13/03/1942: Quân đội Mỹ thành lập đoàn quân khuyển

Nguồn: U.S. Army launches K-9 Corps, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1942, Quân đoàn Hậu cần (QMC) của Quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu huấn luyện những chú chó cho Chương trình Chó nghiệp vụ Chiến tranh (War Dog Program), hay “Quân đoàn K-9”, mới được thành lập.

Hơn một triệu chú chó đã phục vụ ở cả hai phía trong Thế chiến I, truyền đi những bức điện dọc theo mạng lưới chiến hào phức tạp và mang lại một biện pháp xoa dịu tâm lý cho các binh sĩ. Chú chó nổi tiếng nhất trong cuộc chiến khi ấy là Rin Tin Tin, một chú chó con bị bỏ rơi (của đội chó Đức) được tìm thấy ở Pháp vào năm 1918 và được đưa tới Hoa Kỳ, nơi Rin Tin Tin đã tham gia bộ phim câm ‘The Man from Hell’s River’ năm 1922. Là ngôi sao điện ảnh động vật đầu tiên, Rin Tin Tin đã khiến cho giống chó chăn cừu Đức vốn ít được biết đến trở nên nổi tiếng khắp cả nước. Continue reading “13/03/1942: Quân đội Mỹ thành lập đoàn quân khuyển”

Khufu: Vị pharaoh xây Đại Kim tự tháp Giza

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Khufu (2609 TCN – 2584 TCN), hay còn có tên Hy Lạp là Cheops, là vị pharaoh Ai Cập thứ hai của Vương triều thứ Tư. Ông nổi tiếng vì đã xây dựng Đại Kim tự tháp (Great Pyramid) tại Giza.

Khufu có tên đầy đủ là Khnum-Khufwy, nghĩa là ‘[thần] Khnum bảo vệ tôi’. Ông là con trai của Sneferu với Nữ hoàng Hetepheres I và được cho là có ba đời vợ. Khufu nổi tiếng vì đã xây dựng Đại Kim tự tháp tại Giza – một trong bảy kỳ quan của thế giới. Ngoài điều đó ra thì người ta biết rất ít về ông. Đáng tiếc thay, bức tượng duy nhất của ông còn sót lại đến ngày nay là tác phẩm điêu khắc hoàng gia Ai Cập nhỏ nhất từng được phát hiện: một bức tượng bằng ngà cao 7,5cm được tìm thấy ở Abydos. Continue reading “Khufu: Vị pharaoh xây Đại Kim tự tháp Giza”

11/03/1861: Hợp bang miền Nam thông qua hiến pháp mới

Nguồn: Confederate states adopt new constitution, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1861, tại Montgomery, Alabama, các đại biểu đến từ Nam Carolina, Mississippi, Florida, Alabama, Georgia, Louisiana và Texas đã thông qua Hiến pháp của Hợp bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate States of America).

Hiến pháp này tương tự như Hiến pháp ngày nay của Hoa Kỳ, thậm chí còn lặp lại nhiều chỗ diễn đạt, nhưng thực ra lại gần hơn với Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation) – hiến pháp ban đầu sau Chiến tranh Cách mạng Mỹ – nhất là trong việc phân quyền lớn cho các tiểu bang. Hiến pháp này cũng có những khác biệt đáng kể so với Hiến pháp Hoa Kỳ trong việc bảo vệ chế độ nô lệ, quy định rằng chế độ nô lệ được “công nhận và bảo vệ” tại những bang và vùng lãnh thổ theo chế độ nô lệ. Continue reading “11/03/1861: Hợp bang miền Nam thông qua hiến pháp mới”

09/03/1781: Tây Ban Nha bao vây thành phố Pensacola

Nguồn: Spanish siege of Pensacola begins, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1781, sau khi chiếm được các vị trí của Anh ở Louisiana và Mississippi, tướng Tây Ban Nha là Bernardo de Galvez – chỉ huy của lực lượng Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ – đã chuyển hướng chú ý sang thành phố Pensacola, Florida, đang do Anh  chiếm đóng. Tướng Galvez và một lực lượng hải quân Tây Ban Nha gồm hơn 40 tàu và 3.500 thủy thủ đã cập bến Đảo Santa Rosa và bắt đầu một cuộc bao vây trong hai tháng đối với các lực lượng chiếm đóng của Anh – sau này được gọi là Trận Pensacola. Continue reading “09/03/1781: Tây Ban Nha bao vây thành phố Pensacola”

Oscar Wilde: Nhà soạn kịch tài ba của thế kỷ 19

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Oscar Wilde (1854 – 1900) là một tiểu thuyết gia, nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà phê bình người Anh-Ireland và là nhân vật nổi tiếng ở London vào cuối thế kỷ 19.

Oscar Fingal O’Flahertie Wills Wilde sinh ngày 16/10/1854 tại Dublin, có cha là một bác sĩ phẫu thuật thành đạt và mẹ là một nhà văn, nhà thơ ủng hộ các phong trào dân tộc và nữ quyền. Wilde từng học tại trường Trinity College ở Dublin và Magdalen College ở Oxford. Khi ở Oxford, Wilde bắt đầu quan tâm đến thẩm mỹ, nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp, ông tới London để theo đuổi sự nghiệp văn chương. Continue reading “Oscar Wilde: Nhà soạn kịch tài ba của thế kỷ 19”

06/03/1820: Tổng thống Monroe ký Thỏa ước Missouri

Nguồn: President Monroe signs the Missouri Compromise, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1820, Tổng thống James Monroe đã ký Thỏa ước Missouri, còn được gọi là Dự luật Thỏa ước năm 1820, để đưa Missouri gia nhập vào Liên bang Hoa Kỳ. Dự luật này nhằm cân bằng số lượng các bang theo chế độ nô lệ và các bang tự do ở Mỹ, cho phép Missouri gia nhập Liên bang như một bang ủng hộ chế độ nô lệ, còn Maine gia nhập như một bang tự do. Bên cạnh đó, dự luật cũng cấm chế độ nô lệ ở Lãnh thổ Louisiana phía bắc vĩ độ 30°36’. Continue reading “06/03/1820: Tổng thống Monroe ký Thỏa ước Missouri”

04/03/1952: Hemingway hoàn thành tiểu thuyết ‘Ông già và Biển cả’

Nguồn: Ernest Hemingway finishes “The Old Man and the Sea”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1952, Ernest Hemingway đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết ngắn The Old Man and the Sea (Ông già và Biển cả). Cùng ngày, ông đã viết thư cho nhà xuất bản và nói rằng mình đã hoàn thiện cuốn sách – tác phẩm tuyệt vời nhất mà ông từng sáng tác. Các nhà phê bình đồng ý với ý kiến này bởi cuốn sách đã đạt Giải Pulitzer vào năm 1953 và trở thành một trong những tác phẩm bán chạy nhất của Ernest Hemingway.

Cuốn tiểu thuyết, được đăng lên đầu trên tạp chí Life, là một câu chuyện ẩn dụ về cuộc đấu tranh của chính tác giả để giữ gìn nghệ thuật của mình trước sự nổi tiếng và chú ý.  Hemingway đã trở thành một nhân vật được tôn thờ với bốn cuộc hôn nhân, những chuyến đi săn và đánh cá mạo hiểm của ông đã được đưa tin rộng rãi trên báo. Continue reading “04/03/1952: Hemingway hoàn thành tiểu thuyết ‘Ông già và Biển cả’”

02/03/1972: Tàu vũ trụ Pioneer 10 đến sao Mộc

Nguồn: Pioneer 10 launched to Jupiter, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1972, tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên trên thế giới Pioneer 10 đã được phóng từ Mũi Canaveral, Florida để thực hiện sứ mệnh đến sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Tháng 12/1973, sau khi vượt qua vành đai tiểu hành tinh và khoảng cách 620 triệu dặm thành công, tàu Pioneer 10 đã đến sao Mộc và gửi về Trái đất những bức ảnh đầu tiên chụp cận cảnh hành tinh khí khổng lồ này. Continue reading “02/03/1972: Tàu vũ trụ Pioneer 10 đến sao Mộc”

Marie Stopes: Nhà nữ quyền tiên phong về kế hoạch hóa gia đình

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Marie Stopes (1880 – 1958) là một nhà vận động cho quyền phụ nữ và là người tiên phong trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình.

Marie Stopes sinh ngày 15/10/1880 ở Edinburgh, có cha là nhà khảo cổ học và mẹ là một học giả uyên bác – một người đấu tranh tích cực cho quyền bầu cử của phụ nữ. Trên con đường trở thành một nhà cổ thực vật học, Marie đã học tại các đại học ở London và Munich, sau đó tới Manchester và trở thành nữ thành viên đầu tiên của Khoa Khoa học của trường. Năm 1911, bà kết hôn với Reginald Ruggles Gates. Tuy nhiên, mối quan hệ nhanh chóng tan vỡ khi Marie phát hiện chồng bà mắc chứng liệt dương. Cuộc hôn nhân đã không thể tiếp tục và kết thúc vào năm 1914. Continue reading “Marie Stopes: Nhà nữ quyền tiên phong về kế hoạch hóa gia đình”

28/02/1844: Tổng thống Tyler suýt chết trong vụ nổ tàu USS Princeton

Nguồn: Tyler narrowly escapes death on the USS Princeton, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1844, Tổng thống John Tyler đã du ngoạn trên sông Potomac cùng 400 người khác bằng tàu khu trục hơi nước mới USS Princeton của Hải quân Hoa Kỳ mà không hề biết rằng ông sắp gặp nguy hiểm. Tham dự ngày hôm đó có các chức sắc chính trị và quan khách của họ, bao gồm David Gardiner, một người thuộc giới thượng lưu New York, và hai cô con gái của ông. Vừa góa vợ cách đó không lâu, Tyler (54 tuổi) đã phải lòng con gái út của Gardiner là nàng Julia 20 tuổi xinh xắn. Tyler đã cầu hôn Julia nhưng cô chưa trả lời. Continue reading “28/02/1844: Tổng thống Tyler suýt chết trong vụ nổ tàu USS Princeton”

26/02/1564: Nhà soạn kịch nổi tiếng Christopher Marlowe được rửa tội

Nguồn: Christopher Marlowe is baptized, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1564, nhà thơ, nhà soạn kịch Christopher Marlowe đã được làm lễ rửa tội tại Canterbury, Anh – đúng hai tháng trước ngày sinh của nhà soạn kịch William Shakespeare.

Marlowe là con trai của một thợ đóng giày ở Canterbury và là một học sinh thông minh. Ông từng giành được học bổng của các trường danh tiếng và tốt nghiệp bằng Cử nhân Khoa học Xã hội ở Cambridge vào năm 1584. Các nhà sử học tin rằng Marlowe từng là gián điệp cho Nữ hoàng Elizabeth khi còn ở Cambridge. Năm 1587, khi ông gần như bị từ chối cấp bằng thạc sĩ thì các cố vấn của nữ hoàng đã can thiệp, đề nghị cho ông nhận bằng và bóng gió nói về những sứ mệnh ông đã làm để phục vụ nhà nước. Continue reading “26/02/1564: Nhà soạn kịch nổi tiếng Christopher Marlowe được rửa tội”

24/02/1917: Bức điện Zimmermann được chuyển cho Hoa Kỳ

Nguồn: Zimmermann Telegram presented to U.S. ambassador, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917 – trong Thế chiến I, chính quyền Anh đã trao cho Walter H. Page, đại sứ Hoa Kỳ tại Anh, một bản sao của “Bức điện Zimmermann” (Zimmermann Telegram) – một bức điện được mã hóa gửi bởi Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann cho Đại sứ Đức tại Mexico là Bá tước Johann von Bernstorff.

Trong bức điện do tình báo Anh chặn được và giải mã vào đầu tháng 01/1917, Zimmermann chỉ thị rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Đức và Mỹ, có thể đề nghị Mexico tham gia cuộc chiến và trở thành đồng minh của Đức. Đổi lại, Đức cam kết sẽ trả lại cho Mexico các vùng lãnh thổ bị mất, gồm Texas, New Mexico và Arizona. Continue reading “24/02/1917: Bức điện Zimmermann được chuyển cho Hoa Kỳ”

Robert Falcon Scott: Nhà thám hiểm người Anh chinh phục Nam Cực

Nguồn: Historic figures, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Robert Falcon Scott (1868 – 1912) là một sĩ quan hải quân và nhà thám hiểm, người đã thiệt mạng trong hành trình cố gắng trở thành người đầu tiên đến Nam Cực.

Scott sinh ngày 06/06/1868 tại Devonport. Năm 13 tuổi, ông theo học trường huấn luyện sĩ quan hải quân và phục vụ trên một số tàu Hải quân Hoàng gia trong những năm 1880 và 1890. Ông được Hiệp hội Địa lý Hoàng gia để ý và bổ nhiệm làm chỉ huy Cuộc thám hiểm Nam Cực Quốc gia năm 1901 – 1904. Đoàn thám hiểm, với sự tham gia của Ernest Shackleton, đã đi về phương Nam xa nhất so với bất kỳ ai trước đó, và Scott trở về Anh như một anh hùng dân tộc. Với đam mê thám hiểm, Scott bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến đi để trở thành người đầu tiên đến Nam Cực. Ông đã dành nhiều năm để gây quỹ cho cuộc hành trình. Continue reading “Robert Falcon Scott: Nhà thám hiểm người Anh chinh phục Nam Cực”

21/02/1885: Đài tưởng niệm Washington được khánh thành

Nguồn: Washington Monument dedicated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1885, Đài tưởng niệm Washington, được xây để tưởng nhớ người anh hùng của Cách mạng Mỹ và cũng là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, đã được khánh thành ở Washington, D.C.

Công trình bằng đá cẩm thạch cao 169m được đề xuất lần đầu vào năm 1783, và Pierre L’Enfant đã chừa lại một vị trí trong bản quy hoạch thủ đô liên bang mới cho đài tưởng niệm này. Sau khi George Washington mất vào năm 1799, kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm “Cha đẻ của nước Mỹ” từng được thảo luận nhưng không có ý tưởng nào được tiến hành. Continue reading “21/02/1885: Đài tưởng niệm Washington được khánh thành”

19/02/1878: Edison nhận bằng sáng chế cho máy quay đĩa

AppleMark

Nguồn: Thomas Edison patents the phonograph, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1878, Thomas Edison đã được trao Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 200.521 cho phát minh máy quay đĩa. Ông đã sáng chế ra thiết bị vừa có thể ghi và phát lại âm thanh đầu tiên tại phòng thí nghiệm ở New Jersey – công nghệ đã dẫn đến sự ra đời của ngành âm nhạc hiện đại.

Máy quay đĩa của Edison là một phát minh được phát triển từ công việc của ông trong ngành điện thoại và điện báo. Khi đang cố gắng để khiến việc truyền đi truyền lại một tin điện báo trở nên dễ dàng hơn, Edison đã nghĩ ra cách chép lại một đoạn mã Morse thành một chuỗi các vết lõm trên cuộn giấy. Continue reading “19/02/1878: Edison nhận bằng sáng chế cho máy quay đĩa”

Erasmus: Học giả lỗi lạc ủng hộ Cải cách Tin Lành

Nguồn: Historic figures, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Erasmus là một nhà văn, học giả và là nhà nghiên cứu khoa học nhân văn người Hà Lan.

Erasmus (Gerrit Gerritszoon) là con ngoài giá thú của một linh mục và được ghi nhận sinh năm 1466 tại Rotterdam. Năm 1492, ông được phong linh mục và theo học tại Paris. Từ năm 1499, Erasmus trở thành một học giả độc lập, đi từ thành phố này sang thành phố khác để giảng dạy và trao đổi với các nhà tư tưởng trên khắp châu Âu. Continue reading “Erasmus: Học giả lỗi lạc ủng hộ Cải cách Tin Lành”

17/02/1782: Pháp và Anh đối đầu ở Ấn Độ Dương

Nguồn: French and British battle in the Indian Ocean, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1782, tác động quốc tế của cuộc Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ đã trở nên rõ ràng khi hải quân Pháp – đồng minh của Mỹ – đã bắt đầu một chuỗi các trận đánh trong suốt 14 tháng với hải quân Anh ở Ấn Độ Dương.

Từ ngày 17/02 đến ngày 03/09/1782, Đô đốc Pierre Andre de Suffren de Saint-Tropez của Pháp, hay còn được gọi là Bailli de Suffren, và Phó Đô đốc Sir Edward Hughes của Anh – tổng tư lệnh ở khu vực Đông Ấn (gồm Nam Á và Đông Nam Á) – đã tham gia vào bốn trận đánh lớn ở khu vực Ấn Độ Dương, gồm: Trận Sadras (17/02), Trận Providien (12/04), Trận Negapatam (06/07) và Trận Trincomalee (03/09). Continue reading “17/02/1782: Pháp và Anh đối đầu ở Ấn Độ Dương”

14/02/1929: Cuộc thảm sát Ngày Thánh Valentine

Nguồn: The St. Valentine’s Day Massacre, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1929, bốn người đàn ông đã cải trang thành cảnh sát và đột nhập vào sào huyệt của băng đảng do Bugs Moran cầm đầu trên đường North Clark ở Chicago, ép bảy sát thủ của Moran vào tường và bắn chết những người này. Cuộc thảm sát Ngày Thánh Valentine là đỉnh điểm của cuộc chiến băng đảng giữa hai kẻ thù không đội trời chung là Al Capone và Bugs Moran. Continue reading “14/02/1929: Cuộc thảm sát Ngày Thánh Valentine”

12/02/1917: Thuyền buôn Lyman M. Law của Mỹ bị Áo đánh chìm

Nguồn: American schooner Lyman M. Law is sunk, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, tàu ngầm U-35 của Áo đã kích nổ và đánh chìm thuyền buồm Lyman M. Law của Mỹ trên Địa Trung Hải, ngoài khơi Cagliari, Sardinia. Ngày 06/01/1917, thuyền Lyman M. Law do S.W. McDonough chỉ huy đã bắt đầu hành trình cuối cùng của nó từ Stockton, Maine, với 10 thủy thủ và chở theo 60.000 bó gỗ đóng thuyền.

Con thuyền đang trên hành trình qua Đại Tây Dương để đến Palermo, Ý, thì bị chặn vào sáng ngày 12/02. Người Áo đã ra lệnh cho thủy thủ đoàn gồm tám người Mỹ và hai người Anh rời khỏi thuyền trước khi quả bom được kích nổ, đốt cháy con thuyền gỗ nặng 1.300 tấn và làm nó chìm dần. Thủy thủ đoàn không bị thương và đã được đưa đến thị trấn Cagliari ven biển, nơi họ được trả tự do. Continue reading “12/02/1917: Thuyền buôn Lyman M. Law của Mỹ bị Áo đánh chìm”

11/02/1858: Thánh Bernadette nhìn thấy Đức mẹ Maria hiển linh

Nguồn: Virgin Mary appears to St. Bernadette, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1858, ở miền nam nước Pháp, một cô bé nông dân 14 tuổi là Marie-Bernarde Soubirous lần đầu khẳng định đã trông thấy Đức Trinh nữ Maria – mẹ của Chúa Jesus và nhân vật trung tâm của Công giáo La Mã. Tính đến cuối năm 1858, có tổng cộng 18 lần Đức mẹ xuất hiện trong một hang động ở một mũi đá gần Lourdes, Pháp. Marie kể rằng Maria đã tiết lộ mình là Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception) và muốn một nhà thờ nhỏ được xây dựng tại vị trí khải tượng của bà. Bà cũng bảo Marie hãy uống nước từ một con suối trong hang mà sau đó Marie đã tìm thấy bằng cách đào xuống lòng đất. Continue reading “11/02/1858: Thánh Bernadette nhìn thấy Đức mẹ Maria hiển linh”