Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?

Nguồn: Does democracy hurt or help growth in the tiger economies of Asia?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Eo biển Đài Loan thường được mô tả là một điểm nóng tiềm tàng. Trên vùng biển hẹp này, Trung Quốc đang chỉa hàng ngàn tên lửa vào quốc gia mà họ coi là một tỉnh nổi loạn. Nhưng đối với những người làm việc tại Formosa 1, một trang trại điện gió ngoài khơi, eo biển này là một cái gì đó rất khác. “Đây là nơi có luồng gió tốt nhất thế giới.” Một kỹ sư cất lời, mắt nhìn vào một cụm tuabin trên mặt nước màu lam ngọc.

Khi bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay, đây sẽ là trang trại điện gió ngoài khơi có quy mô thương mại đầu tiên của Châu Á bên ngoài Trung Quốc và là trang trại đầu tiên trong số nhiều trang trại tương tự được quy hoạch ở eo biển này. Việc Đài Loan đón nhận điện gió đi kèm với quyết định loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Nhiều doanh nghiệp lo ngại điều này sẽ khiến hòn đảo thiếu điện, đe dọa nền kinh tế. Cuộc tranh luận đã có lúc trở nên quá lố: các nhà lập pháp đã ẩu đả với nhau trong quốc hội. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?”

Bốn con hổ châu Á: Bất ổn xã hội có phải vì thất bại kinh tế?

Nguồn: Social unrest in places like Hong Kong is not proof of economic failure”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hai quả bom xăng, một màu xanh, một màu vàng, được quấn trong một chiếc khăn và đựng trong ba lô. Đeo găng tay xây dựng và mặt nạ Guy Fawkes, những người biểu tình treo chúng trên lan can, giống như những người pha chế rượu trong quán bar. Sau đó, gạch được chuyển đến, chất đống trên một chiếc xe đẩy và được dấu dưới những chiếc ô. Người biểu tình dành mấy phút ném gạch đá và những lời lăng mạ xuống cầu thang của một lối ra tàu điện ngầm, hướng về phía cảnh sát chống bạo động bên dưới. Một ngọn lửa bùng lên khiến cảnh tượng thêm phần kịch tính, đủ để kích thích một phản ứng từ phía cảnh sát: một hộp hơi cay được bắn lên cầu thang. Người biểu tình tản ra, và một hàng cảnh sát tiến lên đằng sau những tấm khiên, vừa đi bắn bắn đạn hơi cay. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Bất ổn xã hội có phải vì thất bại kinh tế?”

Bốn con hổ châu Á: Thách thức đổi mới trong kỷ nguyên 4.0

Nguồn: Asian-tiger governments are steering their economies with a lighter touch”, The Economist, 05/12/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong một chiến dịch bắt đầu từ Singapore, mọi thứ thật khắc nghiệt và đẫm máu. Tháng trước, Jack và 49 người khác đã lên một máy bay vận tải và nhảy dù xuống một hòn đảo. Nhiệm vụ của họ rất đơn giản: giết hoặc bị giết. Jack nhặt lựu đạn và tìm đường đến một nhà máy bỏ hoang. Anh ta cúi thấp mình để giữ an toàn, nghĩ rằng đã không bị phát hiện. Nhưng anh ta đã nhầm. Sau một loạt đạn là sự im lặng bao trùm. Jack đã một lần nữa không thể vượt qua level đầu tiên.

Chào mừng các bạn đến với Free Fire, một trong những trò chơi chiến đấu được download nhiều nhất dành cho điện thoại trong năm nay. Nhà phát triển của nó là Sea Group, một công ty internet được thành lập tại Singapore một thập niên trước, hiện trị giá 17 tỷ đô la. Bên cạnh trò chơi đình đám của mình, tập đoàn cũng có một ứng dụng thương mại điện tử, Shoppee, phổ biến hơn nhiều so với Amazon ở Đông Nam Á. Thành công của công ty phản ánh một sự thay đổi quan trọng trong nền kinh tế của các con hổ. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Thách thức đổi mới trong kỷ nguyên 4.0”

Bốn con hổ châu Á: Lợi và hại của mô hình dựa vào xuất khẩu

Nguồn: It has become harder for the Asian tigers to prosper through exports”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bonnie Tu phá lên cười. Bà vừa phát hiện ra chiếc mũ đỏ có khẩu hiệu “Make America Great Again” mà một đồng nghiệp để lại trên bàn để chọc bà. Chủ tịch của Giant, nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới, không phải là người hâm mộ Donald Trump. Thuế quan của Trump đã làm rối tung chuỗi cung ứng của bà và khiến chi phí tăng lên. “Đó là thuế đánh vào việc đạp xe, hoạt động có ích cho sức khỏe nhất trên thế giới”, người phụ nữ 70 tuổi, bản thân là một người rất thích đạp xe đạp, nói. Đáp lại, Giant đã giảm quy mô sản xuất ở Trung Quốc và tăng công suất ở Đài Loan. “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác”, bà nói.

Giant không phải trường hợp đơn lẻ. Hàng chục công ty Đài Loan gần đây đã quay về, bao gồm Compal, một nhà sản xuất máy tính; Delta Electronics, một nhà cung cấp linh kiện điện; và Long Chen, một công ty sản xuất giấy. Năm 2018, chính phủ đã khai trương văn phòng “Invest Taiwan” (Đầu tư vào Đài Loan), hứa hẹn cung cấp các khoản vay chi phí thấp giúp các công ty trang trải chi phí di dời sản xuất. Văn phòng đã nhận được hồ sơ đăng ký từ hơn 150 công ty. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Lợi và hại của mô hình dựa vào xuất khẩu”

Bốn con hổ châu Á: Thành công đã qua, thách thức đang tới

Nguồn: After half a century of success, the Asian tigers must reinvent themselves”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bốn con hổ châu Á – Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan – đã từng mê hoặc thế giới kinh tế. Từ đầu những năm 1960 cho đến những năm 1990, họ thường xuyên đạt mức tăng trưởng hai con số. Một thế hệ lao động cực nhọc trong vai trò nông dân và công nhân đã chứng kiến con cháu họ trở thành những công dân có học thức thuộc loại tốt nhất trên hành tinh. Những con hổ bắt đầu bằng cách sản xuất áo sơ mi, hoa nhựa và tóc giả màu đen. Không lâu sau, họ đã sản xuất chip nhớ, máy tính xách tay và các công cụ tài chính phái sinh. Trong quá trình này họ cũng tạo ra một cuộc tranh luận học thuật sôi nổi về nguồn gốc dẫn tới thành công của họ. Một số cho rằng đó là nhờ sự chỉ đạo của chính phủ; những người khác chỉ ra vai trò của thị trường cạnh tranh. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Thành công đã qua, thách thức đang tới”

Singapore hưởng lợi từ khó khăn của Hồng Kông như thế nào?

Nguồn: Singapore stands to gain from Hong Kong’s troubles”, The Economist, 10/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù quan điểm về tình trạng hỗn loạn tại Hồng Kông là gì, là một cuộc nổi loạn vì chính nghĩa hay bạo loạn bất hợp pháp, thì đó đều là một thảm họa đối với nền kinh tế của lãnh thổ này. Và nếu có một nơi được hưởng lợi từ những rắc rối của Hồng Kông, thì đó chính là trung tâm hàng hải, tài chính, thương mại, một thành phố tự quản có đa số dân là người Hoa khác ở Đông Á: Singapore.

Hai nơi dường như luôn có nhiều điểm chung. Cả hai đều thân thiện với thương mại. Nhờ ít quy định và bộ máy quan liêu hiệu quả, không tham nhũng, Singapore đứng thứ hai còn Hồng Kông đứng thứ tư trong bảng xếp hạng 190 quốc gia của Ngân hàng Thế giới về mức độ dễ dàng trong kinh doanh. Cả hai thành phố đã từng tự hào về nền pháp quyền và mức độ bạo lực thấp trên đường phố. Continue reading “Singapore hưởng lợi từ khó khăn của Hồng Kông như thế nào?”

Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong mấy ngày qua, dư luận Việt Nam và Campuchia dậy sóng về hai phát biểu liên tiếp nhau của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam “xâm lược” (invade/invasion) Campuchia năm 1978/79. Xung quanh vấn đề này, chúng ta cần có một cách nhìn tỉnh táo, khách quan để hiểu được bản chất sự kiện, không nên để cảm xúc lấn át lý trí, dẫn tới các suy nghĩ, hành động dù có hảo ý nhưng lại phản tác dụng, gây phương hại cho quan hệ Việt Nam – Singapore cũng như lợi ích quốc gia của bản thân Việt Nam. Continue reading “Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long”

Các chính phủ châu Á chống tin giả như thế nào?

Nguồn: Asian governments are trying to curb fake news”, The Economist, 04/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả vào ngày Cá tháng Tư, chính phủ Singapore cũng không hứng pha trò. K. Shanmugam, bộ trưởng luật pháp, đã cảnh báo các nhà làm luật về sự nguy hiểm của các phát ngôn không được kiểm soát, đưa cho họ một danh sách “các lời bài hát mang tính xúc phạm”, trong đó có các bản hit của Lady Gaga và Ariana Grande. Ngay sau đó, chính phủ đã trình một dự luật lên quốc hội để hạn chế các tin giả. Nếu được thông qua luật, một khả năng rất cao, nó sẽ là một trong số những đạo luật có phạm vi sâu rộng nhất thế giới. Theo quy định của dự luật, những người bị kết tội truyền bá “những tuyên bố hay thực tế sai sự thật” trên mạng phải đối mặt với mức phạt lên tới 1 triệu đô la Singapore (17 tỉ đồng) hoặc tối đa 10 năm tù. Các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter sẽ được yêu cầu gỡ các bài đăng mà chính phủ cho là sai sự thuật hoặc phải đưa ra các tuyên bố đính chính. Continue reading “Các chính phủ châu Á chống tin giả như thế nào?”

15/02/1942: Singapore rơi vào tay Nhật

Nguồn: Singapore falls to Japan, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Singapore, “vùng Gibraltar ở phía Đông” và một thành trì chiến lược của Anh, rơi vào tay các lực lượng Nhật Bản.

Là một thành phố trên đảo và là thủ đô của Khu định cư Eo biển thuộc Bán đảo Malay, Singapore là thuộc địa của Anh từ thế kỷ 19. Vào tháng 07/1941, khi quân Nhật chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp, Nhật đã báo hiệu ý định chiếm Singapore từ tay Anh. Vào đêm trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng, 24.000 binh sĩ Nhật đã được chuyển từ Đông Dương đến Bán đảo Malay, và các máy bay Nhật Bản đã không kích Singapore, giết chết 61 dân thường . Continue reading “15/02/1942: Singapore rơi vào tay Nhật”

Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều

 

Biên dịch: Hồ Anh Hải

Sáng 10/5 (giờ Washington), Tổng thống Trump tuyên bố ngày 12/6 ông sẽ hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore. Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 11/5 có bài phân tích 5 lý do Trump-Kim chọn Singapore làm địa điểm gặp nhau.

Dương Hy Vũ, chuyên gia Viện Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế Trung Quốc, nói: trước hết đó là sự xem xét về mặt chính trị: đây là địa điểm của bên thứ ba mà hai bên Mỹ-Triều Tiên đều có thể chấp nhận. Singapore được Mỹ coi là một “quốc gia trung lập”, hơn nữa trong lịch sử, Singapore là đồng minh của Mỹ, hiện có quan hệ khăng khít với Mỹ về chính trị, quân sự. Đối với Triều Tiên thì Singapore cũng không phải là địa điểm Triều Tiên không thích, mấy năm qua hai nước không có quan hệ xấu và xung đột với nhau, cho nên là nơi có thể chấp nhận. Continue reading “Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều”

Nước nhỏ trong vòng xoáy chính trị cường quyền

Tác giả: Ngô Di Lân

Thời gian vừa qua đã chứng kiến một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi trong giới hoạch định chính sách đối ngoại ở Singapore, được “châm ngòi” bởi nhà ngoại giao kỳ cựu Kishore Mahbubani, người hiện là Hiệu trưởng Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu.

Bài bình luận với tiêu đề “Qatar: Những bài học lớn từ một nước nhỏ” trên tờ Strait Times của Mahbubani đã ngay lập tức làm “dậy sóng” bởi quan điểm “nước nhỏ phải hành xử như nước nhỏ” của ông, với hàm ý rằng Singapore nên “khom lưng, cúi đầu” trước các cường quốc gần như đi ngược lại với nguyên tắc đối ngoại của Singapore từ trước đến giờ. Những người phản đối Mahbubani cho rằng Singapore có được vị thế như ngày hôm nay là nhờ việc theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập và theo nguyên tắc chứ không phải bằng việc làm “tay sai” cho các cường quốc. Vậy ai có lý hơn trong cuộc tranh luận này? Các nước nhỏ nên làm gì để bảo vệ mình khi bị cuốn vào vóng xoáy chính trị cường quyền? Continue reading “Nước nhỏ trong vòng xoáy chính trị cường quyền”

Ngoại giao nước nhỏ và bài học cho Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Thị Linh

Tháng 7/2016 tại Singapore nổ ra một cuộc bút chiến bàn luận về chủ đề ứng xử của nước nhỏ trong quan hệ quốc tế giữa các nhà ngoại giao kỳ cựu của nước này. Cuộc tranh luận thu hút sự chú ý của dư luận bên trong và bên ngoài Singapore bởi nó không chỉ phản ánh sự chia rẽ tư tưởng trong giới hoạch định chính sách đối ngoại Singapore hiện nay mà còn động chạm đến vấn đề cốt lõi liên quan đến bản sắc của một chủ thể hết sức đặc biệt trong chính trị quốc tế hiện đại. Singapore là một quốc đảo với dân số 5,6 triệu nhưng lại có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới và thành tích đối ngoại đáng khâm phục. Từng được coi là “một chấm đỏ” (little red dot), nhưng Singapore ứng xử với tư thế của một quốc gia độc lập, không ít lần từ chối những đề nghị của các cường quốc. Rõ ràng, đây không phải lần đầu tiên cuộc tranh luận nổ ra, và chắc cũng không phải lần cuối. Những ý kiến trong diễn đàn hết sức có giá trị để giới nghiên cứu chính sách của Việt Nam tham khảo. Continue reading “Ngoại giao nước nhỏ và bài học cho Việt Nam”

Tranh luận ‘nảy lửa’ về chính sách đối ngoại Singapore

Nguồn: Shanmugam: We didn’t get where we are by ‘thinking small’”, The New Paper, 03/07/2017.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Luật pháp K. Shanmugam cho biết hôm qua rằng ông thấy bài bình luận của Giáo sư Kishore Mahbubani về chính sách đối ngoại là “có vấn đề về mặt nhận thức” khi nói rằng các nước nhỏ phải luôn hành xử như là các nước nhỏ.

Bài bình luận “Qatar: Big lessons from a small country“(Qatar: Bài học lớn từ một nước nhỏ), cũng đã bị chỉ trích bởi nhà ngoại giao kỳ cựu Bilahari Kausikan, người đã miêu tả quan điểm này là “lộn xộn, thiếu chính xác và thực sự nguy hiểm”.

Đại sứ lưu động Ong Keng Yong cảnh báo rằng sẽ là trái với lợi ích của Singapore nếu quan hệ quốc tế chỉ dựa hoàn toàn vào diện tích các nước. Continue reading “Tranh luận ‘nảy lửa’ về chính sách đối ngoại Singapore”

Vai trò của Singapore trong tranh chấp Biển Đông

Biên dịch: Hoàng Lan

Là một quốc gia nhỏ bé, khan hiếm tài nguyên, Singapre luôn nhận thực không thể dựa vào sức mạnh bản thân để phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia. Đây chính là đặc trưng “văn hóa khủng hoảng” nước nhỏ của Singapre. Và đó chính là nguyên nhân khiến Singapre rất lo sợ cục diện cân bằng nước lớn ở Biển Đông bị phá vỡ.

Hiện nay, tranh chấp Biển Đông đang dần nguội đi, thái độ của Philippines – nước thúc đẩy đưa vấn đề biển Đông ra tòa án quốc tế, đã có sự chuyển biến mang tính mâu thuẫn, Tổng thống Duterte đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, bày tỏ rõ ràng việc gác lại tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, điều này đã khiến vấn đề Biển Đông phát triển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Tại thời điểm này, Singapore lại khiến người ta bất ngờ khi quan tâm sâu sắc vấn đề Biển Đông trong các hội nghị quốc tế. Continue reading “Vai trò của Singapore trong tranh chấp Biển Đông”

Hệ thống chính trị đa đảng có thể hủy hoại Singapore

Nguồn:Multi-party political system could ruin Singapore: Ong Ye Kung”, TODAY, 24/01/2017.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Nếu bối cảnh chính trị ở đây phát triển thành một hệ thống với nhiều hơn một đảng chính trị chi phối, thì điều đó có thể có nghĩa là xảy ra rất nhiều “va chạm trên thực tế” bởi các công đoàn và hiệp hội khác nhau và thậm chí là cả các phương tiện truyền thông trở nên bị chia rẽ khi các bên đều tìm kiếm sự ủng hộ, Bộ trưởng Giáo dục Ong Ye Kung (phục trách Giáo dục đại học và Kỹ năng) cho biết.

Và nếu các đảng chính trị tập hợp với nhau theo những ngọn cờ “xấu”, như chủng tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo, thì “thứ kết hợp độc hại” này có thể làm đất nước bị phá hỏng, ông Ong cho biết, và lưu ý rằng ngay cả khi các đảng chính trị đại diện cho các quan điểm đa dạng, chính bản chất đó “vẫn có thể biến tướng, gây bất hòa và chia rẽ xã hội”. Continue reading “Hệ thống chính trị đa đảng có thể hủy hoại Singapore”