21/10/1941: Đức Quốc xã tiến hành thảm sát ở Nam Tư

Nguồn: Germans massacre men, women, and children in Yugoslavia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lính Đức đã bắt đầu một đợt tấn công điên cuồng, giết chết hàng ngàn thường dân Nam Tư, trong đó có nguyên một trường nam sinh.

Mặc dù đã nỗ lực duy trì sự trung lập khi Thế chiến II bùng nổ, nhưng cuối cùng Nam Tư cũng phải đối mặt với việc ký một “hiệp ước hữu nghị” với Đức vào cuối năm 1940, và sau đó tham gia Hiệp ước “Trục” Ba Bên vào tháng 03/1941. Người dân Nam Tư phản đối liên minh này và một thời gian ngắn sau đó, nhóm cầm quyền gồm những người đã từng cố gắng hình thành một liên minh Nam Tư mong manh giữa các nhóm sắc tộc và các vùng sau khi Thế chiến I kết thúc, đã bị lật đổ. Continue reading “21/10/1941: Đức Quốc xã tiến hành thảm sát ở Nam Tư”

20/10/2011: Nhà độc tài Moammar Gadhafi bị giết

Nguồn: Libyan Dictator Moammar Gadhafi is Killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, Moammar Gadhafi, nhà lãnh đạo nắm quyền lâu nhất ở các nước châu Phi và Ả rập, đã bị quân nổi dậy bắt giữ và sát hại gần quê hương Sirte của ông. Nhà độc tài kỳ lạ 69 tuổi, người lên nắm quyền năm 1969, đã lãnh đạo một chính phủ với vô số cáo buộc vi phạm nhân quyền chống lại người dân của mình và có liên quan đến nhiều cuộc tấn công khủng bố, bao gồm vụ đánh bom máy  bay hãng Pan Am năm 1988 trên bầu trời Lockerbie, Scotland.

Sinh ra trong một gia đình người Bedouin vào tháng 06/1942, Gadhafi đã tham dự Học viện Quân sự Hoàng gia ở Benghazi khi còn trẻ và còn được huấn luyện quân sự một thời gian ngắn tại Anh. Ngày 01/09/1969, ông đã dẫn đầu một cuộc đảo chính không đổ máu nhằm lật đổ chế độ quân chủ thân phương Tây của Vua Idris, người đã rời khỏi đất nước vào thời điểm đó. Continue reading “20/10/2011: Nhà độc tài Moammar Gadhafi bị giết”

Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào

Tác giả: Hồ Anh Hải

Triều Tiên

Về hình thức, Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên quy định nước này theo chủ nghĩa xã hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, nhưng trên thực tế, mọi người đều biết nước này thi hành chế độ lãnh đạo cha truyền con nối, suốt từ ngày lập quốc (1948) tới nay gia đình họ Kim nắm quyền lực tối cao về tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế… Đảng Lao động Triều Tiên trên thực tế không có quyền lực gì. Toàn bộ bộ máy Đảng và Nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của một cá nhân từ khi lên cầm quyền cho tới khi chết.

Thời kỳ đầu là Kim Nhật Thành (tức Kim Il Song, 1912-1994), từng đảm nhiệm các chức vụ: Tổng Bí Thư Đảng (1948-1994), Thủ tướng (1948-1972), Chủ tịch nước (1972-1994), Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng (1972-1993), Tư lệnh Tối cao quân đội (1950-1991), Đại Nguyên soái (từ 1992). Hiến pháp sửa đổi năm 1998 quy định ông Kim Nhật Thành là Chủ tịch vĩnh viễn nước CHDCND Triều Tiên. Continue reading “Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào”

19/10/1796: Jefferson bị cáo buộc ngoại tình với nô lệ

Nguồn: Editorial accuses Jefferson of affair with slave, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1796, một bài luận xuất hiện trên tờ Gazette của Mỹ, trong đó tác giả bí ấn, lấy bút danh là “Phocion,” đã công kích ứng viên Tổng thống Thomas Jefferson. Phocion hóa ra là cựu Bộ trưởng Tài chính Alexander Hamilton. Bài luận là ví dụ điển hình cho bản chất cá nhân, bẩn thỉu của những cuộc tấn công chính trị vào cuối thế kỷ 18 ở Mỹ.

Khi bài viết này xuất hiện, Jefferson đang chạy đua với Tổng thống đương nhiệm John Adams trong một chiến dịch khốc liệt. Hamilton, một nhân vật nhiều ảnh hưởng đồng thời cũng là một người theo chủ nghĩa Liên bang, đã ủng hộ Adams thay vì Jefferson, vốn là một trong những đối thủ chính trị của Hamilton kể từ khi hai người cùng phục vụ trong nội các đầu tiên của George Washington. Continue reading “19/10/1796: Jefferson bị cáo buộc ngoại tình với nô lệ”

Lối thoát khỏi sự chia rẽ về quyền sở hữu súng tại Mỹ

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Disunited States of American Gun Control,” Project Syndicate, 06/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ thảm sát Las Vegas và hậu quả của nó mang chất Mỹ thuần túy. Một kẻ loạn trí mang gần hai tá vũ khí tấn công công nghệ cao lên một phòng khách sạn trên tầng 32 để xả súng vào những người đến xem đêm nhạc trong một vụ giết người hàng loạt và tự sát. Đáp lại, các cuộc chiến văn hóa lại bùng lên lần nữa, với nhóm chủ trương kiểm soát súng đối đầu với nhóm đam mê súng đạn. Nhưng người ta đều đồng ý về một sự thật sâu xa: sẽ không có nhiều điều thay đổi. Sau một tuần diễn ra các buổi tang lễ tang thương được truyền hình, cuộc sống người Mỹ sẽ lại tiếp tục cho đến khi xảy ra vụ thảm sát tiếp theo. Continue reading “Lối thoát khỏi sự chia rẽ về quyền sở hữu súng tại Mỹ”

18/10/1989: Đông Đức và Hungary tiến tới dân chủ

Nguồn: East Germany and Hungary move toward democracy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, các quốc gia nằm dọc Bức màn Sắt, Đông Đức và Hungary, đã có những bước đi quan trọng trong việc chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa Cộng sản ở nước họ, thay thế nó bằng nền chính trị dân chủ hơn và kinh tế thị trường tự do.

Tại Hungary, Đảng Cộng sản đã tan rã vào ngày 07/10, theo sau đó là việc dỡ bỏ hàng rào thép gai vốn đã chia cắt Hungary và Áo bấy lâu nay. Hành động này đã chính thức đánh dấu sự kết thúc của Bức tường Berlin như là một chướng ngại vật ngăn cản di chuyển giữa Đông và Tây Đức. Giờ đây, người Đông Đức chỉ cần đơn giản đi đến Hungary, từ đó qua Áo và tiếp tục đi đến Tây Đức. Cũng chẳng mấy ngạc nhiên khi Bức tường Berlin sụp đổ không lâu sau đó. Continue reading “18/10/1989: Đông Đức và Hungary tiến tới dân chủ”

Ý nghĩa thực sự của các kỳ đại hội Đảng ở Trung Quốc

Nguồn: Kerry Brown, “Order, order in Chinese Communist Party congresses”, East Asia Forum, 15/10/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuối cùng, ngày 18 tháng 10 năm 2017 đã được thông báo là ngày khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Thông tin này càng củng cố nhận thức về một tiến trình tẻ nhạt được xem như là chiến lược chủ đạo của giới lãnh đạo Bắc Kinh (đối với đại hội Đảng lần này). Không giống như năm 2012, một năm đầy kịch tính cũng như sự bất định trước thềm đại hội Đảng, lần này mọi thứ sẽ diễn ra như một cỗ máy. Không có dấu hiệu nào cho thấy có sự bất đồng nội bộ ở Trung Quốc của Tập Cận Bình.

Sự bảo đảm được định sẵn như vậy cho chúng ta biết rất nhiều điều về các kỳ đại hội và vai trò của chúng. Ai cũng muốn chứng kiến các kỳ đại hội đình đám được tổ chức 5 năm một lần này giống với các kỳ hội nghị của các chính đảng phương Tây. Nhưng tất nhiên, đại hội Đảng của Trung Quốc được tiến hành trong một bối cảnh nơi đảng này là đảng duy nhất có vai trò. Trung Quốc không cần dùng những sự kiện này để thuyết phục cử tri về một đường lối chính sách cụ thể hay cố gắng gây sự chú ý của công chúng, hay thậm chí là để quyết định Đảng sẽ làm gì. Continue reading “Ý nghĩa thực sự của các kỳ đại hội Đảng ở Trung Quốc”

17/10/1931: Al Capone vào tù

Nguồn: Capone goes to prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1931, tay gangster Al Capone đã bị kết án 11 năm tù vì tội trốn thuế và phải nộp phạt 80.000 USD. Đây là điềm báo hiệu ngày tàn của một trong những tên tội phạm khét tiếng nhất trong thập niên 1920 và 1930.

Alphonse Gabriel Capone sinh ra ở Brooklyn, New York, vào năm 1899 trong một gia định người nhập cư người Ý. Gã bị đuổi học vào năm 14 tuổi, sau đó tham gia vào một băng nhóm và nhận được biệt danh Scarface (Mặt Sẹo) sau lần bị rạch má trong một trận đánh nhau. Đến năm 1920, Capone chuyển đến Chicago, nơi gã sớm điều hành các đường dây bất hợp pháp của ông chủ Johnny Torrio, bao gồm buôn lậu rượu, cờ bạc và mại dâm. Torrio nghỉ hưu vào năm 1925 sau khi sống sót trong một âm mưu ám sát và Capone, được biết đến với sự khôn ngoan và tàn nhẫn, đã trở thành kẻ đứng đầu trong tổ chức. Continue reading “17/10/1931: Al Capone vào tù”

Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?

Nguồn: Harvey Klehr, “American Reds, Soviet Stooges”, The New York Times, 03/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi thành lập vào năm 1919, sau Cách mạng Nga, cho đến khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, Đảng Cộng sản Mỹ (ĐCSM) đã luôn là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Quốc tế Cộng sản, hay Comintern, được thành lập dưới thời Lenin vào năm 1919 và sau đó được cho giải tán dưới thời Stalin vào năm 1943 như là một cử chỉ thể hiện sự thống nhất của Stalin với các đồng minh Thế chiến II của ông, đã thường xuyên gửi các đại biểu đến giám sát ĐCSM và truyền mệnh lệnh từ Moskva để chỉ đạo ai nên trở thành lãnh đạo đảng và những chính sách mà đảng này nên theo đuổi là gì.

Comintern tan rã cũng không chấm dứt sự kiểm soát của Liên Xô đối với ĐCSM. Việc giám sát chỉ đơn giản được chuyển giao cho bộ phận đối ngoại mới thành lập của Đảng Cộng sản Liên Xô. Continue reading “Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?”

16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết

Nguồn: Alfred Rosenberg is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Alfred Rosenberg, “kiến trúc sư trưởng” giúp hình thành và phổ biến hệ tư tưởng của Phát xít Đức, đã bị treo cổ vì là tội phạm chiến tranh.

Sinh ra ở Estonia vào năm 1893, Rosenberg theo học kiến trúc tại Đại học Moskva. Sau khi nhận bằng cử nhân, ông ở lại Nga trong những ngày đầu của Cách mạng Nga và thậm chí có lẽ đã đi theo chủ nghĩa cộng sản một thời gian ngắn. Năm 1919, ông chuyển đến sống ở Munich, gặp gỡ với Dietrich Eckart, biên tập viên của Voelkischer Beobachter, tờ báo tuyên truyền của Đảng Quốc xã. Thông qua Eckart, Rosenberg đã gặp Adolf Hitler và Rudolf Hess và gia nhập Đảng Quốc xã vừa mới thành lập. Hitler sau đó đã thay Eckart bằng Rosenberg cho vị trí tổng biên tập, vì rất ấn tượng với vị kiến trúc sư “trí thức.” Continue reading “16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết”

Chủ nghĩa liên bang là gì?

Nguồn:What is federalism?”, The Economist, 13/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nghị trình của Emmanuel Macron về củng cố Liên minh châu Âu đã làm sống lại cuộc thảo luận về một “Liên bang châu Âu”. Tham vọng của tổng thống Pháp sẽ dễ dàng đạt được hơn nếu không có nước Anh: quốc gia này có xu hướng đi theo đường lối của Margaret Thatcher, người vào năm 1990 đã nói rằng việc đưa ra đồng euro có thể dẫn tới “một liên bang châu Âu, điều mà chúng tôi hoàn toàn và dứt khoát từ chối.” Ba năm trước đó, đồng minh về ý thức hệ của bà Thatcher, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đã ủng hộ chủ nghĩa liên bang ở Hoa Kỳ bằng một sắc lệnh hành pháp tuyên bố thiết lập lại “các nguyên tắc liên bang được đưa ra bởi các nhà soạn thảo [hiến pháp Hoa Kỳ]” khi trao bớt quyền lực từ Washington cho các tiểu bang. Reagan tuyên bố “Chủ nghĩa liên bang bắt nguồn từ nhận thức rằng tự do chính trị của chúng ta được đảm bảo tốt nhất bằng cách hạn chế quy mô và phạm vi của chính quyền trung ương”. Người đọc sẽ nhận thấy rằng “chủ nghĩa liên bang” có hai ý nghĩa đối nghịch ở đây, trong trường hợp thứ nhất nó mang nghĩa là một chính quyền trung ương mạnh mẽ hơn, và trong trường hợp thứ hai là một chính quyền trung ương yếu hơn. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Chủ nghĩa liên bang là gì?”

15/10/1917: Mata Hari bị xử tử

Nguồn: Mata Hari executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Mata Hari, hình mẫu nguyên thủy của những nữ điệp viên quyến rũ, đã bị một đội hành quyết Pháp xử tử hình vì tội làm gián điệp tại Vincennes, bên ngoài Paris.

Mata Hari đặt chân đến Paris lần đầu tiên vào năm 1905 và sau đó nhanh chóng nổi danh là một nghệ sĩ biểu diễn những điệu vũ tuyệt đẹp lấy cảm hứng  từ châu Á. Cô đã sớm lưu diễn khắp châu Âu, kể lại câu chuyện về cách cô được sinh ra trong một ngôi đền Ấn Độ thiêng liêng và được dạy các vũ điệu cổ xưa từ một nữ tu, người đã đặt tên cho cô là Mata Hari, có nghĩa là “đôi mắt của ban ngày” trong tiếng Malay. Thực ra, Mata Hari sinh ra ở một thị trấn nhỏ ở bắc Hà Lan vào năm 1876, và tên thật của cô là Margaretha Geertruida Zelle. Continue reading “15/10/1917: Mata Hari bị xử tử”

14/10/1964: Martin Luther King, Jr. giành Nobel Hòa bình

Nguồn: King wins Nobel Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, nhà lãnh đạo dân quyền người Mỹ gốc Phi, Tiến sĩ Martin Luther King, Jr., đã được trao Giải Nobel Hoà bình vì hành động phản kháng bất bạo động của ông đối với nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Ở tuổi 35, vị mục sư sinh ra ở Georgia là người trẻ nhất từng được nhận giải thưởng này.

Martin Luther King, Jr. sinh ra ở Atlanta vào năm 1929, là con trai của một mục sư Tin Lành. Ông sở hữu bằng tiến sĩ thần học, và vào năm 1955, đã tổ chức thành công đợt biểu tình lớn đầu tiên của phong trào dân quyền: Cuộc Tẩy chay Xe buýt Montgomery (Montgomery Bus Boycott). Chịu ảnh hưởng bởi Mohandas Gandhi, King chủ trương bất tuân dân sự bằng bất bạo động để phản đối nạn phân biệt chủng tộc. Những cuộc biểu tình ôn hòa mà ông lãnh đạo ở miền Nam Hoa Kỳ thường bị đáp trả bằng bạo lực, nhưng King và những người ủng hộ ông vẫn kiên trì, và phong trào bất bạo động của họ đã đạt được bước tiến. Continue reading “14/10/1964: Martin Luther King, Jr. giành Nobel Hòa bình”

Những thách thức của Tập Cận Bình sau Đại hội 19

Nguồn: John Wong, “Xi Jinping’s post-party congress challenges“, The Straits Time, 03/10/2017.

Biên dịch:  Mỹ Anh

Sự kiện chính trị lớn nhất trong năm 2017 của Trung Quốc dự kiến sẽ diễn ra ngày 18/10 tới, và một câu hỏi mấu chốt được đặt ra là Đảng Cộng sản Trung Quốc làm thế nào để phát triển hơn so với những thành công trong quá khứ của mình.

Với 85 triệu thành viên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) không chỉ có số lượng đảng viên lớn nhất thế giới mà còn là một trong số không nhiều đảng cộng sản tồn tại lâu đời nhất. CPC dự kiến sẽ tổ chức Đại hội XIX vào ngày 18/10 tới tại Bắc Kinh, nơi 2.300 đại biểu sẽ tề tựu tại Đại Lễ đường Nhân dân để thảo luận về những hướng đi mới cho các chính sách quốc gia, đồng thời xác định hàng ngũ mới của cơ quan hoạch định chính sách cấp cao nhất Trung Quốc – Ban Thường vụ Bộ chính trị. Điểm nhấn đáng chú ý nhất của hội nghị này sẽ là biên bản báo cáo chính trị do Chủ tịch Tập Cận Bình thể hiện trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Continue reading “Những thách thức của Tập Cận Bình sau Đại hội 19”

13/10/1943: Ý tuyên chiến với Đức

Nguồn: Italy declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, chính phủ Ý đã tuyên chiến với cựu đồng minh phe Trục của mình, Đức, và từ đó chính thức tham gia cuộc chiến bên phe Đồng minh.

Sau khi Mussolini bị tước bỏ quyền lực và chính phủ phát xít sụp đổ vào tháng 7, Tướng Pietro Badoglio, cựu chỉ huy trưởng của Mussolini và người nắm giữ quyền lực thay thế ông, theo yêu cầu của Vua Victor Emanuel, đã bắt đầu đàm phán với Eisenhower về một thỏa thuận đầu hàng có điều kiện của Ý trước Đồng minh. Nó được hiện thực hóa vào ngày 08/09, khi chính phủ mới của Ý cho phép quân Đồng minh đổ bộ lên Salerno, miền Nam nước Ý, nhằm mục đích đánh bại quân Đức trên bán đảo. Continue reading “13/10/1943: Ý tuyên chiến với Đức”

Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?

Nguồn: Richard N. Hass, “The End of Asia’s Strategic Miracle?”, Project Syndicate, 16/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vẫn còn quá sớm để biết được liệu thách thức từ những chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên có được giải quyết không và giải quyết như thế nào. Nhưng lại không là quá sớm để xem xét thách thức này có ý nghĩa ra sao đối với một phần của thế giới vốn có lịch sử đầy đối đầu trên nhiều phương diện.

Cái tên mỹ miều “Phép màu châu Á” có ý diễn tả mức độ thần kỳ của sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia châu Á trong nửa thế kỷ qua. Nền kinh tế khởi sắc đầu tiên là Nhật Bản. Mặc cho sự giảm tốc trong những thập niên gần đây và dù có dân số tương đối nhỏ, quốc gia này vẫn giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Continue reading “Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?”

12/10/1946: Tướng Joseph Stilwell qua đời

Nguồn: Gen. Joseph Stilwell dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Tướng Joseph W. Stilwell, người đã chỉ huy lực lượng Mỹ và Quốc dân Đảng Trung Quốc chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Trung Quốc và Miến Điện, đã qua đời ở tuổi 63.

Sinh ngày 19/03/1883 tại Palatka, Florida, sau đó tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point, Stilwell đã sớm bắt đầu trở nên nổi bật trong sự nghiệp của mình. Trong Thế chiến I, ông phục vụ trong Lực lượng Viễn chinh Mỹ ở Châu Âu, cũng như ở Philippines. Đồng thời ông cũng là một sinh viên theo học tiếng Trung Quốc, nhờ đó đã được bổ nhiệm vào vị trí tùy viên quân sự tại Bắc Kinh từ năm 1935 đến năm 1939. Continue reading “12/10/1946: Tướng Joseph Stilwell qua đời”

Lý giải sự sa sút của đồng Nhân dân tệ

Nguồn: Benn Steil & Emma Smith, “The Retreat of the RenminbiProject Syndicate, 22/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Sự toàn cầu hóa của đồng Nhân dân tệ dường như chắc chắn và không gì có thể ngăn cản được,” trích lời tạp chí The Economist tháng 4 năm 2014. Trên thực tế, lưu lượng sử dụng đồng Nhân dân tệ (RMB) trong hệ thống thanh toán quốc tế tăng gấp đôi từ thời điểm đó đến tháng 8 năm 2015, lên mức 2,8% trong tổng giao dịch toàn cầu, biến đồng tiền của Trung Quốc thành loại tiền tệ được sử dụng nhiều thứ tư trên thế giới.

Tuy nhiên, kể từ đó, sự tăng trưởng này gần như bị đảo ngược hoàn toàn. Tỷ trọng của đồng RMB trong tổng thanh toán toàn cầu đã giảm xuống còn 1,6%, đẩy thứ hạng của đồng tiền xuống thứ 7. Tỷ lệ sử dụng đồng RMB trên thị trường trái phiếu toàn cầu giảm 45% kể từ sau đỉnh thiết lập năm 2015. Các khoản tiền gửi bằng RMB tại các ngân hàng Hong Kong cũng giảm một nửa. Và trong khi 35% thương mại với nước ngoài của Trung Quốc được thanh toán bằng đồng RMB vào năm 2015 (phần lớn số còn lại bằng đồng đô la Mỹ), tỷ trọng này giờ đã giảm xuống còn khoảng 12%. Continue reading “Lý giải sự sa sút của đồng Nhân dân tệ”

11/10/1899: Chiến tranh Boer bắt đầu ở Nam Phi

Nguồn: Boer War begins in South Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1899, Chiến tranh Boer đã bắt đầu giữa Đế Quốc Anh và những người Boer sinh sống tại Transvaal (Cộng hòa Nam Phi) và Orange Free State.

Người Boer, còn được gọi là người Afrikaner, là hậu duệ của những người di cư gốc Hà Lan đến sống tại Nam Phi. Người Anh đã chiếm giữ thuộc địa Cape của Hà Lan vào năm 1806 trong Chiến tranh Napoléon, dẫn đến sự phản kháng của người Boer đang mong muốn giành độc lập. Người Boer cũng chống lại chủ trương Anh hóa (Anglicization) Nam Phi và chính sách chống nô lệ của Anh. Continue reading “11/10/1899: Chiến tranh Boer bắt đầu ở Nam Phi”

Về cuộc ‘Thảm sát huyện Đạo’ bị che giấu ở Trung Quốc

Nguồn: Ian Johnson, “China’s Hidden Massacres: An Interview with Tan Hecheng”, The New York Review of Books, 13/01/2017.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đàm Hách Thành dường như là một người không thể phơi trần một trong những tội ác gây sốc nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Là một người đàn ông 67 tuổi thân thiện đã trải phần lớn cuộc đời mình ở tỉnh Hồ Nam phương nam xa cách đầu não quyền lực, ông Đàm không phải là người bất đồng chính kiến. Trên thực tế, ông dành phần lớn sự nghiệp của mình làm việc trong nghành truyền thông chính thức của nhà nước và cố tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.

Nhưng trong một cuốn sách năm trăm trang viết tỉ mỉ chi tiết phát hành bằng tiếng Anh trong tuần này, ông trình bày trần trụi một trong những giai đoạn đen tối nhất, và ít được biết đến nhất, trong lịch sử cộng sản Trung Quốc: vụ tàn sát 9.000 công dân Trung Quốc theo lệnh công khai của các cán bộ Đảng khu vực trong thời kỳ cao điểm của Cách mạng Văn hoá. Đối tượng nghiên cứu của ông Đàm cụ thể ở một huyện, nhưng các tài liệu cho thấy các vụ thảm sát tương tự ở nông thôn đã lan rộng dẫn đến 1,5 triệu người chết. Continue reading “Về cuộc ‘Thảm sát huyện Đạo’ bị che giấu ở Trung Quốc”