23/08/1926: Ngôi sao phim câm Rudolph Valentino qua đời

Nguồn: Valentino dies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1926, cái chết của ngôi sao phim câm Rudolph Valentino ở tuổi 31 đã khiến người hâm mộ của ông vô cùng thương tiếc. Trong sự nghiệp điện ảnh ngắn ngủi của mình, nam diễn viên gốc Ý đã tạo dựng được danh tiếng là nguyên mẫu người tình màn ảnh. Sau khi tin tức về việc ông qua đời vì một khối u bị vỡ được công bố, hàng chục vụ tìm cách tự tử đã được báo cáo, và nữ diễn viên Pola Negri – người tình gần nhất của Valentino – được cho là không thể nguôi ngoai. Hàng chục ngàn người đã bày tỏ lòng tôn kính của mình trước quan tài mở của ông ở thành phố New York, và 100.000 người than khóc đã xếp hàng trên đường phố bên ngoài nhà thờ nơi tổ chức tang lễ. Thi thể của Valentino sau đó được chở bằng tàu hỏa đến Hollywood, nơi ông được an táng sau một đám tang khác. Continue reading “23/08/1926: Ngôi sao phim câm Rudolph Valentino qua đời”

Thế giới hôm nay: 23/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với Thủ tướng Anh Boris Johnson rằng không có đủ thời gian chỉ trong vòng 1 tháng tới để đàm phán một thỏa thuận Brexit hoàn toàn mới với Liên minh châu Âu. Ông Johnson muốn điều khoản về biên giới cứng với Bắc Ireland được bãi bỏ hoàn toàn; Ông Macron gọi đó là điều kiện không thể thiếu nếu EU muốn duy trì tính toàn vẹn của thị trường chung.

Sách trắng quốc phòng sắp công bố của chính phủ Nhật Bản sẽ cho biết rằng Triều Tiên đang chế tạo đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào tên lửa đạn đạo, theo tờ Yomiuri Shimbun. Các cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc đã nghi ngờ Triều Tiên đang phát triển năng lực này; việc Nhật công bố công khai như vậy có thể là một biện pháp nhằm thể hiện sự giận dữ của họ đối với việc các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa rơi vào bế tắc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/08/2019”

Có phải Tập Cận Bình châm ngòi chống đối?

Giới thiệu: Trần Quang

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh mới của quốc gia để thách thức trật tự do phương Tây lãnh đạo – hành động gây tranh cãi trong nước và tiềm ẩn nguy cơ chống đối trên toàn thế giới.

Khi quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây xấu đi sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đường lối dẫn dắt tiến trình phát triển của Bắc Kinh trong nhiều thập kỉ. Ông đã đưa ra quan điểm “giấu mình chờ thời, giỏi về phòng thủ, quyết không đi đầu”. Khi Đặng Tiểu Bình và những người kế nhiệm đưa Trung Quốc vươn ra thế giới và tránh xung đột quốc tế, họ đã tạo ra phép màu kinh tế giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói. Continue reading “Có phải Tập Cận Bình châm ngòi chống đối?”

22/08/1922: Michael Collins bị ám sát

Nguồn: Michael Collins assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1922, nhà cách mạng người Ireland và chính trị gia đảng Sinn Fein, Michael Collins, đã bị sát hại trong một cuộc phục kích ở phía tây Hạt Cork, Ireland.

Đầu thế kỷ 20, Collins gia nhập Sinn Fein, một đảng chính trị chủ trương giành độc lập cho toàn bộ Ireland. Từ khi thành lập, đảng này đã trở thành cánh chính trị không chính thức của phiến quân Ireland trong cuộc đấu tranh nhằm loại bỏ sự cai trị của Anh. Continue reading “22/08/1922: Michael Collins bị ám sát”

Thế giới hôm nay: 22/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN 

Các biên bản làm việc được công bố hôm nay cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bị chia rẽ quanh việc có nên cắt giảm lãi suất vào cuối tháng 7 vừa qua hay không, và nếu có thì bao nhiêu. Việc Fed rốt cuộc giảm lãi suất 0,25% là lần đầu tiên Mỹ làm như vậy trong hơn một thập niên qua. Một số người tham gia cuộc họp muốn mức giảm lớn hơn nữa, với lý do lo ngại về lạm phát thấp và sự bất định gây ra bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Tổng thống Donald Trump đã hủy chuyến đi gặp Mette Frederiksen, thủ tướng Đan Mạch, vì bà từ chối thương lượng bán Greenland cho Mỹ. Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới, là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch. Đây là nơi có một căn cứ quân sự của Mỹ và các nguồn khoáng sản vẫn chưa được khai thác. Ông Trump đã đề xuất “thỏa thuận bất động sản lớn” này vào tuần trước; trong khi bà Frederiksen gọi ý tưởng ấy là kỳ khôi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/08/2019”

Tại sao Trump có thể tái đắc cử?

Nguồn: Yascha Mounk, “Trump Could Win Again”, The Atlantic, 20/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có nhiều lý do Tổng thống Donald Trump có thể thất cử vào năm 2020. Ông vô cùng không được ưa thích. Hầu hết người Mỹ ghê tởm sự cố chấp thiếu khoan dung của ông. Chính quyền của ông đã đầy các vụ bê bối đủ kiểu. Ông không thực hiện được nhiều lời hứa to tát của mình. Nước Mỹ có thể đang trượt vào suy thoái.

Đặt tất cả những thứ này lại với nhau, sẽ thật dễ dàng để tưởng tượng rằng Đảng Dân chủ đang cưỡi một cơn sóng lớn màu xanh vào Nhà Trắng trong năm tới. Nhưng tôi sợ rằng khả năng cao hơn là Trump có thể sẽ tuyên bố chiến thắng vào ngày 3 tháng 11 năm 2020. Continue reading “Tại sao Trump có thể tái đắc cử?”

21/08/1959: Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ

Nguồn: Hawaii becomes 50th state, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1959, nước Mỹ hiện đại tiếp nhận được ngôi sao cuối cùng của mình khi Tổng thống Dwight D. Eisenhower ký tuyên bố công nhận việc Hawaii gia nhập vào Liên bang với tư cách là tiểu bang thứ 50. Tổng thống cũng ban lệnh tạo ra một lá cờ Mỹ gồm 50 ngôi sao được sắp xếp thành các hàng so le: năm hàng sáu sao và bốn hàng năm sao. Lá cờ mới này chính thức trở thành quốc kỳ nước Mỹ vào ngày 04 tháng 07 năm 1960.

Những người định cư đầu tiên được biết đến của Quần đảo Hawaii là những người Polynesia đến đây vào thế kỷ thứ tám. Vào đầu thế kỷ 18, các thương nhân người Mỹ đã đến Hawaii để khai thác nguồn tài nguyên gỗ đàn hương của quần đảo này, vốn rất có giá trị ở Trung Quốc vào thời điểm đó. Continue reading “21/08/1959: Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ”

Thế giới hôm nay: 21/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: NCQT

TIN VẮN

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã từ chức. Ông Conte chỉ trích Matteo Salvini, lãnh đạo Liên minh phương Bắc cực hữu, vốn là thành viên liên minh cầm quyền nhưng đã đề xuất một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại ông Conte và kêu gọi tiến hành bầu cử mới. Tỉ lệ ủng hộ Liên đoàn phương Bắc hiện đang tăng mạnh trong các cuộc thăm dò. Bầu cử có thể được tổ chức nếu một chính phủ liên minh mới không thể được thành lập.

BHP, một công ty Anh-Úc và là một trong những công ty khai thác mỏ lớn nhất thế giới, đã tuyên bố lợi nhuận hàng năm tăng gấp đôi lên 8,3 tỷ đô la trong năm qua. Giá hàng hóa cơ bản cao hơn đã giúp tăng lợi nhuận, đặc biệt là quặng sắt, có giá tăng gần 50% trong năm qua. Một đóng góp lớn khác cho lợi nhuận là thiệt hại thấp hơn dự kiến ​​từ vụ vỡ đập năm 2015. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/08/2019”

Nhìn lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản 30 năm trước

Nguồn: Carl Bildt, “Remembering the Miracle of 1989”, Project Syndicate, 19/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng này đánh dấu 30 năm kể từ khi châu Âu – và nền văn minh nhân loại nói chung – bắt đầu trải qua một sự biến đổi kỳ diệu mà hiện đã được khắc sâu trong ký ức của thế giới. Vào mùa hè năm 1989, Liên Xô đã lâm vào cảnh hấp hối. Câu hỏi duy nhất là liệu chủ nghĩa cộng sản sẽ tan rã một cách hòa bình hay trong cảnh bạo lực và tàn phá.

Ở Liên Xô, chính sách glasnost (công khai hóa) và perestroika (cải tổ) của Mikhail Gorbachev đã mở toang một loạt thay đổi, nhưng Gorbachev dường như vẫn tin rằng hệ thống cộng sản có thể được cứu vãn nhờ cải cách. Trong khi đó, ở ngoại vi của đế chế Xô-viết, nhiều người lo ngại rằng sự sụp đổ tiềm tàng của hệ thống sẽ đưa xe tăng của Hồng Quân trở lại đường phố và các quảng trường thành phố. Ký ức về các cuộc đàn áp của Liên Xô tại Berlin năm 1953, Budapest năm 1956 và Prague năm 1968 vẫn còn sống động, cũng như sự đàn áp khốc liệt đối với các quốc gia vùng Baltic trong thời gian sắp sửa diễn ra Thế chiến II. Continue reading “Nhìn lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản 30 năm trước”

20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico

Nguồn: Trotsky assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhà cách mạng lưu vong người Nga, Leon Trotsky, đã bị thương nặng sau khi một sát thủ tấn công ông bằng rìu phá băng tại khu nhà bên ngoài Thành phố Mexico. Sát thủ tên là Ramón Mercader, là một người cộng sản Tây Ban Nha và có lẽ cũng là đặc vụ của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Trotsky chết vì vết thương vào ngày hôm sau.

Sinh năm 1879 ở Ukraine, với cha mẹ là người Nga gốc Do Thái, khi còn là một thiếu niên, Trotsky đã sớm ủng hộ chủ nghĩa Marx, và sau này quyết định rời khỏi Đại học Odessa để tham gia tổ chức ngầm Liên đoàn Công nhân miền Nam nước Nga (South Russian Workers’ Union). Năm 1898, ông bị bắt vì các hoạt động cách mạng và bị giam trong tù. Năm 1900, ông bị đày đến Siberia. Continue reading “20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico”

Thế giới hôm nay: 20/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) cho biết quốc gia này có thể đang đi vào suy thoái. Nền kinh tế đã suy giảm 0,1% trong quý II và Bundesbank cho biết họ không thấy có dấu hiệu phục hồi kể từ đó. Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và sự sụt giảm nhu cầu ô tô.

Trong tháng 7, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm tháng thứ tám liên tiếp. Đến tháng 8, chỉ số Reuters Tankan về niềm tin kinh doanh của các công ty sản xuất lần đầu tiên xuống mức âm kể từ tháng 4 năm 2013. Dữ liệu mới làm gia tăng lo ngại rằng nền kinh tế Nhật Bản có thể rơi vào suy thoái khi thương mại toàn cầu chậm lại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/08/2019”

Chính sách bình định qua nòng súng của Mỹ tại Nam Việt Nam

Nguồn: Robert J. Thompson, “Pacification, Through the Barrel of a Gun”, The New York Times, 10/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

11.000 lính thiệt mạng nhưng không có thành tựu lớn nào, khi nhìn lại, 1967 thật ra là một năm chẳng mấy tốt đẹp cho người Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nhưng vào lúc ấy, người ta vẫn còn rất lạc quan. Các chiến dịch tấn công của Mỹ trong suốt năm 1966 đã ngăn chặn bước tiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam (mà phía Mỹ gọi là Việt Cộng). Những bước tiến đó, kết hợp với những nỗ lực “bình định” thường dân, dường như là con đường dẫn đến chiến thắng – nếu không phải vào năm 1967, thì cũng là ngay sau đó.

Nỗ lực bình định của Mỹ bao gồm một loạt các chiến lược khác nhau để loại bỏ ảnh hưởng của Cộng sản khỏi nông thôn Nam Việt Nam. Và trên một phuong diện nào đó, đây chính là trung tâm thực sự trong những nỗ lực của Mỹ ở nơi này: Dù cái mà chúng ta nhớ nhất về cuộc chiến này là các trận đánh, nhưng những trận đánh ấy thường là để mở đường cho các đội bình định thực hiện công việc của họ. Continue reading “Chính sách bình định qua nòng súng của Mỹ tại Nam Việt Nam”

19/08/1919: Wilson vận động Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước Versailles

Nguồn: President Wilson appears before the Senate Foreign Relations Committee, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1919, trong một động thái khác với thông lệ, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã xuất hiện trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để tranh luận nhằm ủng hộ việc phê chuẩn Hiệp ước Versailles, hòa ước chấm dứt Thế chiến I.

Trước đó, vào ngày 08 tháng 07, Wilson đã trở về từ Paris, Pháp, nơi các điều khoản của hiệp ước đã được thảo luận trong sáu tháng đầy căng thẳng. Hai ngày sau, ông đến trước Thượng viện Hoa Kỳ để trình bày Hiệp ước Versailles, bao gồm cả hiệp ước về Hội Quốc Liên (League of Nations), tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tế mà Wilson đã hình dung trong bài phát biểu nổi tiếng “Mười Bốn Điểm” (Four Fourteen Points) của ông năm 1918 và đã đấu tranh rất kiên quyết ủng hộ nó ở Paris. “Liệu các ngài có dám từ chối nó?”, ông hỏi các thượng nghị sĩ, “và làm tan nát trái tim của cả thế giới không?” Continue reading “19/08/1919: Wilson vận động Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước Versailles”

Thế giới hôm nay: 19/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Sau nhiều tuần bạo lực, các cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ mới nhất ở Hồng Kông dường như đã diễn ra một cách hòa bình. Hàng trăm ngàn người đã tập trung tại Công viên Victoria sau khi bị cảnh sát từ chối cho phép diễu hành qua trung tâm thành phố. Cuối tuần trước, người biểu tình đã chiếm sân bay thành phố. Luận điệu từ chính phủ Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn.

Các tài liệu chính phủ bị rò rỉ về tác động tiềm tàng của Brexit không có thỏa thuận cho thấy người Anh có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men, cũng như tình trạng chậm trễ nghiêm trọng tại các cảng biển. Thủ tướng Boris Johnson nói rằng Anh không có gì phải sợ khi rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận. Bộ trưởng phụ trách các công tác chuẩn bị hậu Brexit cho biết các tài liệu này đã nêu bật “kịch bản trong trường hợp xấu nhất”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/08/2019”

Triển vọng khai thác chung Trung Quốc – Philippines trên Biển Đông

Tác giả: Hoàng Việt

Giới thiệu

Truyền thông thế giới cho biết, trong chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines gần đây, hai bên đã ký kết 29 thỏa thuận, trong đó có một bản ghi nhớ (MOU) về khai thác chung trên khu vực biển Đông.[1] Biển Đông vốn là khu vực có nhiều tranh chấp phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Chính vì vậy, khai thác chung luôn là vấn đề mà nhiều quốc gia trong khu vực cùng quan tâm, vì có thể dẫn tới những thay đổi nhất định trên khu vực biển Đông.

Bài báo này nhằm giới thiệu những vấn đề pháp lý về khai thác chung và thông qua các quy định của luật pháp liên quan, nhằm tìm kiếm những đánh giá về triển vọng khai thác chung giữa Trung Quốc – Philippines trong thời gian sắp tới. Continue reading “Triển vọng khai thác chung Trung Quốc – Philippines trên Biển Đông”

18/08/1931: Lụt sông Dương Tử giết chết 3,7 triệu người

Nguồn: Yangtze River peaks in China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1931, nước sông Dương Tử ở Trung Quốc đã dâng cao đến đỉnh trong trận lụt khủng khiếp đã giết chết 3,7 triệu người, trực tiếp và gián tiếp, trong vài tháng sau đó. Đây có lẽ là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất của thế kỷ 20.

Sông Dương Tử chảy qua miền nam Trung Quốc, một trong những khu vực đông dân nhất trên Trái Đất. Người dân ở khu vực này, hầu hết sống trong nghèo khó, phụ thuộc vào con sông để lấy nước sinh hoạt và làm nông. Vào tháng 04, lưu vực sông đã bắt đầu nhận được lượng mưa trên mức trung bình. Khi những cơn mưa xối xả xuất hiện vào tháng 07, thảm họa đã đến. Nước từ sông Dương Tử tràn ngập khắp một khu vực rộng 500 dặm vuông. Nước dâng cao đã buộc 500.000 người phải rời khỏi nhà vào đầu tháng 8. Continue reading “18/08/1931: Lụt sông Dương Tử giết chết 3,7 triệu người”

Thỏa thuận hạt nhân gây căng thẳng giữa Iran và Mỹ

Nguồn: The nuclear deal fuelling tensions between Iran and America, The Economist, 23/07/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Tổng thống Barack Obama gọi đó là “thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân chặt chẽ nhất từng được đàm phán”. Tổng thống Donald Trump đã chế giễu nó là “một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất từ ​​trước tới nay”. Giờ đây, Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) – tên gọi rắc rối được đặt cho thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia được ký giữa Iran và sáu cường quốc thế giới năm 2015 – đang gặp phải khó khăn trong việc duy trì sự tồn tại của mình. Ông Trump đã giáng một đòn chí mạng vào thỏa thuận này vào năm ngoái bằng cách rút Mỹ ra khỏi hiệp định. Và Iran đã gây ra thêm nhiều rạn nứt hơn vào tháng 7 năm nay bằng cách vi phạm một số giới hạn đã thỏa thuận, về quy mô dự trữ uranium độ giàu thấp và về nồng độ vật liệu phân hạch. Khi căng thẳng gia tăng ở vùng Vịnh, Mỹ và Iran dường như cũng đang trong quá tiến tới xung đột với nhau. Vậy, chính xác JCPOA là gì? Continue reading “Thỏa thuận hạt nhân gây căng thẳng giữa Iran và Mỹ”

17/08/1962: Lính Đông Đức bắn người cố vượt Bức tường Berlin

Nguồn: East Germans kill man trying to cross Berlin Wall, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, lính canh Đông Đức đã bắn hạ một thanh niên đang cố gắng trốn thoát qua Bức tường Berlin vào Tây Berlin và để mặc anh ta chảy máu đến chết. Sự kiện trở thành một trong những biến cố tồi tệ nhất xảy ra tại một trong những biểu tượng xấu nhất của Chiến tranh Lạnh.

Sự kiện năm 1962 xảy ra gần một năm sau ngày Bức tường Berlin được xây dựng. Tháng 08/1961, chính quyền Đông Berlin bắt đầu dựng hàng rào thép gai tại ranh giới giữa Đông và Tây Berlin. Chỉ trong vài ngày, một bức tường bê tông đã được xây dựng, hoàn chỉnh với các tháp canh. Trong những tháng tiếp theo, rất nhiều thép gai, súng máy, đèn rọi, đồn bảo vệ, chó, mìn và hàng rào bê tông đã được dựng lên, ngăn cách hoàn toàn hai nửa thành phố. Các quan chức Mỹ lên án hành động của phía cộng sản, nhưng chẳng làm gì để ngăn chặn việc xây dựng bức tường. Continue reading “17/08/1962: Lính Đông Đức bắn người cố vượt Bức tường Berlin”

Thế giới hôm nay: 17/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN HÔM QUA

Cảnh sát chống bạo động Zimbabwe hôm qua đã tấn công và bắn hơi cay người biểu tình, vài giờ sau khi một tòa án bác bỏ nỗ lực của các nhóm đối lập nhằm đảo ngược lệnh cấm đối với một cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch nhằm phản đối cách chính phủ xử lý nền kinh tế đang trên đà sụp đổ. Mặc dù việc thay thế chức vụ tổng thống của ông Robert Mugabe là nhằm thúc đẩy tăng trưởng, song khoảng 5 triệu người dân Zimbabwe vẫn còn ở trong tình trạng cần viện trợ lương thực.

Theo quân đội Hàn Quốc, Triều Tiên đã bắn ít nhất hai tên lửa tầm ngắn vào Biển Nhật Bản. Các vụ phóng được tiến hành ngay sau khi Triều Tiên mô tả tổng thống Hàn Quốc là “trơ tráo” và thề rằng các cuộc đàm phán liên Triều đã kết thúc. Các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa trên thực tế đã bị đình trệ mặc cho lời hứa sẽ hồi sinh chúng của các nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên hồi tháng 6. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/08/2019”

16/08/1896: Phát hiện vàng ở Yukon, Canada

Nguồn: Gold discovered in the Yukon, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1896, trong khi câu cá hồi gần sông Klondike thuộc Lãnh thổ Yukon của Canada, George Carmack được cho là đã phát hiện ra quặng vàng trên một đáy sông nhỏ. Phát hiện may mắn của ông đã gây ra cơn sốt vàng lớn cuối cùng ở miền Tây nước Mỹ.

Hy vọng kiếm được tiền từ các vụ phát hiện vàng được đồn thổi ở Alaska, Carmack đã đi tới khu vực này từ California vào năm 1881. Sau khi không tìm được gì, ông đi về phía bắc tới vùng Lãnh thổ Yukon biệt lập, ngay bên kia biên giới Canada. Vào năm 1896, một nhà thám hiểm khác, Robert Henderson, đã nói với Carmack về việc tìm thấy vàng ở một nhánh của sông Klondike. Carmack đi tới khu vực này với hai người bạn đồng hành là người Mỹ bản địa, được biết đến với tên gọi Skookum Jim và Tagish Charlie. Continue reading “16/08/1896: Phát hiện vàng ở Yukon, Canada”