29/11/1942: Người Mỹ bắt đầu mua cà phê theo định mức

Nguồn: Coffee rationing begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, cà phê gia nhập danh sách các mặt hàng sẽ được bán theo định mức ở Mỹ. Dù sản lượng cà phê ở các nước Mỹ Latinh khi đó đã đạt mức kỷ lục, nhu cầu ngày càng tăng đối với hạt cà phê từ các khối quân sự và dân sự, và nhu cầu đối với vận chuyển vì những mục đích khác, đã buộc người ta phải giới hạn việc tiếp cận cà phê.

Sự khan hiếm hoặc thiếu hụt hiếm khi là lý do cho việc phân phối theo định mức trong chiến tranh. Phân phối theo định mức thường được sử dụng vì hai lý do: (1) để đảm bảo phân phối công bằng các nguồn lực và thực phẩm cho mọi công dân; và (2) ưu tiên sử dụng một số nguyên liệu thô nhất định cho mục đích quân sự, vì tình trạng khẩn cấp lúc bấy giờ. Continue reading “29/11/1942: Người Mỹ bắt đầu mua cà phê theo định mức”

01/09/1939: Đức xâm lược Ba Lan

Nguồn: Germany invades Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, các lực lượng Đức dưới sự kiểm soát của Adolf Hitler đã tấn công Ba Lan cả trên bộ và trên không. Thế chiến II chính thức bắt đầu.

Tại sao Đức xâm lược Ba Lan?

Đức xâm lược Ba Lan nhằm giành lại lãnh thổ đã mất, và cuối cùng thống trị nước láng giềng phía đông của họ. Cuộc xâm lược Ba Lan của Đức là phần mở đầu cho kế hoạch tiến hành chiến tranh của Hitler – những gì sau này sẽ trở thành chiến lược “blitzkrieg” (tấn công chớp nhoáng). Continue reading “01/09/1939: Đức xâm lược Ba Lan”

Về thương vong của quân đội Nhật trong Thế chiến II

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Trong Thế chiến II, số binh sĩ Lục quân Nhật chết và mất tích là 1.439.101 người, số binh sĩ Hải quân chết và mất tích là 419.710 người, tổng số là 1.858.811 người. Đây là con số thống kê tính đến năm 1952, khi ấy còn mấy trăm nghìn tù binh Nhật đang lao động tại các công trình xây dựng ở Liên Xô, chưa rõ tình hình sống chết ra sao.

Năm 1966 Nhật và Liên Xô khôi phục quan hệ ngoại giao, sau đó toán tù binh cuối cùng bị giam ở Tây Siberia được trao trả về Nhật. Trong dịp đó, một số tội phạm chiến tranh Nhật được tòa án Trung Quốc xét xử tha bổng cũng được về nước. Như vậy toàn bộ quân đội Nhật đóng ở nước ngoài đều đã về nước. Continue reading “Về thương vong của quân đội Nhật trong Thế chiến II”

10/07/1943: Quân Đồng minh đổ bộ lên Sicily

Nguồn: Allies land on Sicily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân Đồng minh đã bắt đầu chiến dịch giành lại châu Âu do phe Trục kiểm soát bằng một cuộc đổ bộ lên đảo Sicily, ngoài khơi nước Ý. Không gặp phải kháng cự nào đáng kể, vì quân đội Sicily đã mất hết tinh thần, Tập đoàn quân số 8 của Anh dưới sự chỉ huy của Thống chế Bernard Law Montgomery đã lên bờ ở phía đông nam của hòn đảo, trong khi Tập đoàn quân số 7 của Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng George S. Patton đổ bộ lên bờ biển phía nam của Sicily. Trong vòng ba ngày, 150.000 quân Đồng minh đã đặt chân lên đất Ý. Continue reading “10/07/1943: Quân Đồng minh đổ bộ lên Sicily”

02/07/1944: Máy bay Mỹ ném bom Budapest

Nguồn: American bombers deluge Budapest, in more ways than one, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, như một phần trong chiến lược thả thủy lôi xuống sông Danube từ trên không của Anh và Mỹ, máy bay Mỹ cũng đã bắt đầu thả bom và truyền đơn xuống Budapest, vốn đang do Đức chiếm đóng.

Các nhà máy lọc dầu và kho dự trữ nhiên liệu của Hungary, vốn giữ vai trò quan trọng đối với cỗ máy chiến tranh của Đức, đã bị cuộc không kích của người Mỹ phá hủy. Không chỉ có bom đạn, các tờ rơi đe dọa “trừng phạt” những người chịu trách nhiệm đối với việc “trục xuất” người Hungary gốc Do Thái đến những  phòng hơi ngạt tại Auschwitz cũng được thả xuống Budapest. Chính phủ Mỹ muốn SS và Hitler biết họ đang bị theo dõi. Continue reading “02/07/1944: Máy bay Mỹ ném bom Budapest”

24/05/1941: Tàu Bismarck của Đức đánh chìm tàu HMS Hood của Anh

Nguồn: German battleship, the Bismarck, sinks Britain’s HMS Hood, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, thiết giáp hạm lớn nhất của Đức, chiếc Bismarck, đã đánh chìm niềm tự hào của Hạm đội Anh, tàu HMS Hood.

Bismarck là thiết giáp hạm hiện đại nhất của Đức thời bấy giờ, con tàu mà hải quân các quốc gia khác thèm muốn, ngay từ khi nó còn trong giai đoạn thiết kế (Hitler đã giao bản sao bản thiết kế Bismarck cho Joseph Stalin như một hành động nhượng bộ, trong giai đoạn ký Hiệp ước Bất tương xâm). Continue reading “24/05/1941: Tàu Bismarck của Đức đánh chìm tàu HMS Hood của Anh”

10/04/1942: ‘Hành trình Chết chóc’ Bataan bắt đầu

Nguồn: Bataan Death March begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một ngày sau khi Đảo Luzon của Philippines chính thức đầu hàng trước quân Nhật, 75.000 lính Philippines và Mỹ bị bắt trên Bán đảo Bataan đã bắt đầu một cuộc hành quân cưỡng bức tới một trại tù gần Cabanatuan. Trong hành trình khét tiếng này, được gọi là “Hành trình Chết chóc Bataan”, các tù nhân bị buộc phải hành quân 85 dặm trong vòng 6 ngày, và chỉ được ăn duy nhất một bữa trong suốt cuộc hành trình. Đến cuối hành trình, vốn liên tục chứng kiến các hành động tàn bạo của lính canh Nhật Bản, hàng trăm người Mỹ và người Philippines đã thiệt mạng. Continue reading “10/04/1942: ‘Hành trình Chết chóc’ Bataan bắt đầu”

15/03/1939: Đức Quốc xã chiếm Tiệp Khắc

Nguồn: Nazis take Czechoslovakia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, lực lượng của Hitler đã xâm lược và chiếm đóng Tiệp Khắc – quốc gia trở thành vật tế thần trên bàn Hiệp ước Munich, một nỗ lực vô ích nhằm ngăn chặn mục tiêu đế quốc của Đức.

Ngày 30/09/1938, Adolf Hitler, Benito Mussolini, Thủ tướng Pháp Edouard Daladier, và Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã cùng nhau ký Hiệp ước Munich, định đoạt số phận của Tiệp Khắc, trao nó vào tay Đức, nhân danh hòa bình. Dù thỏa thuận chỉ giao cho Hitler khu vực Sudentenland, một phần của Tiệp Khắc, nơi có 3 triệu người gốc Đức sinh sống, thực chất nó đã giao nộp cho cỗ máy chiến tranh Đức Quốc xã 66% sản lượng than, 70% sắt thép và 70% năng lượng điện của Tiệp Khắc. Không có những nguồn lực đó, người Tiệp trở nên vô cùng dễ bị tổn thương và phải chịu khuất phục trước người Đức. Continue reading “15/03/1939: Đức Quốc xã chiếm Tiệp Khắc”

03/03/1945: Phần Lan tuyên chiến với Đức

Nguồn: Finland declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Phần Lan, dưới sức ép ngày càng tăng từ cả Mỹ và Liên Xô, cuối cùng đã chính thức tuyên chiến với Đức, một đối tác cũ của nước này.

Sau khi Đức xâm lược Ba Lan, vì muốn bảo vệ Leningrad khỏi sự xâm lấn của phương Tây, cũng như của đối tác đáng ngờ trong Hiệp ước Bất tương xâm là Đức, Liên Xô đã bắt đầu yêu cầu được trao quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp khác nhau từ Phần Lan, bao gồm một phần Eo đất Karelia (vùng đất dẫn đến Leningrad). Phần Lan đã cố gắng chống lại sức ép của Liên Xô. Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin liền đáp lại bằng cách công bố “phụ chú” (small print) của Hiệp ước Bất tương xâm Molotov-Ribbentrop mà Liên Xô đã ký với Đức hồi tháng 8, theo đó cho phép Liên Xô tự do cai trị trong “phạm vi ảnh hưởng” của mình. Liên Xô xâm lược Phần Lan vào ngày 30/11/1939. (Stalin tuyên bố rằng lính Phần Lan đã nổ súng trước vào quân đội Liên Xô.) Continue reading “03/03/1945: Phần Lan tuyên chiến với Đức”

19/02/1942: F.D. Roosevelt ra lệnh cho người Mỹ gốc Nhật vào trại giam

Nguồn: FDR orders Japanese Americans into internment camps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký Sắc lệnh Hành pháp 9066, bắt đầu một chính sách gây tranh cãi trong Thế chiến II và sau này để lại nhiều hậu quả lâu dài đối với người Mỹ gốc Nhật. Văn bản này đã ra lệnh buộc “những người ngoại quốc thù địch” (enemy aliens) phải di dời khỏi các vùng đất phía Tây, được mô tả một cách mơ hồ là các khu vực quân sự.

Sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941, các cố vấn quân sự và chính trị ngày càng gây áp lực lên Roosevelt, yêu cầu ông giải quyết nỗi lo ngại về việc Nhật Bản sẽ tấn công hoặc phá hoại thêm nữa, đặc biệt là ở Bờ Tây, nơi có nhiều quân cảng, cơ sở vận tải biển và nông nghiệp dễ bị tổn thương nhất. Các khu quân sự bị hạn chế xâm nhập được đề cập trong sắc lệnh có nhiều khu vực không xác định, nằm xung quanh các thành phố, cảng biển và các khu vực công nghiệp và nông nghiệp của Bờ Tây. Dù Sắc lệnh 9066 cũng ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Ý và gốc Đức, nhưng nhóm người bị di dời đông nhất vẫn là người Mỹ gốc Nhật. Continue reading “19/02/1942: F.D. Roosevelt ra lệnh cho người Mỹ gốc Nhật vào trại giam”

03/02/1944: Mỹ chiếm Quần đảo Marshall

Nguồn: U.S. troops capture the Marshall Islands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, lính Mỹ đã đổ bộ và giành quyền kiểm soát quần đảo Marshall, nơi mà quân Nhật đã chiếm đóng từ rất lâu trước đó và sử dụng làm căn cứ cho các hoạt động quân sự của mình.

Marshalls, nằm về phía đông Quần đảo Caroline ở khu vực tây Thái Bình Dương, đã nằm trong tay Nhật kể từ Thế chiến I. Sau khi bị người Nhật chiếm đóng vào năm 1914, quần đảo trở thành một phần trong nhóm “Các đảo được ủy thác cho Nhật Bản” (Japanese Mandated Islands) theo quyết định của Hội Quốc Liên. Hiệp ước Versailles, kết thúc Thế chiến I, quy định một số hòn đảo trước đây do Đức kiểm soát – bao gồm Marshalls, Carolines và Marianas (ngoại trừ Guam) – sẽ được chuyển nhượng cho người Nhật, dù vẫn đặt dưới sự “giám sát” của Hội Quốc Liên. Continue reading “03/02/1944: Mỹ chiếm Quần đảo Marshall”

01/01/1946: Lính Nhật đầu hàng sau khi biết Thế chiến II đã kết thúc

Nguồn: Several Japanese soldiers surrender after learning Pacific War has ended, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, một người lính Mỹ đã chấp nhận đề nghị đầu hàng từ khoảng 20 lính Nhật – những người vừa mới biết rằng chiến tranh đã kết thúc, sau khi đọc tin trên báo. Continue reading “01/01/1946: Lính Nhật đầu hàng sau khi biết Thế chiến II đã kết thúc”

19/12/1941: Hitler nắm quyền chỉ huy quân đội Đức

Nguồn: Hitler takes command of the German army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân đội Đức đã chứng kiến một thay đổi lớn trong hàng ngũ các chỉ huy cấp cao khi Adolf Hitler lên đảm nhận vị trí Tổng tư lệnh.

Cuộc tấn công của Đức vào Moskva khi ấy đã rõ ràng là một thảm họa. Người Liên Xô đã xây dựng một hàng phòng thủ cách thành phố 200 dặm – mà lính Đức chẳng thể nào phá vỡ. Thời tiết mùa đông khắc nghiệt, với nhiệt độ thường dưới âm 31 độ, khiến các xe tăng Đức gần như bị đóng băng. Tướng Georgi Zhukov đã phát động một cuộc phản công dữ dội của bộ binh, thiết giáp và không quân Liên Xô, buộc lực lượng đang hoang mang của Đức phải vội vã rút lui. Continue reading “19/12/1941: Hitler nắm quyền chỉ huy quân đội Đức”

16/12/1944: Trận Bulge trong Thế chiến II

Nguồn: Battle of the Bulge begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân Đức đã mở cuộc tấn công lớn cuối cùng trong Thế chiến II, Chiến dịch Autumn Mist – hay còn gọi là cuộc Tấn công Ardennes hoặc Trận Bulge – một nỗ lực nhằm đẩy lui hàng ngũ Đồng Minh về phía tây, từ miền bắc nước Pháp đến tây bắc nước Bỉ. Sở dĩ có tên gọi này là vì quân Đức đã tạo ra một “chỗ phình” (bulge) xung quanh khu vực rừng Ardennes để tấn công tuyến phòng thủ của Mỹ. Đây cũng là trận đánh lớn nhất diễn ra ở mặt trận phía Tây.

Trong đợt tấn công đầu tiên, quân lực của Đức là 250.000 người, gồm 14 sư đoàn bộ binh được bảo vệ bởi 5 sư đoàn thiết giáp, chiến đấu chống lại chỉ 80.000 lính Mỹ. Trận đánh bắt đầu ngay từ sáng sớm, nhắm vào phần yếu nhất của phòng tuyến Đồng Minh – một đoạn rừng cây và đồi núi ít được bảo vệ dài 80 dặm (đơn giản thì quân Đồng Minh tin rằng Ardennes là nơi quá khó để vượt qua, và do đó, khó mà trở thành địa điểm cho một cuộc tấn công của người Đức). Đối đầu với lực lượng Mỹ mỏng manh và bị cô lập, cộng thêm việc sương mù dày đặc ngăn không cho phía Đồng Minh phát hiện bước tiến của Đức, quân Đức đã có thể đẩy lui kẻ thù. Continue reading “16/12/1944: Trận Bulge trong Thế chiến II”

Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?

Nguồn: Dominic Faulder, “80 years since Pearl Harbor: How the attack reshaped Asia”, Nikkei Asia, 7/12/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Cuộc xâm lược gần như đồng thời của Nhật Bản vào Thái Lan đã đánh dấu sự kết thúc của Đế chế Anh.

Bài phát biểu ảm đạm của Tổng thống Franklin Roosevelt trước Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ một ngày sau khi “lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản” tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii, nơi đặt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ – “một ngày sẽ sống trong ô nhục ”, theo cách nói của ông – quả thực chưa bao giờ bị lãng quên.

Roosevelt nói: “Khoảng cách giữa Hawaii với Nhật Bản cho thấy rõ ràng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch có chủ ý từ nhiều ngày trước, thậm chí vài tuần”. Ông lưu ý rằng Malaya, Guam, Philippines, đảo Wake và đảo Midway cũng bị tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng lại không đề cập đến việc các lực lượng Nhật Bản đã bắt đầu xâm lược Thái Lan vài giờ trước đó, vào ngày 8 tháng 12 (tức ngày 7 tháng 12 theo giờ Mỹ). Continue reading “Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?”

28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II

Nguồn: FDR attends Tehran Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt cùng với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã gặp nhau tại một hội nghị ở Iran để thảo luận về chiến lược giành chiến thắng trong Thế chiến II và các điều khoản tiềm năng cho một hiệp ước hòa bình.

Tehran, thủ đô Iran, được chọn làm địa điểm đàm phán phần lớn là bởi tầm quan trọng chiến lược của nó đối với quân Đồng minh. Mỹ có thể tiếp tế cho Liên Xô thông qua Iran bất chấp việc người Đức đang kiểm soát hầu hết châu Âu, Balkan và Bắc Phi, và các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat của Đức nhắm vào tàu của Đồng minh ở Đại Tây Dương và Biển Bắc đã khiến hoạt động vận tải trở nên nguy hiểm. Continue reading “28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II”

26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ

Nguồn: Japanese planes destroy the U.S.S Hornet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong Trận Santa Cruz, tàu sân bay cuối cùng của Mỹ được sản xuất trước khi nước này tham gia Thế chiến II, chiếc USS Hornet, đã bị máy bay của Nhật gây hư hại nặng nề, đến mức Mỹ buộc phải loại bỏ nó.

Trận chiến giành Guadalcanal là đợt tấn công đầu tiên của Mỹ chống lại quân Nhật, một nỗ lực nhằm ngăn chặn phe Trục chiếm thêm một hòn đảo khác trong Quần đảo Solomon và tiến xa hơn trong cuộc đua giành lấy nước Úc. Ngày hôm đó, tại khu vực lân cận quần đảo Santa Cruz, hai đội đặc nhiệm hải quân Mỹ đã phải ngăn chặn một hạm đội lớn của Nhật đang trên đường đến Guadalcanal cùng với quân tiếp viện. Cũng như trong Trận Biển San hô hồi tháng 05/1942, giao tranh tại Santa Cruz chỉ được thực hiện bởi máy bay cất cánh từ tàu sân bay của các bên, còn bản thân các con tàu không nằm trong tầm bắn của nhau. Continue reading “26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ”

14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II

Nguồn: Americans launch Operation Stalemate—at extraordinary cost, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 1 của Mỹ đã đổ bộ lên Đảo Peleliu, một đảo thuộc Quần đảo Palau ở Thái Bình Dương, trong một phần của một chiến dịch lớn hơn nhằm hỗ trợ cho Tướng Douglas MacArthur, người đang chuẩn bị đổ quân vào Philippines. Cái giá mà người Mỹ phải trả cho trận đánh này là một trong những cái giá đắt nhất trong lịch sử.

Palau, một phần của Quần đảo Caroline, là một trong những quần đảo bị lấy khỏi tay Đức và trao cho Nhật, theo một điều khoản của Hiệp ước Versailles vào cuối Thế chiến I. Quân đội Mỹ vốn dĩ không quen thuộc với quần đảo này. Đô đốc William Halsey đã phản đối triển khai Chiến dịch Stalemate, trong đó gồm cả việc đưa quân Mỹ đánh vào Morotai ở Đông Ấn Hà Lan – bởi ông tin rằng MacArthur sẽ chỉ gặp phải kháng cự tối thiểu ở Philippines, nghĩa là chiến dịch này là không cần thiết, đặc biệt là khi tính đến những rủi ro có thể xảy ra. Continue reading “14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II”

01/08/1943: Mỹ không kích các nhà máy lọc dầu của phe Trục

Nguồn: Operation Tidal Wave: U.S. forces attempt risky air raid on Axis oil refineries, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, từ một căn cứ của quân Đồng minh ở Libya, 177 máy bay ném bom B-24 đã cất cánh hướng về thành phố chuyên sản xuất dầu mỏ Ploiești, Romania, nơi có biệt danh là “trạm xăng của Hitler” (Hitler’s gas station). Cuộc đột kích táo bạo này, với mật hiệu Tidal Wave, đã trở thành lý do giúp năm người đàn ông được trao tặng Huân chương Danh dự — ba trong số đó là được truy tặng. Tuy nhiên, nó đã không thành công trong việc giáng đòn chí mạng vào phe Trục.

Tidal Wave đã có khởi đầu đầy xui xẻo khi một máy bay ném bom quá tải bị rơi ngay khi vừa cất cánh, trong khi một chiếc máy bay khác lao xuống Biển Adriatic. 167 trong số 177 máy bay ném bom tham gia đợt tấn công đã đến được Ploiești, nơi có các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu cung cấp hơn 8,5 triệu tấn dầu mỗi năm cho quân Đức. Continue reading “01/08/1943: Mỹ không kích các nhà máy lọc dầu của phe Trục”

17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người

Nguồn: An ammunition ship explodes in the Port Chicago disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một tàu chở đạn đã phát nổ trong lúc đang chất hàng ở Cảng Chicago, California, giết chết 332 người. Khi ấy, chiến dịch quân sự của Mỹ trong Thế chiến II ở Thái Bình Dương đang diễn ra tích cực và người ta cho rằng quy trình kém cỏi và thiếu đào tạo chính là nguyên nhân dẫn đến thảm họa.

Nằm cách San Francisco khoảng 30 dặm về phía bắc, Cảng Chicago được phát triển thành một cơ sở đạn dược khi Kho đạn Hải quân tại Đảo Mare, California, không còn đủ khả năng để tự mình đảm nhiệm toàn bộ nỗ lực chiến tranh. Tính đến mùa hè năm 1944, việc mở rộng cơ sở vật chất ở Cảng Chicago đã cho phép hai tàu có thể cùng lúc bốc dỡ hàng hóa. Các đơn vị Hải quân được phân nhiệm vụ bốc dỡ đạn dược nguy hiểm thường là các đơn vị người Mỹ gốc Phi. Những nhóm này thường không được đào tạo về cách xử lý bom đạn. Ngoài ra, các tiêu chuẩn an toàn cũng đã bị ngó lơ để đáp ứng lịch trình dày đặc nhằm vận chuyển lượng đạn dược khổng lồ. Continue reading “17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người”