Sự tàn bạo của Lực lượng Mãnh Hổ ở Việt Nam

Nguồn: Michael Sallah, “The Tiger Force Atrocities”, The New York Times, 26/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ký ức ấy ám ảnh Bill Carpenter tận 50 năm sau khi ông hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam. Chập tối, một lão nông mặc áo trắng vừa lùa đàn vịt qua sông Vệ thì bất ngờ gặp phải trung đội của Carpenter – đơn vị được biết đến với cái tên Mãnh Hổ (Tiger Force). Ông già sợ hãi la lên. Những gã lính giận dữ quát ông im miệng, nhưng ông không thể.

Phát súng khiến ông lão ngã xuống là thứ đến giờ vẫn khiến Carpenter choàng tỉnh lúc nửa đêm.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Carpenter, cựu chuyên gia Lục quân Hoa kỳ, thú nhận, “Chẳng có lý do gì để giết ông ấy cả.” Continue reading “Sự tàn bạo của Lực lượng Mãnh Hổ ở Việt Nam”

19/11/1985: Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên

Nguồn: Reagan and Gorbachev hold their first summit meeting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, lần đầu tiên sau 8 năm, hai nguyên thủ quốc gia Liên Xô và Mỹ đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh. Gặp gỡ tại Geneva, Tổng thống Ronald Reagan và lãnh đạo Mikhail Gorbachev đã không đưa ra bất kỳ thỏa thuận chấn động nào. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ này đã xây dựng nền tảng tốt đẹp cho tương lai, khi hai người có thêm nhiều cuộc nói chuyện cá nhân và dường như đã phát triển một mối quan hệ chân thành và gần gũi.

Cuộc gặp này có phần gây ngạc nhiên cho một số cá nhân tại Mỹ, bởi Reagan thường xuyên có lời lẽ mang tính khiêu khích về chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô, nhưng nó lại phù hợp với mong muốn của vị Tổng thống nhằm kiểm soát cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Continue reading “19/11/1985: Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên”

16/11/1941: Goebbels xuất bản bài viết chống người Do Thái

Nguồn: Goebbels publishes his screed of hate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Joseph Goebbels đã xuất bản trên tạp chí Đức Das Reich (Đế chế), rằng “Người Do Thái muốn chiến tranh, và giờ họ đã được như ý” – ám chỉ kế hoạch tuyên truyền của Đức Quốc Xã nhằm đổ lỗi người Do Thái châu Âu là những kẻ gây ra chiến tranh thế giới, qua đó giúp phe phát xít biện minh cho cái gọi là “Giải pháp Cuối cùng” (Final Solution).

Chỉ hai ngày trước đó, sau khi đọc hơn một chục tin nhắn được giải mã của cảnh sát Đức, trong đó mô tả sự tàn bạo mà người Do Thái châu Âu đang phải chịu, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã viết trong một lá thư gửi tờ Jewish Chronicle (Biên niên sử Do Thái) rằng “Người Do Thái phải gánh chịu đợt tấn công đầu tiên của Đức Quốc Xã vào các thành trì tự do và nhân phẩm … [Nhưng] họ không cho phép điều đó phá hủy tinh thần của mình: họ chưa bao giờ đánh mất ý chí kháng cự.” Continue reading “16/11/1941: Goebbels xuất bản bài viết chống người Do Thái”

14/11/1851: Herman Melville xuất bản Moby-Dick

Nguồn: Herman Melville Publishes Moby-Dick, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1851, Moby-Dick, hiện được coi là tác phẩm kinh điển vĩ đại của văn học Mỹ, tiểu thuyết với một trong những câu mở đầu nổi tiếng nhất: “Call me Ishmael” (Gọi tôi là Ishmael.) Dù vậy, trong lần xuất bản đầu tiên, cuốn sách về thuyền trưởng Ahab và nhiệm vụ bắt một con cá voi trắng khổng lồ, đã bị xem là thất bại.

Herman Melville sinh ra tại thành phố New York vào năm 1819. Khi còn trẻ, ông đã phục vụ trong thủy quân lục chiến thương mại (US Merchant Marine – lực lượng vận tải biển dân sự trong thời bình nhưng có thể hỗ trợ Hải quân trong thời chiến), Hải quân Hoa Kỳ và trên một con tàu săn cá voi ở Biển Nam. Năm 1846, ông xuất bản tiểu thuyết đầu tay, Typee, cuộc phiêu lưu lãng mạn dựa trên những trải nghiệm của ông ở Polynesia. Cuốn sách là một thành công và phần tiếp theo, Omoo, được xuất bản vào năm 1847. Continue reading “14/11/1851: Herman Melville xuất bản Moby-Dick”

12/11/1954: Đóng cửa Đảo Ellis

Nguồn: Ellis Island closes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Đảo Ellis, cửa ngõ vào nước Mỹ, đã chính thức đóng cửa sau khi giải quyết hơn 12 triệu trường hợp nhập cư kể từ ngày thành lập vào năm 1892. Ngày nay, ước tính 40% công dân Mỹ có thể truy tìm nguồn gốc gia phả của mình nhờ Ellis – hòn đảo nằm ở Vịnh New York, gần bờ biển New Jersey và được đặt tên theo thương gia Samuel Ellis, chủ sở hữu của nó vào những năm 1770.

Ngày 02/01/1892, cô bé 15 tuổi đến từ Ireland, Annie Moore, đã trở thành người đầu tiên đi qua Đảo Ellis vừa mở cửa, vốn được Tổng thống Benjamin Harrison chỉ định trở thành trung tâm nhập cư cấp liên bang đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1890. Trước đó, việc quản lý người nhập cư vẫn được thực hiện bởi từng tiểu bang. Continue reading “12/11/1954: Đóng cửa Đảo Ellis”

10/11/2001: Tổng thống Bush nói về khủng bố tại Liên Hiệp Quốc

Nguồn: Bush addresses the United Nations regarding terrorism, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, sau sự kiện 11/9, khi khủng bố tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc, Tổng thống George W. Bush đã phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ trong việc chống lại khủng bố trên toàn thế giới. Ông cũng cam kết sẽ đem cuộc chiến chống khủng bố đến bất kỳ nơi nào mà bọn khủng bố đang trú ẩn.

Trong bài phát biểu của mình, Bush đã gọi cuộc chiến chống khủng bố là một trường hợp “ánh sáng vượt qua bóng tối” và cảnh báo rằng nền văn minh đang bị đe dọa bởi những kẻ sử dụng khủng bố để đạt được mục đích chính trị. Trong phút tưởng niệm, ông nói rằng: chỉ cách trụ sở Liên Hiệp Quốc vài dặm, “hàng ngàn người vẫn đang nằm trong ngôi mộ từ đống đổ nát,” ám chỉ nơi đã từng là tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới. Continue reading “10/11/2001: Tổng thống Bush nói về khủng bố tại Liên Hiệp Quốc”

09/11/1965: Sự kiện Great Northeast Blackout

Nguồn: The Great Northeast Blackout, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc chạng vạng chiều tối ngày này năm 1965, sự cố mất điện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ đã xảy ra khi toàn bộ tiểu bang New York, một số vùng của bảy tiểu bang lân cận và một phần của miền đông Canada đã hoàn toàn chìm trong bóng tối. Great Northeast Blackout (Mất điện vùng Đông Bắc) xảy ra ngay giữa giờ cao điểm, làm gián đoạn giao thông của hàng triệu người, khiến 800.000 người mắc kẹt trong hệ thống tàu điện ngầm New York, và hàng ngàn người khác bị kẹt trong các tòa nhà văn phòng, thang máy và tàu hỏa. 10.000 Vệ binh Quốc gia và 5.000 cảnh sát đã được huy động để ngăn chặn cướp bóc. Continue reading “09/11/1965: Sự kiện Great Northeast Blackout”

07/11/1989: Hai người Mỹ gốc Phi được ghi tên vào lịch sử Hoa Kỳ

Nguồn: Two African American firsts in politics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, cựu chủ tịch quận Manhattan, David Dinkins, một thành viên của Đảng Dân chủ, đã được bầu làm thị trưởng người Mỹ gốc Phi đầu tiên của Thành phố New York. Trong khi đó, ở Virginia, Trung úy Douglas Wilder, cũng là đại diện của Đảng Dân chủ, đã chính thức trở thành người gốc Phi đầu tiên được bầu giữ chức thống đốc một tiểu bang trong lịch sử nước Mỹ. Continue reading “07/11/1989: Hai người Mỹ gốc Phi được ghi tên vào lịch sử Hoa Kỳ”

Hoạt động của một phi công Mỹ tham chiến ở Việt Nam

Nguồn: Wayne Schell, “In the Air Over Vietnam”, The New York Times, 31/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái nóng ngột ngạt phả vào mặt khi chuyên cơ Continental của chúng tôi hạ cánh xuống căn cứ không quân Biên Hòa vào một buổi chiều cuối mùa hè năm 1966, nhưng thứ làm tôi ngạc nhiên hơn là những hoạt động đáng kinh ngạc đang diễn ra xung quanh. Nhiều chuyên cơ khác cũng đang tới, các máy bay chiến đấu F-100 và F-5 liên tục cất cánh và hạ cánh, các máy bay vận chuyển C-130 thì liên tục nhận hàng và dỡ hàng. Một chiếc U-2 bay vòng quanh căn cứ, từ từ đạt đến cao độ cho một nhiệm vụ trinh sát. Hàng toán lính xếp hàng ngay ngắn, bước lên một chuyến bay khác của Continental để trở về quê nhà. Tôi đã sớm biết rằng điều mà tất cả mọi người trong quân đội đều dõi theo, thậm chí còn hơn cả số binh sĩ thiệt mạng hàng ngày, là đếm ngược ngày hồi hương – “121 ngày nữa, 120…,” một anh chàng nào đó sẽ nói sẽ đếm như vậy. Tôi cũng lên kế hoạch để quay về nhà vào cuối năm 1967. Continue reading “Hoạt động của một phi công Mỹ tham chiến ở Việt Nam”

05/11/1556: Vua Akbar của Đế quốc Mughal củng cố ngai vàng

Nguồn: Mughal victory assures Akbar’s ascension, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1556, tại vùng đất cách Delhi năm mươi dặm về phía bắc, một đạo quân của Đế quốc Mughal đã đánh bại các binh sĩ của Hemu, vị tướng người Hindu vốn đã luôn tìm cách chiếm đoạt ngai vàng từ tay vị vua 14 tuổi, Akbar, vừa mới lên ngôi. Người Mughal, có nền văn hóa pha trộn các yếu tố của Hồi giáo Ba Tư và văn hóa Ấn Độ địa phương, đã thành lập một đế chế ở phía bắc Ấn vào đầu thế kỷ 16. Chiến thắng tại Panipat đã bảo đảm ngôi vị cho Akbar, nhưng đế chế mà ông được thừa hưởng từ cha mình đã bị thu hẹp rất nhiều sau hàng thập niên thất bại trước người Hindu và người Afghanistan. Continue reading “05/11/1556: Vua Akbar của Đế quốc Mughal củng cố ngai vàng”

03/11/1903: Panama tuyên bố độc lập

Nguồn: Panama declares independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1903, với sự ủng hộ của chính phủ Mỹ, Panama tuyên bố độc lập khỏi Colombia. Cuộc cách mạng đã được tiến hành bởi một phe được hậu thuẫn bởi Công ty Kênh đào Panama (Panama Canal Company), một công ty Pháp-Mỹ đang nuôi hy vọng kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bằng một tuyến đường thủy qua eo đất Panama.

Năm 1903, Hiệp ước Hay-Herrán được ký, cho phép người Mỹ khai thác Eo Panama, đổi lại, Colombia sẽ được bồi thường tài chính. Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn hiệp ước, nhưng Thượng viện Colombia, vì sợ mất chủ quyền, đã quyết định từ chối. Đáp trả, Tổng thống Theodore Roosevelt đã ngầm chấp thuận cuộc nổi loạn của những người theo chủ nghĩa dân tộc Panama, bắt đầu vào ngày 03/11/1903. Continue reading “03/11/1903: Panama tuyên bố độc lập”

02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái

Nguồn: Balfour Declaration letter written, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Arthur James Balfour đã viết một lá thư quan trọng cho công dân gốc Do Thái nổi tiếng nhất Anh Quốc, Nam tước Lionel Walter Rothschild, bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ nước này đối với việc thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine. Bức thư sau này được gọi là Tuyên bố Balfour (Balfour Declaration). Continue reading “02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái”

31/10/1892: Xuất bản ‘The Adventures of Sherlock Holmes’

Nguồn: The Adventures of Sherlock Holmes published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1892, The Adventures of Sherlock Holmes của Arthur Conan Doyle đã chính thức được xuất bản. Cuốn sách là tuyển tập đầu tiên về Holmes, trong đó có các câu chuyện mà Conan Doyle cho đăng trên các tạp chí từ năm 1887.

Conan Doyle sinh tại Scotland, sau theo học ngành y tại Đại học Edinburgh, nơi ông gặp Tiến sĩ Joseph Bell, một giảng viên có khả năng suy luận phi thường. Bell chính là một phần cảm hứng cho nhân vật Sherlock Holmes của Doyle những năm sau này. Continue reading “31/10/1892: Xuất bản ‘The Adventures of Sherlock Holmes’”

29/10/1618: Sir Walter Raleigh bị xử tử

Nguồn: Sir Walter Raleigh executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1618, Sir Walter Raleigh, nhà thám hiểm kiêm nhà văn người Anh, và cận thần yêu thích của Nữ hoàng Elizabeth I, đã bị chém đầu tại London, theo một bản án được tuyên cho ông từ 15 năm trước vì âm mưu chống lại vua James I.

Trong thời gian trị vì của Elizabeth, Raleigh đã tổ chức ba cuộc thám hiểm lớn tới Mỹ, bao gồm chuyến đi xây dựng thuộc địa Anh đầu tiên ở Mỹ vào năm 1587 – khu định cư Roanoke tồn tại trong thời gian ngắn ở Bắc Carolina ngày nay. Continue reading “29/10/1618: Sir Walter Raleigh bị xử tử”

27/10/1904: Hệ thống tàu điện ngầm New York khai trương

Nguồn: New York City subway opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1904, lúc 2:35 chiều, Thị trưởng Thành phố New York George McClellan đã cho khởi hành chuyến tàu đầu tiên trong chuỗi hoạt động khai trương hệ thống giao thông mới của thành phố: tàu điện ngầm.

Trong khi London tự hào với mạng lưới tàu điện ngầm lâu đời nhất thế giới (được đưa vào sử dụng kể từ năm 1863) còn Boston thì xây dựng hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên ở Mỹ vào năm 1897, thì tàu điện ngầm của Thành phố New York đã sớm trở thành hệ thống giao thông lớn nhất của Mỹ. Continue reading “27/10/1904: Hệ thống tàu điện ngầm New York khai trương”

26/10/1825: Khánh thành Kênh đào Erie

Nguồn: Erie Canal opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1825, Kênh đào Erie đã chính thức mở cửa, kết nối Ngũ Đại Hồ với Đại Tây Dương qua cửa sông Hudson. Thống đốc bang New York, DeWitt Clinton, nhà bảo trợ chính của dự án, đã mở đầu lễ khai trương và lái chiếc thuyền Seneca Chief từ Buffalo đến Thành phố New York.

Quá trình xây dựng con kênh bắt đầu vào tháng 08/1823. Người ta dùng bò để cày xới mặt đất, nhưng phần lớn công việc đã được thực hiện bởi các thợ đào người Ireland, những người phải dùng đến các công cụ nguyên thủy. Họ được trả lương 10 USD một tháng và những thùng rượu whisky được đặt dọc theo tuyến kênh để khích lệ. Nằm về phía tây thành phố Troy, 83 âu kênh (canal locks) đã được xây dựng để giúp tàu thuyền di chuyển ở độ cao 152m. Sau hơn hai năm thi công, Kênh đào Erie dài 425 dặm đã được Thống đốc Clinton cho mở cửa vào ngày 26/10/1825. Continue reading “26/10/1825: Khánh thành Kênh đào Erie”

24/10/1917: Trận Caporetto

Nguồn: Battle of Caporetto, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, liên quân Đức và Áo-Hung đã giành được một trong những chiến thắng áp đảo nhất của Thế chiến I, tàn phá nước Ý dọc theo bờ bắc của sông Isonzo trong Trận Caporetto, hay còn gọi là Trận Isonzo thứ mười hai, hoặc Trận Karfreit (theo tên gọi của người Đức).

Tính đến mùa thu năm 1917, chiến lược tấn công liên tiếp tại khu vực sông Isonzo của Tổng Tư lệnh Ý, Luigi Cadorna – gồm 11 cuộc tấn công của người Ý kể từ tháng 05/1915 trước khi Áo tiến vào Caporetto – đã khiến người Ý thiệt hại nặng nề, trong khi họ chỉ tiến thêm được khoảng 7 dặm, tương đương một phần ba quãng đường hướng đến mục tiêu ban đầu của họ, thành phố Trieste trên bờ biển Adriatic. Continue reading “24/10/1917: Trận Caporetto”

Cuộc chiến tranh hóa học tại Việt Nam

Nguồn: David Biggs, “Vietnam: The Chemical War”, The New York Times, 24/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày 18/11/1967, các thanh viên Trung đội Hóa học số 266 đã choàng tỉnh dậy sau tiếng kèn hiệu và nhanh chóng tập hợp đội hình. Trung đội 266 được phân công hỗ trợ Sư đoàn Bộ binh số 1 và hiện họ đang đóng quân tại căn cứ của Sư đoàn, nằm sâu trong những ngọn đồi đất đỏ ở phía bắc Sài Gòn.

Như thường lệ, những người lính này lại có một ngày bận rộn đang chờ phía trước. Nhiệm vụ của họ bao gồm chuẩn bị 15 thùng Chất độc Da cam để làm rụng lá khu vực xung quanh căn cứ, bắn đạn cối vào khu vực ngay bên ngoài căn cứ để chuẩn bị cho việc thả hóa chất vào buổi tối, đến kho bom để chuẩn bị 24 thùng hơi cay CS, chế tạo 48 chốt phosphor trắng để kích nổ các thùng hơi cay này, sau đó tải các thùng hơi cay lên trực thăng vận tải CH-47, và cuối cùng, chiều hôm đó, thả 24 thùng hơi cay từ hầm sau của máy bay trực thăng xuống mục tiêu. Vào năm 1967, đó chỉ là một ngày bình thường như bao ngày đối với Trung đội 266, cũng như đối với cuộc chiến của người Mỹ ở Việt Nam – một cuộc chiến mà trong nhiều khía cạnh, là một cuộc chiến tranh hóa học. Continue reading “Cuộc chiến tranh hóa học tại Việt Nam”

22/10/1914: Đức chiếm Langemarck trong Trận Ypres đầu tiên

Nguồn: Germans capture Langemarck during First Battle of Ypres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong cuộc đối đầu tay đôi kéo dài hai ngày đầy khốc liệt, quân Đức đã chiếm được thị trấn Flemish, Langemarck từ tay quân phòng vệ Bỉ và Anh trong Trận Ypres đầu tiên.

Chiến hào được xây dựng kể từ mùa thu năm 1914 giữa thị trấn Ypres (phía Anh) và Menin và Roulers (phía Đức) – được gọi là Công sự Ypres (Ypres salient). Nơi đây diễn ra một trong những trận chiến khốc liệt nhất trong Thế chiến I, bắt đầu vào tháng 10/1914, gọi là Trận Ypres đầu tiên. Trận đánh, được phát động vào ngày 19/10, là một nỗ lực của người Đức nhằm buộc người Anh hoàn toàn rút khỏi khu công sự, từ đó dọn đường cho lính Đức chiếm đóng bờ biển Bỉ – vị trí quan trọng giúp tiếp cận Eo biển Manche, và xa hơn là Biển Bắc. Continue reading “22/10/1914: Đức chiếm Langemarck trong Trận Ypres đầu tiên”

20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc

Nguồn: Mao’s Long March concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, chỉ hơn một năm sau khi bắt đầu cuộc Vạn lý Trường chinh, Mao Trạch Đông đã đến Thiểm Tây – một tỉnh nằm ở tây bắc Trung Quốc – với 4.000 người sống sót và thành lập trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hành trình rút lui trước Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch kéo dài 368 ngày, đi qua 6.000 dặm đường, gần gấp đôi khoảng cách từ New York đến San Francisco.

Nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản nổ ra từ năm 1927. Năm 1931, nhà lãnh đạo Cộng sản Mao Trạch Đông được bầu làm chủ tịch nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa (Soviet Republic of China) mới thành lập, với thủ đô là Thụy Kim, Giang Tây. Trong giai đoạn 1930 – 1934, phe Quốc Dân Đảng đã phát động tổng cộng năm chiến dịch bao vây chống lại nhà nước Cộng hòa Xô viết. Continue reading “20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc”