Ba cấp độ của chiến lược: Khi quá trình quyết định kết quả

Tác giả: Ngô Di Lân

Tóm tắt:  Tầm quan trọng của chiến lược là điều không thể phủ nhận và câu hỏi cần đặt ra là: Làm sao phân biệt được sự khác nhau giữa một chiến lược tốt và một chiến lược xấu trước khi quá muộn? Bài báo này đề xuất một khung phân tích chiến lược dựa trên quá trình thay vì kết quả. Từ góc nhìn này, chiến lược tồn tại ở ba cấp độ khác nhau: chiến lược định hướng, chiến lược hành động, và chiến lược toàn diện. Qua lăng kính “ba cấp độ của chiến lược”, người làm chính sách có thể đánh giá mức độ hữu ích của chiến lược cũng như những hệ lụy tiềm tàng trước khi đưa chiến lược vào thực thi, từ đó cải thiện quá trình hoạch định chính sách và giảm thiểu nguy cơ mắc phải sai lầm chiến lược. Continue reading “Ba cấp độ của chiến lược: Khi quá trình quyết định kết quả”

11/09/1851: Bạo động Christiana

Nguồn: The Christiana Riot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1851, tại Christiana, bang Pennsylvania, một nhóm người Mỹ gốc Phi và nhiều người da trắng ủng hộ chế độ bãi nô đã xảy ra đụng độ với một toán cảnh sát Maryland – những người cố gắng bắt giữ bốn nô lệ chạy trốn đang ẩn náu trong thị trấn. Bạo lực xảy ra một năm sau khi Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn Thứ hai (Second Fugitive Slave Law) được Quốc Hội thông qua, theo đó yêu cầu tất cả nô lệ trốn thoát phải được hoàn trả cho chủ nhân của họ ở miền Nam. Một thành viên của nhóm cảnh sát, Edward Georsuch, đã thiệt mạng, còn hai người khác thì bị thương trong cuộc bạo động. Sau sự cố còn được gọi là Bạo động Christiana (Christiana Riot) này, 37 người Mỹ gốc Phi và một người da trắng đã bị bắt và bị buộc tội phản quốc theo các điều khoản của Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn. Hầu hết trong số họ đã được tha bổng. Continue reading “11/09/1851: Bạo động Christiana”

Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga

Nguồn: Tariq Ali, “What Was Lenin Thinking?”, The New York Times, 03/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vladimir Lenin đã suy nghĩ gì trên chuyến hành trình dài tới Ga Phần Lan tại Petrograd vào năm 1917?

Như bao người khác, Lenin đã vô cùng bất ngờ với tốc độ thành công của Cách mạng Tháng Hai. Khi đi từ Zurich băng qua châu Âu để về Nga, trên một chuyến tàu được niêm phong kín của Hoàng đế Đức, ông hẳn đã nhận ra rằng đây là cơ hội không thể bỏ qua.

Việc các đảng tự do yếu kém chiếm ưu thế trong chính phủ mới là điều đã được lường trước. Điểm khiến Lenin lo lắng là những báo cáo gửi đến ông, trong đó viết rằng chính những người Bolshevik mới đang lung lay về con đường phía trước. Họ, cùng với hầu hết các đảng cánh tả khác, đã tin tưởng vào lý thuyết Marxist chính thống, rằng ở giai đoạn này, Cách mạng Nga chỉ có thể là cách mạng dân chủ – tư sản. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phát triển ở các nền kinh tế tiên tiến như Đức, Pháp hay thậm chí là Mỹ, chứ không phải ở đất nước của các nông dân như Nga. (Leon Trotsky và các đồng sự trí thức của ông nằm trong số ít những người bất đồng với quan điểm đó). Continue reading “Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga”

10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I

Nguồn: New York City parade honors World War I veterans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1919, gần một năm sau khi một thỏa thuận đình chiến chính thức chấm dứt Thế chiến I, thành phố New York đã tổ chức một cuộc diễu hành để chào đón Tướng John J. Pershing, Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Mỹ (AEF), và khoảng 25.000 binh sĩ đã phục vụ trong Sư đoàn 1 của AEF trên Mặt trận phía Tây.

Hoa Kỳ, vốn duy trì sự trung lập vào thời điểm Thế chiến I nổ ra ở châu Âu vào mùa hè năm 1914, đã tuyên chiến với Đức vào tháng 04 năm 1917. Mặc dù ban đầu Hoa Kỳ chỉ có thể tập trung được khoảng 100.000 người để gửi đến Pháp dưới quyền chỉ huy của Pershing vào mùa hè năm đó, Tổng thống Woodrow Wilson đã nhanh chóng thông qua một chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Continue reading “10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I”

Chủ nghĩa tư bản nhà nước 2.0

Nguồn: Alissa Amico, “State Capitalism 2.0”, Project Syndicate, 05/09/2018

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Sự sụp đổ của Bức tường Berlin gần 30 năm trước là một dấu ấn tiêu biểu cho thấy sự rút lui của nhà nước khỏi nền kinh tế toàn cầu, báo hiệu sự thất bại của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Từ nền kinh tế nhà nước chỉ đạo (dirigiste) ở  Pháp đến nhà nước Trung Quốc cộng sản, các quốc gia với các mô hình kinh tế rất khác biệt đã bắt đầu cùng áp dụng một cách tiếp cận chính sách theo hướng tự do (laisez-faire) hơn, dựa trên ý tưởng rằng sự can thiệp của nhà nước càng ít thì càng tốt cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh thoái lui trên toàn cầu của mô hình kinh tế nhà nước và xã hội chủ nghĩa này, một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được tư nhân hóa hoàn toàn. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp lớn chủ chốt vẫn nằm một phần trong tay chính phủ, với một đối tác chiến lược tư nhân hoặc các nhà đầu tư tư nhân mua cổ phần thông qua thị trường vốn. Bất kể hình thức của nó là gì, tư nhân hóa không chỉ thể hiện một xu hướng tư duy; nó còn gây ra những hậu quả kinh tế rộng lớn, ít nhất là trên các sàn giao dịch chứng khoán vốn được hồi sinh thông qua việc niêm yết các DNNN ở các nước rất khác nhau như Ý và Ai Cập. Continue reading “Chủ nghĩa tư bản nhà nước 2.0”

09/09/1914: Mỹ yêu cầu Áo-Hung triệu hồi đại sứ

Nguồn: U.S. Secretary of State Lansing demands recall of Austro-Hungarian ambassador, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong một bức thư viết cho chính quyền Đế quốc Áo-Hung, Ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing yêu cầu chính quyền Áo-Hung triệu hồi Constantin Dumba, Đại sứ nước này ở Washington, D.C.

Ở thời điểm đó, chỉ một tháng sau khi Thế chiến I bùng nổ, Mỹ là một nước trung lập trong trận chiến giữa phe Đồng minh Hiệp ước và phe Liên minh Trung tâm, khi ấy gồm cả Áo-Hung. Dumba, người giữ chức Đại sứ tại Mỹ kể từ tháng 05/1913, trước đó đã không giành được sự ủng hộ của những người đồng cấp ở Washington vì Áo-Hung đưa ra chính sách “phục hồi quốc tịch” (rehabilitation) cho những cựu công dân Áo-Hung đang sống ở nước ngoài – những người đã trốn nghĩa vụ quân sự bắt buộc của họ – miễn là họ đồng ý phục vụ trong quân đội thời chiến nếu họ trở về Áo-Hung. Continue reading “09/09/1914: Mỹ yêu cầu Áo-Hung triệu hồi đại sứ”

California có thể tách thành 3 như thế nào?

Nguồn: How California could split up, The Economist, 24/05/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một số người dân địa phương đang lên kế hoạch để tách Tiểu bang Vàng ra thành hai hoặc thậm chí là ba tiểu bang.

Ranh giới của California được thiết vào năm 1849, mở đường cho tiểu bang này gia nhập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vào năm tiếp theo. Việc tiểu bang này được gia nhập vào Hợp chúng quốc với tư cách là một tiểu bang tự do là một trong nhiều thỏa hiệp được đưa ra trước cuộc nội chiến giữa các tiểu bang chấp nhận chế độ nô lệ và các tiểu bang không chấp nhận. Vào thời điểm đó, phần lớn California được coi là không phù hợp cho con người cư trú, so với các vùng đất xa hơn về phía đông. Tiểu bang này bao gồm toàn đồi núi, rừng và các thung lũng sông thường xuyên bị ngập lụt. Thật vậy, cuộc điều tra dân số tiểu bang này vào năm 1850 chỉ ra có ít hơn 100.000 người sống ở đây. Gần 170 năm sau, nơi đây trở thành tiểu bang đông dân nhất và giàu có nhất nước Mỹ, với 40 triệu dân và nền kinh tế lớn thứ năm thế giới. Một số người cho rằng nó quá lớn và quá khó quản lý, và nhiều phong trào khác nhau đang theo đuổi giấc mơ chia tách tiểu bang này. Continue reading “California có thể tách thành 3 như thế nào?”

08/09/1664: New Amsterdam trở thành New York

Nguồn: New Amsterdam becomes New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1664, Thống đốc Hà Lan Peter Stuyvesant đã đầu hàng tại New Amsterdam, thủ đô của New Netherland, trước hạm đội hải quân Anh dưới quyền Đại tá Richard Nicolls. Stuyvesant đã hy vọng có thể chống lại người Anh, nhưng ông là một nhà cầm quyền không được lòng dân, và người dân Hà Lan từ chối tập hợp thành lực lượng của ông. Sau khi bị chiếm, New Amsterdam đã được đổi tên thành New York, để vinh danh Công tước York, chiến lược gia đứng sau trận đánh.

Thuộc địa New Netherland được thành lập bởi Công ty Tây Ấn Hà Lan vào năm 1624, sau đó được mở rộng và bao gồm toàn bộ Thành phố New York ngày nay, cùng với một phần của Long Island, Connecticut và New Jersey. Khu định cư của người Hà Lan tại thuộc địa đã ngày một lớn dần ở cực nam của Đảo Manhattan và được đặt tên là New Amsterdam. Continue reading “08/09/1664: New Amsterdam trở thành New York”

07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu

Nguồn: The Blitz begins, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1940, 300 máy bay ném bom của Đức đã tấn công London, mở màn trận đầu tiên trong 57 đêm đánh bom liên tiếp. Đợt không kích “blitzkrieg” (chiến tranh sấm sét) này sẽ tiếp tục cho đến tháng 05 năm 1941.

Sau khi chiếm đóng thành công nước Pháp, việc quân Đức chuyển tầm ngắm của mình qua eo biển để nhằm vào nước Anh chỉ còn là vấn đề thời gian. Hitler muốn một Anh Quốc trung lập, phục tùng để y có thể tập trung vào các kế hoạch của mình ở phía Đông, cụ thể là việc xâm lăng Liên Xô, mà không bị can thiệp. Continue reading “07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu”

Mục tiêu cường quốc tầm trung và viễn cảnh ngoại giao Việt Nam sau năm 2030

Tác giả: Lê Đình Tĩnh

Tóm tắt: Một trong những bí quyết thành công của sự nghiệp Đổi mới và của ngoại giao Việt Nam kể từ năm 1986 đến nay là không ngừng tìm tòi cái mới, tạo đột phá. Từ phá thế bao vây cấm vận tới hội nhập kinh tế và hội nhập quốc tế, ngoại giao Việt Nam đã tự đổi mới tư duy, thích ứng, chủ động hòa giải thách thức, kiến tạo cơ hội. Thành công của ngoại giao Việt Nam trên cả hai bình diện song phương và đa phương bắt nguồn từ cách tiếp cận đó. Việt Nam trở thành một nước ngày càng tích cực đóng góp vào công việc chung của khu vực và thế giới với thế và lực mới.  Bài viết này cố gắng làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn xoay quanh ý tưởng cường quốc tầm trung cho Việt Nam sau năm 2030. Continue reading “Mục tiêu cường quốc tầm trung và viễn cảnh ngoại giao Việt Nam sau năm 2030”

06/09/1915: Xe tăng đầu tiên được sản xuất

Nguồn: First tank produced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, mẫu xe tăng nguyên bản có biệt danh là Little Willie đã được hoàn tất tại dây chuyền lắp ráp ở Anh. Little Willie hoàn toàn không phải là một thành công sau một đêm. Nặng 14 tấn, chiếc xe đã bị mắc kẹt giữa các chiến hào và chỉ có thể trườn qua địa hình gồ ghề với vận tốc hai dặm một giờ. Tuy nhiên, người ta đã có nhiều cải tiến so với nguyên mẫu ban đầu và xe tăng cuối cùng đã làm thay đổi tình hình tại các chiến trường.

Người Anh phát triển xe tăng nhằm đối phó với chiến tranh chiến hào (trench warfare) của Thế chiến I. Năm 1914, một đại tá của quân đội Anh tên là Ernest Swinton đã cùng với William Hankey, Thư ký Ủy ban Quốc phòng Hoàng gia, cố gắng thuyết phục mọi người ý tưởng về một chiếc xe bọc thép có bánh xe dạng băng chuyền có thể đâm xuyên qua phòng tuyến kẻ thù và vượt qua các địa hình khó khăn. Continue reading “06/09/1915: Xe tăng đầu tiên được sản xuất”

Sự cần thiết của ‘Chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm’

Nguồn: Simon Johnson, “Saving Capitalism from Economics 101”,  Project Syndicate, 31/08/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Trên khắp nước Mỹ sinh viên đang nhập học tại các trường đại học – và bắt đầu làm quen với môn “Econ 101” (Nhập môn Kinh tế học). Khóa học đại cương này thường được giảng dạy với một thông điệp khiến người ta yên tâm: nếu thị trường được phép làm việc thì những kết quả tốt – chẳng hạn như tăng trưởng năng suất, tăng tiền lương, và nói chung là thịnh vượng chung – chắc chắn sẽ được tạo ra.

Thật không may, như đồng tác giả James Kwak của tôi chỉ ra trong cuốn sách gần đây của ông, Economism: Bad Economics and the Rise of Inequality, Econ 101 quá xa thực tế đến mức nó thực sự có thể bị coi là gây hiểu lầm – ít nhất là trong vai trò một hướng dẫn cho việc hoạch định chính sách hợp lý. Thị trường có thể tốt, nhưng nó cũng rất dễ bị lạm dụng, bao gồm cả những chủ thể nổi bật trong khu vực tư nhân. Đây không phải là một mối quan ngại về mặt lý thuyết; nó đã là trung tâm trong các cuộc tranh luận chính sách hiện tại của chúng ta, bao gồm cả các dự luật mới quan trọng của Hoa Kỳ vừa mới được đề xuất. Continue reading “Sự cần thiết của ‘Chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm’”

05/09/1943: Hoa Kỳ mở rộng chiếm đóng New Guinea

Nguồn: U.S. forces seize more of New Guinea, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Trung đoàn lính dù số 503 của Tướng Douglas MacArthur đã đổ bộ và chiếm đóng Nazdab, ngay phía đông Lae, một thành phố cảng phía đông bắc Papua New Guinea, đặt Hoa Kỳ vào vị thế hoàn hảo để tiến hành các chiến dịch trong tương lai trên đảo quốc này.

New Guinea đã bị Nhật chiếm đóng kể từ tháng 03 năm 1942. Các cuộc tấn công của lực lượng Đồng minh trước đó đã gặp phải sự phản kháng dữ dội, và họ thường bị đánh lui bởi các lực lượng chiếm đóng của Nhật. Phần lớn phản ứng của quân Đồng minh được dẫn dắt bởi các lực lượng của Australia, vì quốc gia này bị đe dọa nhiều nhất bởi sự hiện diện của Nhật trên khu vực đó. Continue reading “05/09/1943: Hoa Kỳ mở rộng chiếm đóng New Guinea”

Tại sao Marx sai?

Nguồn: Carl Bildt, “Why Marx Was Wrong”, Project Syndicate, 09/05/2018.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx đã làm cho nhiều người quan tâm tới các tác phẩm của ông, cùng với việc khánh thành bức tượng tại quê nhà của ông ở Trier, Đức.

Tại lễ kỷ niệm chủ nghĩa Marx ở Bắc Kinh vào tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, “như ánh mặt trời ló rạng, học thuyết này đã soi sáng con đường cho nhân loại khám phá quy luật của lịch sử và tìm đường giải phóng chính mình.” Ông còn tuyên bố rằng Marx “đã chỉ ra con đường lý thuyết khoa học để tiến tới một xã hội lý tưởng nơi mọi người được hưởng sự bình đẳng và tự do, không còn áp bức hay bóc lột.” Continue reading “Tại sao Marx sai?”

04/09/1886: Tù trưởng Geronimo đầu hàng

Nguồn: Geronimo surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1886, Tù trưởng Geronimo của tộc Apache đã quyết định đầu hàng quân đội chính phủ Hoa Kỳ. Trong suốt 30 năm, chiến binh hùng mạnh người Mỹ bản địa này đã chiến đấu để bảo vệ quê hương của bộ lạc ông; tuy nhiên, đến năm 1886, người Apache đã kiệt sức và vô vọng. Tướng Nelson Miles chấp nhận đề nghị đầu hàng của Geronimo, và ông trở thành chiến binh bản địa cuối cùng chính thức chuyển giao quyền lực cho lực lượng Hoa Kỳ, đồng thời báo hiệu sự kết thúc của Chiến tranh Bản địa ở vùng Tây Nam.

Geronimo sinh năm 1829, lớn lên tại vùng Arizona và Mexico ngày nay. Bộ lạc của ông, Chiricahua Apaches, đã từng đụng độ với nhóm người định cư không phải người bản địa đang cố gắng chiếm đất vùng này. Năm 1858, gia đình Geronimo bị người Mexico sát hại. Để trả thù, sau đó ông đã dẫn đầu cuộc tấn công chống lại những người định cư Mexico và Mỹ. Continue reading “04/09/1886: Tù trưởng Geronimo đầu hàng”

Gập ghềnh Brexit: Vì đâu nên nỗi?

Tác giả: Sơ Nguyên

Đầu tháng 7 vừa qua, quá trình rời khỏi Liên minh châu Âu của nước Anh (Brexit) chứng kiến một dấu mốc mới với việc Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố nội các đã đạt được nhất trí về thỏa thuận cơ sở cho quan hệ Anh – EU trong tương lai. Nhưng chỉ hai hôm sau, vào ngày 8/7, như một cái tát vào sự “nhất trí” này, lần lượt Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Brexit David Davis và Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson đã từ chức. Bất đồng nội bộ sâu sắc cảnh báo rằng, chiếc ghế của bà May đang lung lay và tiến trình Brexit sẽ còn gập ghềnh gian nan từ nay đến khi hạn đàm phán kết thúc vào ngày 29/3/2019. Continue reading “Gập ghềnh Brexit: Vì đâu nên nỗi?”

03/09/1914: Giáo hoàng Benedict XV được bầu

Nguồn: Pope Benedict XV named to papacy, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, chỉ một tháng sau khi Thế chiến I bùng nổ, Giacomo della Chiesa được bầu chọn làm Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo La Mã, trở thành Đức Giáo hoàng Benedict XV.

Là một người gốc quý tộc ở Genoa, Italy, và đã phục vụ trong vai trò một hồng y kể từ tháng 05 năm trước đó, Benedict đã kế nhiệm Đức giáo hoàng Pius X, người đã qua đời vào ngày 20 tháng 08 năm 1914. Ông được bầu bởi một hội đồng bao gồm các hồng y đến từ các quốc gia nằm về cả hai phía của chiến tuyến, bởi vì ông đã tuyên bố sự trung lập tuyệt đối trong cuộc xung đột. Continue reading “03/09/1914: Giáo hoàng Benedict XV được bầu”

02/09/1969: ATM chính thức được đưa vào sử dụng 

Nguồn: First ATM opens for businessHistory.com 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine, ATM) đầu tiên của Mỹ đã được ra mắt công chúng khi xuất tiền mặt cho khách hàng tại Ngân hàng Chemical ở Rockville Centre, New York. Các máy ATM đã tiếp tục cách mạng hóa ngành ngân hàng, dần dần thay thế việc phải trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính cơ bản. Đến thập niên 1980, những máy rút tiền này đã được phổ biến rộng rãi và có các chức năng trước đây từng được thực hiện bởi giao dịch viên, chẳng hạn như nộp tiền bằng séc và chuyển tiền giữa các tài khoản. Ngày nay, ATM trở thành điều không thể thiếu đối với hầu hết mọi người, giống như điện thoại di động và e-mail.  Continue reading “02/09/1969: ATM chính thức được đưa vào sử dụng “

Việt Nam: Lịch sử một dân tộc ‘dễ bị tổn thương’

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mùa hè năm 1371, Thăng Long thêm một lần nữa bị đốt cháy bởi bàn tay của những người từ bên ngoài. Cuộc tập kích của người Chăm làm vua Trần phải bỏ chạy lánh nạn về phía Bắc. Trong kinh thành bỏ ngỏ, những kẻ xâm lược “đốt phá cung điện, cướp lấy con gái , ngọc lụa đem về.” Đây không phải là lần đầu tiên kinh đô của Đại Việt bị hủy hoại. Và đó chưa phải là lần cuối cùng. Hoàng Thành đã in “dấu giày” của không chỉ một đạo quân nước ngoài. Người Hán đã ở đấy, và cả người Nam Chiếu, người Champa, người Mông Cổ, người Pháp, người Nhật. Thăng Long còn bốc cháy bởi chính bàn tay của người Việt với tần suất nhiều không kém, từ những nhà sư nổi dậy, các hào trưởng chống lại triều đình, các thủ lĩnh nông dân, kiêu binh, các vị tướng nổi loạn, và tranh chấp triều đại. Mồi lửa của những thăng trầm biến động đó không chỉ chôn vùi Cửu Trùng Đài, mà còn cuốn theo vận mệnh của quốc gia trong nhiều cuộc khủng hoảng và sụp đổ. Continue reading “Việt Nam: Lịch sử một dân tộc ‘dễ bị tổn thương’”

01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc 

NguồnSoldier recounts brush with poison gasHistory.com 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, một người lính Mỹ tên Stull Holt đã viết một lá thư kể về những trải nghiệm chiến trường của mình trên Mặt trận phía Tây tại Verdun, Pháp.

Sinh ra tại Thành phố New York vào năm 1896, Holt tham gia phục vụ trong Thế chiến I với vị trí tài xế lái xe cứu thương cho Quân Y Hoa Kỳ (American Ambulance Field Service). Sau đó ông gia nhập Không Quân (American Air Service), nhận nhiệm vụ phi công đầu tiên với tư cách là trung úy.  Continue reading “01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc “