Thế giới cần lường trước nhiệm kỳ tổng thống của Le Pen

Nguồn: Gideon Rachman, “We need to think about a Le Pen presidency,” Financial Times, 11/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ứng viên cực hữu của Pháp vẫn có thể đánh bại Macron, theo đó đẩy NATO và EU rơi vào tình trạng hỗn loạn.

“Các chính sách mà tôi đại diện là các chính sách do Trump đại diện, do Putin đại diện.” Đó là lời phát biểu của Marine Le Pen vào năm 2017. Chỉ trong hai tuần nữa, bà có thể được bầu làm Tổng thống Pháp.

Le Pen, người đứng đầu phe cực hữu của Pháp, hiện đã vào đến vòng cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống, nơi bà sẽ đối đầu với Tổng thống Emmanuel Macron. Kết quả vòng bỏ phiếu đầu tiên cho thấy Le Pen kém Macron 5 điểm phần trăm. Việc 57% cử tri Pháp đã chọn các ứng viên cực tả hoặc cực hữu ngay trong vòng đầu tiên – trong khi các đảng trung dung truyền thống sụp đổ – có vẻ không tốt cho một tổng thống đương nhiệm theo đường lối trung dung, như Macron. Continue reading “Thế giới cần lường trước nhiệm kỳ tổng thống của Le Pen”

16/04/2007: Xả súng tại trường Virginia Tech làm 32 người chết

Nguồn: Virginia Tech shooting leaves 32 dead, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2007, 32 người đã thiệt mạng trong khuôn viên trường Đại học Virginia Tech sau khi bị Seung-Hui Cho, một sinh viên, dùng súng bắn. Hung thủ sau đó cũng chết vì tự sát.

Vụ nổ súng tại Virginia Tech bắt đầu vào khoảng 7:15 sáng, khi Cho, 23 tuổi, sinh viên năm cuối chuyên ngành tiếng Anh tại Viện Bách khoa và Đại học Bang Virginia, đặt trụ sở tại Blacksburg, bắn một nữ sinh năm nhất và một nam trợ giảng nội trú trong ký túc xá trước khi bỏ trốn khỏi tòa nhà. Continue reading “16/04/2007: Xả súng tại trường Virginia Tech làm 32 người chết”

Thế giới nên dõi theo những gì đang xảy ra ở Thượng Hải

Nguồn: Robin Harding, “The rest of the world should watch what is happening in Shanghai,” Financial Times, 12/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phong tỏa Covid ở thành phố lớn nhất Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Theo một người bị nhốt trong một căn hộ nhỏ cùng với cha cô trong hai tuần qua, một trong những điều khó khăn nhất trong đợt phong tỏa Thượng Hải chính là sự bất định. Cô dành cả ngày trên các nhóm WeChat, cố gắng điều phối các đơn mua thực phẩm với số lượng lớn, hoặc nhìn ra ngoài cửa sổ để xem chính quyền đã chắn hàng rào vệ sinh dịch tễ màu đỏ, mà người dân không được vượt qua, đến đâu. Gần như chẳng còn thông tin gì khác.

Mạng xã hội cho thấy một thành phố đang đứng trên bờ vực thẳm. Cư dân la hét từ ban công nhà mình, yêu cầu được cung cấp thức ăn. Máy bay không người lái phát đi các thông điệp yêu cầu họ quay vào nhà. Hàng nghìn người có kết quả xét nghiệm dương tính bị nhồi nhét trong các trung tâm cách ly. Continue reading “Thế giới nên dõi theo những gì đang xảy ra ở Thượng Hải”

CEO BlackRock: Cuộc xâm lược Ukraine sẽ ‘tái hình dung’ toàn cầu hóa

sách no

Nguồn: Takenori Miyamoto (phỏng vấn), “Invasion of Ukraine will ‘re-imagine’ globalization: BlackRock CEO,” Nikkei Asia, 13/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Toàn cầu hóa, như những gì chúng ta biết, đã kết thúc với việc Nga xâm lược Ukraine bởi vì những lo ngại về chính trị và an ninh đang đóng một vai trò lớn trong quá trình ra quyết định của các công ty, theo lời Larry Fink, Giám đốc điều hành BlackRock, trong cuộc phỏng vấn gần đây với Nikkei.

“Tiếp cận vốn là một đặc ân,” Fink nói về sự cô lập của Nga với thị trường toàn cầu trong thời chiến. Ông lưu ý rằng, sự trỗi dậy của “chủ nghĩa tư bản vì lợi ích của tất cả các bên liên quan” (stakeholder capitalism) đang thúc đẩy các công ty đưa ra các phản ứng của riêng họ trước tình hình. Continue reading “CEO BlackRock: Cuộc xâm lược Ukraine sẽ ‘tái hình dung’ toàn cầu hóa”

14/04/1986: Mỹ không kích các mục tiêu khủng bố và quân sự ở Libya

Nguồn: U.S. bombs terrorist and military targets in Libya, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Mỹ đã tiến hành không kích vào Libya, để trả đũa việc nước này tài trợ khủng bố nhắm vào quân đội và công dân Mỹ. Cuộc đột kích, bắt đầu ngay trước 7 giờ tối giờ miền đông (tức 2 giờ sáng ngày 15/04, theo giờ Libya), có sự tham gia của hơn 100 máy bay của Lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ, và kết thúc trong vòng một giờ. Năm mục tiêu quân sự và “trung tâm khủng bố” đã bị tấn công, bao gồm cả nhà của lãnh đạo Libya Muammar al-Qaddafi.

Trong suốt những năm 1970 và 1980, chính phủ của Qaddafi đã tài trợ cho rất nhiều nhóm khủng bố Hồi giáo, chống Mỹ, và chống Anh trên toàn thế giới, từ lính du kích Palestine, phiến quân Hồi giáo Philippines, đến Quân đội Cộng hòa Ireland, và Đảng Báo đen (Black Panthers). Đáp lại, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Libya và quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi. Continue reading “14/04/1986: Mỹ không kích các mục tiêu khủng bố và quân sự ở Libya”

Mỹ cần nhắm các biện pháp trừng phạt tài chính vào chính Putin

Nguồn: David Asher, “The US needs to aim its financial punishment at Putin himself”, Financial Times, 08/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để chiến lược chiến tranh kinh tế đạt hiệu quả, Washington phải sửa đổi các quy tắc hạn chế của mình.

Vào tháng trước, Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo đã có chuyến công du châu Âu nhằm củng cố các biện pháp trừng phạt của EU và thúc đẩy các biện pháp phong tỏa tài sản đối với Vladimir Putin cũng như các quan chức trong chính quyền của ông. Thông điệp của vị thứ trưởng đối với những người ủng hộ Moscow rất rõ ràng: “gửi đến bất kỳ ai có ý định giúp Nga tận dụng lợi thế và né tránh các lệnh trừng phạt … chúng tôi sẽ săn tìm các vị,” ông cảnh báo. Nhưng ngay cả khi phải đối mặt với áp lực kinh tế chưa từng có, phần lớn mạng lưới tài chính của Putin vẫn hoạt động bình thường. Continue reading “Mỹ cần nhắm các biện pháp trừng phạt tài chính vào chính Putin”

Chủ nghĩa đa phương đang trên đà sụp đổ?

Nguồn: Rafiq Dossani, UN failures over Ukraine just the latest sign that multilateralism is on the brink of collapse, South China Morning Post, 02/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thể chế đa phương đang suy giảm vị thế, trong khi chủ nghĩa khu vực và các hiệp định không chính thức như Quad và RCEP lại tăng nhanh – đặt ra những thách thức nghiêm trọng về cách giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ khủng hoảng tị nạn đến biến đổi khí hậu.

Thất bại của Liên Hiệp Quốc trong việc xử lý cuộc xâm lược Ukraine của Nga không nên khiến bất cứ ai phải ngạc nhiên. Đây dường như chỉ là minh chứng mới nhất cho xu hướng đã kéo dài hai thập niên, về sự kém hiệu quả ngày càng tăng của các thể chế đa phương toàn cầu trong việc giải quyết các thách thức ngoại giao, an ninh, và kinh tế-xã hội của thế giới. Continue reading “Chủ nghĩa đa phương đang trên đà sụp đổ?”

Đồng Rúp đã trở lại và điều đó có nghĩa là gì?

Nguồn: Peter Coy, “The Ruble Has Bounced Back. What Does That Mean?”, New York Times, 04/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 26/03, Tổng thống Biden đã khoe trên Twitter rằng “do kết quả của các lệnh trừng phạt chưa từng có của chúng ta, đồng rúp (ruble) đã gần như ngay lập tức biến thành đống đổ nát (rubble)”. Đó là một dòng tweet đăng không đúng lúc. Đồng tiền của Nga đúng là đã sụt giảm vào tháng 2, sau khi các lệnh trừng phạt được áp đặt, nhưng vào thời điểm Biden mừng vui, nó đã lấy lại vị thế đã mất. Đồng rúp hiện trị giá khoảng 1,2 xu Mỹ, thấp hơn mức 1,3 xu trước chiến tranh, nhưng cao hơn nhiều so với mức thấp nhất từ khi chiến sự nổ ra, dưới 0,8 xu. Continue reading “Đồng Rúp đã trở lại và điều đó có nghĩa là gì?”

12/04/1917: Canada chiếm được Sườn núi Vimy

Nguồn: Canadians capture Vimy Ridge in northern France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sau ba ngày chiến đấu ác liệt và chịu hơn 10.000 thương vong, Quân đoàn Canada đã chiếm được khu vực Sườn núi Vimy ở miền bắc nước Pháp, trước đây do quân Đức trấn giữ.

Nhiều nhà sử học xem chiến thắng tại Sườn núi Vimy trong Thế chiến I là một khoảnh khắc vĩ đại đối với Canada, khi nước này thoát khỏi cái bóng của Anh, và đạt được thành tích quân sự của riêng mình. Nhờ chiến thắng này – bất chấp những thất bại trong đợt tấn công lớn hơn của phe Hiệp ước – lực lượng Canada đã xây dựng được cho mình danh tiếng về tính hiệu quả và sức mạnh trên chiến trường. Continue reading “12/04/1917: Canada chiếm được Sườn núi Vimy”

Đằng sau việc điệp viên Nga bị châu Âu trục xuất hàng loạt

Nguồn:Russian spooks are being kicked out of Europe en masse,” The Economist, 07/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngành tình báo của Nga có thể bị thụt lùi nhiều năm.

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã khiến quân đội nước này bị tổn thương và nền kinh tế bị tàn phá. Giờ đây, các điệp viên của Nga bắt đầu bị ảnh hưởng. Ngày 07/04, Áo, sau nhiều năm là trung tâm hoạt động gián điệp của Nga, đã trở thành quốc gia mới nhất trục xuất những người bị nghi là tình báo Nga, nâng tổng số quan chức Nga bị trục xuất khỏi Mỹ và châu Âu kể từ khi chiến tranh bắt đầu lên hơn 400. Vụ trục xuất hàng loạt, lớn nhất trong lịch sử này có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến lực lượng tình báo của Vladimir Putin, cũng như khả năng do thám – và lật đổ – ở châu Âu. Continue reading “Đằng sau việc điệp viên Nga bị châu Âu trục xuất hàng loạt”

Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi risks stumbling with Putin if he plays his cards wrong,” Nikkei Asia, 07/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Nga thất bại ở Ukraine, sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về lãnh đạo độc tài lâu dài.

Liên minh cá nhân giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đang cản trở đường lối ngoại giao của Trung Quốc. Điều đó đang được thể hiện ngày càng rõ khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn.

Cả hai người đã đặt xong nền móng để duy trì quyền lực của mình cho đến giữa thập niên 2030. Cả hai đều có tham vọng lãnh thổ: Putin muốn tái lập vùng ảnh hưởng của Liên Xô cũ, còn Tập muốn có Đài Loan. Continue reading “Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin”

10/04/1942: ‘Hành trình Chết chóc’ Bataan bắt đầu

Nguồn: Bataan Death March begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một ngày sau khi Đảo Luzon của Philippines chính thức đầu hàng trước quân Nhật, 75.000 lính Philippines và Mỹ bị bắt trên Bán đảo Bataan đã bắt đầu một cuộc hành quân cưỡng bức tới một trại tù gần Cabanatuan. Trong hành trình khét tiếng này, được gọi là “Hành trình Chết chóc Bataan”, các tù nhân bị buộc phải hành quân 85 dặm trong vòng 6 ngày, và chỉ được ăn duy nhất một bữa trong suốt cuộc hành trình. Đến cuối hành trình, vốn liên tục chứng kiến các hành động tàn bạo của lính canh Nhật Bản, hàng trăm người Mỹ và người Philippines đã thiệt mạng. Continue reading “10/04/1942: ‘Hành trình Chết chóc’ Bataan bắt đầu”

09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô

Nguồn: U.S. Secretary of State George Shultz condemns Soviet spying, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, chỉ vài ngày trước khi tới Moscow để đàm phán về kiểm soát vũ khí và một số vấn đề khác, Ngoại trưởng Mỹ George Shultz tuyên bố rằng ông “vô cùng tức giận” về hoạt động có thể là gián điệp của Liên Xô trong Đại sứ quán Mỹ ở nước này. Các quan chức Liên Xô phẫn nộ đáp trả rằng cáo buộc gián điệp là “bịa đặt bẩn thỉu.”

Ngoại trưởng Shultz dự kiến sẽ đến Moscow để đàm phán về nhiều vấn đề, nhưng quan trọng nhất trong số đó là việc cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu. Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã thảo luận về việc cắt giảm vũ khí trong hội nghị thượng đỉnh của họ ở Iceland, vào tháng 10/1986, nhưng đàm phán đã kết thúc trong bất hoà. Gorbachev đã gắn tiến trình cắt giảm tên lửa với việc Mỹ từ bỏ Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (tên thường gọi là chương trình phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao”). Continue reading “09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô”

Ukraine chính là Afghanistan của Putin

Nguồn: Milton Bearden, “Putin’s Afghanistan”, Foreign Affairs, 24/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với những diễn biến hiện tại trong cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin, rõ ràng là gần như không có gì diễn ra theo đúng kế hoạch. Không được chào đón như những người giải phóng, lực lượng Nga đã bị đối xử như những kẻ thù đáng ghét. Thay vì nhanh chóng đầu hàng, người Ukraine đã thể hiện quyết tâm ngăn chặn bước tiến của Nga và chiến đấu bằng mọi giá. Ở thời điểm này, một tháng kể từ khi bắt đầu cuộc giao tranh vốn kéo dài hơn nhiều so với ước tính của Putin, nhiều báo cáo cho rằng chiến dịch của Nga đang phải chống chọi với rất nhiều vấn đề về hậu cần và sa sút tinh thần. Hiện tại, cuộc chiến đang có dấu hiệu trở thành điều mà Viện Nghiên cứu Chiến tranh mô tả là tình trạng “bế tắc”. Đáng chú ý nhất, các quan chức tình báo Mỹ ước tính rằng quân đội Nga đã mất hơn 7.000 binh sĩ chỉ trong 20 ngày đầu của cuộc chiến, và mất tổng cộng 5 vị tướng chỉ trong tháng qua. Dựa trên tất cả các chỉ số, Nga sẽ không có con đường nào dẫn đến chiến thắng mà không có leo thang lớn, và cuộc chiến này thực sự đã khiến Điện Kremlin – và đặc biệt là chính Putin – phải trả một cái giá đắt. Continue reading “Ukraine chính là Afghanistan của Putin”

07/04/1961: JFK vận động cho việc bảo tồn các di tích lịch sử ở Ai Cập

Nguồn: JFK lobbies Congress to help save historic sites in Egypt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã gửi một lá thư tới Quốc hội, đề nghị Mỹ tham gia vào một chiến dịch quốc tế nhằm bảo tồn các ngôi đền cổ và di tích lịch sử ở Thung lũng sông Nile của Ai Cập. Chiến dịch này do UNESCO khởi xướng, được thiết kế để cứu các địa điểm bị đe dọa bởi việc xây dựng Đập Aswan.

JFK tin rằng sự tham gia của Mỹ vào dự án sẽ phản ánh “các lợi ích của nước Mỹ,” cũng như mối quan tâm của nước này đối với nền văn hóa Ai Cập cổ đại, “nơi sản sinh ra nhiều truyền thống văn hóa của chính chúng ta,” và thể hiện “tình bạn sâu sắc đối với những người đang sinh sống trong thung lũng sông Nile.” Kennedy có sở thích cá nhân về khoa học và lịch sử; ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã đặt mục tiêu thúc đẩy chương trình học bổng Mỹ trong các lĩnh vực này. Chính quyền của ông cũng muốn phát triển quan hệ ngoại giao với các quốc gia Ả Rập ở Trung Đông và Bắc Phi. Continue reading “07/04/1961: JFK vận động cho việc bảo tồn các di tích lịch sử ở Ai Cập”

Tại sao lính đánh thuê Wagner của Nga sẽ gặp khó khăn ở Ukraine?

Nguồn:Russia’s brutal mercenaries will struggle to make their mark in Ukraine”, The Economist, 03/04/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đầu tiên, nhìn vào góc trên cùng của bức ảnh, nơi có bốn người đàn ông mặc quân phục và khung cảnh có vẻ thật nhẹ nhàng. Một người mỉm cười. Một người khác vừa phì phèo điếu thuốc, vừa trừng mắt nhìn vào ống kính. Rồi hãy nhìn xuống chân họ, và bạn sẽ thấy một cái đầu bị chặt rời nằm trên sàn bê tông. Trước khi chặt đầu nạn nhân, những người đàn ông này đã quay một đoạn video, ghi lại cảnh họ cười cợt trong lúc dùng búa tạ đập vào tay và chân nạn nhân. Vụ việc xảy ra ở Syria vào năm 2017. Nạn nhân được cho là đã đào ngũ khỏi quân đội Syria, và những kẻ giết anh nhiều khả năng là người Nga. Ít nhất một trong số họ đã được xác định là đặc nhiệm của Tổ chức Wagner, một đơn vị lính đánh thuê Nga có mối liên hệ với tình báo quân đội nước này. Tổ chức này bị tình nghi, không phải lần đầu tiên, là đang hoạt động ở Ukraine. Continue reading “Tại sao lính đánh thuê Wagner của Nga sẽ gặp khó khăn ở Ukraine?”

Phong tỏa Thượng Hải ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Shanghai lockdown affects Xi’s plans to promote allies,” Nikkei Asia, 31/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyết định đưa Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường (Li Qiang) đến Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn, cho đến khi các tác động kinh tế được cân nhắc kỹ hơn.

Việc Thượng Hải, trung tâm kinh tế quan trọng của Trung Quốc, bất ngờ bị phong tỏa đã gây ra một làn sóng chấn động trong giới chính trị nước này.

Đến tận những ngày trước khi ra lệnh phong tỏa hôm thứ Hai, các quan chức địa phương vẫn nói rằng hành động đóng cửa một thành phố 23 triệu dân là không có cơ sở. Continue reading “Phong tỏa Thượng Hải ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của Tập”

05/04/1992: Tuần hành ủng hộ quyền phá thai ở Washington

Nguồn: Abortion rights advocates march on Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, một cuộc tuần hành và biểu tình ủng hộ quyền sinh sản của phụ nữ tại Washington, D.C. đã thu hút hàng trăm nghìn người tham gia. Là một trong những cuộc tuần hành lớn nhất từng diễn ra ở thủ đô nước Mỹ, cuộc biểu tình ủng hộ quyền lựa chọn phá thai này được tổ chức khi Tối cao Pháp viện chuẩn bị xem xét tính hợp hiến của một đạo luật ở bang Pennsylvania, trong đó giới hạn khả năng tiếp cận lựa chọn phá thai. Nhiều người ủng hộ quyền phá thai lo ngại rằng Tối cao Pháp viện, với đa số thẩm phán bảo thủ, có thể tán thành đạo luật Pennsylvania, hoặc thậm chí lật ngược phán quyết Roe v. Wade năm 1973 – văn bản đã hợp pháp hóa hành động phá thai. Continue reading “05/04/1992: Tuần hành ủng hộ quyền phá thai ở Washington”

Phải chăng Putin sẽ giết chết nền kinh tế toàn cầu?

Nguồn: Paul Krugman, “Will Putin Kill the Global Economy?”, New York Times, 31/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà bình luận kinh tế luôn thích tìm đến với những so sánh tương đồng trong lịch sử, và họ có lý do chính đáng để làm điều đó. Chẳng hạn, những người đã nghiên cứu các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong quá khứ sẽ có khả năng nắm bắt những gì xảy ra trong năm 2008 tốt hơn so với những người chưa tìm hiểu gì. Tuy nhiên, câu hỏi luôn là nên chọn phép so sánh nào.

Lúc này đây, nhiều người đang quay trở lại với thời kỳ lạm phát đi kèm tăng trưởng đình trệ của thập niên 1970. Bản thân tôi đã từng tranh luận rằng đây là một phép so sánh rất tệ; lạm phát hiện tại của chúng ta rất khác so với những gì xuất hiện trong những năm 1979-1980, và có lẽ, nó cũng dễ chấm dứt hơn nhiều. Continue reading “Phải chăng Putin sẽ giết chết nền kinh tế toàn cầu?”

03/04/1860: Ra mắt dịch vụ bưu chính Pony Express

Nguồn: Pony Express debuts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1860, những bức thư đầu tiên sử dụng Pony Express, dịch vụ giao thư bằng các đội người-ngựa tiếp sức, đã cùng lúc rời đi từ St. Joseph, Missouri và Sacramento, California. Mười ngày sau, vào ngày 13/04, người đưa thư hướng tây đã hoàn thành hành trình dài khoảng 1.800 dặm, và đến được Sacramento, “đánh bại” chuyến đi của người đưa thư hướng đông, đến St. Joseph sau đó hai ngày, và đặt ra tiêu chuẩn mới cho ngành chuyển phát nhanh.

Dù cuối cùng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không mang về lợi nhuận, Pony Express đã khuyến khích trí tưởng tượng sáng tạo của người Mỹ, và giúp giành được viện trợ liên bang cho một hệ thống bưu điện trên bộ mang tính kinh tế hơn. Nó cũng đóng góp vào nền kinh tế của các thị trấn nằm trên tuyến đường chuyển phát, và đáp ứng nhu cầu dịch vụ thư từ của miền Tây nước Mỹ, trong những ngày trước khi điện báo, hoặc một tuyến đường sắt xuyên lục địa hoạt động hiệu quả hơn, xuất hiện. Continue reading “03/04/1860: Ra mắt dịch vụ bưu chính Pony Express”