Dẫn độ là gì?

Nguồn: What is extradition?”, The Economist, 04/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Joaquín Guzmán Loera là một trùm ma túy người Mexico được biết đến với biệt danh El Chapo (Gã Lùn), người từng cầm đầu băng đảng tội phạm Sinaloa dẫn đến cái chết của hàng ngàn người ở quê nhà. Khi chính quyền Mexico bắt được Loera lần thứ ba vào năm 2016, sau khi anh ta đã vượt ngục hai lần trước đó, họ đã dẫn độ anh ta đến Hoa Kỳ. Kẻ được chính quyền Mỹ gọi là “tên buôn lậu ma túy khét tiếng nhất thế giới” đang bị xét xử tại một tòa án ở New York với các cáo buộc liên quan đến điều hành một tập đoàn tội phạm và có thể sống cả đời trong nhà tù Mỹ nếu bị kết án. Vậy dẫn độ là gì? Continue reading “Dẫn độ là gì?”

04/02/1915: Đức tuyên bố vùng chiến sự quanh Quần đảo Anh

Nguồn: Germany declares war zone around British Isles, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, hai năm trước khi chính sách hải quân hiếu chiến của Đức đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến chống lại họ, Hoàng đế Đức Wilhelm đã tuyên bố một bước đi quan trọng dẫn tới điều này bằng cách tuyên bố Biển Bắc là một vùng chiến sự, theo đó tất cả các tàu buôn, kể cả những tàu từ các nước trung lập, đều có khả năng bị đánh chìm mà không cần cảnh báo trước.

Đức mở rộng ranh giới của cuộc hải chiến nhằm trả đũa quân Đồng minh và Anh vì đã áp đặt lệnh phong tỏa đối với Đức ở Biển Bắc, một phần quan trọng trong chiến lược chiến tranh của Anh nhằm bóp nghẹt kẻ thù về kinh tế. Theo tính toán chính thức của Anh, tính đến thời điểm kết thúc Thế chiến I, cuộc phong tỏa đã cướp đi khoảng 770.000 sinh mạng của người Đức. Continue reading “04/02/1915: Đức tuyên bố vùng chiến sự quanh Quần đảo Anh”

Thế yếu của Huawei và Trung Quốc trước cáo buộc của Mỹ

Nguồn:Huawei and China, Facing U.S. Charges, Have Few Ways to Retaliate”, The New York Times, 29/01/2019.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi bà Mạnh Vãn Châu [Meng Wanzhou], Giám đốc Tài chính của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, bị bắt giữ tại Canada cách đây gần hai tháng, các quan chức Trung Quốc không ngừng lên án hành động đó là “bất hợp pháp” và “tùy tiện”, là một áp-phe chính trị khoác áo tư pháp.

Giờ đây, khi phía Mỹ đã đưa ra lời buộc tội chi tiết hơn về bà Mạnh thì cả Huawei lẫn Chính phủ Trung Quốc đều khó có thể phản ứng hoặc trả đũa. Continue reading “Thế yếu của Huawei và Trung Quốc trước cáo buộc của Mỹ”

03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp

Nguồn: Diem institutes limited agrarian reforms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, sau nhiều tháng bị các cố vấn Hoa Kỳ thúc giục, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã giới thiệu biện pháp đầu tiên trong loạt các biện pháp cải cách nông nghiệp của mình – một nghị định điều chỉnh mức địa tô nông nghiệp.

Các quan chức Mỹ ban đầu đã mạnh mẽ thúc giục Diệm thực hiện cải cách để giành được sự ủng hộ của toàn dân, nhưng sau đó lại phê phán rằng chương trình cải cách ruộng đất của ông bắt đầu quá muộn, tiến triển quá chậm và chưa bao giờ đạt được mục tiêu cần thiết. Những gì nông dân miền Nam Việt Nam mong muốn là tái phân phối đất từ tay địa chủ về cho những người nông dân thực sự làm ruộng, nhưng chương trình trả lại đất canh tác của Diệm chỉ được thực hiện một cách nửa vời và không đáp ứng được nhu cầu ruộng đất ngày càng tăng của nông dân miền Nam. Continue reading “03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp”

02/02/1971: Idi Amin lên nắm quyền ở Uganda

Nguồn: Idi Amin takes power in Uganda, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, một tuần sau khi lật đổ chế độ của Milton Obote, Thiếu tướng Idi Amin tự xưng Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Uganda. Amin, người đứng đầu quân đội và không quân Uganda từ năm 1966, lên nắm quyền khi Obote chạy khỏi đất nước.

Sau khi lên nắm quyền, Amin sớm thể hiện là một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và là một tên bạo chúa. Năm 1972, ông đã tiến hành một chương trình diệt chủng để thanh trừng tộc người Lango và Acholi của Uganda. Cuối năm đó, ông ra lệnh buộc tất cả các nhóm người gốc Á rời khỏi đất nước, khoảng 60.000 người Ấn Độ và Pakistan đã chạy trốn, đẩy kinh tế Uganda đến bờ vực sụp đổ. Continue reading “02/02/1971: Idi Amin lên nắm quyền ở Uganda”

Liệu Trung Quốc có thống trị thế kỷ 21?

Tác giả: Lê Thu Hà

Will China Dominate the 21st Century? Tác giả: Jonathan Fenby. Cambridge, UK: Polity Press, 2014. Bìa mềm: 141 trang.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đã trở thành một hiện tượng không mới mẻ trong đời sống quan hệ quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, mức độ và phạm vi của sự trỗi dậy này, cụ thể là vị trí mà Trung Quốc có tham vọng và đủ khả năng chiếm lĩnh trong trật tự thế giới thời gian tới vẫn còn là một vấn đề đang được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trên toàn thế giới quan tâm và tranh luận. Jonathan Fenby, trong cuốn sách “Liệu Trung Quốc có chiếm lĩnh thế kỷ 21” (Will China Donminate the 21st Century) gồm 5 chương, 141 trang (xuất bản năm 2014 và tái bản năm 2017 bởi nhà xuất bản Polity Press, Anh), đã tiến hành phân tích một cách toàn diện các khía cạnh trong quá trình phát triển của Trung Quốc từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…, cho đến tư tưởng, ý thức hệ, để đưa ra kết luận, mặc dù Trung Quốc đang sở hữu nhiều lợi thế vượt trội song vẫn tiềm tàng nhiều yếu tố khiến việc trở thành cường quốc hàng đầu, thống lĩnh thế giới trong thế kỷ 21 vẫn là một tham vọng chưa thể đạt tới của cường quốc hơn 1 tỷ dân này. Continue reading “Liệu Trung Quốc có thống trị thế kỷ 21?”

01/02/1790: Phiên họp đầu tiên của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ

Nguồn: First session of the U.S. Supreme CourtHistory.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1790, tại Tòa nhà Royal Exchange trên đường Broad, thành phố New York, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ lần đầu tiên nhóm họp, với Chánh án John Jay của New York làm chủ tọa.

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ được thành lập theo Điều Ba của Hiến pháp Hoa Kỳ, có hiệu lực vào tháng 03 năm 1789. Hiến pháp đã trao cho Tòa quyền tài phán tối cao đối với tất cả các đạo luật, đặc biệt là các luật mà tính hợp hiến đang gây tranh cãi. Tòa cũng được chỉ định để phán quyết các trường hợp liên quan đến các hiệp ước của Hoa Kỳ, các nhà ngoại giao nước ngoài, luật hàng hải và quyền tài phán hàng hải. Continue reading “01/02/1790: Phiên họp đầu tiên của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ”

Món quà của Trump dành cho Taliban

Nguồn: Brahma Chellaney, “Trump’s Gift to the Taliban”, Project Syndicate, 30/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Sau các cuộc tấn công ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ đã xâm lược Afghanistan và lật đổ chế độ Taliban, từ đó phá hủy một mạng lưới khủng bố quốc tế chủ chốt. Nhưng bây giờ, một nước Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh, với một vị tổng thống đang tìm cách thoát khỏi mớ bòng bong càng nhanh càng tốt, đã đạt được một thỏa thuận dự kiến đáp ứng phần lớn các yêu sách của Taliban. Taliban, vồn từng chứa chấp al-Qaeda và hiện vẫn đang thực hiện các cuộc tấn công khủng bố nguy hiểm nhất thế giới, đã giành được không chỉ lời hứa của Mỹ về việc rút quân khỏi Afghanistan trong vòng 18 tháng, mà còn là cả một con đường để quay lại giành quyền lực ở Kabul.

Lịch sử đang lặp lại. Hoa Kỳ một lần nữa bỏ rơi một Afghanistan bị chiến tranh tàn phá, giống như cách họ đã làm ba thập niên trước sau một chiến dịch bí mật thành công của CIA nhằm buộc Liên Xô rời khỏi đất nước này. Hoa Kỳ, vốn đang tuyệt vọng tìm cách chấm dứt cuộc chiến dài nhất từ ​​trước đến nay của mình, dường như đã quên mất một bài học quan trọng về lần từ bỏ đó: hành động này đã biến Afghanistan trở thành một thành trì của khủng bố xuyên quốc gia, dẫn đến nội chiến và cuối cùng là những cuộc đổ máu ở phương Tây. Continue reading “Món quà của Trump dành cho Taliban”

31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H

Nguồn: Truman announces development of H-bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman công bố quyết định hỗ trợ phát triển bom hydro, vũ khí được cho là mạnh hơn hàng trăm lần so với những quả bom nguyên tử từng được thả xuống Nhật Bản trong Thế chiến II.

Năm tháng trước đó, Mỹ đã mất đi lợi thế hạt nhân khi Liên Xô kích nổ thành công một quả bom nguyên tử tại địa điểm thử nghiệm của họ ở Kazakhstan. Vài tuần sau đó, tình báo Anh và Mỹ đã đi đến kết luận đáng kinh ngạc rằng Klaus Fuchs, người Đức, một nhà khoa học hàng đầu trong chương trình hạt nhân của Mỹ, là gián điệp của Liên Xô. Hai sự kiện này, cùng với thực tế rằng Liên Xô giờ đã biết mọi thứ mà người Mỹ biết về cách chế tạo bom hydro đã khiến Truman chấp nhận tài trợ cho chạy đua phát triển “siêu bom” đầu tiên trên thế giới. Continue reading “31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H”

Bài học từ Venezuela cho các chế độ độc tài

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Khi báo chí chính thống của Việt Nam hầu như án binh bất động vì nhà nước chưa thể hiện quan điểm về vấn đề Venezuela, việc đưa tin hầu như chỉ dừng lại ở việc liệt kê các nước lên tiếng ủng hộ chính phủ Maduro hay ủng hộ tân tổng thống tự phong Juan Guaidó. Quan sát một số bình luận trên mạng xã hội có thể nhận thấy ba dòng quan điểm khác biệt nhau, khá sinh động. Các dòng quan điểm này chủ yếu bao gồm: Continue reading “Bài học từ Venezuela cho các chế độ độc tài”

30/01/1649: Vua Charles I bị hành quyết vì tội phản quốc

Nguồn: King Charles I executed for treason, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1649, tại Luân Đôn, vua Charles I đã bị chặt đầu vì tội phản quốc.

Charles lên ngôi vua nước Anh vào năm 1625 sau cái chết của cha mình, Vua James I. Trong năm đầu tiên trị vì, Charles đã xúc phạm các thần dân theo đạo Tin lành của mình bằng cách kết hôn với Henrietta Maria, một công chúa nước Pháp theo Công giáo. Sau đó, ông đã phản ứng với sự phản đối chính trị dưới sự cai trị của mình bằng cách giải tán Nghị viện nhiều lần và năm 1629 quyết định cai trị mà hoàn toàn không có Nghị viện. Năm 1642, cuộc đấu tranh quyết liệt giữa nhà vua và Nghị viện để giành quyền lực tối cao đã dẫn đến sự bùng nổ của cuộc nội chiến đầu tiên ở Anh. Continue reading “30/01/1649: Vua Charles I bị hành quyết vì tội phản quốc”

Vũ khí siêu thanh là gì?

Nguồn:What are hypersonic weapons?”, The Economist, 03/01/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 26/12/2018, một cửa hầm tại căn cứ tên lửa Dombarovskiy ở dãy núi Ural mở ra và từ đó một quả tên lửa được phóng lên bầu trời Nga. Nhưng đầu đạn tên lửa không bay ngược xuống trái đất theo hình vòng cung rõ ràng, có thể dự đoán được. Thay vào đó, một thiết bị tái nhập (re-entry vehicle) tách ra khỏi tên lửa và tự hành ngang qua bầu trời với tốc độ khổng lồ và lao vào một mục tiêu ở Kamchatka, cách đó vài ngàn dặm. Tổng thống Vladimir Putin gọi cuộc thử nghiệm tên lửa Avangard, một vũ khí siêu thanh (supersonic) với quỹ đạo dạng tàu lượn (boost-glide), là một món quà năm mới hoàn hảo dành cho đất nước. Cuộc thử nghiệm của Nga làm nổi bật giai đoạn đầu của những gì có thể trở thành một cuộc chạy đua vũ trang siêu thanh giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, khi cả ba nước chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới của những quả tên lửa nhanh hơn, thông minh hơn và linh hoạt hơn. Vũ khí siêu thanh là gì và chúng sẽ thay đổi bản chất của chiến tranh như thế nào? Continue reading “Vũ khí siêu thanh là gì?”

29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô

Nguồn: Iran signs Treaty of Alliance with Great Britain and USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Anh và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo an toàn cho Iran và tạo ra một “hành lang Ba Tư” (Persian corridor) cho quân Đồng minh, một tuyến đường tiếp tế từ phương Tây đến Nga.

Đầu chiến tranh, Iran đã hợp tác với Đức bằng cách xuất khẩu ngũ cốc sang phe Trục để đổi lấy kỹ thuật viên. Nhưng phe Đồng minh coi Iran là một mỏ dầu giá trị và có vị trí thuận tiện để trở thành một tuyến đường vận chuyển quân trang của phương Tây sang phía đông cho Liên Xô. Ngày 25/08/1941, hai cường quốc phe Đồng minh đã xâm chiếm Iran (mà Thủ tướng Winston Churchill thích gọi là “Ba Tư” để không có sự nhầm lẫn giữa Iran và Iraq), Liên Xô từ phía Bắc và Anh từ miền Nam. Trong bốn ngày, quân Đồng minh đã kiểm soát được Iran trên thực tế. Continue reading “29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô”

Hội chứng Trân Châu Cảng & Đồng thuận Washington

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Nếu “hợp tác Mỹ-Trung” là trụ cột quan hệ quốc tế vào nửa cuối thế kỷ 20, thì “đối đầu Mỹ-Trung” trở thành tâm điểm của bàn cờ chiến lược nước lớn vào nửa đầu thế kỷ 21. Sự thay đổi về bản chất quan hệ Mỹ-Trung “từ bạn thành thù” đã tạo ra một bước ngoặt lớn làm đảo lộn trật tự thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tham vọng vượt Mỹ đã bị “chủ nghĩa Trump” chặn lại. Nay Mỹ chủ động “vừa đánh vừa đàm” vì chiếm được thế thượng phong, làm Trung Quốc bị động chống đỡ và tìm cách hòa hoãn để tránh hệ quả khó lường trong nước, nếu để cuộc chiến thương mại leo thang mất kiểm soát. Tuy còn quá sớm để nói về kết cục cuộc chiến thương mại, nhưng có thể thấy được “phần nổi của tảng băng chìm”.  Để hiểu rõ hơn bản chất và lý do đối đầu Mỹ-Trung, cần đặt nó vào bối cảnh lịch sử. Nếu quá khứ là điểm chuẩn cho hiện tại và tương lai, thì lịch sử có thể lặp lại như một định mệnh. Continue reading “Hội chứng Trân Châu Cảng & Đồng thuận Washington”

28/01/1986: Thảm họa tàu con thoi Challenger

Nguồn: Challenger disaster, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1986, lúc 11:38 sáng giờ miền đông, tàu con thoi Challenger rời khỏi Mũi Canaveral, Florida và Christa McAuliffe đang trên đường trở thành thường dân Mỹ đầu tiên du hành vào vũ trụ. McAuliffe, một giáo viên 37 tuổi chuyên ngành nghiên cứu xã hội ở một trường trung học New Hampshire, đã giành chiến thắng trong một cuộc thi giúp cô có được một vị trí trong số bảy thành viên của Challenger. Cô đã trải qua nhiều tháng huấn luyện với tàu con thoi nhưng sau đó, bắt đầu từ ngày 23 tháng 01, buộc phải chờ sáu ngày vì thời điểm phóng tàu Challenger liên tục bị đẩy lùi vì vấn đề thời tiết và kỹ thuật. Cuối cùng, vào ngày 28 tháng 01, tàu con thoi này đã rời khỏi bệ phóng. Continue reading “28/01/1986: Thảm họa tàu con thoi Challenger”

Tham vọng công nghiệp hóa của VN: Trường hợp Vingroup và ngành công nghiệp ô tô

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam’s Industrialization Ambitions: The Case of Vingroup and the Automotive Industry“, Trends In Southeast Asia, TRS2/19.

Giới thiệu

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 8 năm 1996, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước cơ bản công nghiệp hóa vào năm 2020. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thừa nhận rằng Việt Nam sẽ không thể đạt được mục tiêu đó. Tài liệu của Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của ĐCSVN vào tháng 1 năm 2016 cũng thừa nhận thất bại này. Cụ thể, báo cáo chính trị của Đại hội đã thay thế mục tiêu “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” của đại hội lần thứ 11 bằng mục tiêu “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Việc thay đổi mục tiêu “2020” bằng từ “sớm” rất mơ hồ cho thấy Đảng có quan điểm thực tế hơn về tình trạng kinh tế cũng như triển vọng công nghiệp hóa của đất nước. Continue reading “Tham vọng công nghiệp hóa của VN: Trường hợp Vingroup và ngành công nghiệp ô tô”

27/01/1991: Nhà độc tài chạy trốn khỏi Somalia

Nguồn: Somali dictator flees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, Muhammad Siyad Barre, lãnh đạo độc tài của Cộng hòa Dân chủ Somalia từ năm 1969, đã chạy trốn khỏi Mogadishu khi phiến quân tiến vào cung điện của ông và chiếm thủ đô Somalia.

Năm 1969, Tổng thống Somalia Abdirashid Ali Shermarke bị ám sát, và vài ngày sau, Thiếu tướng Barre lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự. Chính phủ Barre ngày càng thắt chặt quan hệ với Liên Xô và các quốc gia khác thuộc khối Xô Viết trong thập niên 1970, nhưng sau đó, vào năm 1978, họ đánh mất sự hỗ trợ của Liên Xô khi xâm chiếm Ethiopia để giành lại lãnh thổ Somalia trước thời thuộc địa. Cuộc tấn công đã bị đẩy lùi trong vòng một năm, nhưng chiến tranh du kích vẫn tiếp tục trong thập niên 1980, nhờ những hỗ trợ mà Mỹ dành cho Somalia. Hàng trăm ngàn người tị nạn chạy trốn đến Somalia để thoát khỏi cuộc xung đột, và vào cuối những năm 1980, suy thoái kinh tế đã góp phần vào sự bùng nổ nội chiến ở Somalia. Continue reading “27/01/1991: Nhà độc tài chạy trốn khỏi Somalia”

Cần viết lại lịch sử phương Đông và Việt Nam?

Tác giả: Hà Văn Thùy

Lời giới thiệu: Trong bài viết dưới đây, tác giả Hà Văn Thùy cho rằng phải viết lại lịch sử phương Đông cũng như lịch sử Việt Nam. Tác giả đưa ra lập luận này dựa trên một số phát hiện khoa học, cho rằng trái với nhận thức xưa nay, người hiện đại Homo Sapiens xuất hiện ở châu Phi từ 160.000 đến 180.000 năm trước; khoảng 70.000 năm trước, con người từ châu Phi theo ven biến Ấn Độ tới Việt Nam, rồi từ Việt Nam di cư ra các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ và 40.000 năm trước lên khai phá Trung Hoa rồi từ đó vượt eo Berring chinh phục châu Mỹ… Mặc dù lập luận này còn gây nhiều tranh cãi nhưng để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng lại bài viết và hoan nghênh mọi ý kiến góp ý, phản biện. Continue reading “Cần viết lại lịch sử phương Đông và Việt Nam?”

26/01/2005: Bush bổ nhiệm Rice làm Ngoại trưởng

Nguồn: Bush appoints Rice as secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, Tổng thống George W. Bush đã bổ nhiệm Condoleezza Rice vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ, đưa bà trở thành phụ nữ gốc Phi có chức vụ cao nhất từng phục vụ trong nội các Tổng thống.

Xuất thân từ vùng Birmingham, Alabama, Tiến sĩ Rice sở hữu tấm bằng sau đại học chuyên ngành khoa học chính trị và quan hệ quốc tế từ các trường danh tiếng, từng giữ chức hiệu trưởng tại một trường thuộc Đại học Stanford. Tại Stanford, bà nổi danh là một chuyên gia về Liên Xô, thu hút sự chú ý của chính quyền Reagan. Năm 1986, theo lệnh của Reagan, bà Rice phục vụ trong Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, và sau đó làm trợ lý đặc biệt cho Tham mưu trưởng liên quân từ năm 1989 đến năm 1991. Continue reading “26/01/2005: Bush bổ nhiệm Rice làm Ngoại trưởng”

Ngoại giao Anh–Việt TK 17: Khác biệt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài

Tác giả: Trần Ngọc Dũng

Một trong những vấn đề mà xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đặt ra cho mọi quốc gia là làm thế nào để kết nối với thế giới bên ngoài, học tập, giao lưu, tìm kiếm cơ hội phát triển nhưng vẫn giữ vững chủ quyền, bản sắc văn hóa dân tộc. Nhìn lại lịch sử nước nhà, không ít lần ông cha ta phải đứng trước những lựa chọn, thách thức từ bên ngoài, đặc biệt là từ thế giới phương Tây – nơi có những ưu thế nổi bật về kinh tế, kĩ thuật, quân sự. Thái độ tiếp nhận khác nhau sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau trong quá trình giao lưu với thế giới bên ngoài. Bài viết này về chính sách ngoại giao của Đàng Ngoài và Đàng Trong đối với người Anh (cụ thể là công ty Đông Ấn Anh – EIC) dựa trên góc nhìn từ bên ngoài, là một minh chứng cho những thái độ khác nhau của giới cầm quyền Việt Nam trong quá trình tiếp xúc, phản biện lại luồng gió mới từ các công ty Đông Ấn châu Âu đến châu Á trong thế kỷ XVII. Continue reading “Ngoại giao Anh–Việt TK 17: Khác biệt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài”