Tại sao Úc chia rẽ trước trưng cầu về hôn nhân đồng tính?

79-why-a-planned-vote-on-gay-marriage-has-divided-australia

Nguồn:Why a planned vote on gay marriage has divided Australia“, The Economist, 11/102016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã công bố hồi tháng 9 vừa qua rằng chính phủ Liên đảng Tự do – Quốc gia phe bảo thủ của ông sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu vào ngày 11/02/2017 để lấy ý kiến về việc “Liệu luật pháp có nên được thay đổi để cho phép các cặp đồng tính kết hôn hay không?” Chính phủ đã lập kế hoạch cho một cuộc trưng cầu dân ý không có giá trị ràng buộc (non-binding referendum), hay còn gọi là bỏ phiếu toàn dân (plebiscite), thuật ngữ được dùng cho hoạt động này tại Australia. Nếu được thông qua bởi cuộc trưng cầu, ông cam kết rằng quốc hội liên bang sẽ sửa đổi Luật Hôn nhân để cho phép người đồng tính kết hôn với nhau. Australia là một trong số ít các nước giàu vẫn cấm hôn nhân đồng tính. Nhưng tranh cãi chính trị đã ngăn cản sự thay đổi này: nhiều người ủng hộ hôn nhân đồng tính và nhiều chính trị gia muốn quốc hội đưa ra quyết định mà không cần tổ chức bỏ phiếu toàn dân. Sau khi quốc hội nhóm họp lại sau một kì nghỉ ngắn vào tuần này, kế hoạch trưng cầu dân ý sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị trật hướng. Vì sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao Úc chia rẽ trước trưng cầu về hôn nhân đồng tính?”

05/11/1605: “Âm mưu thuốc súng” nhằm ám sát vua James I

05

Nguồn: King James learns of gunpowder plot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1605, ngay từ sáng sớm, Vua James I của Anh đã được thông báo rằng một âm mưu cho nổ tung tòa nhà Nghị viện đã thất bại, chỉ vài giờ trước khi ông cùng chính phủ bắt đầu phiên họp Nghị viện đã được lên lịch trước đó.

Khoảng nửa đêm ngày 04, rạng sáng 05/11, Sir Thomas Knyvet, một thẩm phán, phát hiện Guy Fawkes ẩn nấp trong tầng hầm tòa nhà Nghị Viện nên đã ra lệnh rà soát. Khoảng 20 thùng thuốc súng đã được tìm thấy và Fawkes bị bắt giam. Trong một buổi tra tấn, Fawkes khai rằng anh ta đã tham gia vào âm mưu của phe Công giáo nhằm tiêu diệt chính phủ theo đạo Tin lành và thay thế nó bằng một chính quyền Công giáo. Continue reading “05/11/1605: “Âm mưu thuốc súng” nhằm ám sát vua James I”

Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên

uk

Tác giả: Nam Quỳnh

Hôm nay, 3/11, trong một vụ kiện vô tiền khoáng hậu, toà án Anh đã bác bỏ quyền của chính phủ trong việc kích hoạt tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là chính phủ phải đưa việc này ra cho Nghị viện quyết chứ không được tự ý tiến hành nữa. Tuy nhiên, họ vẫn còn quyền kháng án lên Tối cao Pháp viện. Hãy cùng xem diễn biến phiên toà này ra sao.

Bối cảnh của vụ việc phức tạp này có thể được hiểu như sau: Continue reading “Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên”

04/11/1979: Sinh viên Iran tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ

04

Nguồn: Iranian students storm U.S. embassy in Tehran, leading to oil embargo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, hàng trăm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ hơn 60 con tin người Mỹ. Nhóm sinh viên này ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo bảo thủ Ayatollah Khomeini. Họ đòi trục xuất nhà lãnh đạo bị lật đổ của Iran, Shah Mohammed Reza Pahlevi, người đã trốn sang Ai Cập hồi tháng 1/1979, và tới tháng 11 thì được điều trị ung thư tại Mỹ. Sau cuộc tấn công của sinh viên, Tổng thống Jimmy Carter đã ra lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Iran.

Lệnh cấm vận này chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng đã diễn ra từ đầu năm 1979. Một cuộc đình công trên các giếng dầu Iran và cuộc cách mạng vào tháng 1 đã làm gián đoạn nguồn cung dầu từ nước này. Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng tăng giá dầu xuất khẩu. Continue reading “04/11/1979: Sinh viên Iran tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ”

Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?

china-rel

Nguồn: Thomas DuBois, “How will China regulate religion”, East Asia Forum, 21/09/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công năm 1999 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Các nhà hoạt động nhân quyền, Phật tử và những bên khác trong cộng đồng quốc tế đều sửng sốt vì mức độ bạo lực khủng khiếp được sử dụng để đàn áp hội nhóm này. Quan hệ của Trung Quốc với Mỹ bị ảnh hưởng tức thì, một phần vì thời điểm vụ việc. Chiến dịch phản đối Pháp Luân Công xảy ra ngay sau khi ra đời Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế 1998, đạo luật khiến cho việc bảo vệ tôn giáo trở thành một tiêu chí phải thực thi của ngành ngoại giao Mỹ. Continue reading “Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?”

Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy chỉ là vì lý do kinh tế?

populism

Nguồn: Joseph Nye, “Putting the Populist Revolt in Its Place”, Project Syndicate, 06/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở nhiều nền dân chủ phương Tây, năm nay là năm của những cuộc nổi loạn chống lại giới tinh hoa. Sự thành công của chiến dịch Brexit ở Anh, chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong Đảng Cộng hòa ở Mỹ, thắng lợi của các đảng dân túy ở Đức và những nơi khác đã được nhiều người coi là báo hiệu cho sự kết thúc của một kỷ nguyên. Theo nhà bình luận của tờ Financial Times Philip Stephens, “trật tự toàn cầu hiện nay – hệ thống tự do dựa trên các luật lệ được thiết lập năm 1945 và mở rộng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – đang ở trong tình trạng căng thẳng chưa từng có. Toàn cầu hóa đang thoái trào.”

Thực ra, có thể hơi vội vàng khi đưa ra những kết luận bao quát như vậy. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy chỉ là vì lý do kinh tế?”

03/11/1986: Bê bối Mỹ bán vũ khí cho Iran bị tiết lộ

03

Nguồn: Iran arms sales revealed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Tạp chí Ash Shiraa của Lebanon đưa tin rằng Mỹ đã bí mật bán vũ khí cho Iran trong một nỗ lực nhằm đảm bảo rằng bảy con tin Mỹ do các nhóm ủng hộ Iran ở Lebanon bắt giữ sẽ được thả. Bí mật này, được xác nhận bởi nguồn tin tình báo Mỹ vào ngày 06/11, đã gây sốc cho các quan chức không thuộc giới thân cận của Tổng thống Ronald Reagan, cũng như đi ngược lại chính sách liên bang. Ngoài việc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Iran, việc bán vũ khí cũng đi ngược lại lời thề của Tổng thống Reagan rằng sẽ không bao giờ đàm phán với những kẻ khủng bố. Continue reading “03/11/1986: Bê bối Mỹ bán vũ khí cho Iran bị tiết lộ”

Tại sao Hội nghị Trung ương 6 ĐCSTQ lại quan trọng?

79-what-is-chinas-plenum-and-why-does-it-matter

Nguồn:What is China’s plenum and why does it matter?“, The Economist, 23/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hơn 200 đảng viên cao cấp nhất của Đảng Cộng sản của Trung Quốc (ĐCSTQ) nằm trong Ủy ban Trung ương Đảng thông thường chỉ họp mỗi năm một lần. Cuộc họp kín này được gọi là Hội nghị Trung ương Đảng. Hội nghị năm nay bắt đầu vào ngày 24/10, tại Bắc Kinh và sẽ tiếp tục cho đến ngày 27/10. Chương trình nghị sự dường như không quá quan trọng. Nó sẽ thảo luận, theo ngôn ngữ không mấy cuốn hút trong thông báo chính thức, về “các quy chuẩn của đời sống chính trị trong đảng… và sửa đổi quy chế giám sát nội bộ đảng.” Vậy tại sao Hội nghị này lại quan trọng đến vậy? Continue reading “Tại sao Hội nghị Trung ương 6 ĐCSTQ lại quan trọng?”

Có phải chủ nghĩa tư bản nhà nước đang thắng thế?

state-capitalism-1

Nguồn: Daron Acemoglu & James A. Robinson, “Is State Capitalism Winning?,” Project Syndicate, 31/12/2012.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong những năm gần đây, chủ nghĩa tư bản nhà nước dường như đang thắng thế trong cuộc đua lâu đời giữa các mô hình tăng trưởng kinh tế. Các gương mặt đại diện của chủ nghĩa tư bản tự do như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh tiếp tục tăng trưởng yếu ớt trong năm 2012, trong khi nhiều nước châu Á, vốn dựa trên các hình thức kinh tế có nhà nước định hướng khác nhau, thì không chỉ tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều thập niên qua, mà còn vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây một cách ngoạn mục. Đã đến lúc chúng ta phải cập nhật sách giáo khoa kinh tế? Continue reading “Có phải chủ nghĩa tư bản nhà nước đang thắng thế?”

02/11/1948: Truman đánh bại Dewey

02

Nguồn: Truman defeats Dewey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 02/11/1948 đã trở thành ngày bất ngờ nhất trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ, khi ứng viên Đảng Dân chủ, Tổng thống đương nhiệm Harry S. Truman, đánh bại đối thủ Đảng Cộng hòa, Thống đốc bang New York Thomas E. Dewey, với chỉ hơn hai triệu phiếu bầu phổ thông. Nhiều ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử, kết quả từ các phân tích chính trị cũng như các cuộc thăm dò phần lớn đều ủng hộ Dewey. Thậm chí ngay trong đêm bầu cử, trước cả khi phiếu được kiểm xong, tờ Chicago Tribune đã sớm xuất bản một ấn phẩm với tiêu đề chính “DEWEY ĐÁNH BẠI TRUMAN.” Continue reading “02/11/1948: Truman đánh bại Dewey”

Tai họa của Hillary Clinton sẽ bắt đầu nếu bà đắc cử

h-clinton-1

Nguồn: Edward Luce, “Hillary Clinton’s woes really begin if she wins, Financial Times, 01/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Không, FBI không phải tay sai của Donald Trump – mặc dù Hillary Clinton có lý do chính đáng để nghi ngờ điều đó. Nhưng thực tế còn đáng lo ngại hơn nhiều.

James Comey, Giám đốc FBI, đã hoảng sợ mà phải đưa ra tuyên bố sẽ mở lại cuộc điều tra về việc sử dụng email cá nhân của bà Clinton. Ông buộc phải làm điều này vì lo sợ rằng nếu ông không chịu đưa ra quyết định này, Đảng Cộng hòa sẽ buộc tội ông đang làm việc cho bà Clinton. Comey, người lính gác hoảng loạn, dường như đã đi quá xa.

Các công chức nhà nước không bao giờ nên có những hành động có thể ảnh hưởng đến một cuộc bầu cử tổng thống. Bất cẩn của Comey là do Trump đã nêu tên ông này như là một phần của một “hệ thống gian lận.” Trong một đất nước vốn dĩ đã chia rẽ sâu sắc như vậy, sự trung lập sẽ bị xem là thông đồng. Continue reading “Tai họa của Hillary Clinton sẽ bắt đầu nếu bà đắc cử”

Sự trỗi dậy của Trump và bài học cho thế giới

trump0

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “How Trump Happened”, Project Syndicate, 14/10/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Khi vòng quanh thế giới trong vài tuần qua, tôi liên tục được hỏi hai điều: Donald Trump có thể đắc cử tổng thống Mỹ không? Và làm thế nào mà ngay từ đầu ông ta lại có thể tiến xa đến thế?

Về câu hỏi thứ nhất, dù dự đoán chính trị thậm chí còn khó hơn dự đoán kinh tế, Hillary Clinton đang có lợi thế rất lớn. Tuy vậy, kết quả cuộc đua (ít nhất là đến tận gần đây) vẫn còn bỏ ngỏ: Clinton là một trong những ứng cử viên tổng thống chất lượng và được chuẩn bị tốt nhất trong lịch sử nước Mỹ, còn Trump thì ngược lại. Hơn nữa, chiến dịch tranh cử của Trump vẫn tiếp tục bất chấp những hành vi có thể chấm dứt cơ hội của một ứng cử viên trong các kỳ tranh cử trước đây. Continue reading “Sự trỗi dậy của Trump và bài học cho thế giới”

01/11/1950: Tổng thống Harry Truman bị ám sát hụt

01

Nguồn: An assassination attempt threatens President Harry S. Truman, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Griselio Torresola và Oscar Collazo đã cố gắng ám sát Tổng thống Harry S. Truman tại Tòa nhà Blair (Nhà khách chính thức của Tổng thống) ở Washington. May mắn là Truman đã thoát nạn mà không bị thương.

Mùa thu năm 1950, do Nhà Trắng được sửa sang lại nên Tổng thống Truman và gia đình đến sống tại Tòa nhà Blair nằm gần đó, trên Đại lộ Pennsylvania. Chiều ngày 01/11, Truman và vợ khi ấy đang ở trên lầu thì bất ngờ nghe thấy tiếng huyên náo và tiếng súng nổ từ đằng trước ngôi nhà. Quả thực là cặp sát thủ đã đến sát cổng trước của Tòa nhà Blair và nổ súng. Continue reading “01/11/1950: Tổng thống Harry Truman bị ám sát hụt”

Tại sao trận chiến giành Mosul là một bước ngoặt?

78-why-the-battle-for-mosul-is-a-turning-point

Nguồn:Why the battle for Mosul is a turning point“, The Economist, 17/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi quân đội Iraq và các đồng minh bắt đầu phản công chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) vào cuối năm 2014, họ đã nỗ lực để giải phóng nhiều thành phố ở miền bắc và miền tây Iraq. Vì vậy, có thể xem cuộc chiến giành Mosul, được bắt đầu vào sáng sớm ngày 17/10, chỉ như một cuộc giao tranh khác trong sự thoái lui dần dần của các chiến binh thánh chiến. Nhưng cuộc chiến giành Mosul lại tập trung nhiều nỗ lực hơn hơn bất kỳ cuộc đụng độ nào khác với IS. Tại sao rất nhiều thế lực bên trong và bên ngoài Iraq xem Mosul như một bước ngoặt? Continue reading “Tại sao trận chiến giành Mosul là một bước ngoặt?”

Điều gì đang xảy ra với các đồng minh Đông Nam Á của Mỹ?

obama-duterte

Nguồn: Greg Raymond, What’s wrong with the United States’ Southeast Asian allies?, East Asia Forum, 18/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hành động của Philippines và Thái Lan hiện nay không giống với những gì mà các đồng minh hiệp ước của Mỹ nên làm. Dù Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như là một trường hợp cá biệt, nhưng tư tưởng chống Mỹ của ông ta chỉ là một phần mới nhất trong sự bất ổn của quan hệ Mỹ – Philippines. Quan hệ Mỹ – Thái cũng đã xấu đi kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014, và dường như người Thái còn đang có ý định thắt chặt quan hệ quân sự với Trung Quốc. Nhưng bất đồng của hai nước này với Mỹ không nhất thiết có nghĩa là họ muốn thay đổi nguyên trạng ở châu Á. Continue reading “Điều gì đang xảy ra với các đồng minh Đông Nam Á của Mỹ?”

31/10/1887: Tưởng Giới Thạch ra đời

31-10-1887-chiang-kai-shek-is-born

Nguồn: Chiang Kai-Shek is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1887, tại Chiết Giang, Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo chính phủ Quốc Dân Đảng (giai đoạn 1928-1949) đã ra đời.

Từng được huấn luyện trong quân đội Nhật Bản, Tưởng được tiếp cận với những lý tưởng của chủ nghĩa cộng hòa. Khi trở về Trung Quốc, ông đã chiến đấu chống lại triều đại Mãn Châu. Sau đó, ông gia nhập lực lượng Quốc Dân Đảng của Tôn Dật Tiên. Cả Tôn và Tưởng đều tin theo chủ nghĩa cộng sản Liên Xô và thậm chí còn cơ cấu lại Quốc Dân Đảng dựa trên một mô hình của Liên Xô. Sau khi Tôn qua đời, nhóm cộng sản Trung Quốc, những người đã được kết nạp vào Đảng, đã xảy ra xung đột với nhóm cộng hòa. Continue reading “31/10/1887: Tưởng Giới Thạch ra đời”

Cuộc cách mạng hướng tới sự công bằng tiếp theo

economic-justice

Nguồn: Robert J. Shiller, “The Coming Anti-National Revolution,” Project Syndicate, 19/09/2016.

Biên dịch: Phan Thu Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nhiều thế kỷ qua, thế giới đã trải qua một chuỗi các cuộc cách mạng tri thức chống lại sự áp bức dưới nhiều hình thức. Chúng diễn ra trong tâm trí con người và lan rộng – cuối cùng đến gần như khắp thế giới – không qua chiến tranh (vốn có khuynh hướng bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau), mà qua ngôn ngữ và công nghệ truyền thông. Cuối cùng, không như những nguyên nhân của chiến tranh, những ý tưởng mà chúng thúc đẩy trở nên không thể tranh cãi.

Tôi nghĩ cuộc cách mạng tiếp theo như vậy, rất có thể diễn ra vào một lúc nào đó trong thế kỷ 21, sẽ thách thức những tác động kinh tế của các quốc gia-dân tộc. Nó sẽ tập trung vào sự bất công bắt nguồn từ thực tế là một số người sinh ra ở những nước nghèo còn những người khác thì sinh ra ở những nước nước giàu, một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Khi có nhiều người hơn làm việc cho các công ty đa quốc gia và gặp gỡ và hiểu biết hơn về những người đến từ những đất nước khác, cảm quan của chúng ta về sự công bằng đang bị ảnh hưởng. Continue reading “Cuộc cách mạng hướng tới sự công bằng tiếp theo”

Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’

liushaoqi

Tác giả: Lưu Á Châu (Trung Quốc)[1] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sách chép sử một thời đại thì không gián đoạn. Thông sử [sách chép sử nhiều thời đại kế tiếp nhau] thì gián đoạn không thông. Quá nửa các nhà sử học là nhà văn hạng hai, nhà tư tưởng hạng ba. Hiển nhiên họ chưa phát hiện quy luật đáng sợ này: Trên chính trường Trung Quốc, “Người cầm lái số hai” xưa nay bao giờ cũng có cuộc đời bi đát. Giở lịch sử các thời đại của Trung Quốc, rất ít vị Thừa tướng nào có kết cục tốt đẹp. “Làm bạn với vua như làm bạn với cọp” – tin rằng kinh nghiệm quý giá đánh đổi bằng xương máu này chủ yếu là do các vị Thừa tướng tổng kết được. Đây là lời tố cáo bằng máu và nước mắt của họ.

Lịch sử phát triển tới thế kỷ 20, phát triển đến tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, quy luật này trở nên vững vàng không gì lay chuyển nổi. Continue reading “Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’”

30/10/1941: Roosevelt phê duyệt viện trợ Lend-Lease cho Liên Xô

30-10-1941-fdr-approves-lend-lease-aid-to-the-ussr

Nguồn: FDR approves Lend-Lease aid to the USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Roosevelt, người luôn cố gắng để nước Mỹ đứng ngoài Thế chiến II nhưng vẫn giúp đỡ những đồng minh bị sa lầy, đã phê duyệt khoản vay 1 tỷ USD cho Liên Xô theo Chương trình Lend-Lease. Cụm từ “Lend-Lease” ở đây mang nghĩa là cho vay không lấy lãi và việc trả nợ sẽ bắt đầu 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Continue reading “30/10/1941: Roosevelt phê duyệt viện trợ Lend-Lease cho Liên Xô”

Dự án Nghiên cứu quốc tế kêu gọi tài trợ năm 2016

knowledge

Ra đời từ tháng 5/2013, đến nay Dự án Nghiên cứu quốc tế đã không ngừng phát triển, trở thành nguồn tham khảo hữu ích, đáng tin cậy và miễn phí cho các sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, cũng như quảng đại độc giả quan tâm tới các vấn đề quốc tế. Để thực hiện được sứ mệnh này, chúng tôi cần đến nhiều nguồn lực, cả về con người lẫn tài chính.

Nhằm chuẩn bị nguồn lực để tiếp tục duy trì hoạt động của Dự án trong năm 2017, Ban quản trị Dự án phát động chiến dịch kêu gọi tài trợ cho Dự án. Continue reading “Dự án Nghiên cứu quốc tế kêu gọi tài trợ năm 2016”