31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Nguồn: Three U.S. presidents close chapters on the Cold War, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này trong lịch sử, ba vị tổng thống Hoa Kỳ trong ba năm khác nhau đã thực hiện những bước quan trọng để kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Bắt đầu từ ngày 28 tháng 05 năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã gặp Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev trong một cuộc hội nghị thượng đỉnh bốn ngày tại Nga. Sau cuộc bầu cử năm 1980, Reagan đã từ bỏ những nỗ lực của Nixon, Ford và Carter nhằm xua tan căng thẳng chính trị giữa hai siêu cường và thay vào đó đã tăng cường chạy đua vũ trang và luận điệu chống Liên Xô. Liên Xô không thể theo kịp với khoản chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Hoa Kỳ và điều này, cùng với chính sách của Gorbachev về việc trao quyền tự do ngày càng tăng cho công dân Liên Xô (chính sách glasnost), đã giúp làm xói mòn chủ nghĩa cộng sản cứng rắn ở Nga. Continue reading “31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

30/05/1971: Mariner 9 khởi hành đến Sao Hỏa

Nguồn: Mariner 9 departs for Mars, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, tàu thăm dò không gian không người lái Mariner 9 của Mỹ đã được phóng lên không gian với nhiệm vụ thu thập thông tin khoa học trên Sao Hỏa, hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời. Con tàu vũ trụ nặng 1.116 pound (khoảng 500 kg) đã tiến vào quỹ đạo Hành tinh Đỏ vào ngày 13/11/1971 và quay quanh nó hai lần mỗi ngày trong gần một năm, chụp ảnh bề mặt và phân tích bầu khí quyển bằng các thiết bị hồng ngoại và tử ngoại. Mariner 9 thu thập dữ liệu về thành phần khí quyển, mật độ, áp suất và nhiệt độ của Sao Hỏa, cũng như thông tin về thành phần bề mặt, nhiệt độ và địa hình của hành tinh. Continue reading “30/05/1971: Mariner 9 khởi hành đến Sao Hỏa”

29/05/1913: Vở Le Sacre du printemps được biểu diễn tại Paris

Nguồn: Controversial ballet Le Sacre du printemps performed in Paris, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1913, đoàn ba lê Ballet Russes của Nga đã biểu diễn vở ba lê Le Sacre du printemps (Nghi lễ mùa xuân) của Igor Stravinsky, được biên đạo bởi vũ công nổi tiếng Vaslav Nijinsky, tại Nhà hát Champs-Elysees ở Paris.

Khi thành lập vũ đoàn Ballet Russes vào năm 1909, vị nghệ sĩ nổi tiếng Serge Diaghilev đã tìm kiếm phiên bản Gesamtkunstwerk (nghệ thuật tổng thể) của riêng mình, một khái niệm được giới thiệu bởi nhà soạn nhạc người Đức nhiều ảnh hưởng Richard Wagner trong cuốn sách Oper und Drama (Opera và Kịch, 1850-51). Continue reading “29/05/1913: Vở Le Sacre du printemps được biểu diễn tại Paris”

28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện

Nguồn: Belgium surrenders unconditionally, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, sau đợt bắn phá không ngừng kéo dài 18 ngày của quân Đức, nhà vua Bỉ, trông chờ một hiệp định đình chiến nhưng chỉ nhận được yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Và ông đã chấp nhận.

Quân Đức đã tiến vào Bỉ từ ngày 10/05 trong chiến dịch tấn công phương Tây ban đầu của Hitler. Mặc dù có một số hỗ trợ của lực lượng Anh, người Bỉ đã bị áp đảo về quân số và vũ khí ngay từ phút đầu. Hành động đầu hàng đầu tiên của Bỉ diễn ra chỉ một ngày sau cuộc xâm lược, khi toán lính bảo vệ Pháo đài Eben-Emael đầu hàng. Continue reading “28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện”

27/05/1813: Thomas Jefferson viết thư cho John Adams

Nguồn: Thomas Jefferson writes to John Adams, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1813, cựu Tổng thống Thomas Jefferson viết thư cho cựu Tổng thống John Adams để báo cho ông biết rằng người bạn chung của họ, Tiến sĩ Benjamin Rush, đã qua đời.

Việc Rush qua đời khiến cho Jefferson phải suy ngẫm về sự ra đi của thế hệ đã tiến hành Cách mạng Mỹ. Ông viết: “Chúng ta rồi cũng sẽ phải ra đi; và điều đó sẽ sớm xảy ra. Tôi tin rằng hiện chỉ còn một vài người trong số chúng ta; ý tôi là những người đã ký bản Tuyên ngôn.” Continue reading “27/05/1813: Thomas Jefferson viết thư cho John Adams”

26/05/1897: Tiểu thuyết Dracula chính thức được bán ở London

Nguồn: Dracula goes on sale in London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, những bản sao đầu tiên của tiểu thuyết ma cà rồng kinh điển Dracula của nhà văn người Ireland, Bram Stoker, đã bắt đầu xuất hiện trong các hiệu sách ở London.

Dù có tuổi thơ ốm yếu, Stoker lớn lên vẫn trở thành một ngôi sao bóng đá tại trường Đại học Trinity, Dublin. Sau khi tốt nghiệp, ông vừa làm nhân viên tại Lâu đài Dublin suốt 10 năm, vừa viết các bài phê bình kịch cho tờ Dublin Mail. Nhờ đó, Stoker đã gặp nam diễn viên nổi tiếng Sir Henry Irving, người đã thuê ông làm quản lý. Stoker tiếp tục làm công việc này ba thập niên tiếp theo, đảm nhiệm việc viết một lượng thư từ rất lớn cho Irving, và đi cùng ông trong các chuyến lưu diễn ở Mỹ. Suốt những năm này, Stoker bắt đầu viết một số truyện kinh dị cho các tạp chí, và vào năm 1890, ông đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, The Snake’s Pass. Continue reading “26/05/1897: Tiểu thuyết Dracula chính thức được bán ở London”

25/05/1895: Oscar Wilde vào tù vì tội quan hệ đồng tính

Nguồn: Oscar Wilde is sent to prison for indecency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1895, nhà viết kịch Oscar Wilde được đưa đến nhà tù Reading Gaol, London, sau khi bị kết án về tội quan hệ đồng tính. Tác giả của Dorian GrayThe Importance of Being Earnest đã bị phơi bày cuộc sống riêng tư vì mối thâm thù với Sir John Sholto Douglas, người có con trai chính là người tình của Wilde.

Vào thời bấy giờ, đồng tính luyến ái là một hành vi phạm tội hình sự và bị cấm kỵ nghiêm ngặt trong xã hội Anh. Wilde đã chật vật vừa che giấu xu hướng tính dục của mình, vừa cố gắng tìm kiếm sự chấp nhận ở một mức độ nhất định. Sau khi Douglas, một người kỳ thị đồng tính, bắt đầu công khai phản đối các hành vi của Wilde, nhà văn cảm thấy buộc phải kiện ông này với tội phỉ báng. Continue reading “25/05/1895: Oscar Wilde vào tù vì tội quan hệ đồng tính”

24/05/1883: Khánh thành cầu Brooklyn

Nguồn: Brooklyn Bridge opens, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1883, sau 14 năm và với 27 người thiệt mạng trong quá trình xây dựng, Cầu Brooklyn bắc qua sông Đông được khánh thành, lần đầu tiên trong lịch sử kết nối các thành phố lớn New York và Brooklyn. Hàng ngàn cư dân của Brooklyn và Đảo Manhattan đã tới để chứng kiến ​​buổi lễ khánh thành do Tổng thống Chester A. Arthur và Thống đốc New York Grover Cleveland chủ trì. Được thiết kế bởi John A. Roebling, cầu Brooklyn là cây cầu treo lớn nhất từng được xây dựng cho đến thời điểm đó. Continue reading “24/05/1883: Khánh thành cầu Brooklyn”

23/05/1941: Tàu của Lord Mountbatten bị Đức đánh chìm

Nguồn: Lord Mountbatten, cousin to a king, sunk by German dive-bombers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đô đốc Louis Mountbatten, anh họ của Vua George VI và là người duy nhất ngoài nhà vua nắm giữ đồng thời chức vụ ở ba đơn vị quân đội, là một trong số những người bị ném xuống biển Địa Trung Hải khi tàu khu trục của ông, chiếc HMS Kelly, bị đánh chìm.

Tàu của Mountbatten là một trong số các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu chiến của Anh bị đánh chìm ngoài khơi đảo Crete bởi máy bay ném bom bổ nhào (Sturzkampfflugzeug/dive-bombers) của Đức. Chỉ riêng chiếc khu trục Kelly đã bị tấn công bởi 24 máy bay ném bom, khiến 130 thuyền viên thiệt mạng. Continue reading “23/05/1941: Tàu của Lord Mountbatten bị Đức đánh chìm”

22/05/1977: Jimmy Carter tái khẳng định cam kết về nhân quyền

Nguồn: Jimmy Carter reaffirms his commitment to human rights, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1977, trong một bài phát biểu tại Đại học Notre Dame, Tổng thống Jimmy Carter đã tái khẳng định cam kết của mình đối với nhân quyền như là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và phê phán “sự sợ hãi quá mức đối với chủ nghĩa cộng sản, điều đã từng khiến chúng ta ủng hộ bất kỳ nhà độc tài nào chia sẻ cùng chúng ta nỗi sợ hãi đó.” Bài phát biểu của Carter đã đánh dấu một hướng đi mới cho chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ, điều đã mang đến cả sự khen ngợi cũng như tranh cãi. Continue reading “22/05/1977: Jimmy Carter tái khẳng định cam kết về nhân quyền”

21/05/1542: Nhà thám hiểm De Soto qua đời

Nguồn: De Soto dies in the American wilderness, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1542, trên bờ sông Mississippi ở khu vực Louisiana ngày nay, nhà chinh phục người Tây Ban Nha Hernando de Soto đã qua đời, kết thúc cuộc hành trình kéo dài ba năm để tìm kiếm vàng vốn đã đưa ông đi qua một nửa chặng đường xuyên Hoa Kỳ ngày nay. Để giấu không cho người da đỏ biết về cái chết của ông và từ đó bác bỏ những tuyên bố về sự thần thánh (bất tử) của de Soto, những người lính đã chôn xác của ông dưới dòng sông Mississippi.

Vào cuối tháng 5 năm 1539, de Soto đặt chân lên bờ biển phía tây Florida với 600 binh sĩ, người hầu và nhân viên, 200 con ngựa, và một đàn chó săn. Từ đó, đội quân bắt đầu việc chinh phục người bản địa, thu giữ bất kỳ vật có giá trị nào mà họ gặp phải, và chuẩn bị để vùng đất này sau này trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Continue reading “21/05/1542: Nhà thám hiểm De Soto qua đời”

20/05/1506: Christopher Columbus qua đời

Nguồn: Christopher Columbus dies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1506, nhà thám hiểm vĩ đại người Ý Christopher Columbus qua đời tại Valladolid, Tây Ban Nha. Columbus là người châu Âu đầu tiên khám phá châu Mỹ kể từ khi người Viking thiết lập các thuộc địa ở Greenland và Newfoundland vào thế kỷ thứ 10. Ông đã khám phá vùng West Indies, Nam Mỹ và Trung Mỹ, nhưng qua đời trong cảm giác thất vọng vì cảm thấy bị đối xử bất công bởi người bảo trợ của mình, Vua Ferdinand của Tây Ban Nha.

Columbus sinh ra ở Genoa, Ý, vào năm 1451. Người ta biết rất ít về cuộc sống thuở thiếu thời của ông, nhưng ông đã làm thủy thủ và sau đó là một thương nhân thuyền buồm. Ông trở nên bị ám ảnh về khả năng mở ra một tuyến đường biển phía tây đến Cathay (Trung Quốc), Ấn Độ, và các đảo vàng và gia vị huyền thoại của châu Á. Continue reading “20/05/1506: Christopher Columbus qua đời”

19/04/1864: Lincoln đề nghị đối xử bình đẳng với thân nhân lính chiến

Nguồn: Lincoln proposes equal treatment of soldiers’ dependents, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, Tổng thống Abraham Lincoln đã viết thư cho Chủ tịch Thượng viện Charles Sumner, đại diện bang Massachusetts, đồng thời là người chống chế độ nô lệ, đề nghị rằng các góa phụ và con cái của binh sĩ Mỹ nên được đối xử bình đẳng bất kể chủng tộc.

Lincoln đã chia sẻ nhiều quan điểm của người bạn Sumner về quyền dân sự. Trong một động thái chưa từng có, Lincoln đã cho phép một phụ nữ da đen, góa phụ của một người lính da đen trong Nội chiến Mỹ, Thiếu tá Lionel F. Booth, gặp Tổng thống tại Nhà Trắng. Continue reading “19/04/1864: Lincoln đề nghị đối xử bình đẳng với thân nhân lính chiến”

18/05/1974: Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân

Nguồn: India joins the nuclear club, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, tại sa mạc Rajasthan gần thành phố Pokhran, Ấn Độ đã kích nổ thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức công phá tương đương với quả bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Vụ thử nghiệm diễn ra đúng vào ngày kỷ niệm Giác ngộ của Đức Phật, và Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã nhận được thông điệp “Đức Phật đã mỉm cười” từ các nhà khoa học tại địa điểm thử nghiệm sau khi vụ nổ thành công. Continue reading “18/05/1974: Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân”

17/05/1769: Washington chỉ trích chính sách đánh thuế mà không có đại diện

Nguồn: Washington criticizes “taxation without representation”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1769, George Washington đưa ra một bài phát biểu lập pháp chỉ trích các nỗ lực về mặt tài khóa và tư pháp của Vương quốc Anh nhằm duy trì sự kiểm soát của mình đối với các thuộc địa Mỹ. Với mục tiêu phản đối chính sách “đánh thuế mà không có đại diện” của Anh (tức người dân thuộc địa phải nộp thuế nhưng không có đại diện tại Nghị viện Anh), Washington đã đề xuất một gói các nghị quyết không nhập khẩu ra trước Viện Lập pháp Virginia (Virginia House of Burgesses). Continue reading “17/05/1769: Washington chỉ trích chính sách đánh thuế mà không có đại diện”

16/05/1918: Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo luật chống Nổi loạn

Nguồn: U.S. Congress passes Sedition Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật chống Nổi loạn (Sedition Act), một bộ luật được thiết kế để bảo vệ sự tham gia của nước Mỹ vào Thế chiến I.

Cùng với Đạo luật Gián điệp (Espionage Act) ban hành một năm trước đó, Đạo luật chống Nổi loạn được xây dựng phần lớn bởi A. Mitchell Palmer, Tổng Chưởng lý dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Đạo luật Gián điệp, được thông qua ngay sau khi Mỹ tham chiến vào đầu tháng 04/1917, tuyên bố rằng mọi hành vi truyền đạt thông tin nhằm can thiệp vào nỗ lực chiến tranh của lực lượng vũ trang Mỹ hoặc thúc đẩy thành công của kẻ thù đều bị xem là phạm tội. Continue reading “16/05/1918: Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo luật chống Nổi loạn”

15/05/1941: Máy bay phản lực đầu tiên của phe Đồng minh

Nguồn: First Allied jet flies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1941, máy bay phản lực Gloster-Whittle E 28/39 đã bay thành công trên không phận Cranwell, Anh, trong cuộc thử nghiệm máy bay phản lực đầu tiên của lực lượng Đồng minh. Động cơ tua bin phản lực của máy bay có thể tạo ra một lực đẩy mạnh với không khí nóng. Động cơ này đã được phát minh bởi Frank Whittle, một kỹ sư hàng không và phi công người Anh, người thường được coi là cha đẻ của động cơ phản lực.

Sinh ra ở Coventry năm 1907, Whittle là con trai của một thợ cơ khí. Năm 16 tuổi, ông gia nhập Lực lượng Không quân Hoàng gia (RAF) trong vai trò thợ học việc máy bay tại Cranwell, và năm 1926 đã vượt qua bài kiểm tra sức khỏe để trở thành phi công và gia nhập trường sĩ quan RAF. Ông đã nổi tiếng là một phi công gan dạ và vào năm 1928 đã viết một luận án chuyên sâu mang tên Những Phát triển Tương lai trong Thiết kế Máy bay, trong đó thảo luận về khả năng chế tạo một loại động cơ phản lực. Continue reading “15/05/1941: Máy bay phản lực đầu tiên của phe Đồng minh”

14/05/1943: Mỹ và Anh lên kế hoạch cho Chiến dịch Pointblank

Nguồn: United States and Britain plan Operation Pointblank, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các tham mưu trưởng của Mỹ và Anh đã họp tại Washington, D.C. nhằm lập ra và phê chuẩn Chiến dịch Pointblank, một cuộc không kích chung được thực hiện từ các căn cứ không quân của Anh.

Mục tiêu của Chiến dịch Pointblank rất lớn và toàn diện: “Phá hủy và thay đổi hoàn toàn hệ thống kinh tế và quân sự Đức, và làm suy yếu tinh thần của người dân Đức.” Chiến dịch cũng có ý định thiết lập “các chiến dịch chung cuối cùng trên lục địa châu Âu.” Nói cách khác, nó được dự định sẽ tạo tiền đề cho một đòn chí mạng sẽ khiến Đức phải quỳ gối. Continue reading “14/05/1943: Mỹ và Anh lên kế hoạch cho Chiến dịch Pointblank”

13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela

Nguồn: Vice President Nixon is attacked, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1958, trong một chuyến thăm hữu nghị tới châu Mỹ Latinh, chiếc xe của Phó tổng thống Richard Nixon đã bị một đám đông giận dữ tấn công và suýt bị lật khi đi qua Caracas, Venezuela. Vụ việc là điểm nhấn ấn tượng của một chuyến đi bị bao trùm bởi sự tức giận của người dân Mỹ Latinh đối với một số chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ.

Đến năm 1958, quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Mỹ Latinh đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Người dân Mỹ Latinh phàn nàn rằng việc Hoa Kỳ tập trung vào Chiến tranh Lạnh và chủ nghĩa chống cộng không giải quyết được nhu cầu kinh tế và chính trị cấp bách của nhiều quốc gia Mỹ Latinh. Continue reading “13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela”

12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh

Nguồn: Hitler backs Rashid Ali in his fight against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã gửi hai máy bay ném bom đến Iraq để hỗ trợ Rashid Ali al-Gailani trong cuộc nổi dậy chống lại Anh, nước đang cố gắng hiện thực hóa một liên minh Anh-Iraq đã được thỏa thuận trước đó.

Khi Thế chiến II nổ ra, Thủ tướng Iraq – Tướng Nuri as-Said – đã cắt đứt quan hệ với Đức và ký hiệp ước hợp tác với Vương quốc Anh. Tháng 04/1941, chính phủ Said bị lật đổ bởi Ali, một vị tướng chống Anh, người đã ra lệnh cắt đường ống dẫn dầu của Anh đến Địa Trung Hải. Phía Anh đáp trả bằng cách đưa một một lữ đoàn đến Vịnh Ba Tư, đánh bại thành công 9.000 lính Iraq. Continue reading “12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh”