Caspi là biển hay hồ?

Nguồn: Is the Caspian a sea or a lake?, The Economist

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Caspi là gì? Trong 20 năm, Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan, những quốc gia bao quanh nó, đã không thống nhất được về việc nó là hồ hay biển. Giống như nhiều hồ, nó không đổ vào đại dương, nhưng có kích thước và độ sâu tương tự biển. Sự khác biệt không chỉ đơn thuần về mặt từ ngữ, mà còn có ý nghĩa kinh tế, quân sự và chính trị. Bề mặt và đáy hồ được chia đều cho các quốc gia tiếp giáp hồ. Trong khi biển được điều chỉnh bởi Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Khu vực bề mặt và đáy biển gần bờ được phân chia căn cứ theo chiều dài bờ biển của quốc gia ven biển. Khi Iran và Liên Xô là hai quốc gia duy nhất tiếp giáp Caspi, một loạt các hiệp ước song phương đã xác định đây là một hồ nước được phân chia bằng nhau giữa hai bên. Iran, quốc gia có bờ tiếp giáp Caspi ngắn, vẫn thích ý tưởng cũ. Kazakhstan, nước có bờ dài nhất dọc Caspi, là một trong những quốc gia thích gọi nó là biển. Continue reading “Caspi là biển hay hồ?”

Giáng sinh trở thành một ngày lễ gia đình như thế nào?

Nguồn: How Christmas evolved from raucous carnival to domestic holiday, The Economist, 22/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Không có những món quà được bọc cẩn thận. Cũng không có những cây thông được trang trí rực rỡ hay Santa Claus. Giáng sinh ở châu Âu và châu Mỹ thời tiền công nghiệp rất khác so với ngày lễ hàng năm ngày nay. Những người say rượu, những người mặc quần áo của người khác giới và những người hát thánh ca ồn ào lang thang trên các đường phố. Quán rượu, thay vì nhà hoặc nhà thờ, là nơi để ăn mừng. “Con người làm ô danh Thiên Chúa trong mười hai ngày quanh Lễ Giáng sinh nhiều hơn cả mười hai tháng trong năm,” Hugh Latimer, Cha tuyên úy của Vua Edward VI, đã tuyệt vọng nói như vậy vào giữa những năm 1500. Khoảng 200 năm sau, phía bên kia Đại Tây Dương, một mục sư Thanh giáo đã chỉ trích “trò chơi dâm dục” và “sự truy hoan man rợ” vào thời điểm Giáng sinh ở các thuộc địa. Những quan ngại đó dường như không còn phù hợp vào thời điểm hiện tại. Vào cuối thế kỷ 19, một ngày lễ bừa bãi, rông dài đã trở thành một ngày lễ yên bình, hướng về gia đình mà chúng ta biết ngày nay. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Giáng sinh trở thành một ngày lễ gia đình như thế nào?”

Tại sao Eritrea được gọi là ‘Triều Tiên của Châu Phi’?

Nguồn: Why Eritrea is called Africa’s North Korea, The Economist, 14/08/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Eritrea đã có một vài điều tiếng không hay trong những năm qua. Chiến tranh giải phóng với nước Ethiopia láng giềng, bắt đầu từ những năm 1960 và chỉ kết thúc vào năm 1991, là một trong những cuộc xung đột dài nhất của châu Phi. Sau đó, với tư cách là một quốc gia mới độc lập, đất nước này lại lâm vào chiến tranh với Ethiopia từ năm 1998 đến năm 2000, một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử lục địa và chỉ mới chính thức kết thúc vào ngày 08 tháng 07 năm nay. Eritrea là quốc gia có số lượng người tị nạn lớn nhất từ châu Phi tới châu Âu từ năm 2014 đến 2016. Trong thập niên vừa qua, có nhiều người rời bỏ Eritrea đến mức nó đã được gọi là quốc gia bị sụt giảm dân số nhanh nhất thế giới. Nước này từng được ví như Cuba và Đông Đức cũ. Nhưng trong những năm gần đây, không có tên gọi nào tỏ ra dai dẳng (hay gây nhiều tranh cãi) hơn biệt danh “Triều Tiên của Châu Phi”. Continue reading “Tại sao Eritrea được gọi là ‘Triều Tiên của Châu Phi’?”

Interpol là gì?

Nguồn: What is Interpol?”, The Economist, 22/11/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó có thể là cốt truyện của một bộ phim hấp dẫn. Ngay sau khi hạ cánh ở Trung Quốc, người đứng đầu một tổ chức chống tội phạm quốc tế gửi một biểu tượng hình con dao cho vợ. Vài phút sau, ông ta biến mất. Trong những tuần sau đó, một người Nga có quan hệ với một chế độ chuyên chế tiến đến gần việc giành quyền kiểm soát tổ chức này, gây ra quan ngại trên toàn cầu. Đây có phải là một câu chuyện hư cấu không? Không, đó là Interpol. Nhưng Interpol có nhiệm vụ gì, và tại sao nó bị ngập chìm trong nhiều tranh cãi đến vậy? Continue reading “Interpol là gì?”

Lễ Tạ ơn có lịch sử như thế nào?

Nguồn: How Thanksgiving became a secular, national holiday, The Economist, 22/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày Lễ Tạ ơn, hơn 46 triệu người Mỹ sẽ tỏa ra trên toàn đất nước để kỷ niệm ngày lễ này với gia đình và bạn bè. Sẽ có gà tây, bánh bí ngô và những lời chúc hân hoan chờ đón họ. Câu chuyện về ngày lễ này được cất giữ trong kho tàng dân gian của nước Mỹ. Vào tháng 11 năm 1620, một nhóm tín đồ Thanh giáo người Anh đã cập bến ở Cape Cod, Massachusetts, sau hai tháng lênh đênh trên chiếc thuyền Mayflower. Họ đã được giúp đỡ để vượt qua sự thiếu thốn của mùa đông đầu tiên bởi những người đa đỏ Wampanoag địa phương, những người đã cho họ lương thực cũng như những lời khuyên. Sau một vụ thu hoạch thành công vào năm kế tiếp, 50 người Thanh giáo và 90 người da đỏ đã ăn mừng với một bữa tiệc gà tây. Phần còn lại được cho là lịch sử. Nhưng lịch sử đầy những sự thật nửa vời, và Lễ Tạ ơn cũng không phải là một ngoại lệ. Cách người Mỹ ăn mừng kỳ nghỉ lễ này ngày hôm nay — như một sự kiện hàng năm mang tính thế tục – là một “phát minh” từ thế kỷ 19. Continue reading “Lễ Tạ ơn có lịch sử như thế nào?”

Vụ sát hại Khashoggi và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Ảrập Xêút

Nguồn: How the killing of Jamal Khashoggi affects Turkish-Saudi relations“, The Economist, 01/11/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Muhammad bin Salman, thái tử Ảrập Xêút, cho biết vào ngày 24/10 rằng không ai có thể chia rẽ vương quốc của ông và Thổ Nhĩ Kỳ, đã có các đồn đoán cho rằng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đồng ý bảo vệ ông khỏi bất kỳ cáo buộc nào liên quan đến vụ ám sát Jamal Khashoggi, một nhà báo Ảrập Xêút. Những gì xảy ra sau đó cho thấy điều ngược lại. Vài ngày sau phát biểu của vị thái tử, một số hãng tin báo cáo rằng các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cho giám đốc CIA, Gina Haspel, nghe bản thu âm những khoảnh khắc cuối cùng của Khashoggi. Ngay sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu dẫn độ 18 người bị nghi ngờ tra tấn và giết hại Khashoggi bên trong lãnh sự quán của Ảrập Xêút vào ngày 02/10. Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 31/10, công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách vụ việc nói rằng Khashoggi đã bị giết ngay khi ông vào lãnh sự quán, và xác của ông đã bị cắt nhỏ và tiêu hủy. Ảrập Xêút muốn mọi việc chìm xuồng. Erdogan dường như muốn điều ngược lại. Điều này sẽ diễn ra ra sao và động cơ của các bên là gì? Continue reading “Vụ sát hại Khashoggi và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Ảrập Xêút”

Ai sở hữu tài nguyên nào trong không gian vũ trụ?

Nguồn: Who owns what in outer space, The Economist, 12/06/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 2015, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật để hợp pháp hóa việc khai thác tài nguyên trong không gian vũ trụ – đạo luật đầu tiên thuộc loại này trên thế giới. Các công ty mà một ngày nào đó có thể tìm cách khai thác các tiểu hành tinh để lấy các nguồn tài nguyên như nước hoặc kim loại quý từ nay trở đi sẽ được phép sở hữu, xử lý và bán bất cứ thứ gì họ thu được. Ngành công nghiệp khai thác không gian non trẻ đang vô cùng vui mừng. Ông chủ của một công ty với tên gọi Planetary Resources so sánh nó với Đạo luật Homestead 1862 – một đạo luật đã cấp lên tới 160 mẫu Anh đất ở miền Tây Hoa Kỳ cho bất kỳ người định cư gan dạ nào sẵn sàng mạo hiểm tới đó. Gần đây, Wilbur Ross, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, đã nói về việc tạo ra một môi trường pháp lý “thuận lợi” hơn về không gian và biến mặt trăng thành một “trạm xăng” cho các chuyến thăm dò xa hơn. Continue reading “Ai sở hữu tài nguyên nào trong không gian vũ trụ?”

Tại sao nông dân Pháp lo lắng về Trung Quốc?

Nguồn: Why France’s farmers worry about China, The Economist, 27/03/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hơn 670.000 người đã tham dự Hội chợ Nông nghiệp thường niên của Pháp tại Paris gần đây. Trong số đó có tổng thống Emmanuel Macron, người đã đến thăm vào ngày đầu tiên và dành 12 giờ tại hội chợ, một kỷ lục cho các tổng thống. Thời gian tại hội chợ của ông có cảm tưởng như kéo dài hơn vậy. Trước hội chợ này, những người nông dân đã chặn các đường cao tốc của Pháp để phản đối cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mercosur, khối Thị trường chung Nam Mỹ, mà tác động có thể thấy là sự gia tăng lượng thịt bò nhập khẩu vào Pháp, và phản đối cả các kế hoạch của Pháp để cắt giảm trợ cấp cho các trang trại gặp khó khăn. Ông Macron đã phải chịu một sự tiếp đón thiếu thân thiện trong một vài khu vực hội chợ (mặc dù ông đã tránh được số phận mà ông phải chịu năm ngoái, khi bị ném một quả trứng vào mặt). Tuy nhiên, nông dân Pháp cũng có một mục tiêu mới. Tại sao họ lại lo lắng về Trung Quốc? Continue reading “Tại sao nông dân Pháp lo lắng về Trung Quốc?”

Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?

Nguồn: Why does Japan have so much plutonium, The Economist, 25/07/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mười năm sau khi Hiroshima và Nagasaki bị đốt thành tro bởi bom hạt nhân Mỹ, Nhật Bản đã chấp nhận chính sách “hạt nhân vì hòa bình”, một chính sách về năng lượng hạt nhân dân sự do tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower hậu thuẫn. “Của hồi môn” trong cuộc hôn nhân vì tiện lợi dường như bất khả thi trong Chiến tranh Lạnh này là sáu kilogram uranium đã làm giàu, được Nhật Bản sử dụng để vận hành một chương trình năng lượng hạt nhân vốn cuối cùng sẽ cung cấp một phần ba lượng điện năng cho nước này. Năm 1988, Nhật Bản được phép – dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quốc tế – làm giàu uranium và chiết xuất plutonium, sử dụng một công nghệ tương tự trong chế tạo bom hạt nhân. Tháng 07/2018, hai chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gia hạn thỏa thuận năm 1988. Nhật Bản hiện đã tích luỹ được 47 tấn plutonium, đủ để sản xuất 6.000 quả bom. Nhật Bản đang làm gì với khối lượng plutonium lớn như vậy? Continue reading “Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?”

Tại sao Vantican lại đàm phán với Trung Quốc?

Nguồn: Why is the Vatican negotiating with China, The Economist, 21/05/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm, các phái đoàn đã đi đi về về giữa Bắc Kinh và Rome với hy vọng đạt được thỏa thuận về cách thức bổ nhiệm các giám mục Công giáo ở Trung Quốc. Những tin đồn gần đây cho thấy họ đã gần đạt được một thỏa thuận hơn bao giờ hết. Nhưng nguồn gốc của sự bất đồng giữa Vatican và Đảng Cộng sản Trung Quốc là gì? Việc giải quyết bất đồng này mang lại lợi ích gì cho cả hai bên? Continue reading “Tại sao Vantican lại đàm phán với Trung Quốc?”

Ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ là gì?

Nguồn: The meaning of conservatism, The Economist, 13/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất cứ ai cố gắng giải thích ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ ngay lập tức phải đối mặt với một nghịch lý. Hầu hết những người bảo thủ tránh các lý thuyết lớn mà tập trung vào thực hành. Những người Marxist có thể cống hiến cuộc đời mình cho việc tạo ra các định nghĩa về chủ nghĩa Marx; còn những người bảo thủ thích duy trì cách thức vận hành của chính phủ. Theo nghĩa đó, chủ nghĩa bảo thủ là điều mà những người bảo thủ làm. Tuy nhiên, thuật ngữ “bảo thủ” (conservative) không phải là hoàn toàn linh hoạt: có một số các nguyên tắc cốt lõi dẫn đường cho những người bảo thủ trong việc vận hành chính phủ. Continue reading “Ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ là gì?”

Pháp Luân Công là gì?

Nguồn: “What is Falun Gong?”, The Economist, 05/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Đi vào khu phố Tàu ở bất kỳ thành phố lớn nào của phương Tây, và trên con phố chính, bạn có thể nhìn thấy một dãy những người đang ngồi thiền, chân xếp bằng và lưng giữ thẳng. Họ dường như vô hại và có thể dễ dàng bị nhầm tưởng là những người đang tham gia một lớp học yoga. Trên thực tế, họ đang thực hành một bài tập định trước của Pháp Luân Công, một giáo phái mà Trung Quốc đã cấm từ năm 1999 và gọi là “tà đạo”. Cùng với người Tây Tạng, người Hồi giáo Uighur, các nhà hoạt động dân chủ và các nhà hoạt động đòi độc lập cho Đài Loan, các học viên Pháp Luân Công là một trong “năm độc tố” – những người mà chính phủ Trung Quốc thừa nhận là gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với sự cai trị của mình. Vậy Pháp Luân Công là gì? Continue reading “Pháp Luân Công là gì?”

Tại sao nhiệm kỳ Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ kéo dài?

Nguồn: Why Supreme Court justices serve such long terms?, The Economist, 04/07/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những thẩm phán  nghỉ hưu gần đây nhất đã phục vụ gần ba thập niên.

Với việc Thẩm phán Anthony Kennedy kết thúc 30 năm ngồi trên ghế Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vào cuối tháng 07/2018, vài ngày sau sinh nhật lần thứ 82 của ông, cùng một cuộc đấu tranh phe phái đang âm ỉ ở Thượng viện để tìm người kế vị ông, sự chú ý của công chúng một lần nữa tập trung vào một nét đặc trưng của nền tư pháp nước Mỹ: sự nghiệp dài đáng kinh ngạc của các Thẩm phán Tòa án Tối cao. Cho đến này, Điều III vẫn là điều khoản ngắn gọn nhất trong các điều khoản của hiến pháp nước Mỹ quy định về các nhánh của chính quyền, nhưng nhiệm kỳ phục vụ mà nó xác định cho các thẩm phán liên bang hầu như không bị giới hạn. Khoản 1 của điều khoản này quy định – các thẩm phán của cả “tòa án tối cao và các tòa cấp dưới…sẽ giữ chức vụ của mình nếu luôn có hành vi tốt”. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là suốt đời, hoặc cho đến khi các thẩm phán quyết định treo áo từ quan. Continue reading “Tại sao nhiệm kỳ Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ kéo dài?”

Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?

Nguồn: What would happen if Britain left the EU with no deals?, The Economist, 06/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thiếu hụt lương thực, máy bay không cất cánh và kiểm soát biên giới với Ireland đều là các khả năng.

Theo kế hoạch, Brexit sẽ diễn ra vào ngày 29 tháng 03 năm 2019, hai năm sau khi Theresa May viện dẫn Điều 50, điều khoản về rút khỏi EU của Hiệp ước Madrid. Anh và Liên minh châu Âu đang cùng hướng tới một hiệp ước cho phép Anh rời EU và một thỏa thuận khung cho thương mại trong tương lai. Nhưng khoảng cách giữa hai bên là rất lớn. Và có khả năng là ngay cả khi đạt được một thỏa thuận thì Quốc hội Anh vẫn có thể bác bỏ nó. Tuy nhiên, Điều 50 quy định việc rút khỏi EU sẽ tự động diễn ra trừ khi có sự đồng thuận để kéo dài thời gian đàm phán. Vì vậy, Anh có thể rời khỏi EU vào tháng 3 năm sau mà không hề có một thỏa thuận nào cả: một kịch bản Brexit bế tắc. Điều đó có nghĩa là gì? Continue reading “Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?”

California có thể tách thành 3 như thế nào?

Nguồn: How California could split up, The Economist, 24/05/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một số người dân địa phương đang lên kế hoạch để tách Tiểu bang Vàng ra thành hai hoặc thậm chí là ba tiểu bang.

Ranh giới của California được thiết vào năm 1849, mở đường cho tiểu bang này gia nhập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vào năm tiếp theo. Việc tiểu bang này được gia nhập vào Hợp chúng quốc với tư cách là một tiểu bang tự do là một trong nhiều thỏa hiệp được đưa ra trước cuộc nội chiến giữa các tiểu bang chấp nhận chế độ nô lệ và các tiểu bang không chấp nhận. Vào thời điểm đó, phần lớn California được coi là không phù hợp cho con người cư trú, so với các vùng đất xa hơn về phía đông. Tiểu bang này bao gồm toàn đồi núi, rừng và các thung lũng sông thường xuyên bị ngập lụt. Thật vậy, cuộc điều tra dân số tiểu bang này vào năm 1850 chỉ ra có ít hơn 100.000 người sống ở đây. Gần 170 năm sau, nơi đây trở thành tiểu bang đông dân nhất và giàu có nhất nước Mỹ, với 40 triệu dân và nền kinh tế lớn thứ năm thế giới. Một số người cho rằng nó quá lớn và quá khó quản lý, và nhiều phong trào khác nhau đang theo đuổi giấc mơ chia tách tiểu bang này. Continue reading “California có thể tách thành 3 như thế nào?”

Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu quả không?

Nguồn: Do “sin taxes” work?, The Economist, 10/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Và liệu chúng có công bằng không?

Nhiều chính phủ sử dụng các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt (sin tax) để ngăn chặn mọi người hút thuốc và uống rượu. Trong những năm gần đây, một số nhà lập pháp đã chuyển mục tiêu của họ sang một sản phẩm gây tác dụng xấu khác: đường. Béo phì đang gia tăng trên toàn thế giới. Bốn mươi phần trăm người Mỹ ngày nay mắc chứng béo phì, tăng từ khoảng 15% vào năm 1980. Một số quốc gia, cùng với một số thành phố ở Mỹ, đã đưa ra các loại thuế đối với đồ uống có đường trong những năm gần đây. Chính phủ của họ hy vọng rằng những khoản thuế này sẽ làm tăng doanh thu thuế và giảm lượng đường mà mọi người tiêu thụ. Nhưng các loại thuế tiêu thụ đặc biệt thậm chí có hiệu quả hay không? Continue reading “Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu quả không?”

Các nước hưởng lợi gì từ ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’?

Nguồn: What’s in it for the Beltand- Road countries?“, The Economist, 19/04/2018

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong những ngày khi Con đường Tơ lụa kết nối Trung Quốc với châu Âu, các thương gia di chuyển qua lại trên khắp lục địa Á-Âu, dừng lại ở các thương điếm mọc lên khắp Trung Á và phía nam Caucasus. Nhưng khi thương mại bắt đầu phụ thuộc vào vận chuyển đường biển, các tuyến đường đất liền không còn được yêu thích và nhiều trung tâm thương mại vùng Á-Âu suy tàn. Một loạt các dự án được đưa ra vào năm 2013 bởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể thay đổi điều đó. Cái gọi là “Sáng kiến Vành đai và Con đường​​”(BRI) này nhằm cải thiện các liên kết thương mại và giao thông giữa Trung Quốc và thế giới, chủ yếu là thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng. Nó hứa hẹn sẽ làm sống lại vận may của các nước thuộc Liên Xô cũ. Nhưng những quốc gia này có thể hưởng lợi gì từ một dòng chảy của chủ yếu là hàng hóa Trung Quốc? Continue reading “Các nước hưởng lợi gì từ ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’?”

Dự báo kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ

Nguồn: What may happen in November’s mid-terms, The Economist, 04/06/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm nay, người Mỹ sẽ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử hai viện của Quốc hội. Điều gì sẽ quyết định kết quả?

Vào tháng 11, như thông lệ hai năm một lần, người Mỹ sẽ đi đến các điểm bầu cử để bầu một Quốc hội mới. Đảng Cộng hòa đang chiếm đa số trong cả hai viện và có một tổng thống thường đồng tình với chương trình nghị sự của họ, nhưng Quốc hội hiện tại đã từ lâu chứng kiến nhiều kịch tính, với nhiều lần bỏ phiếu sít sao một cách bất ngờ. Các sáng kiến ​​lập pháp lớn, chẳng hạn như dự luật cải cách y tế, đã thất bại; thậm chí một biện pháp cắt giảm thuế cũng chỉ được thông qua bởi chênh lệch một vài phiếu bầu. Đảng Dân chủ, được hậu thuẫn bởi sự phản đối mạnh mẽ đối với nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, sẽ tin rằng họ có thể giành quyền kiểm soát một hoặc cả hai viện. Đảng Cộng hòa sẽ hy vọng rằng một nền kinh tế mạnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ giúp họ duy trì vị thế. Điều gì sẽ xác định người chiến thắng? Continue reading “Dự báo kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ”

Hội Tam Điểm là gì?

Nguồn: What is freemasonry?, The Economist, 27/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đầy rẫy thông tin sai lệch và thuyết âm mưu. Đó là một tổ chức ôn hòa hay có xu hướng lật đổ chính phủ?

Các tư liệu về hội Tam Điểm không đưa ra bất kỳ lời giải thích rõ ràng nào. Nó là một tổ chức  ôn hòa hay có xu hướng lật đổ chính phủ? Nó là một cộng đồng tri thức hay huyền bí? Những câu hỏi như vậy không phải là mới. Kể từ khi được phát triển vào thế kỷ 18, hội Tam Điểm đã khơi dậy sự tức giận từ giáo hội Công giáo, các chính trị gia cánh hữu và gần đây hơn là Bộ Nội Vụ Anh. (Lo sợ rằng các thành viên hội Tam Điểm trong lực lượng cảnh sát và tư pháp đã dành sự đối xử ưu đãi cho các thành viên khác của hội, từ năm 1998 đến 2009, Bội Nội vụ Anh đã yêu cầu những người được bổ nhiệm trong ngành tư pháp phải tiết lộ việc họ có là thành viên của hội không.) Hội Tam Điểm dường như khó hiểu vì nó không chứa đựng bất kỳ ý thức hệ hoặc học thuyết nhất quán nào, và thay vào đó được xác định bởi một cam kết về tình huynh đệ phổ quát và sự tự tiến bộ. Cũng không tồn tại một cơ quan quản lý nào. Nó được tạo thành từ một mạng lưới lỏng lẻo các nhóm, được gọi là các hội quán, nằm dưới các đại hội quán quốc gia và khu vực. Vậy rốt cuộc, hội Tam Điểm là gì? Continue reading “Hội Tam Điểm là gì?”

Nhân viên tình báo không khai báo là gì?

Nguồn: What is an undeclared intelligence officer?, The Economist, 05/04/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Không phải mọi điệp viên đều giống James Bond.

Vào ngày 14/03/2018, Anh đã trục xuất 23 “nhân viên tình báo không khai báo” khỏi Đại sứ quán Nga tại London. Động thái này xảy ra sau khi một cựu điệp viên Nga, Sergei Skripal, và con gái ông bị đầu độc bởi một loại chất độc thần kinh ở thành phố Salisbury của nước Anh. Trong một hành động phối hợp thể hiện tình đoàn kết, vào ngày 26/03, Mỹ đã trục xuất 60 điệp viên không khai báo như vậy. Các đồng minh khác của Anh, chẳng hạn như Australia và Canada, cũng thực hiện những vụ trục xuất tương tự. Tất cả những nhân viên tình báo không khai báo này là ai, và, nếu Anh biết họ là ai, tại sao lại không trục xuất họ sớm hơn? Continue reading “Nhân viên tình báo không khai báo là gì?”