Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden

Nguồn: Ingrid Burke Friedman, “Kazakhstan Exposes the Central Flaw of Biden’s Foreign-Policy Doctrine”, Foreign Policy, 13/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những luận điệu dân chủ trên trời không thể cạnh tranh với những người lính của chế độ chuyên chế trên mặt đất. Điều này hẳn khiến Washington khó chịu.

Kazakhstan đang chìm trong khủng hoảng. Vài ngày sau khi các cuộc biểu tình về vấn đề giá nhiên liệu tăng vọt biến thành một cuộc nổi dậy bạo lực tại nhiều thành phố, quân đội Nga và đồng minh từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (Collective Security Treaty Organization, CSTO) đã được triển khai tới Kazakhstan theo yêu cầu của Tổng thống nước này, Kassym-Jomart Tokayev.

Trong khi đó, phía Mỹ lại “cam kết sẽ xem xét liệu có thể tìm ra hướng giải quyết vấn đề về mặt ngoại giao thông qua đối thoại hay không”, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói về tình hình hỗn loạn tại Kazakhstan hôm Chủ nhật (09/01). Khi được hỏi về việc Tokayev đã ra lệnh cho lực lượng của mình có thể “nổ súng bắn giết mà không cần cảnh báo trước” khi đối phó với các cuộc biểu tình, Blinken trả lời rằng mệnh lệnh đó là sai và cần phải bị bãi bỏ, và rằng quyền của những người biểu tình ôn hòa phải được tôn trọng. Continue reading “Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden”

Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?

Nguồn: Van Jackson, “America’s Asia Strategy Has Reached a Dead End“, Foreign Policy, 09/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington nên ưu tiên cho kinh tế và ngừng tư duy bằng tên lửa của mình.

Tháng 12/2021, trong một hội nghị về an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Biden, Kurt Campbell, đã trình bày chi tiết khung chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và châu Á. Ông nhắc đến tất cả những nội dung quen thuộc: tầm quan trọng của các liên minh, bán vũ khí để chống lại Trung Quốc, vị trí trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và quan điểm lạc quan rằng quan hệ Trung-Mỹ có thể vừa cạnh tranh và vừa ổn định. Continue reading “Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?”

09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh

Nguồn: President Truman warns of Cold War dangers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Harry S. Truman cảnh báo người Mỹ rằng họ đang “trải qua một thời kỳ nguy hiểm” và kêu gọi hành động mạnh mẽ nhằm đối phó với mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản.

Mặc dù mức độ tín nhiệm của Truman đã giảm dần trong 18 tháng trước đó do những phàn nàn về cách ông xử lý Chiến tranh Triều Tiên, bài phát biểu của Tổng thống đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ các nghị sĩ Quốc hội và khách mời đặc biệt là Thủ tướng Winston Churchill. Continue reading “09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh”

02/01/1811: Lần đầu tiên một thượng nghị sĩ Mỹ bị kỷ luật

Nguồn: First censuring of a U.S. senator, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1811, Thượng nghị sĩ Timothy Pickering, một thành viên của Đảng Liên bang đại diện cho bang Massachusetts, đã trở thành thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên bị kỷ luật (censure) khi Thượng viện thông qua một đề xuất chống lại ông sau cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 20: 7. Pickering đã bị buộc tội vi phạm luật Quốc hội vì dám công khai các tài liệu mật mà Tổng Thống giao cho Thượng viện. Continue reading “02/01/1811: Lần đầu tiên một thượng nghị sĩ Mỹ bị kỷ luật”

01/01/1946: Lính Nhật đầu hàng sau khi biết Thế chiến II đã kết thúc

Nguồn: Several Japanese soldiers surrender after learning Pacific War has ended, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, một người lính Mỹ đã chấp nhận đề nghị đầu hàng từ khoảng 20 lính Nhật – những người vừa mới biết rằng chiến tranh đã kết thúc, sau khi đọc tin trên báo. Continue reading “01/01/1946: Lính Nhật đầu hàng sau khi biết Thế chiến II đã kết thúc”

30/12/1936: Biểu tình ngồi bắt đầu ở nhà máy của GM

Nguồn: Sit-down strike begins in Flint, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, lúc 8 giờ tối, trong một trong những cuộc đình công đầu tiên ở Mỹ, các công nhân lắp ráp xe hơi đã chiếm Nhà máy Fisher Body I của hãng General Motors (GM) ở Flint, Michigan. Nhóm nhân viên này đang đình công nhằm giành được sự công nhận cho Liên đoàn Công nhân Xe hơi (United Auto Workers, UAW), vốn là đại diện thương lượng duy nhất của công nhân GM. Họ cũng muốn công ty ngừng chuyển công việc cho các nhà máy không thuộc công đoàn, đồng thời thiết lập thang lương tối thiểu công bằng, cũng như thiết lập một hệ thống khiếu nại và một bộ quy trình giúp bảo vệ công nhân trong dây chuyền lắp ráp khỏi bị thương. Tổng cộng, cuộc đình công này kéo dài 44 ngày. Continue reading “30/12/1936: Biểu tình ngồi bắt đầu ở nhà máy của GM”

25/12/1996: Vụ án JonBenét Ramsey

Nguồn: Six-year-old JonBenét Ramsey is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, JonBenét Ramsey, sáu tuổi, đã bị sát hại ngay tại chính ngôi nhà của mình ở Boulder, Colorado. John và Patsy Ramsey, cha mẹ của cô bé, đã gọi điện cho cảnh sát lúc 5:52 sáng hôm sau để báo rằng con gái họ đã mất tích. Mặc dù cảnh sát tìm thấy một thư đòi 118.000 đô la tiền chuộc, nhưng thi thể của JonBenét đã được tìm thấy dưới một tấm chăn ở tầng hầm ngay buổi chiều hôm đó. Tội ác nhanh chóng gây chấn động khắp nước Mỹ.

Bị đánh đập và bóp cổ, JonBenét được tìm thấy trong tình trạng băng dính dán kín miệng và hai tay bị trói bằng dây, đồng thời còn có một số dấu hiệu của việc bị tấn công tình dục. Tuy nhiên, các thám tử Boulder đã quá kém cỏi trong khâu bảo vệ bằng chứng và thực tế đã cho phép John Ramsey phá hỏng hiện trường vụ án bằng cách đưa thi thể con gái ông ta ra khỏi tầng hầm. Continue reading “25/12/1996: Vụ án JonBenét Ramsey”

23/12/1986: Máy bay Voyager hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái Đất

Nguồn: Voyager completes global flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau chín ngày bốn phút bay trên bầu trời, chiếc máy bay thử nghiệm Voyager đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Edwards ở California, hoàn thành chuyến bay không dừng vòng quanh Trái Đất đầu tiên, chỉ với một lần nạp nhiên liệu. Cầm lái bởi hai phi công người Mỹ Dick Rutan và Jeana Yeager, Voyager được chế tạo chủ yếu từ nhựa và giấy cứng, mang theo lượng nhiên liệu gấp ba lần trọng lượng của nó khi cất cánh từ Căn cứ Không quân Edwards vào ngày 14/12. Khi quay trở lại sau hành trình 25.012 dặm vòng quanh Trái Đất, nó chỉ còn lại năm gallon xăng trong bình chứa. Continue reading “23/12/1986: Máy bay Voyager hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái Đất”

16/12/1944: Trận Bulge trong Thế chiến II

Nguồn: Battle of the Bulge begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân Đức đã mở cuộc tấn công lớn cuối cùng trong Thế chiến II, Chiến dịch Autumn Mist – hay còn gọi là cuộc Tấn công Ardennes hoặc Trận Bulge – một nỗ lực nhằm đẩy lui hàng ngũ Đồng Minh về phía tây, từ miền bắc nước Pháp đến tây bắc nước Bỉ. Sở dĩ có tên gọi này là vì quân Đức đã tạo ra một “chỗ phình” (bulge) xung quanh khu vực rừng Ardennes để tấn công tuyến phòng thủ của Mỹ. Đây cũng là trận đánh lớn nhất diễn ra ở mặt trận phía Tây.

Trong đợt tấn công đầu tiên, quân lực của Đức là 250.000 người, gồm 14 sư đoàn bộ binh được bảo vệ bởi 5 sư đoàn thiết giáp, chiến đấu chống lại chỉ 80.000 lính Mỹ. Trận đánh bắt đầu ngay từ sáng sớm, nhắm vào phần yếu nhất của phòng tuyến Đồng Minh – một đoạn rừng cây và đồi núi ít được bảo vệ dài 80 dặm (đơn giản thì quân Đồng Minh tin rằng Ardennes là nơi quá khó để vượt qua, và do đó, khó mà trở thành địa điểm cho một cuộc tấn công của người Đức). Đối đầu với lực lượng Mỹ mỏng manh và bị cô lập, cộng thêm việc sương mù dày đặc ngăn không cho phía Đồng Minh phát hiện bước tiến của Đức, quân Đức đã có thể đẩy lui kẻ thù. Continue reading “16/12/1944: Trận Bulge trong Thế chiến II”

28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II

Nguồn: FDR attends Tehran Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt cùng với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã gặp nhau tại một hội nghị ở Iran để thảo luận về chiến lược giành chiến thắng trong Thế chiến II và các điều khoản tiềm năng cho một hiệp ước hòa bình.

Tehran, thủ đô Iran, được chọn làm địa điểm đàm phán phần lớn là bởi tầm quan trọng chiến lược của nó đối với quân Đồng minh. Mỹ có thể tiếp tế cho Liên Xô thông qua Iran bất chấp việc người Đức đang kiểm soát hầu hết châu Âu, Balkan và Bắc Phi, và các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat của Đức nhắm vào tàu của Đồng minh ở Đại Tây Dương và Biển Bắc đã khiến hoạt động vận tải trở nên nguy hiểm. Continue reading “28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II”

27/11/1954: Gián điệp Alger Hiss ra tù

Nguồn: Accused spy Alger Hiss released from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, sau 44 tháng ngồi tù, cựu viên chức chính phủ Hoa Kỳ Alger Hiss đã được trả tự do và một lần nữa tuyên bố rằng mình vô tội trước mọi cáo buộc dẫn đến việc ông phải ngồi tù.

Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hiss bị kết tội khai man vào năm 1950 vì đã nói dối trước đại bồi thẩm đoàn liên bang. Cụ thể, ông ta được cho là đã che giấu việc đồng lõa chuyển các tài liệu bí mật của chính phủ cho Whittaker Chambers, người sau đó chuyển tiếp các tài liệu này cho các đặc vụ của Liên Xô. Continue reading “27/11/1954: Gián điệp Alger Hiss ra tù”

20/11/1923: Cấp bằng sáng chế cho đèn giao thông ba tín hiệu

Nguồn: Garrett Morgan patents three-position traffic signal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Văn phòng Sáng chế Mỹ đã cấp Bằng sáng chế số 1.475.074 cho đèn giao thông ba tín hiệu của nhà phát minh kiêm nhà báo 46 tuổi Garrett Morgan. Dù phát minh của Morgan không phải là đèn tín hiệu giao thông đầu tiên (chiếc đầu tiên đã được lắp đặt ở London vào năm 1868), nó vẫn là một bước đổi mới quan trọng: nhờ có thêm tín hiệu thứ ba ngoài Dừng và Đi, nó giúp điều phối các phương tiện băng qua đường một cách an toàn hơn so với loại đèn trước đó.

Morgan, con trai của hai người từng là nô lệ, sinh ra ở Kentucky vào năm 1877. Khi mới 14 tuổi, ông chuyển đến Ohio để tìm việc làm. Đầu tiên, ông làm thợ sửa đồ vặt ở Cincinnati; tiếp theo, ông chuyển đến Cleveland, tiếp tục với công việc thợ sửa máy may. Continue reading “20/11/1923: Cấp bằng sáng chế cho đèn giao thông ba tín hiệu”

13/11/1909: Bê bối Ballinger-Pinchot nổ ra

Nguồn: Ballinger-Pinchot scandal erupts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1909, Bê bối Ballinger-Pinchot đã nổ ra khi tạp chí Colliers cáo buộc Bộ trưởng Nội vụ Richard Ballinger thực hiện những giao dịch mờ ám tại các mỏ than Alaska. Đây thực chất là cuộc xung đột nảy sinh từ những ý tưởng trái ngược nhau về cách tốt nhất để sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở miền Tây nước Mỹ.

Ballinger được bổ nhiệm bởi Tổng thống William Taft, người kế nhiệm vị Tổng thống theo chủ nghĩa bảo tồn Theodore Roosevelt. Roosevelt đã phát triển hầu hết các chính sách thân thiện với môi trường của mình với sự hỗ trợ từ Trưởng Cục Kiểm lâm Gifford Pinchot. Đến năm 1909, Roosevelt, Pinchot và các nhà bảo tồn khác lo sợ rằng Taft (thật ra cũng là một đảng viên Cộng hòa) và Ballinger đang phá hoại một cách có hệ thống thành tựu của chính quyền tiền nhiệm bằng cách cho phép tái khai thác các vùng đất công mà trước đó đã bị đóng cửa. Continue reading “13/11/1909: Bê bối Ballinger-Pinchot nổ ra”

06/11/1906: Teddy Roosevelt thăm Panama, thị sát kênh đào

Nguồn: Teddy Roosevelt travels to Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1906, Tổng thống Theodore “Teddy” Roosevelt đã bắt đầu chuyến công du kéo dài 17 ngày tới Panama và Puerto Rico, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên thực hiện chuyến công du ngoại giao chính thức ra bên ngoài nước Mỹ.

Roosevelt nhậm chức vào năm 1901 với mong muốn khẳng định ảnh hưởng của Mỹ đối với nền chính trị Trung và Nam Mỹ, một phần xuất phát từ chính những trải nghiệm trong quá khứ của ông tại khu vực này. Năm 1897, ông trở thành Bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống William McKinley. Chính quyền của tổng thống McKinley đã làm việc để đảm bảo quyền tiếp cận của Mỹ đối với các cảng và các ngành công nghiệp ở các nước gần kề. Vào thời điểm Roosevelt được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân, sức mạnh trên biển của Mỹ đang trên đà trỗi dậy, tạo điều kiện cho nước này trở thành một tác nhân có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề thế giới. Continue reading “06/11/1906: Teddy Roosevelt thăm Panama, thị sát kênh đào”

31/10/1864: Nevada trở thành tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ

Nguồn: The U.S. Congress admits Nevada as the 36th state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, nhằm nhận được sự ủng hộ cần thiết của Lãnh thổ Nevada (vốn do đảng Cộng hòa thống trị) để Tổng thống Abraham Lincoln tái đắc cử, Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng chấp nhận lãnh thổ này trở thành tiểu bang thứ 36 của Liên bang Hoa Kỳ.

Ở thời điểm năm 1864, Nevada chỉ có 40.000 cư dân, thấp hơn đáng kể so với yêu cầu để trở thành tiểu bang – 60.000 cư dân. Nhưng việc phát hiện ra các mỏ bạc vô cùng lớn và phong phú vào năm 1859 tại Thành phố Virginia đã nhanh chóng đưa lãnh thổ này trở thành một trong những khu vực quan trọng và giàu có nhất ở miền Tây. Continue reading “31/10/1864: Nevada trở thành tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ”

30/10/1735: Ngày sinh Tổng thống John Adams

Nguồn: John Adams is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1735, John Adams, con trai của một nông dân và là hậu duệ của những người hành hương Plymouth Rock, đã chào đời ở Braintree, Massachusetts. Ông theo học tại Đại học Harvard vào năm 16 tuổi, sau đó tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu về luật trước khi trở thành Tổng thống thứ hai của Mỹ.

Adams không chiến đấu trong Chiến tranh Cách mạng, nhưng là người có công trong việc xây dựng nền tảng của chính phủ Mỹ. Năm 1776, ông xuất bản ẩn danh cuốn Thoughts on Government (Tư tưởng về Chính phủ), trong đó đề xuất hệ thống chính phủ ba nhánh: cơ quan lập pháp lưỡng viện, cơ quan tư pháp độc lập và cơ quan hành pháp mạnh mẽ. Continue reading “30/10/1735: Ngày sinh Tổng thống John Adams”

26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ

Nguồn: Japanese planes destroy the U.S.S Hornet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong Trận Santa Cruz, tàu sân bay cuối cùng của Mỹ được sản xuất trước khi nước này tham gia Thế chiến II, chiếc USS Hornet, đã bị máy bay của Nhật gây hư hại nặng nề, đến mức Mỹ buộc phải loại bỏ nó.

Trận chiến giành Guadalcanal là đợt tấn công đầu tiên của Mỹ chống lại quân Nhật, một nỗ lực nhằm ngăn chặn phe Trục chiếm thêm một hòn đảo khác trong Quần đảo Solomon và tiến xa hơn trong cuộc đua giành lấy nước Úc. Ngày hôm đó, tại khu vực lân cận quần đảo Santa Cruz, hai đội đặc nhiệm hải quân Mỹ đã phải ngăn chặn một hạm đội lớn của Nhật đang trên đường đến Guadalcanal cùng với quân tiếp viện. Cũng như trong Trận Biển San hô hồi tháng 05/1942, giao tranh tại Santa Cruz chỉ được thực hiện bởi máy bay cất cánh từ tàu sân bay của các bên, còn bản thân các con tàu không nằm trong tầm bắn của nhau. Continue reading “26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ”

24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam

Nguồn: President Eisenhower pledges support to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cam kết hỗ trợ chính phủ và các lực lượng quân sự của Ngô Đình Diệm.

Eisenhower đã viết thư cho Tổng thống Diệm của Việt Nam Cộng hòa, hứa sẽ hỗ trợ trực tiếp cho chính phủ của ông. Eisenhower nói rõ với Diệm rằng viện trợ của Mỹ cho chính phủ miền Nam trong “giờ phút khó khăn” của người Việt phụ thuộc vào việc ông Diệm đảm bảo “duy trì các tiêu chuẩn hoạt động trong trường hợp viện trợ được cung cấp.” Continue reading “24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam”

23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut

Nguồn: Beirut barracks blown up, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, một kẻ đánh bom liều chết đã lái một chiếc xe tải chở đầy chất nổ lao thẳng vào doanh trại Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Beirut, giết chết 241 quân nhân. Cũng trong sáng hôm ấy, trong một vụ tấn công khủng bố khác xảy ra cách đó hai dặm, 58 lính Pháp đã thiệt mạng. Thủy quân Lục chiến Mỹ là một phần của lực lượng đa quốc gia được cử đến Lebanon vào tháng 8/1982 để giám sát việc người Palestine rút khỏi Lebanon. Ngay từ những ngày đầu, sứ mệnh này đã gặp phải nhiều vấn đề – và con số thương vong cứ ngày một tăng cao. Continue reading “23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut”

10/10/1973: Phó Tổng thống Mỹ Spiro Agnew từ chức

Nguồn: Vice President Agnew resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, chưa đầy một năm trước khi Richard M. Nixon từ chức Tổng thống, Spiro Agnew trở thành Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên từ chức giữa loạt bê bối. Cùng ngày hôm ấy, ông đã không phản đối cáo buộc trốn thuế thu nhập liên bang, nhằm đổi lấy việc xóa bỏ cáo buộc tham nhũng chính trị. Sau đó, ông đã bị Tòa Phúc thẩm Maryland phạt 10.000 đô la, kết án ba năm quản chế và còn bị tước giấy phép hành nghề luật sư. Continue reading “10/10/1973: Phó Tổng thống Mỹ Spiro Agnew từ chức”