Phân tích hiệu chỉnh của Keynes đối với chủ nghĩa tư bản

20131130_fnp501_473

Tác giả: Trần văn Hùng

Sau những cải tổ, cải cách, đổi mới diễn ra gần như đồng loạt ở các nước xã hội chủ nghĩa cách nay trên dưới 30 năm, nếu không kể một vài tồn tại mà tôi cho rằng sớm hay muộn cũng sẽ có những cải cách, đổi mới tiếp tục, thì có thể nói hiện nay các nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới đều là những nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy trình độ phát triển rất không đồng đều.

Với hai đặc trưng chính là hoạt động theo cơ chế thị trường tự do (laissez faire) và công nhận rộng rãi quyền sở hữu tư nhân về tài sản-vốn, các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, ngay từ khi mới ra đời, đã cho thấy một động lực phát triển mạnh mẽ mà những nền kinh tế theo những hình thái kinh tế-xã hội trước nó đều không thể so sánh được. Continue reading “Phân tích hiệu chỉnh của Keynes đối với chủ nghĩa tư bản”

Pháp có nên tước quốc tịch của các phần tử khủng bố?

Wanted terrorists

Nguồn: Raphaël Hadas-Lebel, “France’s Citizenship Test,” Project Syndicate, 10/03/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau các vụ tấn công khủng bố đẫm máu hồi tháng 11 năm ngoái ở Paris, đã có một cuộc tranh cãi nảy lửa về việc có nên tước quốc tịch của những người bị buộc tội khủng bố hay không. Trong khi có giá trị biểu tượng đáng kể, động thái này sẽ có ít ảnh hưởng thực tế. Tuy nhiên những bất đồng sâu sắc về vấn đề này vẫn tiếp tục lấn át thảo luận về những chủ đề quan trọng hơn, như tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao – và nhiều khả năng sẽ tiếp tục như vậy.

Vấn đề tước quốc tịch được đưa ra vào ngày 16/11/2015, chỉ ba ngày sau các vụ tấn công khủng bố, khi Tổng thống François Holland công bố một loạt các biện pháp bảo vệ chống lại mối đe doạ khủng bố, bao gồm kéo dài thêm 3 tháng tình trạng khẩn cấp được ban bố trong đêm diễn ra các vụ tấn công. Continue reading “Pháp có nên tước quốc tịch của các phần tử khủng bố?”

Mặt trái của trò chơi ‘trưng cầu dân ý’

referendum-1

Nguồn: Ian Buruma, “The Referendum Charade”, Project Syndicate, 08/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Các cuộc trưng cầu dân ý đang là mốt thịnh hành ở châu Âu. Tháng 6 tới, cử tri nước Anh sẽ quyết định liệu Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UK) có ở lại Liên minh châu Âu (EU) hay không. Chính phủ Hungary cũng đã kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc chấp nhận hạn ngạch người nhập cư do EU đặt ra cho nước này. Thủ tướng Hungary, Viktor Orbán, đã nói rằng Hungary sẽ từ chối để họ (những người nhập cư) vào nước này. Ông nói “Tất cả những kẻ khủng bố cơ bản đều là dân nhập cư”. Và cuộc trưng cầu dân ý có vẻ sẽ đi theo hướng mà ông mong muốn.

Có lẽ cuộc trưng cầu dân ý kỳ quặc nhất sẽ diễn ra vào tháng 4 ở Hà Lan, tiếp sau một chiến dịch kiến nghị thành công. Câu hỏi được đặt ra cho các công dân Hà Lan là liệu nước này có nên ủng hộ một hiệp định liên kết giữa EU và Ukraine hay không. Tất cả các nước thành viên khác của EU đã đồng ý, nhưng nếu không có Hà Lan, hiệp định này sẽ không được phê chuẩn. Continue reading “Mặt trái của trò chơi ‘trưng cầu dân ý’”

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên Lào

boten-laos-street

Nguồn: Samuel Ku, “China’s expanding influence in Laos”, East Asia Forum, 26/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đề án chung về Khu hợp tác kinh tế Mohan-Boten mới được ký gần đây là khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới đầu tiên mà Trung Quốc thiết lập ở Lào và cũng là đầu tiên trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Thỏa thuận này cho thấy mục tiêu của gã khổng lồ châu Á muốn mở rộng quan hệ kinh tế với các nước láng giềng phía nam.

Boten, một ngôi làng hẻo lánh ở biên giới Trung Quốc – Lào, nằm ở một vị trí chiến lược giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á, vì nó kết nối hai đường giao thông quan trọng từ Trung Quốc đến lục địa Đông Nam Á. Một là Đường cao tốc Côn Minh – Bangkok, bắt đầu từ Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam , Trung Quốc, đi qua Boten, sau đó qua Cầu hữu nghị Thái-Lào, và cuối cùng đến Bangkok. Continue reading “Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên Lào”

Chuyên chế là bản sắc dân tộc của nước Nga?

b1182a6f94ec49bec895818256d3fcc4

Nguồn: Robert J. Shiller, “Is Russia’s National Character Authoritarian?Project Syndicate, 14/03/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Việc Nga xâm lược Ukraine và sự phục tùng của công chúng nước này đối với sự kiểm soát trực tiếp báo chí của chính phủ đã khiến nhiều người tự hỏi có phải người Nga có thiên hướng chuyên chế hay không. Cách đặt vấn đề này có vẻ hợp lý. Nhưng từ kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng chúng ta phải rất thận trọng khi kết luận về bản sắc của một dân tộc trên cơ sở những sự kiện riêng lẻ.

Năm 1989, tôi được mời tham dự một hội nghị kinh tế tại Moskva, khi đó thuộc Liên Xô, được đồng tài trợ bởi cơ quan nghiên cứu IMEMO (hiện có tên là Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Primakov) của Liên Xô và Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Hoa Kỳ. Những hội nghị chung kiểu này là một phần của bước đột phá lịch sử bắt nguồn từ sự tan băng trong quan hệ Mỹ – Xô. Các nhà kinh tế Liên Xô có vẻ hồ hởi với việc chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường, và tôi đã ngạc nhiên về thái độ cởi mở của họ khi nói chuyện với chúng tôi những khi nghỉ giữa giờ hay trong bữa tối. Continue reading “Chuyên chế là bản sắc dân tộc của nước Nga?”

Trung Quốc: Khủng hoảng niềm tin gây bất an xã hội

d43d7e14d473177427860f

Tác giả: Trương Hiền Lượng (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Vào thập niên 80 thế kỷ trước, nguyên Thủ tướng Anh Thatcher từng nói “Trung Quốc không thể trở thành nước lớn trên thế giới.” Vì sao vậy? Bà Thatcher nói: Vì Trung Quốc không có một ý thức hệ chính thống [nguyên văn chủ lưu ý thức hình thái] có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Xin chớ coi thường “Bà đầm thép” này, câu nói ấy của bà ta vừa sâu cay vừa trúng đích! Ý thức hệ chính thống của Trung Quốc hiện nay là gì?

Dường như chẳng ai nói được rành rọt điều đó. Ai nói ra miệng được rõ ràng thì hầu như lời nói lại khác với thực tế, lời nói và việc làm không thống nhất. [Chẳng hạn] nói Trung Quốc ta còn có “đấu tranh giai cấp” là thứ có thể xuất khẩu – nhưng đấy là chuyện ở thời đại Mao Trạch Đông. Thời “Cách mạng Văn hóa” chúng ta làm “Xuất khẩu cách mạng” tới mức ở Paris cũng xuất hiện “Hồng vệ binh làm phản” [nguyên văn tạo phản]. Continue reading “Trung Quốc: Khủng hoảng niềm tin gây bất an xã hội”

Tại sao Anh không nên rời EU?

euuk

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Is Europe worth the effort?”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Hoàng Thủy Tiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi tham gia vào Cộng đồng Kinh tế Châu Âu vào năm 1973, Vương Quốc Anh đứng ở hàng ngũ cuối cùng trong quá trình hội nhập Châu Âu. Vấn đề đặt ra bởi cuộc trưng cầu dân ý sắp tới của Vương Quốc Anh về việc có nên tiếp tục làm thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) hay không là liệu nước Anh bây giờ có đứng ở hàng ngũ tiên phong trong quá trình Châu Âu tan rã?

Vấn đề này không liên quan đến thỏa thuận mà Thủ tướng David Cameron đạt được gần đây với các đồng nghiệp Châu Âu của ông. Thực sự thì khó có thể tin rằng thỏa thuận này sẽ quyết định lựa chọn mang tính định mệnh của Anh vào tháng 6 này. Vấn đề quan trọng hơn là liệu ích lợi của việc làm thành viên EU có lớn hơn việc mất đi chủ quyền quốc gia hay không. Continue reading “Tại sao Anh không nên rời EU?”

Cuộc khủng hoảng sắp tới của hệ thống pháp luật TQ

495582461KF020_TIANANMEN_SQ

Nguồn: Jerome A. Cohen, “A Looming Crisis for China’s Legal System”, ChinaFile, 22/02/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thẩm phán và luật sư tài năng đang bỏ nghề bởi ý thức hệ tiếp tục thống lĩnh nền pháp quyền.

Ở Trung Quốc, chính trị tiếp tục kiểm soát luật pháp. Giới lãnh đạo hiện nay vứt bỏ rất nhiều giá trị pháp luật phổ quát mà Trung Quốc đã chấp nhận – ít nhất về nguyên tắc – dưới chế độ cộng sản ở một số giai đoạn trước. Ví dụ, ngày nay việc thảo luận tự do về cải cách hiến pháp, thậm chí trong phạm vi các trường đại học và các tạp chí học thuật, cũng không phải là một hoạt động an toàn. Và việc thảo luận ở cấp trung ương về sự độc lập của ngành tư pháp khỏi Đảng Cộng sản vẫn là một đề tài bị cấm đoán.

Tuy nhiên, vẫn có sự phản kháng dè dặt, dù thụ động. Giới luật gia không hài lòng nhưng họ không dám nói ra vì sợ mất việc. Một số thì đơn giản là bỏ cuộc. Continue reading “Cuộc khủng hoảng sắp tới của hệ thống pháp luật TQ”

Cuộc chiến đơn độc chống giảm phát của Trung Quốc

china-inflation_2133080a

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Lonely Fight Against Deflation”, Project Syndicate, 29/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào đầu tháng 2, khi Trung Quốc chào đón năm Thân, một bản tin của một quỹ phòng hộ được lưu truyền rộng rãi đã làm rối loạn thị trường tài chính bằng việc dự đoán rằng nền kinh tế sẽ hạ cánh cứng, hệ thống ngân hàng ngầm sẽ sụp đổ, và đồng nhân dân tệ sẽ bị phá giá. Sự ổn định chỉ được phục hồi sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên giải thích logic trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc qua một cuộc phỏng vấn với tạp chí Caixin (Tài Tân).

Nhưng khả năng đảm bảo sự ổn định đó của Trung Quốc dựa trên nhiều vấn đề có liên quan lẫn nhau, bao gồm mức tăng trưởng năng suất thấp, lãi suất thực giảm, các công nghệ gây xáo trộn (disruptive), khả năng sản xuất dư thừa và mức nợ cao, cùng với tiết kiệm quá mức. Thực tế, cuộc chiến hiện tại về tỷ giá đồng nhân dân tệ phản ánh sự bất đồng giữa quyền lợi của những “kỹ sư tài chính” (như những nhà quản lý của các quỹ phòng hộ bằng đồng đôla) và những “kỹ sư thực thụ” (các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc). Continue reading “Cuộc chiến đơn độc chống giảm phát của Trung Quốc”

Tiền từ Nhật giúp Triều Tiên phát triển tên lửa?

p00xftgs

Nguồn: Yuriko Koike, “North Korea’s Pachinko Missile”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba cảnh tượng thường là chủ đề của những bức ảnh được du khách nước ngoài đến thăm Nhật Bản chụp: Một là một rừng cột điện; một cảnh khác là những chiếc ô tô được nâng lên trong các bãi đỗ xe cơ khí. Thứ ba là pachinko.

Pachinko là một loại trò chơi đánh bạc dạng pinball (hình), và người chơi xếp hàng dài trước những chiếc máy được xếp thẳng đứng trông giống như họ đang làm việc trong một nhà máy. Theo một báo cáo (bằng tiếng Nhật), có 11,5 triệu người nghiện chơi pachinko, và thị trường trò chơi này có giá trị tới 24,5 nghìn tỷ Yên, gần gấp đôi doanh thu của nhà sản xuất ô tô Toyota năm ngoái. Continue reading “Tiền từ Nhật giúp Triều Tiên phát triển tên lửa?”

Bàn thêm về tính tất yếu lịch sử của xã hội dân sự

565DB7B0

Tác giả: Hồ Anh Hải

Tạp chí Văn Hóa Nghệ An bản điện tử ngày 18-9-2013 và bản in số 256 ngày 10-11-2013 liên tiếp đăng các ý kiến của GSTS Trần Ngọc Hiên, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói về kinh tế thị trường và xã hội dân sự.

Ở ta, trước đây kinh tế thị trường (KTTTr) bị coi là đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản; còn hiện nay xã hội dân sự (XHDS, tiếng Anh civil society, còn gọi là xã hội công dân) vẫn bị coi là một đề tài “nhạy cảm”, vì thế hai bài nói trên được người đọc rất quan tâm và hoan nghênh. Sau đây, chúng tôi xin phép bàn thêm về các nội dung chính GS Trần Ngọc Hiên đã đề cập (trích nguyên văn): Continue reading “Bàn thêm về tính tất yếu lịch sử của xã hội dân sự”

Đằng sau việc Anh muốn rời EU

brx

Nguồn: Noëlle Lenoir, “The Brexit Conspiracy”, Project Syndicate, 11/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khả năng Anh có thể rời khỏi Liên minh châu Âu là không thể phủ nhận. Trong suốt nhiều thập niên, các chính trị gia Anh nổi tiếng đã thể hiện thái độ khinh thị đối với châu Âu; kết quả là, chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (euroscepticism) ngày càng phát triển tại Anh. Vào ngày 23/6 tới, khi nước này tổ chức trưng cầu dân ý về việc có nên tiếp tục là thành viên EU hay không, nhiều cử tri có thể không muốn bỏ phiếu để ở lại.

Một số yếu tố đã thúc đẩy Brexit (Anh muốn rời EU). Trước tiên là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy. Sau khi Anh phê chuẩn Hiệp ước Maastricht vào năm 1992, chính trị gia người Anh Nigel Farage đã rời Đảng Bảo thủ và lập nên Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UK Independence Party). Continue reading “Đằng sau việc Anh muốn rời EU”

2016: Một năm ‘giông bão’ trên Biển Đông?

scs

Nguồn: Gregory Poling, “A Tumultuous 2016 in the South China Sea“, Cogitasia, 18/02/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Năm 2016 sẽ là một năm căng thẳng gia tăng trong khu vực Biển Đông và là năm thiết lập nền tảng của những chiến dịch đa phương liên tục nhằm ngăn chặn sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc.

Năm 2016 sẽ là một năm nhiều dấu mốc, bước ngoặt đối với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng như các bên có liên quan trong cuộc xung đột ở khu vực này. Các diễn biến đã và đang xảy ra trong vài năm gần đây, đặc biệt là hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc tại Trường Sa và vụ Manila kiện Bắc Kinh, sẽ có kết quả cụ thể. Sự phát triển nhanh chóng của các lực lượng quân sự Trung Quốc trong khu vực sẽ dẫn đến đụng độ thường xuyên hơn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Điều này cùng với những diễn biến khác trong khu vực sẽ thu hút sự chú ý và tham gia nhiều hơn của các quốc gia bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Những nhân tố này sẽ tác động trực tiếp đến diễn biến tình hình Biển Đông trong một số khía cạnh sau: Continue reading “2016: Một năm ‘giông bão’ trên Biển Đông?”

Quan hệ Nga-Trung: Gần gũi nhưng không là đồng minh

DV1444686

Nguồn: Fu Ying, “How China Sees Russia – Beijing and Moskva  Are Close, but Not Allies, Foreign Affairs, 14/12/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng  Trang

Vào thời điểm khi quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ và các nước Tây Âu đang ngày càng lạnh đi, mối quan hệ tương đối ấm áp giữa Trung Quốc và Nga đã và đang thu hút sự chú ý. Các học giả, các nhà báo phương Tây tranh luận về bản chất của quan hệ đối tác Trung – Nga và tự hỏi liệu nó có phát triển thành một liên minh hay không.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hai quan điểm chính có xu hướng định hình đánh giá của phương Tây về mối quan hệ Trung – Nga và những dự đoán về tương lai của mối quan hệ này. Quan điểm thứ nhất cho rằng mối liên hệ giữa Bắc Kinh và Moskva dễ bị tổn thương, mang tính thời cơ và được đặc trưng bởi những bất ổn – một kiểu “hôn nhân vụ lợi”, cụm từ được nhiều người ủng hộ lập luận này ưa chuộng, những người không cho rằng hai nước sẽ trở nên quá gần gũi và rất có thể sẽ bắt đầu xa cách. Continue reading “Quan hệ Nga-Trung: Gần gũi nhưng không là đồng minh”

Chiến tranh Syria: Lịch sử và giải pháp

sr

Nguồn: Jeffrey Sachs, “Ending Syrian War”, Project Syndicate, 29/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, Syria là một thảm họa nhân đạo lớn nhất và cũng là điểm nóng địa chính trị nguy hiểm nhất trên thế giới. Người dân Syria bị tàn sát đẫm máu, với hơn 400.000 người chết và mười triệu người bị mất nhà cửa.

Những nhóm thánh chiến Hồi giáo hung bạo được những thế lực bảo trợ bên ngoài hậu thuẫn đang phá hoại đất nước một cách tàn nhẫn, tấn công và cướp bóc người dân. Tất cả các bên của cuộc xung đột – chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, các lực lượng chống đối Assad do Mỹ và đồng minh hỗ trợ, cùng Nhà nước Hồi giáo – đã và tiếp tục phạm phải những tội ác chiến tranh nghiêm trọng.

Đã đến lúc cần tìm ra một giải pháp. Nhưng một giải pháp như vậy cần phải dựa trên một cách đánh giá minh bạch, thực tế về những nguyên nhân gốc rễ đã gây ra cuộc chiến ngay từ đầu. Continue reading “Chiến tranh Syria: Lịch sử và giải pháp”

Đã đến lúc từ bỏ việc tìm kiếm các nhà lãnh đạo vĩ đại

gettyimages-166657345

Nguồn: Stephen M. Walt, “It’s Time to Abandon the Pursuit for Great Leaders,” Foreign Policy, 03/03/2016.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Từ Napoleon đến Donald Trump, việc trao quyền cho những cá nhân có vẻ phi thường luôn có sức hấp dẫn. Và nó cũng luôn là một sai lầm.

Mọi người còn nhớ thời kỳ hồ hởi ngay sau Chiến tranh Lạnh, khi toàn cầu hóa trở thành một cụm từ thời thượng, dân chủ lan nhanh như cháy rừng, còn hệ thống chính trị và kinh tế của nước Mỹ trông có vẻ như một mô hình hấp dẫn không? Các học giả đáng lẽ ra nên hiểu rõ hơn thì lại tin rằng chủ nghĩa hiện thực sẽ bị ném vào thùng rác của lịch sử, và nhiều người học cao hiểu rộng cho rằng các bạo chúa, độc tài, chuyên quyền và những kẻ chuyên chế khác sẽ không còn tồn tại được bao lâu nữa. Họ tin rằng tiếng nói của công chúng (vox populi) sẽ trở nên ngày càng lớn, ngày càng nhiều quốc gia sẽ áp dụng các chính thể đại diện, chấp nhận nền kinh tế thị trường, và bảo vệ các quyền con người, rồi rất nhanh chúng ta sẽ được sống hạnh phúc mãi mãi ở vườn địa đàng như mong ước của Immanuel Kant. Continue reading “Đã đến lúc từ bỏ việc tìm kiếm các nhà lãnh đạo vĩ đại”

Hậu Obama: Liệu Mỹ có bỏ cấm vận đối với Cuba?

AppleMark

Nguồn: Matthew Barbari, “The Cuban Embargo after Obama: The Presidential Candidates’ Platforms”, Foreign Policy Analysis¸12/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp liên bang cuối cùng của mình, Tổng thống Obama đã nhắc đến mong muốn của ông về việc lệnh cấm vận thương mại lâu đời của Mỹ đối với Cuba sẽ được chấm dứt trong nhiệm kỳ cuối cùng của ông ở Nhà Trắng. “50 năm cô lập Cuba đã thất bại trong việc thúc đẩy dân chủ, cản trơ lợi ích của chúng ta tại khu vực Mỹ Latinh,” vị tổng thống nói, đồng thời thêm rằng “Cần thừa nhận Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt. Hãy dỡ bỏ lệnh cấm vận.”

Obama trước đó đã khởi động tiến trình bình thường hóa quan hệ với chính quyền Raul Castro. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2015, quan hệ ngoại giao đã được khôi phục và Đại sứ quán Cuba ở Washington cùng với Đại sứ quán Mỹ ở Havana được thông báo sẽ mở cửa trở lại. Tuy nhiên, do lệnh cấm vận vẫn bị duy trì, trách nhiệm dường như sẽ được chuyển sang cho vị tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy di sản của Obama và chấm dứt sự cô lập kinh tế của đảo quốc này. Continue reading “Hậu Obama: Liệu Mỹ có bỏ cấm vận đối với Cuba?”

Lào: Thay đổi lãnh đạo và tương lai quan hệ với Mỹ

24596021805_bf91682203_c

Nguồn: Murray Hiebert, “Leadership Changes & Upcoming Obama Visit Give U.S. New Opportunities in Laos“, Cogitasia, 05/02/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Những thay đổi trong ban lãnh đạo đã được công bố tại một đại hội mới kết thúc của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền và chuyến thăm đã được lên kế hoạch của Tổng thống Barack Obama đến Viêng Chăn vào tháng 9, chuyến thăm Lào đầu tiên của một vị tổng thống Mỹ đương nhiệm mang lại cho Washington một cơ hội quan trọng để thúc đẩy các mối quan hệ với quốc gia nằm sâu trong đất liền chưa đến 7 triệu dân bên sườn phía Nam Trung Quốc này.

Sự can dự cấp cao đầu tiên của Mỹ với Lào trong năm 2016 đã diễn ra ở Rancho Mirage, California vào ngày 15-16/2, khi ông Obama và Thủ tướng Thongsing Thammavong đồng chủ trì một hội nghị cấp cao đặc biệt giữa những người đứng đầu nhà nước ở khu vực Đông Nam Á và Mỹ. Lào là chủ tịch ASEAN trong năm 2016. Continue reading “Lào: Thay đổi lãnh đạo và tương lai quan hệ với Mỹ”

Hệ lụy kinh tế – xã hội của giá dầu giảm

falling-oil-prices

Nguồn: Michael Meyer, “The Coming Wave of Oil Refugee”, Project Syndicate, 29/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng cho rằng sự giàu có nhờ vào dầu là một điều đáng nguyền rủa đã tồn tại từ lâu  – và có lẽ là không cần lời giải thích. Cứ vài thập niên, giá năng lượng tăng cao chót vót, khởi động cho một cuộc chiến tranh giành các nguồn dầu mới. Sau đó cung dần vượt cầu, và giá cả đột nhiên tụt dốc. Giá giảm càng nhiều và mạnh bao nhiêu, ảnh hưởng về mặt xã hội và địa chính trị càng lớn bấy nhiêu.

Lần giá dầu sụp đổ gần nhất diễn ra vào những năm 1980 – và điều này làm thay đổi thế giới. Là một thanh niên làm việc ở một khu vực khai thác dầu ở Texas vào mùa xuân năm 1980, tôi đã chứng kiến giá dầu thô chuẩn của Mĩ tăng cao đến mức 45 đô la một thùng, tương đương với 138 đô la ngày nay. Vào năm 1988, dầu được bán ở giá thấp hơn 9 đô la một thùng, và mất hơn một nửa giá chỉ trong năm 1986. Continue reading “Hệ lụy kinh tế – xã hội của giá dầu giảm”

Tác động của bầu cử Mỹ tới kinh tế toàn cầu

00069ab9-642

Nguồn: Michael J. Boskin, “The US Election and the Global Economy”, Project Syndicate, 25/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những thay đổi lớn đang diễn ra tại Hoa Kỳ khi quốc gia này hướng tới việc bầu ra một vị tổng thống mới, một phần ba Thượng viện, và toàn bộ Hạ viện vào tháng 11 này. Kết quả của cuộc bầu cử sẽ mang lại những hệ quả toàn diện đối với chính sách kinh tế của Hoa Kỳ, và do đó đối với nền kinh tế toàn cầu.

Vào thời điểm hiện tại, Hillary Clinton vẫn đang là người dẫn đầu đề cử của đảng Dân chủ, mặc dù bà vẫn chưa vượt xa khỏi đối thủ mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ngài tỷ phú khoa trương Donald Trump đang dẫn đầu tại đảng Cộng hòa, tiếp theo đó là Thượng nghị sĩ Ted Cruz của bang Texas, Thượng nghị sĩ Marco Rubio – một người bảo thủ dòng chính tài năng đến từ Florida, và sau nữa là vị Thống đốc được yêu mến của Ohio John Kasich và nhà giải phẫu thần kinh Ben Carson. Continue reading “Tác động của bầu cử Mỹ tới kinh tế toàn cầu”