thác kênh đào trong 99 năm sau khi hoàn thành công trình. Continue reading “17/11/1869: Khánh thành Kênh đào Suez”