Cờ Đảng theo chân công dân Trung Quốc ra nước ngoài

Nguồn: “As Chinese citizens head overseas, the party does likewise”, The Economist, 23/6/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Khi Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng ra khắp nơi trên thế giới thì tại những nơi nó đi qua đều để lại dấu ấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy vậy, điều này không phải lúc nào cũng được thể hiện một cách công khai.

“Sự mở rộng của Đảng là không có biên giới”. Với tuyên bố đó, các công ty Trung Quốc được khuyến khích thành lập chi bộ ở nước ngoài. Một khẩu hiệu khác là “Dự án được triển khai ở quốc gia nào thì nơi đó sẽ có tổ chức của Đảng”. Việc Trung Quốc trỗi dậy đã giúp ảnh hưởng của Đảng Cộng sản vượt ra khỏi biên giới nước này. Khi công dân Trung Quốc đi nước ngoài để học tập và làm việc thì các chi bộ cũng theo đó mà lan rộng. Continue reading “Cờ Đảng theo chân công dân Trung Quốc ra nước ngoài”

Bộ trưởng Austin thăm VN: Xây dựng lòng tin để củng cố quan hệ quốc phòng

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi bình thường hóa vào năm 1995, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam. Kể từ năm 2018, quan hệ kinh tế song phương càng được tăng cường hơn nữa, một phần nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung dẫn đến sự chuyển hướng thương mại và đầu tư từ Trung Quốc sang một số nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Chẳng hạn, trong quý đầu tiên của năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 21,2 tỷ đô la, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư từ các công ty Mỹ như Apple và Intel, cùng với các nhà cung cấp của họ, cũng đóng vai trò then chốt trong nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu và năng lực chế tạo của mình.

Trong khi khía cạnh kinh tế của quan hệ song phương đã phát triển vượt bậc, quan hệ an ninh – quốc phòng vẫn còn khiêm tốn và thiếu thực chất. Continue reading “Bộ trưởng Austin thăm VN: Xây dựng lòng tin để củng cố quan hệ quốc phòng”

Trung Quốc hầu như thất bại trong việc thao túng truyền thông Việt Nam

Tác giả: Trường Sơn

Cùng với sự tăng trưởng về sức mạnh kinh tế và quân sự, ảnh hưởng của Trung Quốc lên phần còn lại của thế giới cũng tăng theo, và nước này đang ngày càng chú trọng đến việc sử dụng truyền thông để gieo rắc, tuyên truyền nhằm củng cố ảnh hưởng cũng như chống lại những gì mà Trung Quốc cho là bất lợi.

Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc và có hệ thống chính trị tương đồng, song song đó có những tranh chấp gay gắt về mặt chủ quyền, và đang kẹt ở giữa cuộc tranh giành ảnh hưởng của các siêu cường. Do đó, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức độc nhất trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, kể cả trong lĩnh vực truyền thông.

Ngày 23 tháng 7, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) có trụ sở ở Singapore tổ chức cuộc hội đàm về nỗ lực của Trung Quốc trong việc tạo ra ảnh hưởng đến lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam. Continue reading “Trung Quốc hầu như thất bại trong việc thao túng truyền thông Việt Nam”

Mỹ nỗ lực tăng cường quan hệ với ASEAN và Việt Nam  

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thời Biden cũng như thời Trump, dựa trên quan hệ với ASEAN và “Bộ Tứ” (Quad) làm nền tảng cho cấu trúc an ninh khu vực để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi Trump coi trọng quan hệ song phương và coi nhẹ đồng minh thì Biden coi trọng quan hệ đa phương với đồng minh. Đó là bối cảnh của chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Singapore, Việt Nam, Philippines vào cuối tháng này.

Bối cảnh

Theo một khảo sát gần đây của viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute tại Singapore), 61,5% những người được hỏi ở khu vực đã ủng hộ liên kết với Mỹ, chứ không phải Trung Quốc. Sự trở lại của các quan chức ngoại giao kỳ cựu dưới thời Obama đã làm nhiều nước ASEAN kỳ vọng vào một “thời kỳ vàng son” trong quan hệ Mỹ-ASEAN. Continue reading “Mỹ nỗ lực tăng cường quan hệ với ASEAN và Việt Nam  “

Chỉ số Big Mac: Tiền đồng được định giá thấp hơn 47% so với đô la Mỹ?

Nguồn: What the Big Mac index says about the dollar and the dong”, The Economist, 24/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi tạp chí The Economist giới thiệu chỉ số Big Mac của mình cách đây 35 năm, một chiếc bánh hamburger nổi tiếng của McDonald’s có giá chỉ 1,60 đô la ở Mỹ. Bây giờ nó có giá 5,65 đô la, theo giá trung bình ở bốn thành phố. Mức tăng giá này vượt xa so với lạm phát cùng kỳ.

Thật vậy, Mỹ, nơi khai sinh của Big Mac, là một trong những nơi đắt nhất để mua loại bánh này, theo so sánh của chúng tôi với hơn 70 quốc gia trên thế giới (xem biểu đồ). Ví dụ ở Việt Nam, chiếc bánh mì kẹp thịt này có giá 69.000 đồng. Mặc dù số tiền đó nghe có vẻ rất khủng khiếp, nhưng bạn có thể mua được rất nhiều tiền đồng bằng một đô la, và do đó, đồng đô la rất có giá trị ở Việt Nam. Bạn có thể mua 69.000 đồng chỉ với 3 đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối. Và vì vậy, một chiếc Big Mac ở Việt Nam rẻ hơn 47% so với ở Mỹ. Continue reading “Chỉ số Big Mac: Tiền đồng được định giá thấp hơn 47% so với đô la Mỹ?”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 5)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành.

Bất ngờ gặp lại bạn chiến đấu cũ Hồng Thủy

Khi biết tin Hồ Chí Minh đã đến đất Trung Quốc, ngày 27/1/1950 Lưu Thiếu Kỳ điện cho Lâm Bưu và Đặng Tử Khôi ở Cục Trung Nam, nói họ báo cho La Quý Ba quay trở về Bắc Kinh để gặp Hồ Chí Minh. Nhưng lúc đó La Quý Ba đang ở trên đoàn tàu rời Vũ Hán đi Quảng Châu. Ngày 5/2, La Quý Ba đến Quảng Châu mới thấy bức điện nói trên của Lưu Thiếu Kỳ. Nhưng từ hôm 3/2, Hồ Chí Minh đã lên đường đi Liên Xô rồi, La Quý Ba có về Bắc Kinh cũng không thể gặp Hồ Chí Minh. Nhận được báo cáo của La Quý Ba, Lưu Thiếu Kỳ đành ra lệnh cho La Quý Ba tiếp tục đi Việt Nam, không cần trở lại Bắc Kinh nữa. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 5)”

Tại sao Tập Cận Bình âm thầm thăm Tây Tạng?

Nguồn: Why has China’s president, Xi Jinping, visited Tibet?”, The Economist, 23/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Lời giải thích rõ ràng nhất cho việc tại sao Tập Cận Bình trong tuần này lại chọn thăm Tây Tạng lần đầu tiên trên tư cách là chủ tịch Trung Quốc cũng có thể áp dụng cho chuyến thăm Tây Tạng 10 năm trước của ông, khi còn là phó chủ tịch nước. Cả hai chuyến thăm đều đánh dấu những lần kỷ niệm chẵn sự kiện mà Trung Quốc gọi là “giải phóng hòa bình Tây Tạng” vào năm 1951. Đó là năm ký kết “thỏa thuận 17 điểm”. Theo thỏa thuận này, một vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi — lúc đó là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của Tây Tạng — đã nhượng chủ quyền đối với Tây Tạng cho Trung Quốc, đổi lấy lời hứa về quyền tự trị. Nhưng thỏa thuận này, vốn chưa bao giờ được Trung Quốc tôn trọng, và được đàm phán với vị Đạt Lai Lạt Ma, người mà Trung Quốc thường xuyên phỉ báng, không được đề cập tới trong hầu hết các bản tin chính thức của Trung Quốc về chuyến thăm Tây Tạng của ông Tập. Trung Quốc cũng không đề cập đến một hiệp ước tương tự, một tuyên bố chung về tương lai của Hồng Kông, mà họ đã ký với Anh vào năm 1984. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình âm thầm thăm Tây Tạng?”

Nhìn lại quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ 1994 đến nay

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Hoạch định và thực thi chính sách biển quốc gia

Ngày 16.11.1994 là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của luật pháp quốc tế khi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bắt đầu có hiệu lực, trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, học giả về luật pháp xem UNCLOS là hiến pháp của đại dương. Quả thực UNCLOS đã được vận dụng hiệu quả để giải quyết nhiều tranh chấp, bất đồng trên biển, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các quốc gia trong giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, phân định biển, hợp tác quốc tế v.v… Continue reading “Nhìn lại quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ 1994 đến nay”

Tại sao Biden đến giờ là một nỗi thất vọng đối với Đông Nam Á?

Nguồn: Richard Heydarian, “Why Biden has been a disappointment to Southeast Asia so far, South China Morning Post, 08/07/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

“Họ đã chẳng học được gì và cũng chẳng quên gì”, nhà ngoại giao Pháp Charles Maurice de Talleyrand-Périgord từng than thở như vậy trước việc Nhà Bourbon không có khả năng rút ra các bài học từ lịch sử. Chẳng bao lâu sau, nước Pháp đã bị cuốn vào một cuộc cách mạng khác, do cháu trai của Napoléon Bonaparte lãnh đạo, cuộc cách mạng này đã quét sạch hoàn toàn nền tảng chế độ cũ.

Hai thế kỷ sau, siêu cường số một thế giới đã thể hiện sự bất lực tương tự trong việc rút ra bài học, thậm chí từ những gì họ ghi nhớ một cách hoàn hảo. Và chính Đông Nam Á là nơi mà tình trạng hờ hững và quên lãng này được phô bày trọn vẹn. Continue reading “Tại sao Biden đến giờ là một nỗi thất vọng đối với Đông Nam Á?”

Cuộc khủng hoảng kế nhiệm sắp tới của Trung Quốc

Nguồn: Jude Blanchette & Richard McGregor, “China’s Looming Succession Crisis”, Foreign Affairs, 20/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau gần chín năm cầm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thống trị hệ thống chính trị của đất nước mình. Ông kiểm soát quá trình hoạch định chính sách trong nước, quân đội và chính sách đối ngoại. Quyền lực vô song của ông trong Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến ông Tập trở thành một người không thể chạm tới, như Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông sau những cuộc thanh trừng tàn bạo từng được thực hiện trong thời kỳ Đại Khủng bố hay Cách mạng Văn hóa. Khi không có những đối thủ chính trị đáng kể, bất kỳ quyết định nghỉ hưu nào đều sẽ do ông Tập tự quyết định và theo lịch trình mà ông chọn. Continue reading “Cuộc khủng hoảng kế nhiệm sắp tới của Trung Quốc”

Nhật ký Bắc Kinh (12/02/21): Ẩn ý từ cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tập và Biden

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba tuần sau khi lên kế nhiệm Donald Trump, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào sáng thứ Năm (11/02/2021) theo giờ Bắc Kinh.

Cuộc gọi trùng ngay Tết Nguyên đán, dịp lễ quan trọng nhất để dành thời gian cho gia đình ở Trung Quốc. Ngoài ra thứ Năm cũng là ngày đầu tiên trong chuỗi ngày lễ năm mới kéo dài một tuần.

Bên nào đã mời trước? Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/02/21): Ẩn ý từ cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tập và Biden”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô thỏa thuận về vấn đề viện trợ Việt Nam

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mở tiệc chiêu đãi Hồ Chí Minh ngay tối hôm ông đến Moskva, chỉ có điều là Stalin không đến dự bữa tiệc ấy. Sau này Stalin nói với Mao Trạch Đông: “Hồ Chí Minh yêu cầu Liên Xô trực tiếp viện trợ Việt Nam, giúp họ đánh người Pháp. Nhưng chúng tôi có những suy nghĩ khác về vấn đề đó.”

Ý tưởng nói trên của Stalin nhất trí với quan điểm ông từng nói với Lưu Thiếu Kỳ trước đấy hơn nửa năm, tức việc viện trợ Việt Nam có thể sẽ do Trung Quốc chịu trách nhiệm. Đồng thời Stalin còn có băn khoăn, lo ngại Hồ Chí Minh là “người theo chủ nghĩa dân tộc”, sẽ đi cùng Josip Broz Tito của Nam Tư. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)”

Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông

Nguồn: VOA Chinese| Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng tăng cường đàn áp nội bộ và những hành động gây thù chuốc oán với bên ngoài của họ thường khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Một mặt, họ cho rằng việc ĐCSTQ tăng cường đàn áp là biểu hiện của sự bất an. Mặt khác, việc thực hiện ngoại giao chiến lang để gây thù chuốc oán với mọi phía dường như cũng cho thấy Bắc Kinh có đủ tự tin vào sức mạnh của mình, điều đó khiến nước này không thể không thực hiện một bước nhảy vọt để thách thức trật tự quốc tế hiện thời. Tuy nhiên, ông Michael Beckley, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Tufts – Mỹ, sau nhiều năm nghiên cứu về sức mạnh quốc gia và quân sự của nước này đã đưa ra kết luận rằng, sự kiểm soát, đàn áp bên trong và các hành động khiêu khích bên ngoài của ĐCSTQ đều là sự phản ánh một cảm giác bất an về một tương lai không còn dài của chính họ. Continue reading “Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông”

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021: Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng & Phan Văn Tìm

Khu vực xung quanh eo biển Đài Loan đang là điểm nóng an ninh tại châu Á do cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gay gắt và Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự. Trong bài phát biểu đánh dấu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/7/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh thống nhất Đài Loan là sứ mệnh lịch sử và Trung Quốc sẽ hành động kiên quyết để đánh bại bất kỳ nỗ lực nào nhằm khiến Đài Loan trở nên độc lập.

Nhân tố Đài Loan

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2021 (sau đây gọi là Sách trắng) phát hành vào ngày 13/7 đã thể hiện lập trường của quốc gia này về an ninh khu vực. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong lịch sử công bố sách trắng quốc phòng, Nhật Bản công khai đề cập về tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan. Continue reading “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021: Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài”

Hồ Quý Ly thoát mưu sát, tiếm ngôi nhà Trần

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 3 năm Quang Thái thứ 11 [19/3-16/4/1398] (Minh Hồng Vũ thứ 31),Vua Trần Thuận Tông truyền ngôi cho Thái tử An, tức Trần Thiếu Đế. Thái tử lên ngôi, đổi niên hiệu là Kiến Tân năm thứ nhất; tôn Khâm thánh hoàng hậu làm Hoàng thái hậu. Lê Quý Ly tự xưng là Đại vương, thay vua giữ chính quyền trong nước:

Quý Ly có chí cướp ngôi vua đã lâu, nhưng trót thề với Nghệ Tông [sự việc xảy ra vào năm 1394], nay trái lời thề cũng có ý ngại, bèn ngầm sai đạo sĩ Nguyễn Khánh ra vào trong cung, khuyên nhà vua rằng:

Cảnh tiên thanh thú, khác hẳn trần gian, các thánh đế triều ta chỉ ham chuộng về Phật giáo, chưa có vị nào giao du với người tiên đắc đạo. Nay bệ hạ ở nơi cửu ngũ [chỉ ngôi Vua][1] tôn nghiêm, nhọc lòng với muôn việc, chi bằng truyền ngôi cho Đông cung theo tiên tu đạo để cho cái đức khiêm cung thuần hoà ngày thêm sáng sủa.Continue reading “Hồ Quý Ly thoát mưu sát, tiếm ngôi nhà Trần”

Nhật ký Bắc Kinh (06/02/21): 9 năm sau sự kiện thanh trừng Bạc Hy Lai

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đã chín năm kể từ khi một tấn kịch chính trị khai màn ở Trung Quốc và làm rung chuyển Đảng Cộng sản.

Ngày 6 tháng 2 năm 2012, Vương Lập Quân, khi đó là phó thị trưởng Trùng Khánh, đã chạy vào Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô. Vương là phụ tá thân cận của Bạc Hy Lai, quan chức cấp cao nhất của đảng ở Trùng Khánh, và câu chuyện này đã mở màn cho sự xuống dốc không phanh của Bạc.

Ông Vương, người kiêm chức giám đốc công an Trùng Khánh, đã nói với các quan chức Mỹ rằng vợ của ông Bạc đứng sau vụ sát hại một doanh nhân người Anh. Khi xin tị nạn, Vương được cho là đã chuyển một loạt thông tin mật quan trọng về Bạc cho người Mỹ. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (06/02/21): 9 năm sau sự kiện thanh trừng Bạc Hy Lai”

Bàn thêm về thực trạng giảm sinh của Trung Quốc

Nguồn: Zhongwei Zhao và Guangyu Zhang, “The reality of China’s fertility decline”, East Asia Forum, 08/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc nới lỏng chính sách một con vào năm 2013 và chấm dứt hoàn toàn chính sách này vào năm 2015 chỉ tạo ra một mức tăng nhỏ và tạm thời trong mức sinh của Trung Quốc. Tổng tỷ lệ sinh của Trung Quốc tiếp tục giảm từ 1,6 ca sinh sống trên một phụ nữ vào năm 2017 xuống còn 1,3 ca vào năm 2020. Do sự thay đổi này, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của Trung Quốc giảm xuống mức thấp mới là dưới 0,3% vào năm 2020.

Chính phủ Trung Quốc đã công bố quyết định thực hiện chính sách ba con mới vào tháng 5 năm 2021. Những lo ngại lan rộng về mức sinh giảm và dân số giảm nhanh đã làm đảo lộn chính sách kéo dài nửa thế kỷ, ban đầu được thực hiện nhằm hạn chế quy mô dân số. Có một số điểm rất quan trọng khi xem xét mức sinh thấp và tốc độ tăng dân số của Trung Quốc, cũng như tác động của vấn đề này và cách xử lý chúng trong những thập niên tới. Continue reading “Bàn thêm về thực trạng giảm sinh của Trung Quốc”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Quân ủy Trung ương bố trí cho La Quý Ba một bộ điện đài, với một Trưởng đài và một nhân viên Báo vụ, một nhân viên Cơ yếu và một Cảnh vệ. La Quý Ba chọn Lý Vân Trường làm trợ thủ chính cho mình trong chuyến đi Việt Nam này.

Lý Vân Trường sinh năm 1912, người Đài Sơn, Quảng Đông, thời trẻ từng du học Nhật, năm 1936 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Nhật. Thời Kháng chiến chống Nhật dạy học ở trường Đại học Kháng Nhật Diên An. Năm 1939 đi Tân Cương công tác cùng Mao Trạch Dân và một số đảng viên. Năm 1939, quân phiệt Tân Cương là Thịnh Thế Tài theo đuôi Tưởng Giới Thạch phát động phong trào chống Cộng sản, bắt giam Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc công tác tại Tân Cương, Lý Vân Trường cũng bị bắt, tháng 6/1946 mới được ra tù. Lý Vân Trường về Diên An làm thư ký cho Vương Chấn Lữ, đoàn trưởng Lữ đoàn 359, rồi đến quân khu Lã Lương công tác cùng La Quý Ba. Trước tháng 10/1949, Lý Vân Trường về Bắc Kinh làm việc tại Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Sau đó làm Phó Hiệu trưởng trường Trung học Hoa Bắc một thời gian. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)”

Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?

Nguồn: The Cuban government cracks down on protesters”, The Economist, 13/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến covid-19. Trong một màn thể hiện sự bất mãn chưa từng thấy trên hòn đảo cộng sản, có lẽ trong suốt sáu thập niên qua, người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa diễu hành, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài”. Continue reading “Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?”

Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?

Nguồn: Hoàng Thị Hà, “A Tale of Two Vaccines in Vietnam”, Fulcrum, 12/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Hai sự kiện tương tự nhau nhưng phản ứng của người dân lại hoàn toàn khác nhau. Ngày 7/7, Việt Nam tiến hành tiếp nhận 97.000 liều vắc-xin Pfizer được chuyển về nước. Thứ trưởng Y tế Việt Nam và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ đã chủ trì buổi lễ chuyển giao. Số lượng khiêm tốn này là lô đầu tiên trong số 31 triệu liều vắc-xin mà chính phủ Việt Nam đặt hàng từ Pfizer-BioNTech, một công ty liên kết giữa Mỹ và Đức. Chỉ hai tuần trước đó, một buổi lễ tương tự đã được tổ chức để tiếp nhận 500.000 liều vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc tài trợ. Bộ trưởng Y tế Việt Nam và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cũng tham dự buổi lễ.

Nhìn chung, có sự cân bằng trong cấp độ lễ tân và ý nghĩa chính trị mà chính phủ Việt Nam dành cho cả hai sự kiện. Tuy nhiên, phản ứng của công chúng trên cả phương tiện truyền thông chính thống và mạng xã hội cho thấy thái độ đa phần tiêu cực đối với vắc-xin Trung Quốc, trái ngược với sự đón nhận nhiệt tình của họ đối với vắc-xin phương Tây. Continue reading “Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?”