Eleanor Roosevelt – Đệ nhất phu nhân đấu tranh vì nhân quyền

franklin-d-roosevelt-eleanor

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 24/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Eleanor Roosevelt là phu nhân Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Bà được nhớ đến như một người từ cương vị đệ nhất phu nhân trở thành một nhà hoạt động chính trị xã hội. Bà sử dụng vị thế của mình để thể hiện sự quan tâm đến tình cảnh của người nghèo trong cuộc Đại Khủng hoảng. Bà đấu tranh cho những nhóm người bị chối bỏ nhân quyền, bao gồm nhóm người Mỹ gốc Phi và gốc Á. Sau cái chết đột ngột của chồng, bà được Tổng thống Harry Truman lựa chọn làm đại biểu dự hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc. Cương vị này giúp bà nâng chương trình hoạt động vì nhân quyền lên tầm quốc tế.

Là cháu gái của (cố tổng thống) Theodore Roosevelt, Eleanor bà gặp khó khăn trong những năm tháng vị thành niên. Mẹ, cha và anh trai đều qua đời trước khi bà bước sang tuổi 15. Sau khi hoàn thành việc học gần London, bà trở về quê và gặp Franklin D. Roosevelt. Họ đính hôn rồi kết hôn vào ngày 17 tháng 3 năm 1905. Continue reading “Eleanor Roosevelt – Đệ nhất phu nhân đấu tranh vì nhân quyền”

Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?

20150704_blp503

Nguồn:How capital controls work”, The Economist, 29/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 6, thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras công bố kế hoạch cho phép lấy ý kiến người dân về lời đề nghị cứu trợ gần đây nhất của Châu Âu, trong cuộc trưng cầu dân ý được lên kế hoạch vào ngày 5 tháng 7. Kế hoạch này nhanh chóng châm ngòi cho một chuỗi những sự kiện: các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu từ chối gia hạn cho chương trình cứu trợ hiện thời cho Hy Lạp sau ngày 30 tháng 6, thời điểm chương trình này sẽ hết hạn, và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ đặt hạn mức  đối với các khoản vay khẩn cấp của các ngân hàng Hy Lạp.

Trợ giúp thanh khoản khẩn cấp” (emergency liquidity assistance) đã thay thế dòng tiền đang chảy ra ngoài hệ thống ngân hàng Hy Lạp do những người dân lo lắng rút các khoản tiết kiệm của mình. Đối mặt với việc mất những khoản cứu trợ bổ sung từ ECB – và viễn cảnh những két tiền gửi trống rỗng tại các ngân hàng — chính phủ Hy Lạp đã tuyên bố ngày thứ hai, 29 tháng 6, vừa qua là ngày ngân hàng tạm đóng cửa và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Vậy những biện pháp đó sẽ hoạt động như thế nào? Continue reading “Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?”

25/07/1969: Mỹ công bố Học thuyết Nixon

Nixon Vietnam

Nguồn:The Nixon Doctrine is announced,” History.com (truy cập ngày 24/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố rằng từ thời điểm này về sau, Hoa Kỳ mong đợi các đồng minh châu Á của mình có trách nhiệm tự bảo đảm an ninh quân sự của họ. Tuyên bố của tổng thống Mỹ, sau này được biết đến dưới tên gọi Học thuyết Nixon, là chỉ dấu rõ ràng cho thấy quyết tâm của ông trong việc “Việt Nam hóa” chiến tranh Việt Nam.

Khi Richard Nixon nhậm chức vào đầu năm 1969, cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Việt Nam đã kéo dài gần bốn năm (tính từ khi Lyndon B. Johnson bắt đầu tiến hành leo thang chiến tranh năm 1965 – ND). Cuộc xung đột đẫm máu đã cướp đi sinh mạng của hơn 25.000 lính Mỹ và vô số người Việt tính đến thời điểm đó. Bất chấp những nỗ lực của mình, Mỹ đang phải đối mặt với thất bại cận kề hơn bao giờ hết. Ngay cả ở Mỹ, các cuộc biểu tình chống chiến tranh cũng xuất hiện liên tục trên các đường phố và trong các trường đại học. Continue reading “25/07/1969: Mỹ công bố Học thuyết Nixon”

Ông Vũ Khoan viết về cố Thứ trưởng Trần Quang Cơ

27_ongTQC_DSC_0034

Tác giả: Vũ Khoan

Thế là tiếng nói, giọng cười hào sảng ấy đã tắt! Tôi trộm nghĩ, mình không nhầm khi nói rằng, các anh chị em cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao, nhất là những người đã từng cộng sự trực tiếp đều dành cho Anh niềm tiếc thương vô hạn. Bởi, trong tâm trí mọi người, Anh là một nhà ngoại giao cực kỳ sắc sảo và kiên định, một con người hết sức khảng khái và tự trọng, một nhà lãnh đạo mẫu mực và công tâm.

Từng xông pha trận mạc khi đứng trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, lăn lộn trong hoạt động địch vận, anh Cơ đã về công tác trong ngành ngoại giao ngay sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954. Trong ngành, Anh đã kinh qua rất nhiều lĩnh vực trên các cương vị khác nhau: Khi thì làm Phó Chủ nhiệm khoa của trường Đại học Ngoại giao – Ngoại thương, khi lại phụ trách các đơn vị trọng điểm của Bộ Ngoại giao như Vụ châu Á, Vụ Bắc Mỹ, Vụ Tây Âu… Lúc thì công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở Sri Lanka rồi Indonesia và sau đó là Đại sứ ở Thái Lan. Continue reading “Ông Vũ Khoan viết về cố Thứ trưởng Trần Quang Cơ”

Hòa ước Westphalia (The Peace of Westphalia)

Westphalia

Tác giả: Đào Minh Hồng

Vào nửa đầu thế kỷ 17, những căng thẳng về chính trị và kinh tế ngày càng gia tăng giữa các quốc gia Châu Âu. Cùng lúc với thời kỳ Phát kiến địa lý, khai phá mở đường tới những nguồn tài nguyên của Tân thế giới, châu Âu cũng chuyển mình với  sự ra đời của những học thuyết mới như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, ý thức dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia cũng đã thức tỉnh các vị vua, hình thành nên những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu. Phong trào cải cách tôn giáo từ giữa thế kỷ 16 đã chia Châu Âu thành hai phe: những nhà nước theo Cựu giáo (Thiên chúa giáo) hoặc những nhà nước theo Tân giáo (Tin Lành). Những xung đột giữa các quốc gia Châu Âu ở thời kỳ này luôn mang màu sắc của các cuộc chiến tranh tôn giáo. Cuộc chiến tranh tôn giáo 30 năm là cuộc chiến tranh toàn Châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử thế giới. Khởi đầu là xung đột tôn giáo giữa người Thiên chúa giáo (Cựu giáo) và những người Tin Lành (Tân giáo), nó đã trở thành một cuộc chiến giành quyền lực ở châu Âu. Continue reading “Hòa ước Westphalia (The Peace of Westphalia)”

Daniel Russel phát biểu về chính sách Biển Đông của Mỹ

russel

Xin chào quý vị, thật vinh dự cho tôi khi được quay lại CSIS. Tôi sẽ bắt đầu bài phát biểu của mình bằng việc nêu ra bối cảnh tình hình hiện nay. Mỹ đã luôn có lợi ích ở Châu Á và lợi ích đó ngày càng lớn hơn khi các nền kinh tế của chúng ta kết nối chặt chẽ với nhau và người dân chúng ta gần gũi nhau hơn nhờ việc đi lại thuận tiện và internet.

Trong vòng bảy thập kỷ qua chúng tôi đã cùng làm việc với các nước đồng minh và đối tác để cùng nhau bảo vệ an ninh và phát triển thịnh vượng. Và đặc biệt trong vòng sáu năm rưỡi qua, chúng tôi đã đầu tư để xây dựng quan hệ hợp tác với từng nước một trong khu vực – đây chính là chính sách tái cân bằng. Continue reading “Daniel Russel phát biểu về chính sách Biển Đông của Mỹ”

Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P3)

US-Vietnamese-flags1-e1370321359375

“Ngay trong chuyến đi của Tổng Bí thư, một ai đó đã bình luận rằng VN đang xoay trục với Mỹ. Đó là một nhận xét khá lý thú, nhưng lực chúng ta, sức chúng ta và ngay cả ý định chúng ta làm gì có như vậy” – ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng.

VietNamNet giới thiệu kỳ cuối bàn tròn trực tuyến với ông Bùi Thế Giang và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Tôi cứ quan hệ với Mỹ thoải mái, nhưng anh đi một bước là tôi lo

Nhà báo Việt Lâm:Vừa rồi, ông Bùi Thế Giang đã nhấn mạnh chính sách đối ngoại của VN là đa dạng hoá, đa phương hoá. Chúng ta với bất cứ nước nào đều không nhằm vào nước thứ ba. Nhưng rõ ràng, đặt trong bối cảnh Mỹ đang triển khai chiến lược xoay trục tại khu vực, sự ấm lên của quan hệ Việt – Mỹ sẽ khó tránh khỏi những sự diễn giải, thậm chí cố tình xuyên tạc của người khác? Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P3)”

Nelson Mandela – Biểu tượng chống phân biệt chủng tộc

nelson-mandela

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 23/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Nelson Mandela (1918-2013) đấu tranh cho sự bình đẳng và dân chủ ở Nam Phi – điều mà phần lớn công dân da màu ở đất nước này không có được kể từ khi người Châu Âu đến xâm chiếm làm thuộc địa. Mandela là một nhà lãnh đạo vì nhân quyền xuất chúng và là nhân tố quan trọng dẫn đến sự chấm dứt chế độ Apartheid (A-pác-thai). Mặc dù bị giam giữ trong tù, ông vẫn tập hợp được sự ủng hộ cho một trong những phong trào nhân quyền nổi tiếng nhất trên thế giới. Là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, ông đã thống nhất một đất nước chia rẽ, và giúp nước này trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất về cả kinh tế lẫn chính trị.

Nelson Mandela sinh ra trong bộ lạc Madiba ở Nam Phi. Tại trường học, ông được đặt tên thánh là Nelson. Khi học đại học, ông bắt đầu thực hiện khát vọng chấm dứt chế độ Apartheid ở Nam Phi qua việc tham gia các cuộc biểu tình và bất tuân dân sự. Continue reading “Nelson Mandela – Biểu tượng chống phân biệt chủng tộc”

Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống toàn nữ

55a2d22fdf725

Nguồn: Chen-shen J. Yen, “Taiwan gears up for all-female presidential race,” East Asia Forum, 01/07/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Với việc Phó Chủ tịch Lập pháp viện (tức Quốc hội Đài Loan – NHĐ), bà Hồng Tú Trụ (Hung Hsiu-chu), được Ủy ban Thường vụ Quốc Dân Đảng (KMT) xác nhận, các ứng viên của hai đảng chính tranh cử tổng thống Đài Loan năm 2016 đều là nữ, dẫn đến một kết luận hiển nhiên là sẽ có một nữ tổng thống ở Đài Loan vào năm tới.

Ứng cử viên Đảng Dân Tiến (DPP), bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), từng tranh cử vào văn phòng tổng thống năm 2012 nhưng đã để thua đương kim tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou). Lần này, với sự ủng hộ dành cho Quốc Dân Đảng đang ở mức thấp và sinh khí của Đảng Dân Tiến từ sau chiến thắng áp đảo trong các cuộc bầu cử địa phương năm 2014, bà Thái được tin là sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc. Continue reading “Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống toàn nữ”

23/07/1951: Thủ tướng chính quyền Vichy Philippe Pétain qua đời

VICHY1_63883c

Nguồn:Petain, leader of the Vichy government, dies,” History.com (truy cập ngày 22/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1951, Thống chế Henri-Philippe Pétain, anh hùng dân tộc Pháp trong Thế chiến I nhưng lại bị kết tội vì đã hợp tác với những kẻ chiếm đóng người Đức ở đất nước mình trong Thế chiến II và bị kết án tù chung thân, qua đời ở tuổi 95.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Saint-Cyr, Pétain phục vụ trong trung đoàn Alpine với cấp bậc trung úy, nơi ông dần có được danh tiếng vì tình bạn thân biết với những người lính bộ binh. Sau đó, ông bước vào sự nghiệp giảng dạy gây nhiều tranh cãi ở trường Đại học Chiến tranh, nơi ông đề xuất một những lý thuyết xung đột trực tiếp với các quan điểm truyền thống, đặc biệt là ý tưởng cho rằng quốc phòng vững mạnh là chìa khóa của chiến thắng, chứ không phải là chiến lược “luôn chủ động tấn công” vốn phổ biến trong quân đội Pháp ở thời điểm đó. Continue reading “23/07/1951: Thủ tướng chính quyền Vichy Philippe Pétain qua đời”

Bảo vệ không gian mạng quốc gia: Bài học từ phòng vệ dân sự

4010965162_d30fea0560_b-470x260

Nguồn: David Barno & Nora Bensahel, “Defending the Cyber Nation: Lesson From Civil Defense”, War on The Rocks, 02/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Cao Quyền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nếu bạn lớn lên trong thời kì Chiến Tranh Lạnh như cả hai chúng tôi, có lẽ bạn vẫn còn nhớ những cách thức mà chúng ta chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân. Rùa Bert đã dạy ta cách “cúi xuống và che đầu” (duck and cover),[1] và chúng ta cũng đã thực hành việc trốn dưới gầm bàn học ở trường. Hàng ngàn gia đình người Mỹ xây dựng nơi trú bụi phóng xạ ở sân sau và dự trữ lương thực cho nhiều tháng. Các bài tập thực hành đảm bảo rằng các thành viên của Quốc hội, Toà án tối cao và Tổng thống có thể sơ tán kịp thời đến những căn cứ dưới lòng đất, đảm bảo sự hoạt động liên tục của chính phủ.

Người ta gọi chung sự chuẩn bị như vậy là phòng vệ dân sự. Những vị Tổng thống Mỹ nhìn nhận phòng vệ dân sự như một phần trong cân bằng chiến lược với Liên Xô, và như một hình thức “bảo hiểm cho người dân” trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. May thay, hiệu quả của nó chưa bao giờ được kiểm chứng. Thế nhưng người Mỹ nhận thức được tầm quan trọng của phòng vệ dân sự vì thành thật mà nói, nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn luôn hiện hữu và thật sự rất đáng sợ. Continue reading “Bảo vệ không gian mạng quốc gia: Bài học từ phòng vệ dân sự”

Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P2)

Part-WAS-Was8943949-1-1-0

“Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư mở ra bước ngoặt, nhưng đấy không hẳn là bước ngoặt trong tư duy của mọi người. Với hai nước có hệ thống chính trị khác biệt, con đường hợp tác còn dài lắm” – ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ Ban Đối ngoại TƯ Đảng.
VietNamNet giới thiệu phần 2 bàn tròn với ông Bùi Thế Giang và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Hội chứng Mỹ ở Việt Nam

Nhà báo Việt Lâm: Trong cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói rằng, Tổng thống Mỹ thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, tôn trọng thể chế chính trị của VN. Độc giả Thanh Hà có câu hỏi: liệu rằng sau chuyến đi này, hội chứng Mỹ ở VN mà ông Bùi Thế Giang vừa đề cập sẽ giảm bớt, sẽ có sự nhận thức lại, tư duy lại về cái gọi là “chiến lược diễn biến hoà bình” lâu nay chúng ta vẫn hay nói hay không? Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P2)”

Ba thách thức lớn nhất đối với Châu Âu hiện nay

Map and stethoscope, possible illustration for pandemic of aids,"pig flu", smoking or or maybe for global warming and ozone holes

Nguồn: Mohamed A. El-erian, “Shelter from the Storm in Europe”, Project Syndicate, 20/06/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Mây đen đang bao phủ tương lai kinh tế của châu Âu khi ba cơn bão đang cùng ập đến: khủng hoảng Hy Lạp, Nga xâm phạm Ukraine và sự nổi lên của các đảng chính trị theo chủ nghĩa dân túy. Mặc dù mỗi cơn bão này đều để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nền kinh tế vốn được tiếp sức bởi một sự cải thiện theo chu kỳ gần đây cho thấy châu Âu có khả năng đối phó với từng cơn bão một, với nguy cơ chỉ là một số các gián đoạn kinh tế nhất thời. Tuy nhiên, nếu những cơn bão này cùng cộng hưởng với nhau tạo thành một “siêu bão,” thì sự trở lại những ngày nắng ấm sẽ rất khó đoán định được trong tương lai gần.

Thực tế cho thấy ba cơn bão này đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp, vốn nhức nhối nhiều năm nay, đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Không chỉ có nguy cơ trở thành thành viên đầu tiên bị loại khỏi khu vực đồng Euro, Hy Lạp còn đứng trước nguy cơ rơi vào trạng thái quốc gia thất bại (failed state) – một kết quả có thể kéo theo hệ lụy đa chiều đối với các quốc gia còn lại ở châu Âu. Việc giảm thiểu những hệ quả nhân đạo bất lợi (liên quan đến việc di cư qua biên giới) và ảnh hưởng địa chính trị của cơn bão này sẽ không phải là một việc dễ dàng. Continue reading “Ba thách thức lớn nhất đối với Châu Âu hiện nay”

22/07/2003: Con trai của Saddam Hussein bị bắn hạ

gttysnscc

Nguồn: Qusay and Uday Hussein killed,” History.com (truy cập ngày 21/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2003, hai người con trai của cựu độc tài Iraq Saddam Hussein là Qusay và Uday Hussein đã bị giết sau một trận chiến kéo dài ba tiếng với quân đội Hoa Kỳ tại thành phố Mosul. Nhiều người tin rằng hai người con trai này thậm chí còn tàn bạo và nhẫn tâm hơn cả người cha khét tiếng của họ, và cái chết của họ đã được nhiều người dân Iraq đón mừng. Uday và Qusay đang ở tuổi 39 và 37 khi họ qua đời. Cả hai đều được cho là đã tích lũy được một khối tài sản đáng kể thông qua việc tham gia buôn lậu dầu lửa bất hợp pháp.

Là con cả của Saddam, Uday Hussein được chọn làm người thừa kế chính thức của vị tổng thống bạo ngược này. Nhưng ngay cả Saddam cũng bất bình với lối sống ngông cuồng của Uday – được cho là sở hữu hàng trăm chiếc xe hơi – và sự thiếu kỷ luật. Sau khi Uday đánh và đâm chết một trong những người hầu được Saddam yêu quý trong một bữa tiệc năm 1988, Saddam đã bắt giam và đánh đập Uday trong một thời gian ngắn. Continue reading “22/07/2003: Con trai của Saddam Hussein bị bắn hạ”

Tranh chấp Biển Đông sau phiên điều trần tại Tòa Trọng tài

EXODUS-VI-West-Lamma-Channel-South-China-Sea-2011

Nguồn: Nong Hong, “The Post-Hearing Reality in the South China Sea Arbitration Case”, Asia Maritime Transparency Initiative, 15/07/2015.

Biên dịch: La Thị Bình An | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Phiên điều trần về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ kiện về tranh chấp Biển Đông của Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague đã kết thúc vào ngày 13/07 sau một tuần diễn ra mà không có sự tham gia từ phía Trung Quốc. Phiên điều trần là đề tài nóng của giới truyền thông, chính phủ các nước và các học giả trong suốt tuần qua. Các vấn đề được đặt ra là liệu Tòa Trọng tài có đưa ra quyết định về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ kiện hay không, quyết định sẽ theo hướng có lợi cho bên nào, phạm vi thẩm quyền của Tòa Trọng tài đến đâu, phản ứng của Trung Quốc và Philippines ra sao, cũng như các nước quan sát như Maylaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản được hưởng những lợi ích bên lề nào. Continue reading “Tranh chấp Biển Đông sau phiên điều trần tại Tòa Trọng tài”

Thiếp Mộc Nhi – Hoàng đế chinh phạt Trung Á

Equestrian statue of Amir Timur at Amir Timur Maydoni (square).

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 21/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

 Thiếp Mộc Nhi (tên tiếng Anh: Timur) là một vị tướng thành công, một người cai trị hùng mạnh, và là một nhà bảo trợ nghệ thuật. Trong thế kỷ thứ 14, ông đã xây dựng nên một đất nước rộng lớn ở vùng Trung Á. Thiếp Mộc Nhi đã lật đổ sự cai trị của Hãn Quốc Kim Trướng và xâm chiếm phần lớn nửa phía tây của đế chế Mông Cổ. Thiếp Mộc Nhi vừa được mô tả như một nhà lãnh đạo khai sáng, khuyến khích sự phát triển văn học, nghệ thuật và ngôn ngữ; lại vừa là một kẻ xâm lược tàn bạo, giết chóc hàng nghìn người để giành được nhiều lãnh thổ hơn. Những cuộc xâm lược của Thiếp Mộc Nhi đã làm thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Á, và biến hàng loạt các thành phố như Herat, Samarkand và Tashkent thành các trung tâm văn hóa và thương mại. Continue reading “Thiếp Mộc Nhi – Hoàng đế chinh phạt Trung Á”

Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P1)

20150722084246-anhtoan1

Những chi tiết hậu trường chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ lịch sử của Tổng Bí thư được người trong cuộc lần đầu chia sẻ: từ việc xử lý những lúng túng về nghi thức lễ tân, cho tới quá trình vượt qua những trở lực chống đối chuyến thăm này.

VietNamNet trân trọng giới thiệu phần 1 bàn tròn trực tuyến với ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng, nguyên Đại sứ VN tại LHQ và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Hàng thập kỷ sau mới thấu hết ý nghĩa lịch sử

Nhà báo Việt Lâm: Báo chí đều gọi chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ là chuyến thăm lịch sử. Gọi như vậy liệu có chính xác?

TS. Hoàng Anh Tuấn: Thực ra, báo chí không chỉ dùng từ “lịch sử” mà họ còn dùng những từ như “bước ngoặt”, “chưa từng có” để mô tả chuyến thăm này. Nếu mình dùng từ “lịch sử” thì chỉ phản ánh một trong những khía cạnh đặc biệt của chuyến đi này. Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P1)”

Hãy suy nghĩ lại về dân chủ

640x392_55396_170733

Nguồn: Dani Rodrik, “Rethinking Democracy,” Project Syndicate, 11/07/2014.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Xét trên nhiều khía cạnh, thế giới chưa bao giờ dân chủ hơn bây giờ. Hầu như chính phủ nào cũng ủng hộ dân chủ và nhân quyền, ít nhất là bằng lời nói. Mặc dù bầu cử có thể không được tự do và công bằng, thao túng bầu cử trên quy mô lớn lại ít xảy ra, và cái thời mà chỉ có nam giới, người da trắng, hoặc những người giàu mới có thể bỏ phiếu đã qua lâu rồi. Các cuộc khảo sát toàn cầu của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) cho thấy tỉ lệ các quốc gia “tự do” đã tăng một cách ổn định từ năm 1970 – một xu hướng mà nhà khoa học chính trị quá cố ở Đại học Harvard là Samuel Huntington gọi là “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa.

Việc phổ biến các chuẩn mực dân chủ từ các nước phương Tây tiên tiến tới phần còn lại của thế giới có lẽ là những lợi ích quan trọng nhất của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tốt với dân chủ. Các chính phủ dân chủ ngày nay hoạt động kém, và tương lai của họ vẫn còn đáng ngờ. Continue reading “Hãy suy nghĩ lại về dân chủ”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (21/07/2015)

b8ac6f27b000160591b318

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Độ ồn luôn là điểm yếu chí tử của tàu ngầm Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó, việc phát triển năng lực chống tàu ngầm được xem là biện pháp khả dĩ cho Trung Quốc. Trớ trêu thay, ngay cả trong tác chiến chống ngầm, Bắc Kinh lại còn thua Washington ở khoảng cách xa hơn. Do đó, Trung Quốc đã và đang dành nguồn lực đáng kể nhằm tăng cường năng lực chống ngầm. Điều này giúp cải thiện phần nào năng lực của hải quân Trung Quốc, nhưng sẽ còn mất rất nhiều năm nữa mới đạt đến trình độ mà Bắc Kinh mong muốn.

Vào thời điểm hiện tại, Hải quân Trung Quốc không có đủ các trang thiết bị, kiến thức và huấn luyện cần thiết cho một cuộc chiến săn ngầm hiệu quả. Tàu săn ngầm hiện có của Trung Quốc – Type 037 – chỉ được trang bị sonar, tên lửa chống ngầm, súng cối và thủy lôi. Với cấu hình như vậy, Type 037 chỉ có thể “hù” được các tàu ngầm ở vùng nước cạn hoặc ven bờ. Đối với các tàu ngầm hạt nhân, vốn có khả năng lặn rất nhanh và sâu, Type 037 trở nên “bất lực”. Để khắc phục nhược điểm đó, Bắc Kinh đã đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu thế hệ tàu mới. Kết quả là tàu hộ tống lớp Type 056A ra đời năm 2014. Tuy nhiên, các tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc vẫn còn quá ồn để có thể trở thành một vũ khí săn ngầm hiệu quả. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (21/07/2015)”

Tại sao lá cờ cũ của Hà Lan là biểu tượng phân biệt chủng tộc?

20150627_usp505

Nguồn:How an old Dutch flag became a racist symbol”, The Economist, 22/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các phần tử phản động thường thích thú với những lá cờ không còn tồn tại. Dylann Roof, một kẻ 21 tuổi theo thuyết Người da trắng thượng đẳng vừa bị bắt vì tội giết chín người Mỹ gốc Phi tại một nhà thờ ở Charleston vào tuần trước, từng đăng hình ảnh của một vài lá cờ như thế lên mạng internet. Trên một trang web mà hắn tạo ra để quảng bá các quan điểm phân biệt chủng tộc của mình (hiện đã bị gỡ bỏ), có hình ảnh hắn đang cầm lá cờ cũ nổi tiếng của Mỹ: cờ Liên minh miền Nam Hoa Kỳ, đại diện cho phe ủng hộ chế độ nô lệ trong cuộc nội chiến Mỹ. Thêm nữa, trong một bài đăng trên Facebook, Roof mặc một chiếc áo khoác in hình lá cờ cũ của Rhodesia (nay là Zimbabwe) và lá cờ thời phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Trong đó, lá cờ cũ của Nam Phi là gây tò mò nhất, vì nó được dựa trên một lá cờ cũ của Cộng hòa Hà Lan hồi thế kỷ 18. Kỳ lạ hơn nữa, chính lá cờ cũ đó của Hà Lan cũng mang ẩn ý về sự phản động và phân biệt chủng tộc. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao lá cờ cũ của Hà Lan là biểu tượng phân biệt chủng tộc?”