Thế giới hôm nay: 22/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy nói đàm phán nâng trần nợ giữa ông và tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục vào thứ Hai. Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện qua điện thoại sau khi ông Biden gọi các yêu cầu của đảng Cộng hòa — bao gồm mạnh tay cắt giảm chi tiêu — là “không thể chấp nhận được” tại một cuộc họp báo sau hội nghị G7 ở Nhật Bản. Đàm phán đang ngày càng nóng lên trong những ngày gần đây.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp các nhà lãnh đạo G7 vào ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh. Ông Biden hứa là Mỹ sẽ viện trợ thêm 375 triệu đô la cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Một ngày trước đó, ông Zelensky đã nói chuyện với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, lần đầu tiên kể từ cuộc xâm lược của Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/05/2023”

Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Macron’s labeling of Russia as ‘vassal state’ goes viral in China,” Nikkei Asia, 18/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình đã cố gắng làm lu mờ hội nghị thượng đỉnh G-7 bằng cách cử một phái đoàn đến Ukraine.

Bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, rằng Moscow trên thực tế đang trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc, đã gây xôn xao khắp Trung Quốc.

Macron cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Chủ nhật (13/05/2023), ngay trước cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Paris vào cuối ngày, rằng Nga “đã thua về mặt địa chính trị” trong cuộc chiến ở Ukraine. Continue reading “Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’”

21/05/1960: Động đất lớn ở Chile

Nguồn: Huge earthquake hits Chile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, cơn địa chấn đầu tiên trong một chuỗi động đất đã xuất hiện tại Valdivia, Chile. Tính đến thời điểm kết thúc, các trận động đất và hậu quả của chúng đã giết chết 5.000 người và khiến 2 triệu người khác mất nhà cửa. Được ghi nhận có cường độ 7,6 độ Richter, trận động đất đầu tiên thực sự rất mạnh và đã giết chết một số người. Tuy nhiên, nó chỉ là điềm báo trước cho một trong những cơn động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Continue reading “21/05/1960: Động đất lớn ở Chile”

Cách Trung Quốc bảo đảm an toàn khi phóng tên lửa vũ trụ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tên lửa dùng trong lĩnh vực thăm dò vũ trụ đều phải có công suất cực lớn, có như thế mới có thể phóng vật thể đi với vận tốc cực nhanh, cân bằng hoặc thắng được sức hút (lực hấp dẫn) của Trái Đất. Thống kê của Liên Xô và Mỹ cho thấy các trục trặc về tên lửa chiếm 51% tổng số lần phóng vệ tinh thất bại, gây tổn thất rất lớn về người và tài sản. Vì thế, bảo đảm độ an toàn cao khi phóng tên lửa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong ngành hàng không vũ trụ.

Hãy xem ngành du hành vũ trụ Trung Quốc đã thực hiện công tác bảo đảm an toàn như thế nào khi phóng thành công vệ tinh Mặt Trăng đầu tiên Thường Nga-1 (Chang e-1) ngày 24/10/2007. Continue reading “Cách Trung Quốc bảo đảm an toàn khi phóng tên lửa vũ trụ”

20/05/1862: Tổng thống Lincoln ký Đạo luật Hộ Nông dân

Nguồn: President Lincoln signs the Homestead Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln đã ký Đạo luật Hộ Nông dân (Homestead Act), nhằm giao đất đai thuộc sở hữu của chính phủ cho các hộ nông dân nhỏ (“homesteaders”). Đạo luật đã trao cho “bất kỳ người nào” là chủ hộ gia đình một mảnh đất rộng gần 65 hecta để làm nông trong 5 năm. Cá nhân nhận đất phải ít nhất 21 tuổi và được yêu cầu phải xây dựng một ngôi nhà trên khu đất. Continue reading “20/05/1862: Tổng thống Lincoln ký Đạo luật Hộ Nông dân”

Giám sát ngân hàng số tại Singapore vẫn đi sau so với nhu cầu

Nguồn: Faizal Bin Yahya, “Singapore’s digital banking oversight lags behind demand”, East Asia Forum, 13/05/2023

Biên dịch: Lê Như Ngọc

Đông Nam Á có khoảng 687 triệu dân, tạo nên hệ sinh thái ngân hàng số vô cùng đa dạng. Năm nền kinh tế phát triển hơn (ASEAN-5) và Brunei có các lĩnh vực dịch vụ tài chính vững mạnh, trong khi ở những quốc gia khác – đặc biệt là khu vực nông thôn – có lượng lớn dân số chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng truyền thống và công ty khởi nghiệp fintech dần chuyển sang sử dụng ngân hàng số để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên phát sinh nhiều vấn đề khác nhau đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý. Continue reading “Giám sát ngân hàng số tại Singapore vẫn đi sau so với nhu cầu”

Chuyển động Quốc Phòng (11/5 – 18/5/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Kiến trúc An ninh Mới của Trung Quốc cho Vùng Vịnh

Nguồn: Mordechai Chaziza, “The Global Security Initiative: China’s New Security Architecture for the Gulf,” The Diplomat, 05/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) là biểu hiện mới nhất về nỗ lực của Trung Quốc nhằm thách thức hệ thống quản trị toàn cầu do phương Tây lãnh đạo. Nó sẽ được triển khai như thế nào ở Vùng Vịnh?

Trong bài phát biểu quan trọng tại thượng đỉnh Trung Quốc-Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) vào tháng 12/2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lưu ý rằng chuyến đi của ông tới Ả Rập Saudi đã báo trước một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ đối tác Trung Quốc-Ả Rập và mời các quốc gia Vùng Vịnh tham gia Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) “trong một nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực.” Continue reading “Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Kiến trúc An ninh Mới của Trung Quốc cho Vùng Vịnh”

18/05/1980: Núi lửa St. Helens phun trào

Nguồn: Mount St. Helens erupts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, lúc 8:32 sáng theo giờ Thái Bình Dương (PDT), St. Helens, một đỉnh núi lửa ở phía tây nam Washington, đã bắt đầu một vụ phun trào lớn, giết chết 57 người và tàn phá khoảng 545 km2 đất hoang dã.

Được người Mỹ bản địa gọi là Louwala-Clough, hay “Núi Khói” (the Smoking Mountain), St. Helens nằm trong Dãy Cascade và có độ cao 2.95 km trước vụ phun trào. Thực chất, núi lửa này đã phun trào định kỳ trong suốt 4.500 năm qua và giai đoạn hoạt động gần nhất của nó là từ năm 1831 đến năm 1857. Ngày 20/03/1980, núi lửa đã bắt đầu có các hoạt động đáng chú ý, với một loạt chấn động tập trung ở mặt đất, ngay bên dưới sườn phía bắc của ngọn núi. Những chấn động này mạnh dần, và đến ngày 27/3, một vụ phun trào nhỏ đã xảy ra. Núi St. Helens bắt đầu phun ra hơi nước và tro bụi qua miệng núi lửa và các lỗ thông hơi. Continue reading “18/05/1980: Núi lửa St. Helens phun trào”

Trung Quốc: Khi người trẻ không muốn làm “phòng nô”

Ảnh: The Economist

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Giới trẻ Trung Quốc đã sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới để phản ánh cuộc sống hiện đại quá nhiều áp lực, nhất là với đòi hỏi mua nhà.

Theo một cơ quan giám sát ngôn ngữ Trung Quốc, một trong 10 từ thông dụng trên Internet ở nước này năm 2021 là “tang ping” [thảng bình], vốn nghĩa đen là “nằm thẳng”. Sự lan truyền của thuật ngữ có ý nghĩa chỉ lối sống buông xuôi không cần nỗ lực trên mạng ở Trung Quốc phản ánh sự bất lực của người trẻ trước sự cạnh tranh ngày một khốc liệt trong xã hội. Continue reading “Trung Quốc: Khi người trẻ không muốn làm “phòng nô””

Thế giới hôm nay: 18/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kevin McCarthy, chủ tịch Hạ viện Mỹ và là thành viên đảng Cộng hoà, nói “có thể có” một thỏa thuận nâng trần nợ công vào cuối tuần. Hôm thứ Ba, ông McCarthy đã gặp tổng thống Joe Biden và yêu cầu cắt giảm chi tiêu để đổi lấy tăng trần nợ cho chính phủ. Bộ trưởng tài chính Janet Yellen đã nhiều lần cảnh báo chính phủ có thể vỡ nợ ngay sau ngày 1 tháng 6. Tổng thống Biden sẽ tiếp tục hội đàm với các lãnh đạo quốc hội vào cuối tuần.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố gia hạn thêm hai tháng cho thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen giữa Ukraine và Nga. Thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc làm trung gian cho phép Ukraine xuất khẩu nông sản qua các cảng chính, và sẽ hết hạn vào thứ Năm. Đây là một chiến thắng ngoại giao cho ông Erdogan, người sẽ bước vào vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống ngày 28 tháng 5. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/05/2023”

Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?

Nguồn: Why is Taiwan losing its friends?”, The Economist, 28/03/2023.

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Trung Quốc đang dần thu hút các đồng minh của hòn đảo này thông qua chính sách “ngoại giao ngân phiếu”

Các sản phẩm từ Đài Loan đang giúp vận hành mọi thứ, từ iPhone và tủ lạnh cho tới tên lửa đạn đạo. Hòn đảo này sản xuất tới hơn 60% lượng chip bán dẫn trên toàn thế giới. Đồng thời, chính nó cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường Trung – Mỹ. Dù có vị trí quan trọng như vậy, nhưng chỉ có một ít quốc gia công nhận chính phủ Đài Loan. Hiện chỉ có 13 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chủ yếu là các quốc gia nhỏ ở vùng Caribbean, Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Và con số này đang giảm dần: kể từ năm 1990 đến nay đã có ít nhất 15 quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan – trong đó gần đây nhất là Honduras vào ngày 25 tháng 3 – và khoảng 50 quốc gia đã làm như vậy trong những năm 1970. Vậy tại sao hòn đảo này lại đang mất dần đồng minh? Continue reading “Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?”

Mỹ và châu Âu đối mặt một cuộc khủng hoảng tị nạn mới

Nguồn: Gideon Rachman, “The US and Europe fear a new refugee crisis,” Financial Times, 08/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Áp lực yêu cầu các chính trị gia phải phản ứng là rất lớn, nhưng không có giải pháp nào nhanh chóng cả.

Các nhà ngoại giao xây dựng chính sách đối ngoại của phương Tây đang bận tâm vì Nga và Trung Quốc. Nhưng câu hỏi quốc tế khiến các nhân vật chính trị này lo lắng nhất lại là vấn đề nhập cư. Như một phụ tá thân cận của Tổng thống Joe Biden đã nói, “Nếu chúng ta thua cuộc bầu cử tiếp theo, thì nguyên nhân đến từ biên giới phía nam chứ không phải Ukraine.” Continue reading “Mỹ và châu Âu đối mặt một cuộc khủng hoảng tị nạn mới”

16/05/1968: Công nhân biểu tình, rối loạn xã hội lan rộng ở Pháp

Nguồn: Worker protests mount in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tại Pháp, khủng hoảng tháng 5 đã leo thang khi các nhà máy và các ngành công nghiệp trên khắp đất nước quyết định tổng đình công, làm ngừng hoạt động phân phối báo chí, vận tải hàng không, và hai tuyến đường sắt lớn. Tính đến cuối tháng, đã có hàng triệu công nhân tham gia đình công, và nước Pháp dường như đang trên bờ vực của một cuộc cách mạng cánh tả cấp tiến. Continue reading “16/05/1968: Công nhân biểu tình, rối loạn xã hội lan rộng ở Pháp”

Thế giới hôm nay: 16/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống chuyên chế đương nhiệm Recep Tayyip Erdogan đang dẫn trước đối thủ Kemal Kilicdaroglu sau vòng bỏ phiếu đầu của cuộc bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Không ứng viên nào đạt được ngưỡng 50% cần thiết để tránh vòng hai, nhưng ông Erdogan giành được 49,5% số phiếu trong khi ông Kilicdaroglu, người đại diện cho liên minh các đảng đối lập, nhận 44,9%. Cuộc bầu cử giờ đây sẽ lần đầu tiên đi vào vòng hai vào ngày 28 tháng 5. Kết quả của ông Erdogan tốt hơn các cuộc thăm dò dư luận, vốn ghi nhận ông Kilicdaroglu dẫn trước đáng kể trong những ngày tranh cử cuối cùng.

Ủy ban châu Âu chấp thuận vụ sáp nhập trị giá 69 tỷ đô la của Microsoft với Activision Blizzard — trái ngược với quyết định ngăn chặn của cơ quan giám sát cạnh tranh của Mỹ và Anh. Uỷ viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EU đã phê duyệt thỏa thuận này với điều kiện Microsoft vẫn cung cấp game của Activision trên các nền tảng khác. Vụ kiện của Microsoft tại Mỹ sẽ được giải quyết tại tòa vào tháng 8, và công ty cho biết họ có kế hoạch kháng cáo phán quyết của Anh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/05/2023”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Trường hợp Nhật BảnTriều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc

Tiến trình bỏ chữ Hán ở Việt Nam chỉ bắt đầu sau khi nước ta dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức đã được hơn 2000 năm, tức muộn hơn so với Nhật và Triều Tiên/ Hàn Quốc, nhưng kết quả cuối cùng lại triệt để thực hiện được mục tiêu bỏ chữ Hán, tức “Thoát Hán” về ngôn ngữ.

Năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính nước ta vào nước Nam Việt, sau đó chính quyền nhà Triệu bắt đầu dạy dân ta học tiếng nói và chữ viết của người Trung Quốc. Trước đó người Việt Nam chỉ có ngôn ngữ nói, chưa hề có ngôn ngữ viết. Chữ Hán là thứ chữ viết đầu tiên mà người Việt tiếp xúc; tầng lớp tinh hoa người Việt đã nhận thức được tính chất vô cùng quan trọng của phát minh này, và nảy ra ý tưởng tìm cách mượn chữ Hán về dùng. Muốn vậy, họ đã sáng tạo “cách đọc Hán-Việt” đối với chữ Hán: đặt cho mỗi chữ Hán một tên tiếng Việt gọi là “từ Hán-Việt”, qua đó thực hiện đọc chữ Hán bằng tiếng mẹ đẻ của mình mà không đọc bằng tiếng Trung Quốc. Như vậy, người Việt Nam chỉ học chữ Hán mà không học tiếng Hán, qua đó mượn được chữ Hán về dùng mà vẫn nói tiếng mẹ đẻ của mình, nhờ thế dân tộc ta không bị văn hoá Hán đồng hoá. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam”

Thế giới hôm nay: 15/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Volodymyr Zelensky đến Đức, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông tới nước này kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Trong cuộc gặp với thủ tướng Olaf Scholz, tổng thống Ukraine cảm ơn Đức vì đã trở thành một “người bạn thực sự” và nói rằng với sự hỗ trợ nhiều hơn của phương Tây, thất bại của Nga là “không thể đảo ngược.” Chính phủ Đức đã công bố khoản viện trợ quân sự trị giá 2,7 tỷ euro (2,95 tỷ USD) cho Ukraine trước khi ông đến. Trước đó, ông Zelensky đã gặp Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tại Rome. Mặc dù một số thành viên trong liên minh cánh hữu của bà bày tỏ quan điểm ủng hộ Điện Kremlin, bà Meloni đã cam kết chính phủ bà hỗ trợ Ukraine.

Người Thổ Nhĩ Kỳ đã đi bỏ phiếu bầu tổng thống. Thăm dò ý kiến cho thấy vị đương kim tổng thống độc đoán, Recep Tayyip Erdogan, có thể sẽ thua trước Kemal Kilicdaroglu, nhân vật đại diện của một liên minh các đảng phái. Với khoảng 80% số phiếu đã kiểm, truyền thông nhà nước nói ông Erdogan đang dẫn trước, một tuyên bố bị các nhân vật đối lập bác bỏ. Cuộc bầu cử sẽ không phải đi tiếp vào vòng hai cuối tháng này nếu một ứng viên có được hơn 50% số phiếu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/05/2023”

Trung Quốc dập tắt luận điệu kêu gọi chiến tranh với Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s messaging machine tamps down Taiwan war hype,” Nikkei Asia, 11/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên truyền kiểu chiến lang đã trở nên “quá hiệu quả,” khiến các quan chức bất an.

Một cuộc thảo luận đáng chú ý đang diễn ra trên mạng Internet ở Trung Quốc, nơi kiểm duyệt ngày càng được siết chặt mỗi năm, ngăn chặn quyền tự do ngôn luận. Nhưng đột nhiên, lệnh cấm tranh luận nhiều chiều về việc Trung Quốc thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực dường như đã được dỡ bỏ.

Một quan điểm trái ngược, thậm chí bị coi là cấm kỵ, đã bất ngờ được phép xuất hiện, cho rằng quyết định thống nhất Đài Loan bằng vũ lực vào lúc này sẽ là phi thực tế và thậm chí còn nguy hiểm. Continue reading “Trung Quốc dập tắt luận điệu kêu gọi chiến tranh với Đài Loan”

14/05/1787: Đại biểu Hội nghị Lập hiến bắt đầu tập hợp

Nguồn: Constitutional Convention delegates begin to assemble, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1787, các đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến Hoa Kỳ (Constitutional Convention) đã bắt đầu tập hợp tại Philadelphia để thực hiện một nhiệm vụ khó khăn: lật đổ chính phủ mới của Mỹ một cách hòa bình theo quy định của Các điều khoản Hợp bang (Article of Confederation). Dù hội nghị dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 14/05, nhưng James Madison đã báo cáo rằng chỉ có một số lượng nhỏ đại biểu có mặt, nên hội nghị đã phải lùi lại cho đến ngày 25/5, khi đại biểu của các bang tham gia—Massachusetts, New York, New Jersey, Pennsylvania, Delaware, Virginia, North Carolina, South Carolina và Georgia—xuất hiện đông đủ. Continue reading “14/05/1787: Đại biểu Hội nghị Lập hiến bắt đầu tập hợp”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Quang Thuận thứ 2 [12/3-10/4/1461], Vua Thánh Tông về Thanh Hóa, bái yết lăng tẩm:

Tháng 2, vua ngự về Tây Kinh bái yết sơn lăng.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 7a.

Vào tháng 8 năm ngoái, Vua Anh Tông nhà Minh sai sứ bộ Duẫn Mân sang phong Lạng Sơn Vương Nghi Dân. Tháng 2 năm nay đến Quảng Tây, thì biết tin Nghi Dân cướp ngôi đã bị người trong nước lật đổ; rồi đưa Lê Hạo, tức Vua Thánh Tông, lên ngôi. Sau khi nghe Duẫn Mân tâu, Vua Minh quyết định cho sứ bộ trở về kinh: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P1)”