31/12/1999: Mỹ chuyển giao lại Kênh đào Panama

Nguồn: Panama Canal turned over to Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, theo các điều khoản trong Hiệp ước Torrijos-Carter, Mỹ đã chính thức trao quyền kiểm soát Kênh đào Panama lại cho Panama. Đám đông những người Panama đã tổ chức kỷ niệm việc chuyển giao con kênh 50 dặm này. Con kênh nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và chính thức mở cửa khi tàu SS Arcon đi qua vào ngày 15/08/1914. Kể từ đó, có hơn 922.000 con tàu đã sử dụng kênh này.

Mong muốn tìm kiếm một lối tắt từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương đã bắt nguồn từ thời các nhà thám hiểm ở Trung Mỹ vào đầu những năm 1500. Năm 1523, Hoàng đế La mã Charles V đã cho tiến hành một cuộc khảo sát về Vành đai Panama và một số kế hoạch xây dựng một con kênh đã được thảo luận, nhưng nó chưa bao giờ được thực hiện. Continue reading “31/12/1999: Mỹ chuyển giao lại Kênh đào Panama”

Những nghi vấn về triều đại Quang Trung

Tác giả: Nguyễn Duy Chính

Ðầu thế kỷ thứ XX, lịch sử Việt Nam có một bước ngoặt lớn. Lần đầu tiên, một bộ quốc sử với tên là Việt Nam Sử lược [VNSL] của nhà giáo Trần Trọng Kim, được biên soạn tương đối khoa học, tuy ngắn gọn nhưng đến nay nhiều nhà nghiên cứu vẫn đánh giá là một bộ sách có giá trị “qua thử thách của thời gian và sự mến mộ của độc giả” (1). Ngoài nội dung tuy giản lược nhưng khá đầy đủ, Lệ Thần Trần Trọng Kim lại có thêm những phần nghị luận khúc chiết, đưa ra được những lập trường minh bạch đi ngược hẳn với chủ trương của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ, có thể nói là một cuộc cách mạng trong tư tưởng học thuật. Continue reading “Những nghi vấn về triều đại Quang Trung”

30/12/1916: Rasputin bị ám sát

Nguồn: Rasputin is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, khoảng nửa đêm rạng sáng ngày 29-30 tháng 12, Grigory Efimovich Rasputin, một người đàn ông tự xưng là thánh, đã bị các quý tộc người Nga giết chết nhằm chấm dứt ảnh hưởng của ông ta đối với gia đình hoàng gia.

Rasputin, một muzhik, hay nông dân, sinh ra ở Siberia, đã trải qua một cuộc cải đạo khi còn là thiếu niên và tuyên bố mình là một “người chữa lành” với khả năng tiên đoán tương lai. Ông đã giành được sự tín nhiệm của Sa hoàng Nicholas II và Nữ hoàng Alexandra sau khi giúp cầm máu cho cậu con trai mắc chứng rối loạn đông máu của họ, Alexei, vào năm 1908. Continue reading “30/12/1916: Rasputin bị ám sát”

29/12/1956: Mỹ chuẩn bị chiến lược mới về Trung Đông

Nguồn: United States prepares new strategic plan for Middle East, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, chỉ vài ngày trước khi thông báo chính thức được ban hành bởi chính quyền Eisenhower, tờ New York Times đã tiết lộ thông tin rằng nước Mỹ đang chuẩn bị một tuyên bố chính sách quan trọng về Trung Đông. Sau những căng thẳng gia tăng trong khu vực do cuộc xâm lăng Ai Cập của liên quân Pháp-Anh-Israel vào tháng 11, lời tuyên bố đã được chào đón một cách thận trọng ở cả trong và ngoài nước.

Theo tờ báo, Ngoại trưởng John Foster Dulles đã xuất hiện trước Quốc Hội và yêu cầu hai điều. Điều thứ nhất là Quốc Hội sẽ ủng hộ một tuyên bố của chính quyền Eisenhower rằng Mỹ sẽ phản đối bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của Liên Xô ở Trung Đông. Kể từ khi xảy ra các cuộc xung đột giữa Ai Cập và liên minh Pháp, Anh và Israel vào tháng 11, Liên Xô đã đe doạ việc sử dụng quân đội để hỗ trợ cho Ai Cập. Continue reading “29/12/1956: Mỹ chuẩn bị chiến lược mới về Trung Đông”

Tại sao Ma Cao ít đòi hỏi dân chủ hơn Hồng Kông?

Nguồn:Why Macau is less demanding of democracy than Hong Kong”, The Economist, 15/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hồng Kông và Ma Cao có nhiều điểm chung. Chỉ cách nhau 60km trên vùng châu thổ Châu Giang (và sẽ sớm được nối liền bằng một cây cầu), đây là hai thuộc địa của châu Âu trước khi được trao trả cho Trung Quốc. Anh trao trả Hồng Kông vào năm 1997; Bồ Đào Nha trao trả Ma Cao hai năm sau đó. Cả hai đều được quản lý theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, cho phép họ duy trì các hệ thống chính quyền của mình trong 50 năm. Tuy nhiên, trong khi nhiều người Hồng Kông kích động một cách ồn ào và không ngừng nghỉ để đòi hỏi một nền dân chủ cao hơn thì người dân Ma Cao dường như lại ít quan tâm đến điều đó. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao Ma Cao ít đòi hỏi dân chủ hơn Hồng Kông?”

28/12/1793: Anh hùng Mỹ Thomas Paine bị bắt tại Pháp

Nguồn: An American hero is arrested in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, Thomas Paine đã bị bắt tại Pháp vì tội phản bội. Mặc dù các cáo buộc chống lại ông hoàn toàn không rõ ràng, nhưng ông đã bị tuyên án vắng mặt vào ngày 26/12 và bị kết án. Trước khi chuyển sang Pháp, Paine là một nhân vật quan trọng trong cuộc Cách mạng Mỹ, với cương vị là tác giả của Common Sense, tập hợp các bài viết được George Washington sử dụng nhằm truyền cảm hứng cho quân đội Mỹ. Paine chuyển đến Paris để tham gia vào cuộc Cách mạng Pháp, nhưng môi trường chính trị hỗn loạn đã chống lại ông, và ông đã bị bắt và bị kết án vì tội phản quốc. Continue reading “28/12/1793: Anh hùng Mỹ Thomas Paine bị bắt tại Pháp”

Mảng tối sau sự lật đổ Nhà nước Hồi giáo

Nguồn: Yassin al-Haj Saleh, “A Wary Return to Raqqa”, Project Syndicate, 13/11/2017

Biên dịch: Đinh Tỵ ~ Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào trung tuần tháng 10, Lực lượng Dân chủ Syria do Hoa Kỳ hậu thuẫn, gồm chủ yếu dân quân người Kurd có quan hệ mật thiết với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) Thổ Nhĩ Kỳ, “đã giải phóng” thành phố Raqqa, nơi chôn rau cắt rốn của tôi, khỏi các tay súng Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Trong khi đó, người Ả Rập vốn chiếm đa số ở đây, lại đóng góp không nhiều vào việc lật đổ ISIS. Tại một thành phố nơi cư dân bản địa từ lâu bị nếm mùi đày ải và bị xem như công dân hạng hai, việc Đảng Liên đoàn Dân chủ (PYD) – chi nhánh Syria của PKK – ca khúc khải hoàn chiến thắng đã làm người dân tại đây nơm nớp lo âu bi kịch lịch sử sẽ lặp lại. Continue reading “Mảng tối sau sự lật đổ Nhà nước Hồi giáo”

27/12/1918: Ba Lan chống lại Đức ở Poznan

Nguồn: Poles take up arms against German troops in Poznan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sau thất bại của người Đức, các thành viên Cảnh vệ Nhân dân (People’s Guard), tổ chức quân đội của người Ba Lan, đã cùng với các tình nguyện viên – nhiều người trong số họ là cựu chiến binh trong Thế chiến I – đã chiến đấu chống lại quân Đức đang chiếm đóng tại thành phố công nghiệp chủ chốt của nước họ, Poznan.

Vào đầu Thế chiến I, gần 3/4 Ba Lan nằm dưới sự kiểm soát của Nga; phần còn lại của đất nước do Đức và Áo-Hung thống trị. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến giữa Nga và Liên minh Trung tâm, người Ba Lan đã chiến đấu cho cả hai phía. Khi Đế quốc Nga sụp đổ vào tháng 03/1917, phe Bolshevik đã công nhận quyền tự trị của Ba Lan (khi đó đang bị Nga chiếm đóng) và một chính phủ lâm thời được thành lập ở Paris. Tuy nhiên, cuối năm đó, Đức đã hoàn toàn kiểm soát được đất nước này. Continue reading “27/12/1918: Ba Lan chống lại Đức ở Poznan”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần IIPhần III; Phần IV

Stalin: Ảo tưởng sức mạnh

Chế độ của Stalin lặp lại một khuôn mẫu đã được in sâu xuyên suốt trong lịch sử của nước Nga: Giới cầm quyền Nga thường phát động những công cuộc hiện đại hóa ép buộc để vượt qua hoặc ít nhất là giải quyết được tình trạng chậm phát triển của một đất nước tự xem mình là cường quốc với một sứ mệnh đặc biệt nhưng thực chất đang bị tụt hậu quá xa so với các cường quốc khác. Nỗ lực cấp bách phải chấn hưng đất nước, một lần nữa, sản sinh ra một nền độc tài cá nhân. Chế độ của Stalin định hình tư tưởng công chúng và cả bản sắc cá nhân, và chính Stalin cũng đã cá nhân hóa những khát vọng và ước mơ về một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại cũng như một nhà nước Xô-viết hùng mạnh. Chỉ với những bức điện và những cuộc gọi ngắn gọn, ông có thể thúc đẩy cả bộ máy cồng kềnh của Đảng-nhà nước Xô-viết vào các chương trình hành động với những thông điệp mang tính kỉ luật và đe dọa, cũng như làm kích động những công chức trẻ tuổi có cảm tình gần gũi với ông hay hàng triệu người khác chưa từng gặp mặt ông phải vào guồng. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)”

26/12/1955: Vở ‘Porgy and Bess’ công diễn tại Leningrad

Nguồn: Porgy and Bess opens in Leningrad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong một trong những lần trao đổi văn hoá được quảng bá rầm rộ nhất của Chiến tranh Lạnh, Porgy and Bess, một vở opera có một diễn viên người Mỹ gốc Phi, đã được công diễn tại Leningrad. Các buổi trình diễn cũng đã được tổ chức ở Moskva vào tháng 1 năm sau.

Vở opera này chỉ là một phần trong nỗ lực lớn của Mỹ suốt thập niên 1950 nhằm sử dụng văn hoá Mỹ như một lực lượng trong chiến dịch tuyên truyền Chiến tranh Lạnh của nước này. Nỗ lực này dựa trên kết luận rằng mặc dù phần lớn thế giới chắc chắn đánh giá cao (hoặc, ít nhất, tôn trọng) sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ, điều này vẫn chưa đủ. Continue reading “26/12/1955: Vở ‘Porgy and Bess’ công diễn tại Leningrad”

Tại sao ngày sau lễ Giáng sinh được gọi là Boxing Day?

Nguồn:Why is the day after Christmas called Boxing Day?”, History, 20/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 26/12 không chỉ là một ngày để cho Santa Claus nghỉ xả hơi mà còn là một ngày lễ được gọi là Boxing Day ở Vương quốc Anh và các nước trong Khối thịnh vượng chung khác như Australia, Canada và New Zealand. Mặc dù có tên đặc biệt, Boxing Day không hề liên quan đến môn đấm bốc, việc vứt bỏ các thùng rỗng được để lại từ Giáng sinh hay việc trả lại những món quà không mong muốn cho các cửa hàng. Vậy tên gọi này có nguồn gốc từ đâu? Continue reading “Tại sao ngày sau lễ Giáng sinh được gọi là Boxing Day?”

25/12/1914: Binh sĩ chào mừng Giáng Sinh trên chiến trường

Nguồn: Enemies exchange Christmas greetings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong ngày Giáng sinh năm 1914 và những ngày gần đó, tiếng súng đạn ở một số nơi dọc theo Mặt trận phía Tây của Thế chiến I đã giảm dần. Binh lính kỷ niệm ngày lễ trong các chiến hào và bày tỏ các cử chỉ thiện chí với kẻ thù.

Bắt đầu vào Đêm Giáng sinh, nhiều lính Đức và Anh đã cùng hát những bài hát Giáng sinh cho nhau nghe qua chiến tuyến, và vào những thời điểm nhất định, quân Đồng minh thậm chí còn nghe thấy những ban nhạc của họ hát cùng quân Đức những bài hát vui vẻ. Continue reading “25/12/1914: Binh sĩ chào mừng Giáng Sinh trên chiến trường”

Kéo và đẩy: Quan hệ Việt-Trung nhìn từ chuyến thăm của CT Tập Cận Bình

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hà Nội vào ngày 12-13/11/2017 sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Đà Nẵng. Theo một nghĩa nào đó, chuyến thăm là một sự kiện quan trọng vì đó là chuyến thăm thứ hai của ông Tập tới Hà Nội trong vòng 2 năm. Hồi tháng 11/2015, khi ông Tập tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam trong vai trò lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, quan hệ song phương mới chỉ phục hồi sau sự kiện khủng hoảng giàn khoan tháng 5/2014 vốn đẩy quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong vòng hai thập niên. Ít nhất là trên bề mặt, chuyến thăm năm 2017 dường như giúp củng cố xu hướng tăng cường quan hệ song phương. Tuy nhiên, bối cảnh chiến lược và các động lực của quan hệ song phương đã có những thay đổi quan trọng trong vòng 2 năm qua khiến cho việc đánh giá tầm quan trọng thực sự của chuyến thăm đối với quan hệ song phương cũng như bối cảnh chiến lược khu vực trở nên khó khăn hơn. Continue reading “Kéo và đẩy: Quan hệ Việt-Trung nhìn từ chuyến thăm của CT Tập Cận Bình”

24/12/1972: Bop Hope trình diễn lần cuối tại Việt Nam

Nguồn: Bob Hope gives his last show in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, diễn viên hài Bob Hope đã trình diễn những gì mà ông gọi là chương trình Giáng sinh cuối cùng của ông dành cho quân nhân Mỹ ở Sài Gòn. Hope là một diễn viên hài và ngôi sao trên sân khấu kịch, đài phát thanh, truyền hình và đã tham gia trên 50 bộ phim.

Hope là một trong nhiều ngôi sao Hollywood theo truyền thống ra nước ngoài tham gia các chương trình giải trí cho quân đội Mỹ đóng quân ở nước ngoài. Chương trình vào năm 1972 đánh dấu sự xuất hiện lần thứ 9 của Hope tại Việt Nam trong mùa Giáng Sinh. Continue reading “24/12/1972: Bop Hope trình diễn lần cuối tại Việt Nam”

Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí

Tác giả: Lê Văn Phong

Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX, xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân truyền bá chữ Quốc ngữ. Trong đó, phương tiện quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ, chính là sự xuất hiện và phát triển của báo chí Quốc ngữ. Tờ báo Quốc ngữ xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam là Gia Định báo, ra đời năm 1865, do Trương Vĩnh Ký điều hành. Trương Vĩnh Ký đã đưa ra ba mục tiêu cho tờ báo là “Truyền bá chữ Quốc ngữ trong nhân dân. Cổ động tân học trong nước. Khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ” (1). Đến cuối thế kỷ XIX, sau tờ Gia Định báo một số tớ báo chữ Quốc ngữ khác cũng được ra đời, như Phan Yên báo, (1868), Nhật Trình Nam kỳ (1883), Nam kỳ địa phận (1883). Continue reading “Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí”

23/12/1948: Cựu Thủ tướng Nhật Hideki Tojo bị treo cổ

Nguồn: Japanese war criminals hanged in Tokyo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, tại Tokyo, Nhật Bản, Hideki Tojo, cựu Thủ tướng Nhật và chỉ huy trưởng Quân đội Quan Đông, đã bị xử tử cùng với sáu nhà lãnh đạo hàng đầu khác của Nhật vì tội ác chiến tranh của họ trong Thế chiến II. Bảy trong số các bị cáo cũng bị tuyên phạm các tội ác chống nhân loại, đặc biệt là liên quan đến nạn diệt chủng có hệ thống của họ đối với nhân dân Trung Quốc. Continue reading “23/12/1948: Cựu Thủ tướng Nhật Hideki Tojo bị treo cổ”

22/12/1894: Bê bối Dreyfus nổ ra tại Pháp

Nguồn: Dreyfus affair begins in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1894, viên sĩ quan người Pháp Alfred Dreyfus đã bị kết tội phản bội tổ quốc bởi một toà án binh và chịu án tù chung thân vì chuyển giao bí mật quân sự cho người Đức. Bốn tháng sau đó, vị đại úy pháo binh gốc Do Thái, vốn bị buộc tội vì những bằng chứng mong manh trong một phiên xử bất thường, đã bắt đầu thụ án tù chung thân tại nhà tù khét tiếng – Nhà tù Đảo Devil ở Guyana thuộc Pháp.

Vụ án của Dreyfus chứng minh rằng thuyết bài Do Thái đã xâm nhập quân đội Pháp và toàn nước Pháp nói chung, bởi vì nhiều người cũng ca ngợi phán quyết này. Vụ việc bị bỏ xó mãi cho đến năm 1896, khi bằng chứng bị lộ ra cho thấy rằng Thiếu tá Ferdinand Esterhazy mới thực sự là người có tội. Continue reading “22/12/1894: Bê bối Dreyfus nổ ra tại Pháp”

Tại sao phép trừ tà lại đang gia tăng ở Pháp?

Nguồn:Why exorcisms are on the rise in France”, The Economist, 31/07/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Pháp sư trừ tà Philippe Moscato đi từ phòng này sang phòng khác trong một căn hộ lớn ở Paris, vẩy nước thánh và niệm thần chú. “Các linh hồn hãy đi đi!”, ông hô to, nói với những ma quỷ trong nhà rằng các cuộc tấn công của chúng, kể từ bây giờ, sẽ là vô ích. Ông thông báo cho chủ nhà rằng không khí sẽ cải thiện sau khi công việc của ông hoàn thành, và toàn bộ khu chung cư có thể được hưởng lợi. Với nghi thức kéo dài một giờ này, ông Moscato bỏ túi 155 EUR (khoảng 182 USD). Ông nói ông thực hiện nghi thức trừ tà cho các căn hộ ở Paris vài lần mỗi tuần và cho khách hàng là con người khoảng một tuần một lần. Ông không phải là người duy nhất làm việc này. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng hàng loạt các pháp sư trừ tà, người chữa bệnh, ông bà đồng, nhà huyền bí thuật, pháp sư… cung cấp các dịch vụ tương tự, với mức phí lên đến 500 EUR cho mỗi nghi lễ. Một số người còn đề nghị giúp một doanh nghiệp thoát khỏi thời kỳ khó khăn, hoặc khôi phục tình yêu cho một mối quan hệ bất thành. Nhiều người giúp trừ tà cho các tòa nhà bị cho là có ma ám. Một pháp sư trừ tà tự xưng gần Paris nói rằng ông kiếm được 12.000 USD một tháng (trước thuế) bằng cách làm việc 15 tiếng đồng hồ một ngày, bao gồm cả việc tư vấn qua điện thoại. Kinh doanh trừ tà đang gia tăng ở Pháp. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao phép trừ tà lại đang gia tăng ở Pháp?”

21/12/1988: Chuyến bay Pan Am 103 nổ tung trên bầu trời Scotland

Nguồn: Pan Am Flight 103 explodes over Scotland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, chuyến bay Pan Am 103 từ London tới New York đã phát nổ trên bầu trời Lockerbie, Scotland, giết chết 243 hành khách và 16 nhân viên đoàn bay, cùng với 11 cư dân Lockerbie trên mặt đất. Một quả bom được giấu bên trong một chiếc máy cassette đã phát nổ trong khoang chứa hàng hóa khi máy bay ở độ cao 31.000 feet. Vụ tai nạn, vốn trở thành đối tượng điều tra hình sự lớn nhất của Anh, được cho là một cuộc tấn công nhằm chống lại nước Mỹ. Một trăm tám mươi chín trong số các nạn nhân là người Mỹ.

Những tay khủng bố Hồi giáo đã bị buộc tội gài bom trên máy bay khi nó đang đậu ở sân bay Frankfurt, Đức. Các nhà chức trách nghi ngờ cuộc tấn công này là để trả đũa đợt không kích của Mỹ chống lại Libya năm 1986, trong đó con gái của Muammar al-Qaddafi đã bị giết chết cùng với hàng chục người khác, hoặc một vụ tai nạn vào năm 1988, trong đó Mỹ đã bắn hạ một máy bay thương mại của hãng Iran Air đang bay qua vịnh Ba Tư, giết chết 290 người. Continue reading “21/12/1988: Chuyến bay Pan Am 103 nổ tung trên bầu trời Scotland”

Đánh giá tác động chuyến thăm Việt Nam của TT Trump

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Năm 2017 là một năm có nhiều sự kiện quan trọng đối với quan hệ Việt Mỹ. Hồi tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới thăm Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Trump. Sáu tháng sau, vào ngày 11-12/11, Tổng thống Trump đã tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam sau khi tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC tại Đà Nẵng. Kể từ sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ năm 1995, tất cả các Tổng thống Hoa Kỳ đều đã thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ của mình nhưng ông Trump là người đầu tiên làm việc này trong năm đầu tiên sau khi lên nắm quyền. Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà ông Trump viếng thăm kể từ khi nhậm chức. Điều này càng có ý nghĩa hơn nếu xét việc Tổng thống Barack Obama đã thăm Hà Nội hồi tháng 5/2016, đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á duy nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh đón tiếp hai tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm trong 2 năm liên tiếp. Continue reading “Đánh giá tác động chuyến thăm Việt Nam của TT Trump”