Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng mới của Việt Nam ngày càng tăng trong những năm qua. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư của Việt Nam đối với các dự án cơ sở hạ tầng từ năm 2016 đến năm 2040 lên tới 605 tỷ USD, trong đó các nhà máy điện chiếm 265 tỷ USD. Do tiến độ chậm trễ của các dự án điện hiện tại và khó khăn trong việc tìm vốn cho các dự án mới, tình trạng thiếu điện của Việt Nam được dự báo sẽ lên tới 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 15 tỷ kWh vào năm 2023, tương đương 5% tổng nhu cầu điện của cả nước. Nếu kéo dài, vấn đề này có thể gây cản trở phát triển kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc lẽ ra là một nguồn vốn hấp dẫn đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam nhìn chung vẫn không mặn mà với các khoản vay BRI. Thay vào đó, Việt Nam đang làm việc với các nhà đầu tư Mỹ để phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng của mình. Đến cuối năm 2020, ít nhất hai nhà máy điện lớn do các nhà đầu tư Hoa Kỳ tài trợ sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã được phê duyệt và ít nhất năm dự án tương tự đang được đề xuất. Continue reading “Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam”

28/02/1944: Hanna Reitsch đề xuất thành lập đội bay cảm tử với Hitler

Nguồn: Test pilot Reitsch pitches suicide squad to Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, khi đến thăm Adolf Hitler ở Berchtesgaden, Hanna Reitsch, nữ phi công bay thử nghiệm đầu tiên trên thế giới, đã gợi ý rằng Đức Quốc Xã nên thành lập một biệt đội bay tương tự như kamikaze (Thần Phong – đội máy bay đánh bom liều chết của Nhật). Tuy nhiên, Hitler không mấy nhiệt tình với ý tưởng này.

Reitsch sinh năm 1912 tại Hirschberg, Đức. Bà rời trường y (bà từng muốn trở thành một bác sĩ truyền giáo) để bắt đầu công việc bay toàn thời gian, và trở thành một phi công lái tàu lượn chuyên nghiệp – tàu lượn (glider) là loại máy bay không động cơ mà người Đức đã phát triển để trốn tránh các quy tắc nghiêm ngặt về việc chế tạo “máy bay chiến tranh” sau Thế chiến I. Ngoài việc tích lũy kinh nghiệm với tàu lượn, Reitsch còn là phi công đóng thế trong nhiều bộ phim. Continue reading “28/02/1944: Hanna Reitsch đề xuất thành lập đội bay cảm tử với Hitler”

Tại sao Ai Cập và Ethiopia tranh cãi về một con đập trên sông Nile?

Nguồn: Why is the Grand Ethiopian Renaissance Dam contentious?”, The Economist, 11/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các con đập có một số công dụng. Chúng tạo ra điện, trữ nước để tưới tiêu và ngăn lũ lụt. Chúng cũng có thể gây ra tranh chấp và những sự đau lòng — ví dụ như về thiệt hại đối với môi trường hoặc việc di dời những người dân bị mất nhà vì xây đập. Việc xây dựng một con đập trên sông Nile đã gây ra một cuộc tranh cãi giữa Ai Cập, Ethiopia và Sudan. Đập Grand Ethiopia Renaissance Dam (Đập Đại Phục hưng Ethiopia – GERD), trị giá 5 tỷ đô la, sẽ là dự án thủy điện lớn nhất châu Phi sau khi đi vào hoạt động đầy đủ vào cuối thập niên này. Nằm trên sông Nile Xanh ở phía bắc Ethiopia, tức phía thượng nguồn so với Ai Cập và Sudan, con đập sẽ sản xuất 6.000 megawatt điện, gấp đôi so với toàn bộ sản lượng điện hiện tại của Ethiopia. Mặc dù con đập có thể mang lại cho khu vực một sự thúc đẩy kinh tế lớn, các quan chức của ba nước đã không đạt được thỏa thuận về cách vận hành con đập. Và chính phủ Ai Cập thậm chí đã tính đến việc ném bom nó. Vào tháng Giêng, một vòng đàm phán trực tuyến khác đã thất bại. Vậy tại sao GERD lại gây tranh cãi như vậy? Continue reading “Tại sao Ai Cập và Ethiopia tranh cãi về một con đập trên sông Nile?”

27/02/1942: Tàu sân bay Langley của Mỹ bị đánh chìm

Nguồn: U.S. aircraft carrier Langley is sunk, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, tàu sân bay đầu tiên của Hải Quân Mỹ, Langley, đã bị đánh chìm bởi máy bay chiến đấu của Nhật Bản. Toàn bộ 32 máy bay trên Langley đều bị thiệt hại.

Tàu Langley được hạ thủy lần đầu tiên vào năm 1912, trở thành một tàu vận tải than của hải quân có tên gọi Jupiter. Sau Thế chiến I, tàu Jupiter được chuyển đổi thành tàu sân bay đầu tiên của Hải Quân và được đổi tên thành Langley, theo tên nhà tiên phong trong ngành hàng không Samuel Pierpont Langley. Đây cũng là con tàu đầu tiên của Hải Quân chạy bằng điện, có khả năng đạt tốc độ 15 hải lý/giờ. Ngày 17/10/1922, Trung úy Virgil C. Griffin đã lái chiếc máy bay đầu tiên, VE-7-SF, cất cánh từ boong của Langley. Dù trước đó đã từng có máy bay cất cánh từ tàu biển, nhưng đây vẫn là một khoảnh khắc lịch sử. Sau năm 1937, 40% đường băng nằm phía trước của Langley đã bị cắt bỏ, như một phần trong nỗ lực chuyển đổi sang tàu chuyên dụng cho thủy phi cơ, một căn cứ di động cho các phi đội máy bay ném bom tuần tra. Continue reading “27/02/1942: Tàu sân bay Langley của Mỹ bị đánh chìm”

Gene từ người Neanderthal liên quan đến khả năng chống Covid-19?

Nguồn: “DNA from Neanderthals affects vulnerability to covid-19”, Economist, 24/02/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Dựa theo những bằng chứng hiện có, các nhà cổ sinh vật học cho chúng ta biết người Neanderthal đã tuyệt chủng cách đây khoảng 40.000 năm. Nhưng họ không hoàn toàn biến mất khỏi Trái đất. Các phát hiện trong những thập niên qua dần làm sáng tỏ rằng người Neanderthal đã giao phối với tổ tiên của người hiện đại và sự kết hợp này đôi lúc cho ra đời những đứa con có thể sống sót được. Kết quả là gần một nửa bộ gene của người Neanderthal vẫn còn tồn tại, nằm rải rác với số lượng nhỏ trong DNA của hầu hết người hiện đại (ngoại trừ những người có tổ tiên chủ yếu từ Châu Phi vì người Neanderthal có vẻ chưa từng sinh sống ở khu vực này).

Những gene này có mối liên hệ với mọi thứ, từ đặc điểm rậm lông đến quá trình chuyển hóa chất béo. Nhiều gene có thể liên quan đến hệ miễn dịch và ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển các bệnh như Lupus, Crohn và tiểu đường. Hai bài nghiên cứu gần đây cho thấy Covid-19 cũng nằm trong số các bệnh này. Người ta tìm thấy hai đoạn DNA dài được thừa hưởng từ người Neanderthal, trong khi một đoạn dường như tạo ra khả năng chống lại căn bệnh thì đoạn còn lại khiến chúng ta dễ bị tổn thương hơn trước Covid-19. Continue reading “Gene từ người Neanderthal liên quan đến khả năng chống Covid-19?”

Thế giới hôm nay: 26/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn ĐộPakistan lần đầu tiên sau gần 20 năm đạt đồng thuận về một lệnh ngừng bắn. Các cuộc giao tranh quanh vùng biên giới — đặc biệt là dọc theo Ranh giới Kiểm soát, biên giới trên thực tế giữa các khu vực ở Kashmir do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát — đã xảy ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây. Hai nước hiện sẽ trở lại thỏa thuận ngừng bắn năm 2003.

Thêm một sếp nữa trong ngành dịch vụ tư vấn vừa mất việc. Hubert Barth mất chức giám đốc văn phòng EY ở Đức. Dưới sự lãnh đạo của ông, công ty kiểm toán này đã không phát hiện được sai sót trong các tài khoản của Wirecard, một công ty thanh toán. Một ngày trước đó, giám đốc điều hành McKinsey cũng phải thôi việc, trong bối cảnh hãng tư vấn bị cáo buộc có vai trò trong cuộc khủng hoảng opioid của Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/02/2021”

Thương mại tự do sẽ giúp Mỹ chiến thắng Trung Quốc?

Nguồn: Henry M. Paulson Jr., “How American Free Trade Can Outdo China”, WSJ, 22/2/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tuyên bố của tổng thống Biden rằng nước Mỹ đã trở lại và sẵn sàng tham gia vào các tiến trình ngoại giao là sự trở về với phong cách lãnh đạo đặc trưng của chúng ta suốt nhiều thế hệ. Đây cũng là tin vui cho những người tin rằng sự dẫn dắt của Hoa Kỳ là cần thiết đối với trật tự toàn cầu. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại lại không có tên trong danh sách các ưu tiên ngoại giao của tổng thống. Điều này cần suy nghĩ lại.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trong một cuộc cạnh tranh chiến lược sẽ định hình bối cảnh chính trị thế giới trong thế kỷ này. Tuy vậy trên một mặt trận quan trọng của cuộc cạnh tranh đó là lĩnh vực thương mại thì nước Mỹ lại đang mất dần đi lợi thế. Continue reading “Thương mại tự do sẽ giúp Mỹ chiến thắng Trung Quốc?”

25/02/1870: Nghị sĩ người Mỹ gốc Phi đầu tiên nhậm chức

Nguồn: First African American congressman sworn in, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, Hiram Rhodes Revels, một đảng viên Cộng hòa từ Natchez, Mississippi, đã tuyên thệ nhậm chức tại Thượng viện Mỹ, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên từng giữ ghế trong Quốc hội.

Trong thời kỳ Nội chiến, Revels, một mục sư có trình độ đại học, đã giúp thành lập các trung đoàn quân đội người Mỹ gốc Phi cho phe Liên minh miền Bắc, mở trường học cho những nô lệ được giải phóng, đồng thời cũng làm cha tuyên úy cho quân đội Liên minh. Được chuyển đến Mississippi, Revels đã tiếp tục ở lại vùng đất thuộc Hợp bang miền Nam cũ sau khi chiến tranh kết thúc, và tham gia vào nền chính trị miền Nam trong thời kỳ Tái thiết. Continue reading “25/02/1870: Nghị sĩ người Mỹ gốc Phi đầu tiên nhậm chức”

Thế giới hôm nay: 25/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden ra lệnh xem xét lại các chuỗi cung ứng quan trọng, bao gồm các chuỗi cung ứng chip máy tính, dược phẩm, và các chất liệu được dùng trong sản xuất ô tô và vũ khí. Ông Biden đặt mục tiêu giảm phụ thuộc của Mỹ vào các nước đối thủ và giảm sự dễ tổn thương của nước này trước thảm họa tự nhiên. Mỹ từng gặp phải tình trạng thiếu trang bị bảo hộ y tế ở giai đoạn đầu đại dịch covid-19, trong khi một số nhà sản xuất ô tô hiện đã phải tạm thời đóng cửa nhà máy vì thiếu chip.

Thượng viện Úc thông qua “luật truyền thông” quy định các khoản thanh toán từ các nền tảng truyền thông xã hội cho các nhà xuất bản. Tuần trước, Facebook đã chặn tin tức trên trang của họ ở Úc, vì cho rằng họ không cần phải trả tiền chỉ vì lưu trữ link. Luật sửa đổi này đề ra miễn trừ cho các công ty công nghệ có “đóng góp đáng kể” cho ngành công nghiệp tin tức. Facebook chấp nhận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/02/2021”

Việt Nam muốn gì từ Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Nguồn: Derek Grossman, “What Does Vietnam Want from the US in the South China Sea?”, The Diplomat, 04/01/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Mặc dù luôn tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, dường như Việt Nam đang mong muốn có quan hệ an ninh vững chắc hơn với Washington.

Khi chính quyền sắp tới của Tổng thống Biden xây dựng chính sách chiến lược ở khu vực Biển Đông, một đối tác quan trọng ở khu vực mà họ cần quan tâm đến đó là Việt Nam. Nhiều năm qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông vẫn duy trì ở mức cao, ảnh hưởng đến việc đánh bắt cá và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng biển đang tranh chấp này. Trong khi chính quyền mới của Biden có khả năng sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực trong quan hệ song phương, thì ở chiều ngược lại, việc Hà Nội đang thực sự muốn tìm kiếm điều gì từ Washington trong việc giúp ngăn chặn Trung Quốc một cách hiệu quả vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Việt Nam muốn gì từ Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?”

Bốn công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?

Nguồn:How do different vaccines work?”, The Economist, 09/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mặc dù phong tỏa có thể ngăn chặn coronavirus, nhưng tiêm chủng mang lại con đường bền vững hơn để thoát khỏi đại dịch. Hơn 60 loại vắc xin đang được phát triển hoặc đang được sử dụng để chống lại SARS-CoV-2. Tất cả những vắc-xin đang sử dụng đều có cùng một kết quả cuối cùng – đó là nâng cao khả năng của cơ thể trong việc chống lại sự tấn công của virus – nhưng cơ chế mà chúng sử dụng khác nhau đáng kể.

Khi cơ thể bị nhiễm một loại virus mà nó chưa từng gặp trước đây, hệ thống miễn dịch sẽ bắt đầu quá trình sản sinh ra các tế bào tấn công có khả năng tiêu diệt kẻ xâm nhập. Quá trình này cần cả thời gian và năng lượng, vì nó liên quan đến việc “thử – sai” đáng kể. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi trong nhiều ngày sau khi bị nhiễm virus mới. Nếu cơ thể chiến thắng, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ chiến lược thành công của nó, để các “trận chiến” trong tương lai mất ít thời gian hơn và các triệu chứng nhẹ hơn, hoặc thậm chí không tồn tại. Continue reading “Bốn công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 24/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cho biết sự phục hồi kinh tế của đất nước là “còn lâu mới hoàn thành”. Ông Powell nói với các thượng nghị sĩ rằng ngân hàng trung ương sẽ giữ lãi suất gần 0 và tiếp tục mua trái phiếu chính phủ. Nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi từ thời điểm nghiêm trọng nhất của đại dịch hồi năm ngoái, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao gần gấp đôi so với trước khi virus tấn công nước Mỹ.

Facebook sẽ tiếp tục hiển thị các bài báo ở Úc, sau khi đạt được một thỏa thuận với chính phủ nước này. Cách đây chưa đầy một tuần, gã khổng lồ truyền thông xã hội đã gây sốc cho người Úc khi chặn liên kết đến các trang báo từ newsfeed và bài đăng của họ. Họ làm vậy để phản đối một đạo luật buộc các công ty công nghệ phải trả tiền cho các nhà xuất bản khi nội dung của họ xuất hiện trên Facebook. Facebook cam kết mơ hồ sẽ “hỗ trợ” báo chí Úc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/02/2021”

Khó khăn của Trung Quốc trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn

Nguồn: Yvette To, “China chases semiconductor self-sufficiency”, East Asia Forum, 22/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ưu tiên trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021–25) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là tăng cường sự tự chủ của Trung Quốc trong sản xuất chip bán dẫn. Điều này là nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ hạn chế cung cấp chip chứa công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc. Chiến tranh thương mại là một lời nhắc nhở đối với giới lãnh đạo Trung Quốc rằng nước này không thể phụ thuộc vào nhập khẩu nữa mà phải phát triển công nghệ cốt lõi trong nước và theo đuổi các bước nhảy vọt về công nghệ, đặc biệt là trong các ngành thiết yếu như thiết bị bán dẫn.

Nhu cầu của Trung Quốc đối với các công nghệ hiện đại và mới nổi đang gia tăng. Nhập khẩu chip bán dẫn đã tăng lên hơn 300 tỷ đô la Mỹ trong năm 2019 và là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của nước này. Trung Quốc chỉ cung cấp 30% chip trong nước. Continue reading “Khó khăn của Trung Quốc trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn”

23/02/1958: Nhà vô địch Formula One bị bắt cóc tại Cuba

Nguồn: Formula One champ kidnapped, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, tay đua năm lần vô địch Formula One, Juan Manuel Fangio của Argentina, bị bắt cóc tại Cuba bởi một nhóm phiến quân của Fidel Castro.

Fangio bị bắt khỏi khách sạn tại Havana nơi ông đang ở, chỉ một ngày trước Cuba Grand Prix, một sự kiện nhằm giới thiệu đảo quốc này. Ông được thả ra mà không hề hấn gì vài giờ sau cuộc đua. Vụ bắt cóc là nhằm hạ nhục Tổng thống Cuba, Fulgencio Batista, trên trường quốc tế. Chính phủ của Batista sẽ bị lực lượng của Castro lật đổ vào ngày 01/01/1959. Continue reading “23/02/1958: Nhà vô địch Formula One bị bắt cóc tại Cuba”

Thế giới hôm nay: 23/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đại sứ Ý tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã chết trong bệnh viện sau vụ tấn công vào một đoàn xe của Liên Hợp Quốc ở miền đông nước này. Vụ phục kích, trong đó hai người khác cũng thiệt mạng, được cho là một âm mưu bắt cóc có chủ đích. Có tới hàng chục nhóm vũ trang hoạt động ở miền đông Congo kể từ khi nội chiến kết thúc vào năm 2003.

Chính phủ Anh đề ra kế hoạch nới lỏng phong tỏa của đất nước. Trường học mở cửa lại từ tháng tới. Các cửa hàng, tiệm làm tóc, phòng tập thể dục và dịch vụ nhà hàng khách sạn ngoài trời sẽ nối bước vào tháng 4, nếu tỷ lệ lây nhiễm và dữ liệu vắc-xin ủng hộ. Một nghiên cứu ở Scotland cho thấy số ca nhập viện giảm 85% trong 4 tuần sau liều vắc-xin Pfizer đầu tiên và 94% sau mũi Oxford-AstraZeneca. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/02/2021”

Việt Nam tăng cường phòng thủ trước Trung Quốc ở Trường Sa

Nguồn: South China Sea: Vietnam builds up defences against Beijing in Spratly Islands, report says”, SCMP, 22/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Báo cáo của một tổ chức nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Washington cho biết Việt Nam đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở quần đảo Trường Sa trong hai năm qua để “đảm bảo có thể giáng đòn vào các cơ sở của Trung Quốc” tại quần đảo tranh chấp này.

Các hệ thống phòng thủ bờ biển và phòng không đã được lắp đặt trên hầu hết các căn cứ của Việt Nam ở Trường Sa, với những nâng cấp đáng kể nhất được thực hiện tại Đá Tây (West Reef) và Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), theo báo cáo của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS). Continue reading “Việt Nam tăng cường phòng thủ trước Trung Quốc ở Trường Sa”

Thiên Nhãn: Giải mã một biểu tượng bí ẩn

Tác giả: Matthew Wilson

‘Thiên Nhãn’ (Eye of Providence) – hình ảnh con mắt độc nhất nằm trong hình tam giác – là một trong những biểu tượng như thế, được gắn không chỉ với hội Tam Điểm (Freemasonry) mà cả với hội Khai Sáng (Illuminati), một hội kín gồm những cá nhân ưu tú được cho là đang tìm cách kiểm soát các vấn đề toàn cầu.

Biểu tượng Thiên nhãn có sức hút lớn đối với các tín đồ thuyết âm mưu, bởi nó ẩn mình ở khắp nơi: không chỉ xuất hiện tại vô số nhà thờ và các toà nhà có liên quan đến hội Tam Điểm trên khắp thế giới, mà nó còn được in trên mặt sau của tờ Một đô la của Mỹ cũng như đã từng là biểu tượng trên Đại Ấn của Hoa Kỳ (The Great Seal of the United States). Continue reading “Thiên Nhãn: Giải mã một biểu tượng bí ẩn”

Thế giới hôm nay: 22/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng chục nghìn người đã xuống đường ở Naypyidaw, thủ đô Myanmar, để dự tang lễ của một người biểu tình bị cảnh sát bắn chết, và để phản đối bạo lực đối với dân thường. Quân đội đã không thể ngăn chặn được biểu tình quy mô lớn và tình trạng bất ổn dân sự kể từ sau cuộc đảo chính quân sự và vụ bắt giữ bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo dân cử của Myanmar, vào hôm 1 tháng 2.

Israel nới lỏng phong tỏa, sau khi đã tiêm được ít nhất một liều covid-19 cho gần một nửa dân số đất nước. Các cửa hàng, thư viện và bảo tàng đã mở cửa trở lại, nhưng mọi người vẫn phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Chỉ những người có “hộ chiếu xanh” – chủ yếu là những người đã tiêm hai mũi – mới có thể đến các phòng tập thể dục, khách sạn và giáo đường Do Thái. Hôm nay, chính phủ Anh cũng ​​sẽ đưa ra kế hoạch nới lỏng phong tỏa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/02/2021”

Trung Quốc có đáng sợ không?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc trỗi dậy là sự kiện quan trọng nhất thế giới kể từ cuối thế kỷ 20 và sự kiện đó đang khiến người ta e sợ hoặc ít nhất là e ngại. Tờ Washington Post ngày 14/9/2011 viết: Điều chúng ta thực sự cần lo sợ là Trung Quốc.

Lịch sử loài người cho thấy khi một cường quốc toàn cầu ra đời thì tình hình thế giới sẽ khác trước, vì cường quốc đó sẽ đòi hỏi thay đổi trật tự quốc tế hiện hành về phía có lợi cho mình. Khi ấy, các nước lớn và các láng giềng của tân cường quốc cần có cách ứng xử khéo léo để tránh xảy ra xung đột quân sự. Hai cuộc Thế chiến đã qua là minh chứng không ai quên được.

Từ ngày trở thành siêu cường, nước Mỹ nhạy cảm hơn hết với bất kỳ cường quốc nào mới xuất hiện và luôn tìm cách “cân bằng” quyền lực của tân cường quốc đó. Sách “Giấc mơ Trung Quốc” của Lưu Minh Phúc cho biết: ngay từ năm 1942, Mỹ đã chủ trương cân bằng [kiềm chế] quyền lực của Trung Hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo, dù Tưởng thân Mỹ. Continue reading “Trung Quốc có đáng sợ không?”

21/02/1918: Quân Đồng minh Hiệp ước đánh chiếm Jericho

Nguồn: Allied troops capture Jericho, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1918, lực lượng Đồng minh Hiệp ước gồm lục quân Anh và kỵ binh Úc đã chiếm được thành phố Jericho ở Palestine sau trận chiến kéo dài ba ngày với quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Được chỉ huy bởi Tướng Anh Edmund Allenby, quân Hiệp ước bắt đầu cuộc tấn công vào thứ Ba, ngày 19/02, ở ngoại ô Jerusalem. Mặc dù chiến đấu với điều kiện thời tiết bất lợi và phải đối đầu với kẻ thù là người Thổ đầy quyết tâm, họ vẫn có thể di chuyển gần 20 dặm về phía Jericho chỉ trong vòng ba ngày. Continue reading “21/02/1918: Quân Đồng minh Hiệp ước đánh chiếm Jericho”