Trút gánh nặng khỏi Thế Hệ Facebook

facebgen

Nguồn: Mohamed A. El-Arian, “Unburdening the Facebook Generation”, Project Syndicate, 18/07/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một lần nữa, những người trẻ tuổi lại phải chịu thiệt thòi về chính trị. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit của nước Anh một lần nữa nhắc nhở chúng ta về sự chia rẽ ngày càng lớn giữa các thế hệ, xuất hiện từ quan điểm chính trị, cho tới mức thu nhập, và chủng tộc.

Gần 75% cử tri Anh tuổi từ 18-24 đã bầu “Ở lại” Liên minh châu Âu, để rồi bị áp đặt lựa chọn “Rời bỏ” bởi những cử tri già hơn. Và đây chỉ là một trong nhiều cách mà tương lai kinh tế của thế hệ mới và con cái của họ bị định đoạt bởi những người khác.

Tôi đã gần 60 tuổi, và tôi lo rằng thế hệ của chúng ta sẽ được ghi nhớ trong thế giới hiện đại – một cách thật  xấu hổ và đáng buồn – là thế hệ đã không hiểu về kinh tế. Continue reading “Trút gánh nặng khỏi Thế Hệ Facebook”

Tập Cận Bình không phải là Mao Trạch Đông

ximao

Nguồn: Keyu Jin, “Xi Jinping is No Mao Zedong”, Project Syndicate, 04/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gần như cả thế giới đều đang quan sát Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với nhiều quan ngại. Ông Tập không chỉ tái tập trung quyền lực vào tay của chính quyền trung ương; mà nhiều người còn tin rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông thực chất chính là một cuộc thanh trừng chính trị. Họ lo rằng Tập đang xây dựng một sự “súng bái cá nhân”, giống như những gì Mao Trạch Đông đã tạo nên, và cũng là điều thúc đẩy sự bùng nổ Cách mạng Văn hóa.

Tuy nhiên, sự thật lại khác xa điều chúng ta nghĩ. Dù đúng là ở một mức độ nào đó, Tập đang tập trung quyền lực, nhưng động cơ của ông là mong muốn giúp Trung Quốc mạnh lên – cả về chính phủ lẫn kinh tế. Để thành công, ông sẽ phải đưa một bộ máy quan liêu – vốn đã phần nào vượt khỏi tầm kiểm soát – trở lại trật tự. Continue reading “Tập Cận Bình không phải là Mao Trạch Đông”

Cái chết kỳ lạ của chủ nghĩa thế tục Thổ Nhĩ Kỳ

erdogan11

Nguồn: Shlomo Avineri, “The Strange Death of Turkish Secularism”, Project Syndicate, 22/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hậu quả của cuộc đảo chính quân sự thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ đã làm dấy lên một câu hỏi căn bản: liệu Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ tiếp tục theo đuổi con đường chuyên chế của mình, có lẽ là kèm với một sự báo thù, hay ông sẽ giang tay ra với các đối thủ và nỗ lực hàn gắn rạn nứt sâu sắc trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ?

Vẫn chưa thể kết luận được điều gì, nhưng nếu đánh giá từ các ví dụ lịch sử trước đây, thì những thử thách khắc nghiệt đối với các nhà lãnh đạo chuyên chế hay bán chuyên chế lại thường dẫn đến việc củng cố chế độ, chứ không phải là một sự ôn hòa lớn hơn. Và những động thái của Erdogan kể từ khi cuộc đảo chính thất bại – các quyết định bắt giữ hàng loạt và thanh trừng hàng ngàn binh sĩ, thẩm phán, cảnh sát và giáo viên được ban bố gần như ngay lập tức – dường như đã xác nhận kịch bản bi quan hơn trong hai kịch bản nói trên. Continue reading “Cái chết kỳ lạ của chủ nghĩa thế tục Thổ Nhĩ Kỳ”

Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa?

tsa

Nguồn: Le Hong Hiep, “Understanding Vietnam’s rocket launcher deployment in the Spratlys”, The Straits Times, 17/08/2016.

Tuần trước, truyền thông quốc tế đưa tin rộng rãi rằng Việt Nam đã âm thầm triển khai một số lượng không rõ các bệ phóng rocket EXTRA trên năm thực thể thuộc quần đảo Trường Sa. Các hệ thống rocket di động tối tân này được cho là có khả năng bắn tới các đường băng và cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo lân cận được Trung Quốc xây dựng gần đây.

Mặc dù Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ những thông tin trên là “không chính xác”, nhưng Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố vào tháng Sáu năm nay rằng Hà Nội có quyền triển khai các vũ khí như vậy nhằm mục đích tự vệ. Continue reading “Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa?”

Những vị khách Trung Quốc thô lỗ của Nữ hoàng Anh

ROYAL China 122252

Nguồn: Nina Khrusheva, “The Queen’s Chinese Guests from Hell”, Project Syndicate, 17/05/2016

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Paul McCartney đã hát vào gần nửa thế kỷ trước rằng: “Nữ hoàng là một quý bà xinh đẹp, nhưng cô ấy không có nhiều điều để nói”. Giờ đây, ở tuổi 90, Nữ hoàng Elizabeth II bỗng nhiên dường như quyết tâm chứng minh lời hát trên là không đúng.

Tại một bữa tiệc vườn mùa xuân ở sân Cung điện Buckingham – với sự sắp đặt cầu kỳ nhất có thể có – Nữ hoàng Anh gần đây đã không hài lòng với phái đoàn tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến London trong chuyến thăm nhà nước năm 2015 của ông. Trong một cuộc đối thoại được ghi âm với chỉ huy Sở cảnh sát thủ đô, Lucy D’Orsi, Nữ hoàng đã gọi các quan chức Trung Quốc là “rất thô lỗ,” và bày tỏ sự cảm thông với “sự xui xẻo” của D’Orsi khi phải làm việc với họ. Continue reading “Những vị khách Trung Quốc thô lỗ của Nữ hoàng Anh”

Sự thất bại của di cư tự do

_87561217_migration1920

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Failure of Free Migration”, Project Syndicate, 18/07/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Cuộc tấn công khủng khiếp do một gã đàn ông Pháp gốc Tunisia tiến hành nhằm vào một đám đông ở Nice đang mừng Quốc khánh Pháp làm 84 người chết và hàng trăm người khác bị thương sẽ mang lại cho Marine Le Pen, nhà lãnh đạo của Mặt trận Quốc gia, sự gia tăng lợi thế lớn trong cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân năm tới. Việc kẻ giết người, Mohamed Lahouaiej Bouhlel, có liên quan tới chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan hay không cũng không quan trọng. Trên khắp thế giới phương Tây, một sự kết hợp tai hại của sự mất an ninh tính mạng, kinh tế và văn hóa đã thúc đẩy cảm xúc và quan điểm chống nhập cư đúng vào thời điểm khi sự tan rã của các quốc gia hậu thuộc địa trên khắp thế giới Hồi giáo đang gây ra vấn đề người tị nạn trên một quy mô chưa từng thấy kể từ Thế chiến II. Continue reading “Sự thất bại của di cư tự do”

Đằng sau việc tạp chí nổi tiếng TQ bị ép đình bản

Yanhuang

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17/7/2016, tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu ở Trung Quốc (TQ) bất ngờ tự tuyên bố đình bản. Tin này đang làm dư luận TQ và quốc tế xôn xao bàn tán.

Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu, báo in và báo điện tử, sau đây viết tắt VHXT) là một tạp chí rất nổi tiếng ở TQ, chủ yếu vì từ ngày ra đời (1991) tới nay luôn luôn đăng những bài nhằm thức tỉnh người TQ suy nghĩ về các sai lầm trong quá khứ của Đảng Cộng sản TQ, chủ yếu dưới hình thức hồi ký, ghi chép, bình luận các vấn đề lịch sử “nhạy cảm” từng bị quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước TQ đánh giá sai lầm, lâu nay dư luận phổ biến nghi ngờ quan điểm đó nhưng rất ít người dám nói ra sự thật và phê phán một cách có lý trí. Continue reading “Đằng sau việc tạp chí nổi tiếng TQ bị ép đình bản”

Con người hay thể chế: Đi tìm sự thật trong chính trị Trung Quốc

china_2394768b

Nguồn: Peter Mattis, “Man or machine: Seeking truth in Chinese politics“, War on the Rock, 07/07/2016

Biên dịch: Văn Cường

Không thể hiểu hoàn toàn chính sách của Trung Quốc khi không nhắc đến con người và quá trình qua đó nó được tạo ra. Nếu Washington có ý muốn định hình sự trỗi dậy của Trung Quốc, khi đó các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cần phải hiểu được hệ thống đó hoạt động ra sao.

Việc theo dõi Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố quyền lực kể từ khi ông trở thành Chủ tịch vào năm 2012 đã thúc đẩy nhiều nhà quan sát về Trung Quốc đi đến những quan điểm quá khích về các hoạt động chính trị và công tác hoạch định chính sách của Trung Quốc. Một mặt, một số nhà phân tích lập luận Tập Cận Bình đã sử dụng các sách lược theo chủ nghĩa Mao để tạo dựng một sự sùng bái cá nhân và quay trở lại chế độ cai trị độc đoán. Mặt khác, một số nhà phân tích đưa ra lý lẽ rằng Tập Cận Bình phần lớn không thích hợp ngoài việc ông được ủy nhiệm để hoàn thành những tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Continue reading “Con người hay thể chế: Đi tìm sự thật trong chính trị Trung Quốc”

Đằng sau viện trợ nước ngoài của Nhật Bản

japanaid

Nguồn: Purnendra Jain, “Japanese foreign aid: what’s in it for Japan?“, East Asia Forum, 21/07/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Viện trợ nước ngoài là một công cụ can dự quốc tế quan trọng trong bộ công cụ chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Mặc dù Tokyo không còn là nhà tài trợ hàng đầu thế giới như những năm 1990, nhưng nước này vẫn đứng thứ tư thế giới vào năm 2015 với ngân sách viện trợ hàng năm gần 10 tỷ USD.

Không chỉ quy mô ngân sách viện trợ thay đổi mà cách suy nghĩ của Tokyo sau viện trợ nước ngoài cũng đã thay đổi. Trong những năm 1980, khi đó Nhật Bản trở thành một siêu cường về viện trợ, thì cũng là lúc những lời phê bình xuất hiện ở cả trong và ngoài nước về bản chất viện trợ “kiểu con buôn” của nước này. Tiền thường chảy vào tài khoản cá nhân của các nhà lãnh đạo chính trị tham nhũng ở châu Á và các dự án gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường. Continue reading “Đằng sau viện trợ nước ngoài của Nhật Bản”

‘Ngoại giao ngân phiếu’ của Đài Loan đã hết thời

taiwandip

Nguồn: James Baron, “Taiwan’s friend-buying days are over”, East Asia Forum, 15/07/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu bà tiếp tục đường lối thân thiện với Trung Quốc của người tiền nhiệm của Quốc Dân Đảng (KMT) Mã Anh Cửu, có thể bà sẽ làm mếch lòng các đảng viên chủ trương độc lập trong Đảng Dân Tiến (DPP) của bà. Phương án thay thế còn đáng lo ngại hơn, đó là việc khiêu khích Trung Quốc sau nhiều năm đi lại thân tình giữa hai bên.

Không đâu tình hình lại bất ổn như trong chính sách đối ngoại, bởi vì nó gắn với mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Bà Thái đang bị hạn chế hành động bởi thành công rõ rệt của ông Mã với Bắc Kinh, một thành công dựa trên việc ‘đình chiến’ ngoại giao. Thỏa thuận không chính thức này đã chấm dứt ‘chính sách ngoại giao đôla’ và chiến dịch lôi kéo đồng minh mang tính trả đũa nhau vốn gây ra điều tiếng cho chính quyền Tổng thống Trần Thủy Biển, người tiền nhiệm của ông Mã. Continue reading “‘Ngoại giao ngân phiếu’ của Đài Loan đã hết thời”

Triển vọng sau khi liên minh Abe chiếm đa số thượng viện

Japan's Prime Minister Shinzo Abe, who is also leader of the ruling Liberal Democratic Party, smiles with party senior members as they put a rosette on the name of a candidate who is expected to win the upper house election in Tokyo, Japan

Nguồn: Purnendra Jain, “What’s next after Abe’s supermajority in the upper house”, East Asia Forum, 12/07/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và đối tác nhỏ hơn trong liên minh cầm quyền, Đảng Komeito, đã giành được 70 trong tổng số 121 ghế được bầu lại 3 năm một lần của thượng viện được tổ chức vào ngày Chủ nhật 10/7. Số ghế giành được ở thượng viện không chỉ nhiều hơn so với mục tiêu liên minh cầm quyền đã đề ra là 61 ghế, mà còn đem lại đa số hai phần ba tại thượng viện để có thể tiến hành sửa đổi hiến pháp nếu tính tới cả số ghế của các đảng ủng hộ sửa đổi khác.

Liên minh cầm quyền và các đối tác chính trị của họ cần 78 ghế để đạt đa số hai phần ba. Mặc dù họ chưa giành đủ con số 78, nhưng theo tính toán lại của tờ Yomiuri Shimbun, liên minh thực ra chỉ cần 75 ghế vì đã có 3 nghị sĩ độc lập có quan điểm ủng hộ sửa đổi hiến pháp không thuộc diện bầu lại lần này. Continue reading “Triển vọng sau khi liên minh Abe chiếm đa số thượng viện”

Tương lai NATO hậu Brexit

nato2016

Nguồn: Bogdan Klich, “NATO after Brexit”, Project Syndicate, 28/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị Thượng đỉnh NATO vào tháng 7/2016 tại Warsaw diễn ra vào thời điểm sau khi Anh bỏ phiếu chọn rời Liên minh châu Âu (EU), và phương Tây đang đối mặt với mối đe dọa chưa từng có đối với khối liên minh này trong vòng 7 thập niên qua. Lịch sử đã chứng minh, cách đối phó tốt nhất với mối đe dọa này là tăng cường sự thống nhất. Và điều đó đồng nghĩa với việc cần nhiều chất NATO hơn nữa.

Trong cuộc họp tại London năm 2008, các bộ trưởng quốc phòng của các thành viên NATO đã đồng ý bắt đầu cuộc tranh luận về việc tăng cường năng lực phòng thủ và răn đe chung của khối Liên minh. Hai năm sau tại Lisbon, NATO đã thông qua Khái niệm Chiến lược mới, theo đó nhiệm vụ cốt lõi hàng đầu của Liên minh là các thành viên có nghĩa vụ tăng cường và củng cố khả năng phòng thủ tập thể. Continue reading “Tương lai NATO hậu Brexit”

Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin

ukrainefam

Nguồn: Timothy Snyder, “Stalin, our contemporary”, Project Syndicate, 16/11/2010

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tám mươi năm trước, vào mùa thu năm 1930, Joseph Stalin đã áp đặt một chính sách làm chuyển dòng chảy lịch sử và đã gây nên cái chết của hàng chục triệu người trong nhiều thập niên và ở khắp thế giới. Trong một chiến dịch “Hợp tác hóa” quy mô lớn và đầy bạo lực, ông đã đặt quyền kiểm soát nền nông nghiệp Liên Xô vào tay nhà nước.

Stalin theo đuổi chính sách hợp tác hóa mặc cho những đợt chống đối quy mô lớn sau nỗ lực áp dụng chính sách lần đầu tiên của nhà chức trách Liên Xô vào mùa xuân trước đó. Giới lãnh đạo Liên Xô đã phụ thuộc vào những đợt bắn giết và trục xuất tới các trại gulag (lao động khổ sai) nhằm chặn trước những sự chống đối. Nhưng người dân Liên Xô vẫn chống cự với số lượng lớn; những người du mục Kazakh trốn qua Trung Quốc, còn những người nông dân Ukraine thì trốn qua Ba Lan. Continue reading “Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin”

Lãnh đạo yếu kém và làn sóng chống toàn cầu hóa

antigl

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “Poor Leadership Makes Bad Globalization”, Project Syndicate, 20/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngay từ những năm 1950, các quốc gia châu Âu đã tranh luận về những chi phí và lợi ích của hội nhập khu vực. Nhưng phải đến khi diễn ra trưng cầu dân ý “Brexit” của Vương quốc Anh thì cuộc tranh luận mới bắt đầu xoay quanh các vấn đề trọng tâm như toàn cầu hóa, tự do thương mại, di cư, và tác động kinh tế của chúng.

Cử tri Anh đã sai lầm khi quyết định rời khỏi EU; họ đã bị lừa phỉnh, mà chủ yếu là bởi Ngoại trưởng mới của nước Anh, Boris Johnson. Nhưng cả những quan chức trong EU (Eurocrats) và những người ủng hộ việc ở lại liên minh này (Europhiles) cũng sẽ sai lầm nếu họ bỏ qua những lời dối trá vốn mang lại sức sống cho chiến dịch “Rời đi”. Những lời nói dối đó đã hiệu quả tại Anh, và chúng cũng có thể hiệu quả tại các nước thành viên EU khác, cũng như tại các nền dân chủ khác trên toàn thế giới. Continue reading “Lãnh đạo yếu kém và làn sóng chống toàn cầu hóa”

Nước Nga ‘tiền phát-xít’ của Putin

russian_fascism

Nguồn: Vladislav Inozemtsev, “Russia’s Flirtation with Fascism”, Project Syndicate, 29/07/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những năm gần đây, các nhà làm chính sách phương Tây đã gặp nhiều khó khăn trong việc xếp loại hệ thống chính trị của Nga, đa phần họ dùng đến những thuật ngữ như “dân chủ phi tự do” hay “chủ nghĩa chuyên chế.”

Tuy nhiên, hệ thống của Nga nên được xếp vào dạng chế độ “tiền phát xít” (proto-fascist) – nhẹ nhàng hơn chế độ phát xít của các quốc gia châu Âu giai đoạn 1920 – 1930, nhưng vẫn sở hữu những yếu tố cốt lõi của những chế độ ấy. Những yếu tố này bao gồm cấu trúc kinh tế chính trị của Nga; sự lý tưởng hóa nhà nước như một nguồn thẩm quyền đạo đức; và dạng quan hệ quốc tế đặc thù của Nga. Continue reading “Nước Nga ‘tiền phát-xít’ của Putin”