29/07/1958: NASA được thành lập

Nguồn: NASA created, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, Quốc Hội Mỹ đã thông qua đạo luật thành lập Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (National Aeronautics and Space Administration, NASA), một cơ quan dân sự chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động không gian của Mỹ. Kể từ đó, NASA đã hỗ trợ một loạt các chuyến thám hiểm không gian có lẫn không có người lái, giúp mang lại nhiều thông tin quan trọng về Hệ Mặt trời và vũ trụ. Cơ quan này cũng đã phóng rất nhiều vệ tinh quay quanh Trái Đất – chúng giữ trò quan trọng trong mọi việc, từ dự báo thời tiết, dẫn đường, đến thông tin liên lạc toàn cầu.

NASA được thành lập nhằm đáp lại vụ phóng vệ tinh đầu tiên của Liên Xô vào ngày 04/10/1957, Sputnik I. Vệ tinh nặng 183 pound, có kích thước như quả bóng rổ đã quay thành công quanh Trái Đất trong 98 phút. Continue reading “29/07/1958: NASA được thành lập”

27/07/1794: Robespierre bị lật đổ ở Pháp

Nguồn: Robespierre overthrown in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1794, Maximilien Robespierre, kiến trúc sư Thời kỳ Khủng bố (La Terreur) của Cách mạng Pháp, đã bị Quốc Ước lật đổ và bắt giữ. Là thành viên lãnh đạo Ủy ban An toàn Công cộng (Comité de salut public) từ năm 1793, Robespierre đã ủng hộ hành quyết, chủ yếu bằng máy chém, hơn 17.000 kẻ thù của Cách mạng. Một ngày sau khi bị bắt, Robespierre cùng 21 trong số những cận thần của ông đã bị chém đầu trước một đám đông đầy hả hê tại Quảng trường Cách mạng (Quảng trường Concorde), Paris.

Robespierre sinh tại Arras, Pháp, vào năm 1758. Ông theo học ngành luật nhờ đạt học bổng, đến năm 1789 thì được bầu làm đại diện của thường dân Arras trong Hội nghị các Đẳng cấp. Sau khi Đẳng cấp thứ ba, gồm các thường dân và các giáo sĩ cấp thấp, tuyên bố thành lập Quốc Hội Lập hiến, Robespierre đã trở thành một thành viên nổi bật của cơ quan Cách mạng. Continue reading “27/07/1794: Robespierre bị lật đổ ở Pháp”

24/07/1915: Hơn 800 người chết đuối trong vụ lật tàu Eastland

Nguồn: Hundreds drown in Eastland disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, tàu hơi nước Eastland đã bị lật trên sông Chicago, khiến cho khoảng 800 – 850 hành khách đang đi dã ngoại trên tàu bị chết đuối. Nguyên nhân gây ra thảm họa là do lỗi nghiêm trọng trong thiết kế của con tàu, vốn đã được xác định từ trước nhưng không bao giờ được khắc phục.

Eastland thuộc sở hữu của Công ty Tàu hơi nước St. Joseph-Chicago và thu lợi nhuận từ việc đưa đón hành khách từ Chicago đến các địa điểm dã ngoại trên bờ Hồ Michigan. Khi con tàu được hạ thủy vào năm 1903, nó được thiết kế để chở 650 hành khách, nhưng việc cải tạo và trang bị thêm vào năm 1913 đã cho phép nó chở được 2.500 người. Cùng năm đó, một kiến trúc hải quân đã cảnh báo với các quan chức rằng con tàu cần được sửa chữa, ông nói rõ: trừ khi các khiếm khuyết về cấu trúc được khắc phục để tránh việc tàu lật, nếu không có thể sẽ xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Continue reading “24/07/1915: Hơn 800 người chết đuối trong vụ lật tàu Eastland”

22/07/1916: Đánh bom Ngày chuẩn bị tham chiến ở San Francisco

Nguồn: Preparedness Day bombing in San Francisco, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, cuộc diễu hành lớn được tổ chức ở San Francisco, California, nhằm kỷ niệm Ngày Chuẩn bị (Preparedness Day), trước khi Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I, đã bị gián đoạn bởi vụ nổ gây ra bởi một quả bom giấu trong một chiếc vali, làm chết 10 người và bị thương 40 người khác.

Mùa hè năm 1916, giữa bối cảnh Thế chiến I bùng nổ ở châu Âu, khi tàu Mỹ và các tàu trung lập khác liên tục bị tàu ngầm Đức đe dọa, nhiều người Mỹ đã thấy rõ rằng đất nước của họ không thể đứng bên lề lâu hơn được nữa. Với suy nghĩ này, các nhân vật hàng đầu trong giới kinh doanh ở thành phố San Francisco đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc diễu hành nhằm tôn vinh sự chuẩn bị của quân đội Mỹ. Continue reading “22/07/1916: Đánh bom Ngày chuẩn bị tham chiến ở San Francisco”

20/07/1973: Lý Tiểu Long qua đời ở tuổi 32

Nguồn: Actor and martial-arts expert Bruce Lee dies at age 32, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, nam diễn viên kiêm chuyên gia võ thuật Lý Tiểu Long (Bruce Lee) đã qua đời ở Hong Kong ở tuổi 32 vì chứng phù não, nhiều khả năng là do phản ứng với thuốc giảm đau được kê đơn. Trong sự nghiệp ngắn ngủi của mình, ông đã trở thành một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng ở châu Á và sau đó là ở Mỹ.

Lý Tiểu Long, tên thật là Lý Chấn Phiên, sinh ngày 27/11/1940 tại San Francisco, California khi cha ông, một ngôi sao kinh kịch Trung Quốc, đang đi lưu diễn ở Mỹ. Gia đình họ chuyển về Hong Kong năm 1941. Lớn lên, Lý Tiểu Long trở thành một diễn viên nhí, xuất hiện trong khoảng 20 bộ phim Trung Quốc; ông cũng theo học khiêu vũ và luyện Vịnh Xuân Quyền. Năm 1959, Lý Tiểu Long trở lại Mỹ, nơi ông theo học tại Đại học Washington và mở một trường dạy võ thuật ở Seattle. Continue reading “20/07/1973: Lý Tiểu Long qua đời ở tuổi 32”

18/07/1995: Hồi ký ‘Dreams from My Father’ của Barack Obama được xuất bản

Nguồn: Barack Obama’s “Dreams from My Father” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, Dreams from My Father: A Story of Race and Inheritance, hồi ký của Barack Obama, một giáo sư luật lúc bấy giờ còn ít người biết đến, đã được xuất bản. Obama đã viết cuốn sách trước khi bước vào chính trường và 13 năm sau khi nó được xuất bản, ông được bầu làm Tổng thống thứ 44 của Mỹ.

Dreams from My Father kể lại câu chuyện của gia đình Obama – ông sinh năm 1961 ở Hawaii với mẹ là người da trắng đến từ Kansas và cha là người da đen đến từ Kenya. Như những gì Obama viết trong phần giới thiệu, cuốn sách cũng là “hành trình của một cậu bé nhằm tìm kiếm cha mình, và qua đó, cũng là tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống của chính cậu với tư cách là một người Mỹ da đen.” Continue reading “18/07/1995: Hồi ký ‘Dreams from My Father’ của Barack Obama được xuất bản”

17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người

Nguồn: An ammunition ship explodes in the Port Chicago disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một tàu chở đạn đã phát nổ trong lúc đang chất hàng ở Cảng Chicago, California, giết chết 332 người. Khi ấy, chiến dịch quân sự của Mỹ trong Thế chiến II ở Thái Bình Dương đang diễn ra tích cực và người ta cho rằng quy trình kém cỏi và thiếu đào tạo chính là nguyên nhân dẫn đến thảm họa.

Nằm cách San Francisco khoảng 30 dặm về phía bắc, Cảng Chicago được phát triển thành một cơ sở đạn dược khi Kho đạn Hải quân tại Đảo Mare, California, không còn đủ khả năng để tự mình đảm nhiệm toàn bộ nỗ lực chiến tranh. Tính đến mùa hè năm 1944, việc mở rộng cơ sở vật chất ở Cảng Chicago đã cho phép hai tàu có thể cùng lúc bốc dỡ hàng hóa. Các đơn vị Hải quân được phân nhiệm vụ bốc dỡ đạn dược nguy hiểm thường là các đơn vị người Mỹ gốc Phi. Những nhóm này thường không được đào tạo về cách xử lý bom đạn. Ngoài ra, các tiêu chuẩn an toàn cũng đã bị ngó lơ để đáp ứng lịch trình dày đặc nhằm vận chuyển lượng đạn dược khổng lồ. Continue reading “17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người”

15/07/1903: Ford Motor nhận đơn đặt hàng đầu tiên

Nguồn: Ford Motor Company takes its first order, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1903, Ford – công ty xe hơi vừa mới thành lập – đã nhận được đơn đặt hàng đầu tiên từ nha sĩ Ernst Pfenning ở Chicago: một chiếc Model A hai xi-lanh trị giá 850 đô la được trang bị ghế sau. Chiếc xe, sản xuất tại nhà máy của Ford trên Phố Mack (nay là Đại lộ Mack) ở Detroit, đã được giao cho Pfenning chỉ hơn một tuần sau đó.

Henry Ford đã chế tạo chiếc xe chạy bằng xăng đầu tiên của mình – mà ông đặt tên là Quadricycle – ngay trong xưởng phía sau nhà mình vào năm 1896, khi đang làm kỹ sư trưởng cho nhà máy chính của Công ty Đèn điện Edison ở Detroit. Sau hai lần thành lập công ty sản xuất xe hơi thất bại, Ford đã tập hợp được một nhóm 12 cổ đông, bao gồm cả chính ông, để ký các giấy tờ cần thiết nhằm thành lập Công ty Xe hơi Ford vào giữa tháng 06/1903. Continue reading “15/07/1903: Ford Motor nhận đơn đặt hàng đầu tiên”

13/07/2013: Hashtag #BlackLivesMatter lần đầu tiên xuất hiện

Nguồn: The hashtag #BlackLivesMatter first appears, sparking a movement, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2013, bực tức và đau buồn sau khi nghe tin George Zimmerman, người đàn ông Florida đã giết một thiếu niên da đen vào năm 2012, được tha bổng, Alicia Garza, cư dân Oakland, California, đã đăng một thông điệp trên Facebook. Cụm từ “Black Lives Matter” (Mạng sống của người da đen cũng quan trọng) trong bài đăng của cô đã sớm trở thành một khẩu hiệp tập hợp, làm dấy lên một phong trào trên khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Garza cho biết mình “đau buồn sâu sắc” sau khi Zimmerman được trắng án. Cô lại càng buồn hơn khi chứng kiến nhiều người đổ lỗi cho nạn nhân, Trayvon Martin, chứ không phải “căn bệnh” phân biệt chủng tộc. Patrice Cullors, một nhà hoạt động vì cộng đồng ở Los Angeles và là bạn của Garza, đã đọc bài đăng của bạn mình và phản hồi với phiên bản đầu tiên của #BlackLivesMatter. Continue reading “13/07/2013: Hashtag #BlackLivesMatter lần đầu tiên xuất hiện”

11/07/1905: Các thành viên Phong trào Niagara lần đầu gặp nhau

Nguồn: Members of the Niagara Movement meet for the first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, các thành viên của Phong trào Niagara (Niagara Movement) đã lần đầu tiên nhóm họp ở thác Niagara, phần thuộc lãnh thổ Canada. Nhóm học giả, luật sư và doanh nhân người Mỹ gốc Phi này đã gặp gỡ và thảo luận suốt ba ngày để lập ra cái mà sau này sẽ trở thành một tổ chức quyền lực của người da đen thời hậu chế độ nô lệ. Dù chỉ kéo dài vỏn vẹn 5 năm, Phong trào Niagara đã trở thành tiền thân có ảnh hưởng lớn lên phong trào dân quyền giữa thế kỷ 20.

Học giả tích cực hoạt động xã hội W.E.B. Du Bois là thành viên sáng lập của Phong trào Niagara. 29 người đàn ông đã tham dự cuộc họp đầu tiên của phong trào, thảo luận về việc thành lập một tổ chức chống lại sự phân biệt chủng tộc và thúc đẩy việc hòa nhập mạnh mẽ của người Mỹ gốc Phi vào xã hội Mỹ. Continue reading “11/07/1905: Các thành viên Phong trào Niagara lần đầu gặp nhau”

10/07/1850: Millard Fillmore trở thành Tổng thống thứ 13 của Mỹ

Nguồn: Millard Fillmore sworn in as 13th U.S. president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1850, Phó Tổng thống Millard Fillmore đã tuyên thệ nhậm chức trở thành Tổng thống thứ 13 của Mỹ. Một ngày trước đó, Tổng thống Zachary Taylor đã qua đời, năm ngày sau khi ngã khuỵu vì căn bệnh đường ruột nghiêm trọng vào ngày 04/07. Fillmore là người Mỹ thứ hai đảm nhiệm chức vụ Tổng thống sau khi Tổng thống đương nhiệm qua đời. Người đầu tiên là John Tyler, người tuyên thệ trở thành Tổng thống vào năm 1841 sau khi William Henry Harrison qua đời vì bệnh viêm phổi chỉ 30 ngày sau khi nhậm chức.

Fillmore sinh năm 1800, xuất thân khiêm tốn từ một gia đình ở New York. Khi còn trẻ, ông làm nghề quay sợi, đóng tủ áo và giáo viên dạy học. Năm 1823, ông trở thành luật sư và dần nổi tiếng trong Đảng Whig với tư cách là hạ nghị sĩ của bang New York trong Quốc hội trong giai đoạn 1832 – 1842. Năm 1847, ông được bầu làm tổng kiểm toán bang New York và một năm sau đó được chọn làm ứng viên Phó Tổng thống trong liên danh tranh cử của Taylor. Continue reading “10/07/1850: Millard Fillmore trở thành Tổng thống thứ 13 của Mỹ”

08/07/1954: Đại tá Castillo Armas lên nắm quyền ở Guatemala

Nguồn: Colonel Castillo Armas takes power in Guatemala, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Đại tá Carlos Castillo Armas đã được bầu làm Tổng thống Guatemala, sau khi nhóm của ông lật đổ chính quyền của Tổng thống Jacobo Arbenz Guzman hồi cuối tháng 06/1954. Việc Castillo Armas lên nhậm chức là đỉnh cao trong nỗ lực của Mỹ nhằm loại bỏ Arbenz và “cứu” Guatemala khỏi những gì các quan chức Mỹ cho là một nỗ lực của chủ nghĩa cộng sản quốc tế nhằm xây dựng chỗ đứng ở Tây bán cầu.

Năm 1944, cuộc cách mạng tại Guatemala đã loại bỏ một nhà độc tài lâu năm và thành lập chính phủ dân cử đầu tiên trong lịch sử quốc gia. Năm 1950, Guatemala lại chứng kiến một lần đầu tiên khác, khi quyền lực được chuyển giao một cách hòa bình cho tổng thống mới đắc cử, Arbenz. Giới chức Mỹ đã theo dõi các diễn biến ở Guatemala với sự lo lắng và sợ hãi ngày càng tăng cao. Chính phủ Guatemala, đặc biệt là sau khi Arbenz lên nắm quyền vào năm 1950, đã nghiêm túc nỗ lực cải cách ruộng đất và tái phân phối đất cho những người không có đất ở Guatemala. Khi nỗ lực này khiến Công ty United Fruit hùng mạnh thuộc sở hữu của người Mỹ bị mất hàng loạt mẫu đất, các quan chức Mỹ bắt đầu tin rằng chủ nghĩa cộng sản đang hoạt động ở Guatemala. Continue reading “08/07/1954: Đại tá Castillo Armas lên nắm quyền ở Guatemala”

06/07/1946: Ngày sinh George Walker Bush

Nguồn: George Walker Bush is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, George Walker Bush, con trai của Tổng thống tương lai George Herbert Walker Bush, đã được sinh ra tại New Haven, Connecticut.

Năm Bush lên hai tuổi, cha mẹ ông chuyển đến Texas – nơi cha ông làm việc trong ngành dầu mỏ. Bush được đặt biệt danh là “Dubya” vì tên đệm của ông bắt đầu bằng chữ cái “W” – đây cũng là một cách để phân biệt ông với cha mình, người cũng tên là George. Bush con tốt nghiệp Đại học Yale năm 1968, sau đó phục vụ trong Không quân Vệ binh Quốc gia (Air National Guard) bang Texas, là phi công lái chiến đấu cơ F-102. Năm 1975, Bush lấy bằng MBA tại Đại học Harvard và nối nghiệp cha mình tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ béo bở. Ông đã tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống thành công của Bush cha vào năm 1988 (cũng như chiến dịch thất bại năm 1992), trở thành chủ sở hữu một phần của đội bóng chày Texas Rangers vào năm 1989 và sau đó đắc cử chức thống đốc bang Texas năm 1994, phục vụ tại vị trí này sáu năm. Continue reading “06/07/1946: Ngày sinh George Walker Bush”

04/07/1863: Hợp bang miền Nam đầu hàng tại Vicksburg

Nguồn: Confederates surrender at Vicksburg, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, phe Hợp bang miền Nam đã bị chia cắt sau khi Tướng John C. Pemberton đầu hàng trước quân Liên minh miền Bắc dưới quyền Tướng Ulysses S. Grant tại Vicksburg, Mississippi.

Chiến dịch Vicksburg là một trong những chiến dịch thành công nhất của miền Bắc trong Nội chiến Hoa Kỳ. Bất chấp thất bại trong nỗ lực đầu tiên nhằm chiếm thành phố vào mùa đông 1862-1863, Grant đã nhanh chóng nối lại chiến dịch của mình ngay trong mùa xuân. Đô đốc David Porter đưa đội tàu của mình vượt qua các tuyến phòng thủ của Vicksburg vào đầu tháng 5, trong khi Grant hành quân xuống bờ tây của con sông đối diện Vicksburg, vượt sông để sang Mississippi và tiến về phía Jackson. Continue reading “04/07/1863: Hợp bang miền Nam đầu hàng tại Vicksburg”

03/07/1918: Sultan Mohammed V của Đế chế Ottoman qua đời

Nguồn: Mohammed V, sultan of Turkey, dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, khi người Thổ Nhĩ Kỳ còn đang vật lộn trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến chống lại các cường quốc phe Đồng minh Hiệp ước trong Thế chiến I, Mohammed V, sultan (quốc vương) của Đế chế Ottoman, đã qua đời ở tuổi 73.

Sinh năm 1844 tại Constantinople, Mohammed lên ngôi vào năm 1909 sau khi anh trai ông, Abdul Hamid, bị buộc phải thoái vị dưới áp lực của Ủy ban Liên minh và Tiến bộ (Committee of Union and Progress, CUP), một đảng chính trị mới nổi, thường được biết đến với tên gọi Đảng Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ (Young Turks). Continue reading “03/07/1918: Sultan Mohammed V của Đế chế Ottoman qua đời”

01/07/1898: Trận Đồi San Juan trong Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha

Nguồn: The Battle of San Juan Hill, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, trong một chiến dịch đánh chiếm Santiago de Cuba dưới quyền kiểm soát của Tây Ban Nha trên bờ biển phía nam Cuba, Quân đoàn số 5 của Mỹ đã đối đầu với lực lượng của Tây Ban Nha tại làng El Caney và đồi San Juan.

Tháng 05/1898, một tháng sau khi Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bùng nổ, một hạm đội từ Tây Ban Nha vượt Đại Tây Dương đến cập cảng Santiago de Cuba. Lực lượng hải quân áp đảo của Mỹ cũng đến ngay sau đó và nhanh chóng phong tỏa lối vào bến cảng. Sang tháng 6, Quân đoàn số 5 đổ bộ lên Cuba với mục đích hành quân đến Santiago và phát động một chiến dịch tấn công phối hợp trên bộ và trên biển vào căn cứ của Tây Ban Nha. Trong số các binh sĩ mặt đất của Mỹ có nhóm “Những Kỵ binh Đại tài” (Rough Riders) do Theodore Roosevelt chỉ huy – tập hợp các cao bồi miền Tây và quý tộc miền Đông nước Mỹ – với tên gọi chính thức là Lực lượng Kỵ binh Tình nguyện số 1. Continue reading “01/07/1898: Trận Đồi San Juan trong Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha”

29/06/1941: Đức đưa quân tiến sâu vào Liên Xô

Nguồn: Germans advance in USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, một tuần sau khi phát động một cuộc xâm lược lớn vào Liên Xô, các sư đoàn Đức đã có những bước tiến đáng kinh ngạc vào Leningrad, Moskva và Kiev.

Bất chấp việc ký Hiệp ước Bất tương xâm Xô-Đức vào năm 1939, Joseph Stalin biết rằng chiến tranh với Đức Quốc Xã – kẻ thù ý thức hệ tự nhiên của Liên Xô – là không thể tránh khỏi. Năm 1941, ông nhận được báo cáo rằng quân Đức đang tập hợp dọc theo biên giới phía tây của Liên Xô và đã ra lệnh huy động chỉ một phần lực lượng dự bị vì tin rằng lãnh tụ Đức Quốc Xã Adolf Hitler sẽ không bao giờ mở một mặt trận nào khác cho đến khi nước Anh bị khuất phục. Bởi thế, Stalin đã rất ngạc nhiên khi kẻ thù xâm lược ngay từ ngày 22/06/1941. Vào ngày này, 150 sư đoàn Đức đã tràn qua biên giới phía tây dài 1.800 dặm của Liên Xô trong một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử. Continue reading “29/06/1941: Đức đưa quân tiến sâu vào Liên Xô”

27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc

Nguồn: President Truman orders U.S. forces to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman thông báo rằng ông đang ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân Mỹ đến Hàn Quốc để hỗ trợ quốc gia dân chủ này trong việc đẩy lùi cuộc xâm lược của cộng sản Triều Tiên. Ông giải thích, nước Mỹ đang tiến hành chiến dịch quân sự lớn nhằm thực thi một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch và ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á. Ngoài việc triển khai lực lượng Mỹ đến Hàn Quốc, Truman còn cho triển khai Hạm đội 7 đến Formosa (Đài Loan) để đề phòng sự xâm lược từ Trung Quốc cộng sản và ra lệnh tăng tốc viện trợ quân sự cho quân Pháp đang chống lại lực lượng du kích cộng sản ở Việt Nam. Continue reading “27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc”

26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu giết George H.W. Bush

Nguồn: President Clinton punishes Iraq for plot to kill George H.W. Bush, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, để trả đũa cho một âm mưu của Iraq nhằm ám sát cựu Tổng thống George H.W. Bush trong chuyến thăm Kuwait hồi tháng 4, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh cho các tàu chiến Mỹ bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào trụ sở của cơ quan tình báo Iraq ở trung tâm thành phố Baghdad. Continue reading “26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu giết George H.W. Bush”

24/06/1675: Chiến tranh Vua Philip bắt đầu

Nguồn: King Philip’s War begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1675, tại thuộc địa New England, Chiến tranh Vua Philip (King Philip’s War) bắt đầu khi một nhóm chiến binh Wampanoag đột kích vào khu định cư Swansea, Massachusetts, và tàn sát những cư dân Anh sinh sống ở đó.

Đầu thập niên 1670, nền hòa bình kéo dài 50 năm giữa thuộc địa Plymouth và thổ dân Wampanoag bản địa bắt đầu xấu đi khi sự mở rộng nhanh chóng của những người định cư đã buộc phía bộ tộc phải bán đất. Đối mặt với sự thù địch ngày càng tăng của người bản địa, người Anh đã đến gặp Vua Philip, tù trưởng của người Wampanoag, và yêu cầu lực lượng của ông đầu hàng. Phía Wampanoag đồng ý, nhưng đến năm 1675, một người Mỹ bản địa theo đạo Thiên Chúa, người đang cung cấp thông tin cho phía Anh, bị sát hại, và ba người Wampanoag đã bị kết án và xử tử sau đó. Continue reading “24/06/1675: Chiến tranh Vua Philip bắt đầu”