Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực

Nguồn:Disorder Under Heaven: America and China’s Strategic Relationship,” The Economist, 22/04/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Sau bảy thập niên bá quyền ở châu Á, giờ đây Mỹ phải thích ứng với một Trung Quốc ngày một lớn mạnh. Liệu chính quyền Donald Trump có làm được điều đó hay không?

Lần cuối cùng Trung Quốc tự cho là mình lớn mạnh như cách mà đất nước này tự nhận ngày nay là khi Abraham Lincoln còn làm chủ Nhà Trắng. Ở thời điểm đó, bất chấp bằng chứng ngày càng tăng về sự cướp phá của phương Tây, hoàng đế Trung Quốc vẫn bám vào niềm tin từ xa xưa rằng Trung Quốc thống trị thiên hạ, một trật tự thế giới của riêng mình. Trung Quốc chưa bao giờ có đồng minh theo cách hiểu của phương Tây, mà chỉ có các quốc gia triều cống cho mình để đổi lấy giao thương. Hoàng đế Trung Quốc đã viết cho Lincoln rằng cả Trung Quốc lẫn “các ngoại bang” tạo nên “một gia đình, không có khác biệt”. Continue reading “Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực”

31/05/1996: Netanyahu đươc bầu làm Thủ tướng Israel

Nguồn: Netanyahu elected prime minister of Israel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, trong sự kiện được coi là một bước lùi trong tiến trình hòa bình Trung Đông, Thủ tướng Israel, Shimon Peres, đã bị lãnh đạo Đảng Likud, Benjamin Netanyahu, đánh bại sít sao trong cuộc bầu cử quốc gia. Peres, lãnh đạo của Đảng Lao động, đã trở thành Thủ tướng vào năm 1995 sau khi Yitzhak Rabin bị ám sát bởi một người Do Thái cánh hữu cực đoan. Continue reading “31/05/1996: Netanyahu đươc bầu làm Thủ tướng Israel”

Sự chia rẽ tả – hữu đã đi đến hồi kết?

Nguồn: Ian Buruma, “The End of the Left/Right Divide?Project Syndicate, 08/05/2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau Cách mạng Pháp năm 1789, những nghị sĩ Quốc hội ủng hộ các thành quả cách mạng ngồi phía bên trái, trong khi những người phản đối cách mạng và khao khát trật tự cũ của chế độ quân chủ và nhà thờ thì tập hợp phía bên phải. Từ đó thuật ngữ chính trị “cánh tả” và “cánh hữu” ra đời. Nhiều nhà bình luận về cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã chỉ ra rằng cách phân loại như vậy không còn phù hợp nữa với nền chính trị đương đại ở Pháp – hay ở bất cứ đâu. Emmanuel Macron tự hào rằng mình không thuộc cánh hữu cũng như cánh tả.

Marine Le Pen thuộc Đảng Mặt trận Dân tộc liên kết với cánh cực hữu thì phản đối: với bà, Macron, cựu bộ trưởng trong một chính phủ của Đảng Xã hội – là người cánh tả. Tuy nhiên, giống như Donald Trump, bà Le Pen mới chính là người tranh cử với tư cách “tiếng nói của nhân dân” (hàm ý tả khuynh – NBT) trong khi Macron, giống như Hillary Clinton, được mô tả là con rối của các ông trùm nhà băng, giới tinh hoa văn hóa, và các nhà tài phiệt quốc tế (hàm ý hữu khuynh – NBT). Continue reading “Sự chia rẽ tả – hữu đã đi đến hồi kết?”

30/05/1806: Tổng thống tương lai Jackson giết người bằng đấu súng tay đôi

Nguồn: Andrew Jackson kills Charles Dickinson in duel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1806, Tổng thống Mỹ tương lai Andrew Jackson đã giết chết một người đàn ông – kẻ cáo buộc ông gian lận trong một cuộc đua ngựa và sau đó còn lăng mạ vợ ông là bà Rachel.

Những người cùng thời mô tả Jackson – người đã từng phục vụ trong Thượng viện Tennessee và đang hành nghề luật tại thời điểm cuộc đấu tay đôi – là người hay tranh cãi, ưa bạo lực và thích đấu tay đôi để giải quyết xung đột. Ước tính số lần Jackson tham gia đấu tay đôi dao động từ 5 đến 100 lần. Continue reading “30/05/1806: Tổng thống tương lai Jackson giết người bằng đấu súng tay đôi”

Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5 năm 2017. Chuyến thăm là cơ hội quan trọng để Việt Nam tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Hoa Kỳ và cho thấy Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giữ cân bằng quan hệ giữa Hoa Kỳ Và Trung Quốc.

Quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển nở rộ trong thập niên qua, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, với việc Hoa Kỳ hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tám. Quan hệ an ninh và quốc phòng cũng đã chứng kiến ​​một số tiến triển quan trọng trong những năm gần đây. Chẳng hạn, chỉ vài ngày trước chuyến thăm của ông Phúc, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam sáu xuồng tuần tra Metal Shark và một tàu tuần tra từ lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển. Continue reading “Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn”

Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “The Great Vietnam War Novel Was Not Written by an American,” The New York Times, 02/05/2017.

Biên dịch: Phan Thiên Lý | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1967, Le Ly Hayslip, khi đó mang tên Phùng Thị Lệ Lý, còn là một thiếu nữ sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Là một cô gái nông thôn đã sống sót qua chiến tranh và nạn cưỡng hiếp ở làng quê của mình, bà chuyển tới Đà Nẵng để trốn chạy sự áp bức của cả phía Cộng sản lẫn phía người Việt chống Cộng. Năm 1972, bà kết hôn với một người Mỹ và chuyển tới Hoa Kỳ, và năm 1989 bà xuất bản cuốn tự truyện chấn động về tình trạng bị mắc kẹt giữa hai phía, When Heaven and Earth Changed Places (“Khi đất trời đảo lộn”). Tới năm 2017, đây có lẽ vẫn là cuốn tự sự ngôi thứ nhất duy nhất bằng tiếng Anh về trải nghiệm của những người dân quê Việt Nam mắc kẹt giữa hai chiến tuyến trong Chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc đời và tác phẩm của mình, bà Hayslip là hiện thân cho định nghĩa rộng của tôi về ý nghĩa của việc là người Việt Nam, một bản sắc bao trùm cả những người Việt ở Việt Nam lẫn ở hải ngoại, cũng như cả những người viết bằng tiếng Việt hay các ngôn ngữ khác, mà trong trường hợp này là tiếng Anh. Continue reading “Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ”

29/05/1942: Người Do Thái Paris phải may sao vàng trên áo

Nguồn: Jews in Paris are forced to sew a yellow star on their coats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, theo lời khuyên của Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc Xã Joseph Goebbels, Adolf Hitler đã ra lệnh cho tất cả người Do Thái ở Paris (vốn đang bị Đức chiếm đóng) phải may một ngôi sao màu vàng ở phía bên trái áo khoác của họ.

Joseph Goebbels đã xác định việc bức hại, và cuối cùng là tiêu diệt, người Do Thái là một ưu tiên cá nhân ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Ông ta thường ghi chép trong nhật ký những câu kiểu như: “Họ không còn là con người mà là quái thú” và “Người Do Thái … đang được di tản về phía đông. Việc hành hình khá dã man và không nên được mô tả rõ ràng ở đây. Sẽ chẳng còn nhiều người Do Thái nữa.” Continue reading “29/05/1942: Người Do Thái Paris phải may sao vàng trên áo”

Trump nhượng bộ lớn đối với Trung Quốc?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 25/5/2017, trong tham luận đọc tại diễn đàn tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, giáo sư David Shambaugh thuộc Đại học George Washington, cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi nhậm chức đã xoay 180 độ chính sách đối với Trung Quốc, đơn phương nhượng bộ nhiều khiến Trung Quốc thu lợi lớn trong thời gian qua.

GS Shambaugh nói: Những nhượng bộ của Trump đối với Trung Quốc trong tám tuần qua là cả một “bản danh sách khiến người ta ngạc nhiên”, Trump đã từ bỏ tất cả những lời dọa dẫm Chính phủ Trung Quốc ông từng đưa ra trong thời gian tranh cử, toàn diện chấp nhận tiếp xúc với Trung Quốc, khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh rất phấn khởi. Continue reading “Trump nhượng bộ lớn đối với Trung Quốc?”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ: Cơ hội và thách thức

Tác giả: Ngô Di Lân

Từ 29 đến 31/05/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald J. Trump. Cần nhấn mạnh rằng đây sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh Việt – Mỹ đầu tiên và cũng là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia một nước ASEAN kể từ khi Nhà Trắng có chủ nhân mới. Do đó, chuyến thăm này sẽ có ý nghĩa bản lề hết sức quan trọng đối với tương lai quan hệ Việt – Mỹ trong 4 năm sắp tới và giai đoạn tiếp theo.

Tuy Bộ Ngoại giao Mỹ cách đây không lâu đã tuyên bố chấm dứt chính sách “xoay trục về Châu Á” được khởi xướng bởi chính quyền Obama nhưng cho đến nay, chính quyền Trump vẫn chưa đưa ra sự lựa chọn thay thế nào. Thay vì cho rằng tuyên bố này đồng nghĩa với việc Mỹ dưới thời Trump sẽ thi hành một chính sách ngoại giao biệt lập ở Châu Á thì nên nhìn nhận rằng đây chỉ là một “chiêu PR” mà những tổng thống Mỹ mới lên nắm quyền thường dùng để thể hiện sự khác biệt so với người tiền nhiệm của mình. Continue reading “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ: Cơ hội và thách thức”

28/05/1991: Thủ đô Ethiopia rơi vào tay quân nổi dậy

Nguồn: Ethiopian capital falls to rebels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, Addis Ababa, thủ đô Ethiopia, đã rơi vào tay lực lượng Mặt trận Cách mạng Dân chủ Nhân dân Ethiopia (Ethiopian People’s Revolutionary Democratic Front – EPRDF), chính thức kết thúc 17 năm cai trị của phe Marxist ở đất nước Đông Phi này.

Năm 1974, Haile Selassie, nhà lãnh đạo Ethiopia từ năm 1930, đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Những người cai trị mới của Ethiopia đã lập nên một chế độ Marxist, cho xử tử hàng ngàn đối thủ chính trị, còn họ thì liên kết với Liên Xô. Chiến tranh với Somalia và những đợt hạn hán trầm trọng trong thập niên 1980 đã đẩy người dân Ethiopia vào nạn đói, dẫn đến nhiều xung đột lớn trong nội bộ, cũng như các phong trào đòi độc lập ở các vùng Eritrea và Tigre. Continue reading “28/05/1991: Thủ đô Ethiopia rơi vào tay quân nổi dậy”

Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?

Nguồn: Nicholas Lyall, Will the South China Sea Become the New Crimea?“, The National Interest, 07/05/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Tập Cận Bình đã tránh được thành công hành động quá đà trên biển – nhưng điều này có thể sẽ thay đổi. 

Tình bạn đang nảy nở giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thời gian gần đây đã phản ánh những nét tương đồng trong phong cách lãnh đạo cá nhân của họ. Cả hai quốc gia đều được xác định bằng việc chú trọng vào người lãnh đạo cá nhân, ngược lại với thể chế, do đó tiêu biểu cho mô hình “thuyết nhân cách” trong đó các nhà lãnh đạo tự mô tả mình là những nhà cầm quyền mạnh mẽ và độc nhất mà số phận của toàn dân tộc phụ thuộc vào. Mô hình lãnh đạo này, vốn thường thúc đẩy các nhà lãnh đạo theo thuyết nhân cách tìm kiếm uy tín quốc gia cho đất nước của mình nhằm duy trì tiếng tăm trong nước, và cũng có thể dẫn đến sự quá đà về chính sách đối ngoại. Trong khi những nỗ lực nhằm đạt được uy tín quốc gia có thể dẫn đến việc các chế độ theo thuyết nhân cách giành được quyền lực ở bên ngoài, chúng cũng thường cũng dẫn đến việc hình thành các liên minh giữa các nước bị ảnh hưởng để chống lại chế độ theo chủ nghĩa phiêu lưu. Putin hiện đang gánh chịu những tác động của cái bẫy hành động quá đà này sau khi Nga sáp nhập Crimea. Continue reading “Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?”

27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm

Nguồn: Bismarck sunk by Royal Navy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Hải quân Anh đã đánh chìm Bismarck – thiết giáp hạm Đức – ở Bắc Đại Tây Dương, gần nước Pháp. Số người Đức thiệt mạng trong vụ việc là hơn 2.000 người.

Ngày 14/02/1939, tàu Bismarck dài 823 bộ (76,5m) đã ra khơi tại Hamburg. Lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler hy vọng rằng chiếc tàu chiến hiện đại sẽ là khởi đầu cho sự tái sinh của hạm đội chiến đấu trên mặt nước của Đức. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh nổ ra, Anh đã phòng vệ chặt chẽ mọi tuyến đường biển từ Đức đến Đại Tây Dương, và chỉ có tàu ngầm U-boat mới có thể di chuyển tự do qua vùng chiến sự. Continue reading “27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm”

26/05/1960: Mỹ buộc tội Liên Xô hoạt động gián điệp

Nguồn: United States charges Soviets with espionage, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Henry Cabot Lodge đã cáo buộc Liên Xô tham gia vào các hoạt động gián điệp ở Đại sứ quán Mỹ tại Moskva suốt nhiều năm. Các cáo buộc này rõ ràng là một nỗ lực của người Mỹ nhằm chống đỡ những chỉ trích từ phía Liên Xô theo sau vụ máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ ở Liên Xô vào hồi đầu tháng.

Ngày 01/05/1960, một máy bay do thám công nghệ cao (và được cho là “bất khả xâm phạm”) của Mỹ, chiếc U-2, đã bị bắn rơi trên vùng trời Liên Xô. Dù các quan chức Mỹ lúc đầu đã phủ nhận sự tồn tại của chiếc máy bay gián điệp, nhưng Liên Xô đã đưa ra những mảnh vỡ của chiếc máy bay và cả phi công Francis Gary Powers. Các quan chức Mỹ, gồm cả Tổng thống Dwight D. Eisenhower, đã vô cùng xấu hổ và buộc phải công khai thừa nhận rằng Mỹ đã thực sự theo dõi Liên Xô bằng các máy bay tầm cao. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ liên tục tuyên bố rằng họ chẳng làm gì khác với điều mà chính Liên Xô đã làm. Continue reading “26/05/1960: Mỹ buộc tội Liên Xô hoạt động gián điệp”

Tại sao kinh tế Australia 25 năm không suy thoái?

Nguồn:How Australia has gone 25 years without a recession”, The Economist, 16/03/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc cải cách đã giúp nền kinh tế chịu đựng được các chu kỳ bùng nổ và suy thoái.

Quặng sắt của bang Tây Australia và than của Queensland là trung tâm của sự bùng nổ ngành khai thác mỏ gần đây của Australia, được nhóm lên bởi sự tăng trưởng nóng của ngành sản xuất thép Trung Quốc. Tại đỉnh cao vào khoảng 5 năm trước đây, đầu tư vào khai thác mỏ chiếm đến 9% GDP toàn quốc. Nhưng khi đầu tư bắt đầu giảm vào năm 2013, nợ của Tây Australia đã tăng vọt. Ở mức 6,5%, tỷ lệ thất nghiệp của bang này giờ đây là mức cao nhất của Australia. Nếu theo cùng một mô hình với những cuộc bùng nổ trước đó, tình hình của Tây Australia sẽ lan rộng trên cả nước và kết thúc bằng một cuộc suy thoái toàn quốc. Tuy nhiên, tăng trưởng của nền kinh tế vẫn nguyên vẹn, kéo dài 25 năm mà không có bất cứ một cuộc suy thoái nào. Làm thế nào Australia đạt được kỳ tích vốn đã thách thức hầu hết các quốc gia giàu có khác? Continue reading “Tại sao kinh tế Australia 25 năm không suy thoái?”

Những ‘điệp viên phi lợi nhuận’ của Nga

Nguồn: Robert Skidelsky, “Russia’s Nonprofit Spies”, Project Syndicate, 29/03/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không có gì chọc giận dư luận Phương Tây đối với nước Nga ngày nay bằng đạo luật về các cơ sở nước ngoài của nước này. Được ban hành hồi tháng 7 năm 2012, luật này yêu cầu tất cả các tổ chức phi thương mại (NCOs) tham gia vào những hoạt động chính trị (không được định nghĩa cụ thể) phải đăng ký với Bộ Tư pháp là “mang chức năng vận hành của một cơ sở nước ngoài” (foreign agent). Một biện pháp tiếp theo vào năm 2015, Luật Tổ chức Không mong muốn, yêu cầu bất kỳ NCO nào cũng phải tự công khai là “cơ sở nước ngoài”.

Cách gọi như vậy là khác thường và đáng chú ý. Suy cho cùng, những “chức năng của một cơ sở nước ngoài” theo cách hiểu chung sẽ là gì nếu không phải là để phục vụ lợi ích của một cường quốc nước ngoài? Continue reading “Những ‘điệp viên phi lợi nhuận’ của Nga”

25/05/1660: Trung hưng nền quân chủ Anh

Nguồn: The English Restoration, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1660, theo lời mời của các lãnh đạo Khối Thịnh vượng chung, Charles II, vị vua lưu vong của nước Anh, đã trở về Dover để đảm nhiệm ngôi vị và chấm dứt 11 năm cai trị của chính quyền quân sự.

Là Hoàng tử xứ Wales trong thời kỳ Nội chiến Anh, Charles đã trốn sang Pháp sau khi phe Quốc hội (Parliamentarians) của Oliver Cromwell đánh bại phe Bảo hoàng (Royalists) của vua Charles I vào năm 1646. Sang năm 1649, Charles đã cố gắng cứu sống cha mình bằng cách trao cho Nghị viện một tờ giấy trắng đã có sẵn chữ ký, để họ tự quyết theo ý mình muốn. Nhưng Oliver Cromwell đã quyết tâm xử tử Charles I, và ngày 30/01/1649, nhà vua đã bị chặt đầu ở London. Continue reading “25/05/1660: Trung hưng nền quân chủ Anh”

Nhân tố Dalai Lama trong quan hệ Trung – Ấn

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Dalai Lama Factor in Sino‑Indian Relations”, Project Syndicate, 10/4/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã không thật sự nồng ấm trong những tháng qua. Gần đây hai nước đã trở nên lạnh nhạt với việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phẫn nộ vì chuyến thăm của Đức Dalai Lama đến bang đông bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh, nơi mà Trung Quốc đang có yêu sách chủ quyền. Vào ngày 8 tháng 4, bất chấp sự phản đối mạnh từ chính phủ Trung Quốc, Đức Dalai Lama đã thuyết giảng với các tín đồ từ khắp nơi tại một tu viện lịch sử ở thị trấn biên giới Tawang, nơi Đức Dalai Lama thứ Sáu được sinh ra cách đây hơn ba thế kỷ.

Ấn Độ và Trung Quốc nhìn nhận về Đức Dalai Lama và Arunachal Pradesh một cách rất khác biệt. Theo quan điểm của Ấn Độ, Dalai Lama là nhà lãnh đạo tinh thần của cộng đồng Phật giáo Tây Tạng và vì vậy cũng có quyền quản lý các tín đồ của ông tại đại tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Tawang. Và do Arunachal Pradesh là một bang thuộc liên bang Ấn Độ, nên điều gì diễn ra tại đây sẽ thuộc quyền quyết định của riêng Ấn Độ. Continue reading “Nhân tố Dalai Lama trong quan hệ Trung – Ấn”

24/05/1543: Copernicus qua đời

Nguồn: Copernicus dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1543, nhà thiên văn học người Ba Lan, Nicolaus Copernicus, đã qua đời tại Frombork, Ba Lan. Được xem là cha đẻ của thiên văn học hiện đại, ông là nhà khoa học châu Âu hiện đại đầu tiên đề xuất rằng Trái Đất và các hành tinh khác xoay quanh Mặt Trời.

Trước khi Copernicus công bố tác phẩm thiên văn chính của mình – “Six Books Concerning the Revolutions of the Heavenly Orbs” (1543) – thì các nhà thiên văn học châu Âu vẫn lập luận rằng Trái Đất nằm ở trung tâm của vũ trụ, đây cũng là quan điểm của các triết gia cổ đại và những người viết Kinh thánh. Continue reading “24/05/1543: Copernicus qua đời”

Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc là gì?

Nguồn:What is China’s belt and road initiative?”, The Economist, 15/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan & Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều động cơ đằng sau chính sách đối ngoại chính của Tập Cận Bình.

Vào giữa tháng 5/2017, Tập Cận Bình đã đón tiếp 28 vị lãnh đạo nhà nước và chính phủ tới Bắc Kinh cho một bữa tiệc mang tính “giới thiệu” nhằm chào mừng sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường”, chính sách đối ngoại tham vọng nhất của ông. Được bắt đầu vào năm 2013 với tên gọi “Một vành đai, một con đường”, chính sách này liên quan đến việc Trung Quốc bảo lãnh hàng tỷ đô la để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa cổ nối liền quốc gia này với châu Âu. Tham vọng này là vô cùng lớn. Trung Quốc đang chi khoảng 150 tỷ đô la mỗi năm ở 68 quốc gia đã tham gia chương trình này. Cuộc họp thượng đỉnh (được gọi là diễn đàn) đã thu hút số lượng lớn nhất các lãnh đạo cao cấp nước ngoài tới Bắc Kinh kể từ Thế vận hội Olympic năm 2008. Tuy nhiên, chỉ có vài nhà lãnh đạo Châu Âu xuất hiện. Phần lớn họ đã phớt lờ những hàm ý trong sáng kiến này ​​của Trung Quốc. Vậy những hàm ý đó là gì và liệu phương Tây có đúng không khi làm ngơ sáng kiến này?

Continue reading “Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc là gì?”

Thế lưỡng nan của Việt Nam trong quá trình tư nhân hóa

Tác giả: Lê Vĩnh Triển & Kris Hartley

Suy giảm tăng trưởng vì sự thất bại của doanh nghiệp nhà nước là mối đe dọa đối với ổn định chính trị.

Chính quyền Việt Nam đã trung thành với đường lối cải cách kể từ Đổi mới năm 1986, tiến hành nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng sau một thập niên hậu chiến thất bại với chính sách kế hoạch hóa. Việc tự do hóa thị trường, giảm các rào cản mậu dịch, loại bỏ các chương trình phân bổ cứng nhắc và thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân trong các ngành nghề đã vực dậy nền kinh tế Việt Nam, giải phóng các tiềm năng sản xuất trong khu vực tư nhân. Do quy mô cải cách lớn, Việt Nam đã phải tiếp cận theo hướng từng bước, mà tư nhân hóa các doanh nghiệp  nhà nước (DNNN) là một ví dụ cho những cải cách ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, trong nỗ lực này, chính quyền Việt Nam gặp phải hai thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến cân bằng quyền lực chính trị. Đó là sự đánh đổi trong phân phối vật chất; và sự đánh đổi giữa tăng cường quản trị công ty và vị thế chính trị. Trong cả hai trường hợp, chính quyền phải chấp nhận lựa chọn giữa các kết quả không như ý, mà lựa chọn nào cũng có thể làm suy yếu sự ổn định chính trị. Continue reading “Thế lưỡng nan của Việt Nam trong quá trình tư nhân hóa”