30/07/1945: Tàu USS Indianapolis bị tấn công

Nguồn: USS Indianapolis bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, tuần dương hạm USS Indianapolis đã trúng ngư lôi của tàu ngầm Nhật Bản và chìm chỉ sau vài phút, ngay giữa vùng biển có cá mập tấn công. Chỉ có 317 trong số 1.196 người trên tàu sống sót. Tuy nhiên, Indianapolis vẫn hoàn thành nhiệm vụ chính của mình: chuyển các thành phần chính của quả bom nguyên tử sẽ được thả một tuần sau đó xuống Hiroshima đến đảo Tinian ở Nam Thái Bình Dương.

Tàu Indianapolis đã đến đảo Tinian vào ngày 26/07/1945. Nhiệm vụ này được xếp vào loại tuyệt mật và thủy thủ đoàn hoàn toàn không biết gì về thứ hàng họ đang vận chuyển. Sau khi rời Tinian, tàu đến căn cứ của quân đội Mỹ tại đảo Guam và được lệnh gặp tàu chiến USS Idaho tại Vịnh Leyte ở Philippines để chuẩn bị cho việc đổ bộ vào Nhật Bản. Continue reading “30/07/1945: Tàu USS Indianapolis bị tấn công”

04/06/1942: Trận Midway

Nguồn: Battle of Midway begins , History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Trận Midway, một trong những chiến thắng quyết định nhất của Mỹ trước Nhật trong Thế chiến II, đã bắt đầu. Trong trận chiến trên không và trên biển kéo dài bốn ngày này, Hạm đội Thái Bình Dương vượt trội của Mỹ đã thành công trong việc tiêu diệt bốn tàu sân bay Nhật Bản mà chỉ mất tàu Yorktown dưới tay một Hải quân Nhật Bản từng “bất khả chiến bại.”

Trong các đợt tấn công trong sáu tháng trước trận Midway, người Nhật đã chiến thắng ở nhiều vùng đất trên khắp Thái Bình Dương, bao gồm Malaysia, Singapore, Đông Ấn Hà Lan, Philippines và nhiều quần đảo khác. Tuy nhiên, Mỹ cũng dần trở thành một mối đe dọa đáng gờm và Đô đốc Nhật Bản Isoruku Yamamoto đã tìm cách tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương trước khi nó đủ mạnh để vượt qua họ. Continue reading “04/06/1942: Trận Midway”

26/02/1945: Mỹ tái chiếm đảo Corregidor từ tay Nhật

Nguồn: Corregidor’s last gasp, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một kho đạn trên đảo Corregidor của Philippines đã bị tàn binh Nhật cho nổ tung và gây thêm thương vong cho người Mỹ trước thềm chiến thắng của Mỹ tại đây.

Tháng 05/1942, Corregidor, một đảo đá nhỏ ở cửa vịnh Manila, vẫn đang là một trong những thành trì cuối cùng của quân Đồng minh ở Philippines sau chiến thắng của Nhật tại Bataan. Các cuộc pháo kích liên tục và các cuộc tấn công bắn phá từ trên không đã làm suy yếu lính phòng vệ Mỹ và Philippines. Dù vẫn cố gắng đánh chìm nhiều xà lan Nhật khi họ tiếp cận bờ biển phía bắc của hòn đảo, quân Đồng minh đã không thể ngăn chặn quân Nhật được nữa. Continue reading “26/02/1945: Mỹ tái chiếm đảo Corregidor từ tay Nhật”

15/02/1942: Singapore rơi vào tay Nhật

Nguồn: Singapore falls to Japan, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Singapore, “vùng Gibraltar ở phía Đông” và một thành trì chiến lược của Anh, rơi vào tay các lực lượng Nhật Bản.

Là một thành phố trên đảo và là thủ đô của Khu định cư Eo biển thuộc Bán đảo Malay, Singapore là thuộc địa của Anh từ thế kỷ 19. Vào tháng 07/1941, khi quân Nhật chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp, Nhật đã báo hiệu ý định chiếm Singapore từ tay Anh. Vào đêm trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng, 24.000 binh sĩ Nhật đã được chuyển từ Đông Dương đến Bán đảo Malay, và các máy bay Nhật Bản đã không kích Singapore, giết chết 61 dân thường . Continue reading “15/02/1942: Singapore rơi vào tay Nhật”

10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên

Nguồn: League of Nations instituted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên chính thức ra đời khi Hiệp ước Thành lập Hội Quốc Liên (Covenant of the League of Nations), được 42 quốc gia phê chuẩn vào năm 1919, có hiệu lực.

Năm 1914, một vụ ám sát chính trị ở Sarajevo đã khởi đầu chuỗi sự kiện dẫn đến sự bùng nổ của cuộc chiến tốn kém nhất từng xảy ra cho đến lúc đó. Khi ngày càng có nhiều thanh niên phải ra chiến trường, xuống chiến hào, nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Mỹ và Anh bắt đầu kêu gọi thành lập một cơ quan quốc tế nhằm duy trì hòa bình thế giới sau chiến tranh. Tổng thống Woodrow Wilson đã trở thành người ủng hộ công khai  ý tưởng này, và vào năm 1918, ông đã đưa ra một bản phác thảo về tổ chức quốc tế này trong Chương trình 14 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh. Continue reading “10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên”

25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong

Nguồn: British surrender Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, đơn vị đồn trú của Anh ở Hong Kong đã đầu hàng lính Nhật.

Là một thuộc địa của Vương quốc Anh, Hong Kong là nơi có đa số dân là người Hoa, được bảo vệ bởi một lực lượng đồn trú gồm các binh sĩ Anh, Canada và Ấn Độ. Chính phủ Anh, dự đoán Nhật Bản sẽ tấn công, đã bắt đầu sơ tán phụ nữ và trẻ em vào ngày 30/6, đưa họ đến Manila, thủ đô Philippines. Người Nhật đáp trả lệnh sơ tán bằng cách đưa quân qua bán đảo Cửu Long, chặn đường trốn khỏi Hong Kong bằng đường bộ. Continue reading “25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong”

05/05/1945: Sáu người chết ở Oregon vì bom Nhật Bản

Nguồn: Six killed in Oregon by Japanese bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, tại Lakeview, Oregon, bà Elsie Mitchell và năm đứa trẻ sống trong cùng khu phố đã thiệt mạng khi cố kéo một quả bóng bay Nhật ra khỏi cành cây. Cả Mitchell lẫn bọn trẻ đều không biết rằng quả bóng thực chất là bom ngụy trang, và nó đã phát nổ ngay khi họ chạm vào. Đây là những thường dân Mỹ đầu tiên và duy nhất được biết đến là đã thiệt mạng trên đất Mỹ lục địa trong Thế chiến II. Sau cùng, chính phủ Mỹ đã trả 5000 USD tiền bồi thường cho chồng của Mitchell và 3000 USD cho mỗi gia đình của Edward Engen, Sherman Shoemaker, Jay Gifford, cùng với Richard và Ethel Patzke, năm đứa trẻ xấu số. Continue reading “05/05/1945: Sáu người chết ở Oregon vì bom Nhật Bản”

03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan

Nguồn: Japanese launch major offensive against Bataan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, bộ binh Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tấn công quan trọng vào quân Đồng Minh ở Bataan, bán đảo nằm chắn Vịnh Manila của Philippines.

Bắt đầu vào tháng 12/1941 dưới sự chỉ huy của Tướng Masaharu Homma, cuộc xâm lăng của Quân đoàn Nhật Bản thứ 14 đã buộc quân đội của Tướng Douglas MacArthur phải rút từ Manila, thủ đô của Philippines, về Bataan. Một phần nguyên nhân là do chiến lược của MacArthur không tốt. Continue reading “03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan”

25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục

Nguồn: Yugoslavia joins the Axis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, mặc dù đã tuyên bố trung lập, Nam Tư lại tham gia Hiệp ước Ba bên và tạo thành liên minh với các cường quốc phe Trục – Đức, Ý và Nhật.

Sau Thế chiến I, Nam Tư – một quốc gia thống nhất, một liên bang ẩn chứa nhiều bất ổn gồm người Serbia, Croatia và Slovenia – chính là phản ứng trước sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo -Hung của Nhà Hapsburg. Những phần lãnh thổ thuộc hai nước này đã hợp thành Nam Tư. Đi theo chế độ quân chủ lập hiến, Nam Tư đã xây dựng quan hệ hữu nghị với Pháp và Tiệp Khắc trong những năm giữa hai thế chiến. Continue reading “25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục”

11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc

Nguồn: Yalta Conference ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một tuần đàm phán căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo của ba cường quốc Đồng minh chủ chốt đã kết thúc tại Yalta, một thị trấn du lịch của Liên Xô trên Biển Đen. Đây là hội nghị thứ hai của các nhà lãnh đạo “Tam Cường” – Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin – và cuộc chiến đã có những tiến triển mạnh mẽ kể từ lần họp cuối cùng của họ, diễn ra tại Tehran vào cuối năm 1943. Continue reading “11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc”

05/09/1905: Ký kết Hòa ước Nga-Nhật

Nguồn: Russo-Japanese peace treaty signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, Chiến tranh Nga-Nhật đã đi đến hồi kết khi đại diện hai nước ký Hiệp ước Portsmouth ở New Hampshire. Sau khi bại trận trong cuộc chiến, Nga đã đồng ý trao cho Nhật Đảo Sakhalin, cũng như quyền sử dụng cảng và đường sắt của Nga ở Mãn Châu.

Ngày 08/02/1904, sau khi bị Nga bác bỏ kế hoạch nhằm chia Mãn Châu và Triều Tiên thành các khu vực ảnh hưởng, người Nhật đã tiến hành một cuộc tấn công hải quân bất ngờ vào Cảng Arthur, căn cứ hải quân Nga ở Trung Quốc. Hạm đội của Nga đã bị tê liệt. Trong chiến tranh Nga-Nhật diễn ra sau đó, Nhật đã giành được một loạt các chiến thắng quyết định trước người Nga, vốn đã đánh giá thấp tiềm năng quân sự của đối thủ phi phương Tây của mình. Continue reading “05/09/1905: Ký kết Hòa ước Nga-Nhật”

04/09/1945: Lính Nhật đầu hàng trên Đảo Wake

Nguồn: Japanese surrender on Wake Island, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, 2.200 người lính Nhật cuối cùng đã chấp nhận từ bỏ vũ khí của họ – vài ngày sau khi chính phủ Nhật chính thức đầu hàng.

Đảo Wake là một trong những hòn đảo bị đánh bom trong đợt không kích trên diện rộng diễn ra cùng lúc với vụ tấn công Trân Châu Cảng. Tháng 12/1941, người Nhật đưa quân sang xâm lược, chiếm lấy hòn đảo này từ tay người Mỹ. Nhật mất 820 người, trong khi Mỹ mất 120 người. Mỹ quyết định sẽ không chiếm lại hòn đảo nhưng sẽ ngăn chặn Nhật nhận tiếp viện tại vùng chiếm đóng, tức là sẽ khiến cho họ dần dần chết đói. Continue reading “04/09/1945: Lính Nhật đầu hàng trên Đảo Wake”

16/08/1945: Tướng Mỹ được Liên Xô phóng thích

Nguồn: Senior U.S. POW is released, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Trung tướng Jonathan Wainwright, vị chỉ huy bị quân Nhật bắt trên đảo Corregidor, ở Philippines, đã được quân Liên Xô thả ra khỏi trại giam tù nhân chiến tranh ở Mãn Châu, Trung Quốc.

Khi Tổng thống Franklin Roosevelt ra lệnh chuyển Tướng Douglas MacArthur từ Philippines sang Úc vào tháng 03/1942, Wainwright, khi đó vẫn là Thiếu tướng dưới quyền MacArthur, đã được thăng cấp tạm thời lên Trung tướng và trở thành chỉ huy tất cả các lực lượng của Mỹ ở Philippines. Quyết định chiến lược quan trọng đầu tiên của ông là đưa quân đội đến khu đồn trú được phòng vệ kỹ càng tại Corregidor. Khi người Nhật chiếm được Bataan và cho thực hiện “Hành trình Chết chóc Bataan[1]”, Corredigor trở thành chiến trường tiếp theo. Wainwright và 13.000 binh lính của ông đã chiến đấu suốt một tháng, dù gặp phải pháo binh hạng nặng. Cuối cùng, Wainwright và lực lượng của ông, khi hoàn toàn kiệt sức, đã đầu hàng vào ngày 06/05. Continue reading “16/08/1945: Tướng Mỹ được Liên Xô phóng thích”

26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật

Nguồn: United States freezes Japanese assets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin Roosevelt đã ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của Nhật Bản ở Mỹ để trả đũa việc Nhật chiếm đóng vùng Đông Dương thuộc Pháp.

Ngày 24/07, Tokyo đã quyết định tăng cường vị thế của mình trong cuộc xâm lược Trung Quốc bằng cách di chuyển qua Đông Nam Á. Do Pháp đã chiếm một phần trong khu vực, và Đức, một đồng minh của Nhật, giờ đây đã kiểm soát hầu hết nước Pháp thông qua chính phủ “bù nhìn” của Petain, nên Pháp đã “đồng ý” để Nhật chiếm đóng các thuộc địa ở Đông Dương. Theo đó, người Nhật sẽ chiếm căn cứ hải quân Cam Ranh – chỉ cách Philippines 800 dặm, nơi có căn cứ của Mỹ, và cũng rất gần căn cứ của Anh tại Singapore. Continue reading “26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật”

09/03/1945: Mỹ dùng bom cháy tấn công Tokyo

Nguồn: Firebombing of Tokyo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, máy bay chiến đấu của Mỹ đã khởi động một cuộc oanh tạc chống lại Nhật Bản. Trong suốt 48 giờ sau đó, họ đã thả 2.000 tấn bom cháy xuống Tokyo. Gần 16 dặm vuông trong và xung quanh thủ đô Nhật Bản đã bị thiêu hủy. Khoảng 80.000 đến 130.000 dân thường đã thiệt mạng trong cơn bão lửa tồi tệ nhất trong lịch sử.

Sáng sớm ngày 09/03, các phi công thuộc Không quân Mỹ đã tham dự một cuộc họp quân sự ở Tinian và Saipan, quần đảo Bắc Mariana. Họ đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công ném bom tầm thấp xuống Tokyo vào buổi tối cùng ngày, nhưng sẽ có một yếu tố bất ngờ: máy bay của họ sẽ không được trang bị súng, trừ súng đạn pháo ở đuôi. Việc giảm bớt súng sẽ làm tăng tốc độ của các máy bay ném bom Superfortress và cũng sẽ làm tăng khả năng tải bom lên 65%, tức là mỗi máy bay có thể mang theo hơn bảy tấn bom. Continue reading “09/03/1945: Mỹ dùng bom cháy tấn công Tokyo”

19/02/1945: Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm Iwo Jima

Nguồn: Marines invade Iwo Jima, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Thủy quân Lục chiến Mỹ đã bắt đầu thực hiện Chiến dịch Detachment (Operation Detachment) nhằm chiếm Iwo Jima – một hòn đảo cằn cỗi ở Thái Bình Dương mà bấy giờ đang do pháo binh Nhật Bản chiếm đóng. Đối với người Mỹ, hòn đảo là vị trí chiến lược để xây dựng sân bay phục vụ việc ném bom Nhật Bản, vốn chỉ cách đó có 660 dặm.

Từ tháng 02/1944, lính Mỹ đã bắt đầu gây áp lực lên hệ thống phòng vệ của Nhật tại Iwo Jima, bằng cách cho các máy bay ném bom B-24 và B-25 không kích hòn đảo trong suốt 74 ngày. Xét trong cả cuộc chiến thì đây là đợt ném bom dài nhất trước khi xâm lược, nhưng nó là cần thiết vì người Nhật đã tăng cường bảo vệ hòn đảo, cả ở trên bộ lẫn ngầm dưới mặt đất, với một mạng lưới các hầm ngầm. Trước khi thực sự đổ bộ, phía Mỹ đã triển khai một nhóm lính đặc công nước (lực lượng người nhái.) Khi quân Nhật bắn vào đội người nhái này, họ cũng làm lộ nhiều vị trí vũ khí “bí mật” của mình. Continue reading “19/02/1945: Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm Iwo Jima”

07/12/1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng

07

Nguồn: Pearl Harbor bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lúc 7 giờ 55 phút sáng, theo giờ Hawaii, một máy bay ném bom của Nhật Bản với biểu tượng Húc Nhật kỳ đã xuất hiện trên bầu trời đảo Oahu, theo sau là 360 máy bay chiến đấu cũng của Nhật. Tất cả tấn công dữ dội vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công bất ngờ này giáng một đòn nghiêm trọng lên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và buộc Mỹ phải chính thức tham gia Thế chiến II.

Sau thất bại trong đàm phán ngoại giao với Nhật Bản, Tổng thống Franklin D. Roosevelt và các cố vấn của ông biết rằng sẽ có khả năng người Nhật tấn công, nhưng chẳng có biện pháp nào được thực hiện để tăng cường an ninh tại căn cứ hải quân quan trọng ở Trân Châu Cảng. Continue reading “07/12/1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng”

07/11/1944: Gián điệp của Liên Xô bị Nhật treo cổ

07

Nguồn: Soviet master spy is hanged by the Japanese, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Richard Sorge đã bị người Nhật treo cổ. Ông là một gián điệp, một con lai mang hai dòng máu Liên Xô – Đức, người đã sử dụng thân phận một nhà báo Đức để làm gián điệp cho Liên Xô tại Đức và Nhật Bản.

Hồi Thế chiến I, Sorge đã chiến đấu trong quân đội Đức, và sau đó giành được học vị Tiến sĩ Khoa học Chính trị tại Đại học Hamburg. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đức vào năm 1919 và đến Liên Xô năm 1924. Nhiệm vụ lớn đầu tiên mà tình báo Liên Xô giao cho Sorge là những năm cuối thập niên 1920, khi ông được gửi đến Trung Quốc để tổ chức một đường dây gián điệp. Continue reading “07/11/1944: Gián điệp của Liên Xô bị Nhật treo cổ”